1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bộ đề kiểm tra giữa kì 2 ngữ văn 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống

16 231 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 161 KB

Nội dung

Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Làm văn Câu 1: Nghị luận xã hội - Trình bày suy nghĩ về một hiện tượng đời sống xã hội/ vấn đề tư tưởng đạo lí được đặt

Trang 1

BỘ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 NGỮ VĂN 6 SACH KẾT NỐI TRI

THỨC VỚI CUỘC SỐNG (GỒM ĐỀ 100% TỰ LUẬN, ĐỀ KẾT

HỢP TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN)

UBND HUYỆN …

TRƯỜNG THCS …….

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

Năm học 2021 – 2022 Môn: Ngữ Văn 6 Thời gian: 90 phút

(Tuần 28)

A. MA TRẬN

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

Đọc

hiể

u

- Ngữ liệu: văn

bản nhật dụng,

nghị luận/ văn

bản nghệ thuật

trong chương

trình sách giáo

khoa

- Tiêu chí lựa

chọn ngữ liệu:

01 đoạn trích

- Nhận diện xuất xứ của đoạn trích

- Nhận biết được biện pháp

tu từ được

sử dụng trong câu văn

- Khái quát nội dung đoạn trích

- Hiểu được tác dụng của bptt trong câu

- Rút ra thông điệp/bài học

từ đoạn trích

Nội dung

Mức độ cần đạt

Tổng số

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

Làm

văn

Câu 1: Nghị luận xã hội

- Trình bày suy nghĩ về

một hiện tượng đời sống

xã hội/ vấn đề tư tưởng

đạo lí được đặt ra trong

đoạn ngữ liệu trích ở

phần “Đọc hiểu”

Viết một đoạn văn (khoảng

8-10 câu)

Tổn

g

Trang 2

Câu 2: Viết bài văn Tự sự Viết bài văn

đóng vai nhân vật kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

Tổn

g

Tổn

g

Tổn

g

B NỘI DUNG ĐỀ BÀI

ĐỀ SỐ 1.

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt đến Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, oai phong lẫm liệt Tráng sĩ bước lại, vỗ vào mông ngựa Ngựa hí vang lên mấy tiếng Tráng sĩ mặc áo giáp vào,cầm roi, nhảy lên mình ngựa Ngựa phun lửa, phi thẳng đến chỗ quân giặc đóng Tráng sĩ xông vào trận đánh giết; giặc chết như ngả rạ Bỗng roi sắt gãy Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc Giặc tan vỡ Đám tàn quân giẫm đạp nhau mà trốn thoát Tráng sĩ đuổi đến núi Ninh Sóc Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất.

(Trích SGK Ngữ văn 6, tập2 - Bộ sách KNTT, NXB GD VN, trang 7)

Câu 1 (1.0 đ) Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Nêu nội dung của đoạn

trích?

Câu 2 (1.0 đ) Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ trong câu văn

sau: Tráng sĩ xông vào trận đánh giết; giặc chết như ngả rạ.

Câu 3 (1.0 đ)Từ đoạn trích trên, em rút ra cho bản thân những bài học/ thông

Trang 3

điệp gì?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1 (2.0đ) Qua hình tượng Thánh Gióng trong đoạn trích trên, hãy viết một

đoạn văn (từ 8-10 câu) nêu suy nghĩ của em về tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta ?

Câu 2: (5.0đ) Đóng vai nhân vật kể lại một truyền thuyết hoặc một truyện cổ tích

mà em yêu thích

ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc – hiểu

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“ Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh, lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế Thấy vậy, bọn hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận Họ hội họp binh lính cả mười tám nước lại kéo sang đánh Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc.Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ của mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ gì được tới chuyện đánh nhau nữa Cuối cùng, các hoàng tử phải cuốn giáp ra về Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thiết đãi những kẻ thua trận Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu thì ai nấy đều ngạc nhiên, toan bỏ về Thạch Sanh thân chinh dến mời họ cầm đũa và hưá sẽ trọng thưởng cho những

ai ăn hết nồi cơm đó Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng nồi cơm

bé xíu vậy mà cứ ăn hết lại đầy Sau khi ăn no nê, quan sĩ mười tám nước cúi đầu đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh và kéo nhau về nước.”

(Trích Ngữ văn 6, tập 2- Bộ sách KNTT, NXBGDVN, trang 29)

Câu 1 (1.0 đ) Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Nêu nội dung của đoạn

trích?

Câu 2 (1.0 đ) Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ trong câu văn

sau: Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng nồi cơm bé xíu vậy mà cứ ăn hết lại đầy.

Câu 3 (1.0 đ)Từ đoạn trích trên, em rút ra cho bản thân những bài học/ thông

điệp gì?

Phần II: Tập làm văn

Câu 1 (2.0đ) Qua đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn (từ 8-10 câu) nêu suy

nghĩ của em về lòng nhân ái trong cuộc sống?

Câu 2: (5.0đ) Đóng vai nhân vật kể lại một truyền thuyết hoặc một truyện cổ tích

mà em yêu thích

Trang 4

C ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM

I PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

ĐỀ 1

Câu 1

(1.0 điểm)

- Đoạn trích trên được trích trong văn bản: Thánh Gióng (0.5đ)

* Hs có thể diễn đạt cách khác mà vẫn đảm bảo nội dung tương đương

- Nội dung chính: Kể về quá trình Thánh Gióng hóa thân thành tráng sĩ, đánh tan quân giặc và bay về trời (0.5đ)

Câu 2

(1.0 điểm)

*Hs có thể diễn đạt cách khác mà vẫn đảm bảo đủ hiệu quả biểu đạt có nội dung tương đương

- Biện pháp tu từ so sánh: giặc chết như ngả rạ (0.5đ)

- Hiệu quả biểu đạt:

+ Làm cho cách diễn đạt câu văn cụ thể, sinh động, gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng (0.25đ)

+ Nhấn mạnh, làm nổi bật sự thảm bại của quân giặc Qua đó giúp ta thấy được sức mạnhcủa Gióng khi đánh giặc (0.5đ)

+ Thái độ của tác giả: Cảnh tỉnh kẻ thù xâm lược đồng thời thể hiện sự khâm phục, tự hào về tài năng, sự dũng cảm của người anh hùng Thánh

Gióng (0.25đ)

Câu 3

(1.0 điểm)

* Hs có thể diễn đạt cách khácmà vẫn đảm bảo bài học có nội dung tương đương hoặc lựa chọn những bài học khác từ đoạn ngữ liệu

- Bài học:

+ Hãy biết ơn, kính trọng những người anh hùng đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước

+ Hãy biết trân trọng, xây dựng và bảo vệ, giữ gìn cuộc sống hòa bình + Mỗi người dân Việt Nam cần có lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc +

ĐỀ 2

Câu 1

(1.0 điểm)

- Đoạn trích trên được trích trong văn bản: Thạch Sanh (0.5đ)

* Hs có thể diễn đạt cách khác mà vẫn đảm bảo nội dung tương đương

- Nội dung: Kể về chiến thắng của Thạch Sanh với 18 nước chư hầu (0.5đ)

Câu 2

(1.0 điểm)

*Hs có thể diễn đạt cách khác mà vẫn đảm bảo đủ hiệu quả biểu đạt có nội dung tương đương

- Biện pháp tu từ điệp ngữ: ăn mãi, ăn mãi (0.5đ)

- Hiệu quả biểu đạt:

+ Làm cho cách diễn đạt câu văn cụ thể, sinh động, gợi hình, gợi cảm, gây ấn tượng (0.25đ)

Trang 5

+ Nhấn mạnh hành động “ăn”: ăn mãi, ăn mãi nghĩa là ăn rất lâu, và rất nhiều như thể không bao giờ dừng (0.5đ)

+ Thái độ của tác giả: thể hiện sự khâm phục, yêu quý về tài năng, sự

dũng cảm, lòng khoan dung và yêu hòa bình của Thạch Sanh (0.25đ)

Câu 3

(1.0 điểm)

* Hs có thể diễn đạt cách khácmà vẫn đảm bảo bài học có nội dung tương đương hoặc lựa chọn những bài học khác từ đoạn ngữ liệu

- Bài học:

+ Học được một bài học về tình yêu hòa bình, yêu con người

+ Cần rèn luyện về sự khoan dung và lòng nhân đạo

+ Muốn giải quyết chiến tranh bằng hòa bình, bằng lẽ phải của chính nghĩa

+ Cái thiện sẽ luôn thắng cái ác + Sự khoan dung độ lượng là một trong những đức tính quý báu của con người

+

II TẠO LẬP VĂN BẢN

ĐỀ 1

Câu 1

(2điểm)

a Đảm bảo thể thức, yêu cầu của một đoạn văn (0.25đ)

b Xác định nội dung chủ yếu cần nghị luận (0.25đ)

c Triẻn khai hợp lý nội dung đoạn văn (1.0đ)

- Gióng chính là hình ảnh của nhân dân ta, luôn hiện hữu một lòng nồng nàn yêu nước

- Tinh thần yêu nước ấy luôn thường trực trong tâm khảm mỗi người Họ

có thể quanh năm im lặng, cần cù làm ăn nhưng chỉ cần có giặc ngoại xâm sang xâm lược thì họ nhất định sẽ dũng cảm đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước bằng mọi giá

- Chi tiết Gióng cất tiếng đầu tiên là đòi đánh giặc đã thể hiện lòng yêu nước luôn có ở sẵn trong mỗi người dân Sau khi Gióng gặp sứ giả, ăn mấy cũng không đủ no thì nhân dân ta đã góp gạo nuôi Gióng, điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm

- Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta

- Liên hệ bản thân…

d Sáng tạo Cách diễn đạt độc đáo có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận (0.25đ)

e Chính tả, dùng từ, đặt câu đảm bảo chuẩn chính xác, chuẩn ngữ nghĩa Tiếng Việt (0.25đ)

Trang 6

ĐỀ 2

Câu 1

(2điểm)

a Đảm bảo thể thức, yêu cầu của một đoạn văn (0.25đ)

b Xác định nội dung chủ yếu cần nghị luận (0.25đ)

c Triẻn khai hợp lý nội dung đoạn văn (1.0đ)

* Giải thích: Lòng nhân ái chính là tình yêu thương giữa con người với con người là sự đồng cảm thấu hiểu, chia sẻ giúp đỡ nhau

* Bàn luận:

- Tình yêu thương được xuất phát từ trái tim luôn yêu thương, quan tâm người khác thể hiện ở sự giúp đỡ, sẵn sàng chia sẻ, biết hi sinh, tha thứ cho người khác

- Ý nghĩa: Khi giúp đỡ người khác ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc gặp khó khăn + Mỗi người biết chia sẻ yêu thương sẽ góp phần làm xã hội giàu tình cảm và phát triển

+ Tình cảm giữa người với người ngày một bền chặt

* Mở rộng: Phê phán những người sống vô cảm, không biết yêu thương con người

* Bài học, liên hệ bản thân: Lòng yêu thương , đức vị tha rất quan trọng nên chúng ta cần biết quan tâm, chia sẻ , tha thứ, yêu thương con người nhiều hơn

d Sáng tạo Cách diễn đạt độc đáo có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận (0.25đ)

e Chính tả, dùng từ, đặt câu đảm bảo chuẩn chính xác, chuẩn ngữ nghĩa Tiếng Việt (0.25đ)

Câu 2

( chung

cả 2 đề)

a Đảm bảo cấu trúc một bài văn tự sự có đầy đủ các phần (0.25đ)

b Xác định đúng vấn đề, kể truyện sáng tạo (0.25đ)

c Kể lại nội dung một truyện đã học cần đảm bảo hướng sau đây: (4đ)

* Yêu cầu đối với kiểu bài:

- Người kể sử dụng ngôi kể thứ nhất: đóng vai nhân vật kể sáng tạo

- Các sự kiện được trình bày theo trình tự thời gian

- Đảm bảo kể đầy đủ các sự việc quan trọng trong truyện

* Bài văn gồm có 3 phần

Mở bài:

- Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể

Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc

Thân bài:

Trang 7

- Trình bày xuất thân của nhân vật.

- Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện

- Diễn biến chính:

+ Sự việc 1 + Sự việc 2 + Sự việc 3

- Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí

(Kết hợp kể với các yếu tố miêu tả, biểu cảm Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí)

Kết bài:

- Kết thúc câu chuyện; Bài học rút ra

d Sáng tạo

- Sử dụng ngôn ngữ kể chuỵện chọn lọc có sự sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo, có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm đan xen, nổi bật được cốt truyện Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, giữa các phần có sự liên kết (0.25đ)

e Chính tả Dùng từ, đặt câu đảm bảo chuẩn ngữ nghĩa Tiếng Việt (0.25đ)

ĐỀ 3

UBND THỊ XÃ TRƯỜNG THCS

*****

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

Năm học: 2021 – 2022

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian: 60 phút (Không kể thời

gian giao đề)

PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn đáp án

đúng Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ Hai

chị em suýt soát tuổi nhaụ Tấm là con vợ cả Cám là con vợ lẽ Mẹ Tấm đã

chết từ hồi Tấm còn bé Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết Tấm ở với

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 8

dì ghẻ là mẹ của Cám Dì ghẻ là người rất cay nghiệt Hằng ngày, Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc Trong khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng.

( Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi)

1 Truyện “Tấm Cám” thuộc loại truyện dân gian nào mà em đã học?

A Truyền thuyết B Truyện ngụ ngôn C Truyện cổ tích D Truyện cười

2 Truyện được kể ở ngôi thứ mấy?

A Ngôi thứ nhất B Ngôi thứ 2 C Ngôi thứ ba D Ngôi thứ tư

3.Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là:

A Tự sự B Miêu tả C Biểu cảm D Thuyết minh

4 Tấm thuộc kiểu nhân vật gì?

A Người ngoan B Người gian C Kẻ ác D Nữ lệch

5 Nhận xét nào nêu ý chính của đoạn trích trên?

A Giới thiệu về nhân vật Tấm và Cám B Giới thiệu nhân vật Cám

C Giới thiệu về nhân vật Tấm D Kể về gia đình Tấm Cám

6 Từ nhân vật Tấm và Cám dân gian muốn gửi gắm gắm ước mơ gì?

A Ước mơ về sự giàu sang.

B Thể hiện ước mơ của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác.

C Niềm tin về tương lai tươi sáng.

D Mong ước người hiền luôn được sung sướng.

7 Từ nào sau đây là từ ghép?

A Suýt soát B Làm lụng C Gánh nước D Quanh quẩn

8 Nghĩa của từ “Nuông chiều” là “Sự chiều chuộng của người lớn hơn dành cho người nhỏ hơn” Đúng hay sai?

A Đúng B Sai.

9 Xét theo nguồn gốc, từ “cay nghiệt” là từ:

A Thuần Việt B Hán Việt

Trang 9

10 Từ “chăn” trong hai câu sau thuộc trường hợp nào?

- Cô Tấm phải chăn trâu hằng ngày.

- Mẹ em mua một chiếc chăn bông mới.

A Từ trái nghĩa B Từ đồng âm C Từ đa nghĩa D Từ đồng nghĩa

11 Thành ngữ “Ăn trắng mặc trơn” có ý nghĩa gì?

A Chỉ cách ăn mặc của Cám B Chỉ thái độ của Cám

C Gợi sự vất vả của Cám D Gợi cuộc sống sung sướng của Cám

12 Câu văn “Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ.”

có mấy cụm danh từ?

A Một B Hai C Ba D Bốn

13 Câu văn “Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé.” có sử dụng:

A Hai cụm động từ B Hai cụm danh từ

C Hai cụm tính từ D Một cụm động từ, một cụm tính từ

14 Cụm từ nào không có cấu tạo đủ ba phần?

A quanh quẩn ở nhà B không phải làm việc nặng

C còn xay lúa D được mặc trơn

15 Đoạn trích trên được sử dụng biện pháp tu từ nào?

A So sánh và nhân hóa B Ẩn dụ và hoán dụ

C Điệp từ và liệt kê D Chơi chữ và nói quá

16 Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?

“Hằng ngày, Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc.”

A Đánh dấu ranh giới giữa các thành phần câu

B Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn

C Đánh dấu ranh giới giữa hai vế của câu ghép

D Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Theo em, đức tính chăm chỉ có cần thiết trong cuộc sống không? Vì sao? (trình bày bằng một đoạn văn khoảng 7-10 dòng)

Câu 2 (5 điểm): Đóng vai nhân vật kể lại một truyện truyền thuyết mà em yêu thích

Trang 10

-HẾT -HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021-2022- MÔN NGỮ VĂN LỚP 6

PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (4,0 điểm)

Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm

Đáp

án

Đáp

án

Cách chấm:

- Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

(Nếu chọn hai đáp án, trong đó có một đáp án đúng thì không cho điểm) PHẦN II: VIẾT

Câu Nội dung

Trang 11

Câu 1 - HS viết đúng yêu cầu một đoạn văn, gv cho 0,25 điểm

- Phần nội dung đoạn văn hs có nhiều cách diễn đạt khác nhau tuy nhiên hs có thể viết đúng phương pháp nghị luận, dùng lí lẽ

và dẫn chứng thể hiện quan điểm của mình để thuyết phục gv cho 0,75 điểm

+ Chăm chỉ là gì: Cần cù, siêng năng học tập, lao động

+ Ý nghĩa của tính chăm chỉ: Giúp ta rèn luyện sức khỏe và thành công trong công việc, học tập,…(Dẫn chứng)

+ Bài học nhận thức, hành động: Phê phán kẻ lười biếng ,chăm chỉ học tập, làm việc,…

Câu 2 * Yêu cầu về kĩ năng:

- Đảm bảo được bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

- Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu Trình tự kể chuyện hợp lí, tự nhiên; tư duy mạch lạc, rõ ràng Bài viết trình bày sạch đẹp, khoa học, không gạch xóa.

- Ngôi kể: Kể theo ngôi thứ nhất, người kể xưng tôi, ngôi kể nhất quán.

- Cần có sự linh hoạt và sáng tạo trong cách kể chuyện.

* Yêu cầu về kiến thức

Định hướng cho bài làm:

1 Mở bài: (0,5 đ)

- Giới thiệu nhân vật và câu chuyện mà em định kể (giới thiệu một cách khái quát).

2 Thân bài (3,0 điểm)

- Trình bày xuất thân của nhân vật.

- Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện

- Diễn biến chính:

+ Sự việc 1

+ Sự việc 2

+ Sự việc 3

- Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.

(Kết hợp kể với các yếu tố miêu tả, biểu cảm Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí)

3 Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện.(0,5 đ)

* Cách cho điểm:

- Mức 4- 5đ: Biết kể lại câu chuyện, lựa chọn nhân vật, ngôi kể

và các tình tiết phù hợp, kể chuyện sinh động, diễn đạt lưu loát,

có tính sáng tạo.

Ngày đăng: 17/03/2022, 21:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w