1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vai trò và trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

21 3,9K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,85 MB

Nội dung

Vai trò và trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay Vai trò và trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay Vai trò và trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay Vai trò và trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA : CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

_

TIỂU LUẬNMÔN : CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề tài :

Vai trò và trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : TRẦN THANH GIANG

SINH VIÊN : ĐÀO LINH TRANGMSSV : 2051070043LỚP : TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ K40

Hà Nội, ngày 08 tháng 06 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU : LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI……….3

II NỘI DUNG……… 4

1 KHÁI QUÁT VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 1.1.Sự hình thành và phát triển của nhà nước pháp quyền (NNPQ) và nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam………4

1.2 Đặc điểm và chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam………6

2 TIẾP TỤC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở VIỆT NAM……… 10

3 VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY……….13

3.1.Vai trò của sinh viên……… 13

3.2 Trách nhiệm của sinh viên………16

4 LIÊN HỆ THỰC TẾ TỚI BẢN THÂN LÀ MỘT SINH VIÊN…… 18

III KẾT LUẬN……….19

TÀI LIỆU THAM KHẢO………21

2

Trang 3

I MỞ ĐẦU : LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

- Trong xã hội đương đại, khi nhu cầu dân chủ hóa đời sống xã hội, nhu cầu

được tôn trọng, đề cao, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dânngày càng tăng cao thì mục tiêu xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và bình đẳng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết

- Một xã hội “Vì con người, cho con người, bảo vệ con người” trở nên phổ

biến ở nhiều nước trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam Để xây dựng được xã hội đáp ứng các mục tiêu đó thì vai trò và trách nhiệm tiên quyết và nặng nề nhất phải thuộc về Nhà nước - tổ chức quyền lực chung và có nhiều

ưu thế nhất của toàn xã hội Tuy nhiên, không phải nhà nước nào cũng đủ khả năng xây dựng được một xã hội lí tưởng Mà công cụ chủ yếu và quan trọng nhất để xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh,một xã hội vì con người, cho con người chỉ có thể thuộc về nhà nước pháp quyền - nhà nước phục vụ xã hội với những đặc trưng tiến bộ riêng Do đó, nhà nước pháp quyền trở thành mẫu hình lí tưởng, thành ước mơ vươn tới của tất cả các nhà nước dân chủ và tiến bộ trên toàn thế giới

- Theo xu thế chung của thời đại và xuất phát từ đòi hỏi của công cuộc xây

dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, việc xây dựng nhà nước pháp

quyền là một nhu cầu tất yếu và “Sự đòi hỏi cần phải xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không phải là ỷ muôn kì quặc của ai đó mà là mệnh lệnh khách quan của thời đại.”

- Ở Việt Nam bản chất XHCN là dựa vào nhà nước XHCN và sự ủng hộ, giúp

đỡ của nhân dân Đây là nền dân chủ mà con người là thành viên trong xã hội với tư cách công dân, tư cách của người làm chủ Quyền làm chủ của nhân dân là tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân, dân là gốc, là chủ, dân làm chủ Điều này đã được Hồ Chí Minh khẳng định:

“Nước ta là nước dân chủ

Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.

Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân.

Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.

Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân

Trang 4

Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra.

Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.

Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở dân.”

- Kế thừa tư tưởng dân chủ trong lịch sử và trực tiếp là tư tưởng dân chủ của

Hồ Chí Minh, từ khi ra đời cho đến nay, nhất là trong thời kỳ đổi mới, Đảng luôn xác định xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội, là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa

- Bản thân là một sinh viên, em tự nhận thức được vai trò và trách nhiệm của

toàn thể nhân dân nói chung và bản thân cũng như tập thể sinh viên đại học nói riêng đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay là thực sự cấp thiết Vì vậy, em chọn đề tài “vai trò và trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” để bàn luận một cách sâu sắc hơn trong bài tiểu luận cuối kì lần này

II NỘI DUNG

1 KHÁI QUÁT VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

1.1 Sự hình thành và phát triển của nhà nước pháp quyền (NNPQ) và nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.

a Sự hình thành và phát triển nhà nước pháp quyền

- Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền luôn gắn liền với tư tưởng phát triển dân chủ đã hình thành ngay từ thời cổ đại, thể hiện trong quan điểm của các nhà

tư tưởng của thời cổ đại như Xôcrat (469-399 Tr.CN), Arixtốt (384-322 Tr.CN), Xixêrôn (l06-43 Tr.CN) Những tư tưởng này đã được các nhà tư tưởng chính trị và pháp lý tư bản sau này như John Locke (1632 - 1704), Montesquieu (1698 - 1755), J.J.Rút-xô (1712 - 1778), I.Kant (1724 - 1804), Hêghen (1770 - 1831)… phát triển như một thế giới quan pháp lý mới Cùngvới các nhà lý luận nổi tiếng nói trên, nhiều nhà luật học, nhà tư tưởng vĩ đạikhác cũng đã góp phần phát triển các tư tưởng về Nhà nước pháp quyền như Tômát Jepphecxơn (1743 - 1826 - tác giả của Tuyên ngôn độc lập Mỹ năm 1776), Tômát Pên (1737 - 1809), Jôn A đam (1735 - 1826)…

- Theo quan niệm chung, nhà nước pháp quyền là nhà nước thượng tôn pháp luật, nhà nước hướng tới những vấn đề về phúc lợi cho mọi người, tạo điều kiện cho cá nhân được tự do, bình đẳng, phát huy hết năng lực của chính 4

Trang 5

mình Trong hoạt động của nhà nước pháp quyền, các cơ quan nhà nước được phân quyền rõ ràng và được mọi người chấp nhận trên nguyên tắc bìnhđẳng của các thế lực, giai cấp và tầng lớp trong xã hội.

- “Nhà nước pháp quyền hình thức Nhà nước cộng hòa trong đó Nhà nước xây dựng nên pháp luật để quản lý xã hội và tự đặt mình dưới pháp luật Mọi

cơ quan Nhà nước đều phải được tổ chức và chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật.” – Wikipedia

- Trong giai đoạn hiện nay, cách tiếp cận và những đặc trưng về nhà nước pháp quyền vẫn có những cách hiểu khác nhau Xong, từ những cách tiếp cận đó, nhà nước pháp quyền được hiểu là nhà nước mà ở đó, tất cả mọi công dân đều được giáo dục pháp luật và phải hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, pháp luật đảm bảo tính nghiêm minh; Trong hoạt động các cơ quan nhà nước, phải có sự kiểm soát lẫn nhau, Tất cả vì mục tiêu phục vụ nhân dân

- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội củađảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra những nội dung khái quát liên quan đến nhà nước pháp quyền: đề cao vai trò tối thượng của hiến pháp và pháp luật;

đề cao quyền lợi và nghĩa vụ công dân, đảm bảo quyền con người; tổ chức

bộ máy vừa đảm bảo tập trung, thống nhất, vừa có sự phân công giữa các nhánh quyền lực, phân cấp quyền hạn và trách nhiệm giữa các cấp chính quyền nhằm đảm bảo dân chủ của nhân dân, tránh lạm quyền Nhà nước có mối quan hệ thường xuyên và chắc chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe

ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân Có cơ chế và biện pháp kiểm soát ngăn ngừa và trừng trị tệ quan lieu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền dân chủ của công dân Tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực, có phân công, phân cấp, đồng thời đảm bảo sự chỉ đạo thống nhấtcủa Trung ương

b Sự hình thành và phát triển nhà nước pháp quyền XHCN

- Là một giá trị hình thành sớm trong lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý, tư tưởng Nhà nước pháp quyền đã được nhân loại thử nghiệm, chọn lọc qua nhiều thế k•, ngày càng được bổ sung nội hàm mới phát triển thành học thuyết Đến thời đại cách mạng tư sản, mô hình NNPQ đã trở thành hiện thực ở nhiều nước phương Tây và là hình thức phổ biến trong thế giới đươngđại Tư tưởng về NNPQ đối lập với sự chuyên quyền, độc đoán, áp bức Nhân dân của các chế độ đương thời, thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa một bên là NNPQ (dựa vào pháp luật để hành động) và một bên là xã hội công dân (bình đẳng trong việc chấp hành pháp luật) Những yếu tố trung tâm, cốt lõi lịch sử của ý tưởng về NNPQ là: sự thượng tôn pháp luật, bảo vệnhân quyền và phân quyền (không có quyền lực độc đoán, phân lập các

Trang 6

quyền lực nhà nước theo các chức năng hoạt động lập pháp, hành pháp và tưpháp) và bình đẳng trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội Qua từng thời kỳ tư tưởng đó có những bước tiến mới thể hiện sự phát triển

tư duy nhân loại về trình độ tổ chức QLXH, phản ánh nguyện vọng khát khao của con người sinh ra vốn có quyền tự do, bình đẳng; có quyền làm chủ bản thân và làm chủ đời sống xã hội

- Nhà nước pháp quyền XHCN : một mô hình nhà nước mà Việt Nam đang hướng tới, trong đó kết hợp giữa một số yếu tố cơ bản của “xã hội pháp quyền” với đặc thù của hệ thống chính trị nước ra, đó là hệ thống chính trị nhất nguyên, do một đảng chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo

- Khái niệm “Nhà nước pháp quyền XHCN” lần đầu tiên được nêu ra tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII (ngày

29/11/1991) và tiếp tục được khẳng định tại Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm

kỳ khoá VII của Đảng năm 1994 cũng như trong các văn kiện khác của Đảng Tiếp theo là tại các Đại hội lần thứ X và XI của Đảng đã có bước pháttriển về chất trong nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta

- Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta là sự khẳng định và thừa nhận nhà nước pháp quyền là một tất yếu lịch sử; nó không chỉ là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản, mà là tinh hoa, sản phẩm trí tuệ của xã hội loài người, của nền văn minh nhân loại; chủ trương này vừa đáp ứng xu thế phát triển tất yếu khách quan của thời đại, vừa phù hợp với đặc thù của thực tiễn Việt Nam

- Qua gần ba mươi năm đổi mới, cùng với những thành tựu về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp xây dựng nhà nước kiểu mới - một nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Tổ chức bộ máy nhà nước ngày càng được hoàn thiện hơn, hiệu quả quản lý của nhà nước được nâng lên Hệ thống luật pháp ngày càng kiện toàn và vai trò của luật pháp được nâng cao, pháp chế xã hội chủ nghĩa được tăng cường

1.2 Đặc điểm và chức năng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

a Đặc điểm

Từ thực tiễn nhận thức và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam trong thời kỳ đổi mới, có thể thấy nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa ở nước ta có một số đặc điểm cơ bản như sau:

6

Trang 7

- Thứ nhất, xây dựng nhà nước do dân lao động làm chủ, đó là nhà nước của

dân, do dân, vì dân

- Thứ hai, nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở của hiến pháp

và pháp luật Trong tất cả các hoạt động của xã hội, pháp luật được đặt ở vị trí tối thượng để điều chỉnh các quan hệ xã hội

- Thứ ba, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ rang, có cơ

chế phối hợp nhịp nhàng và kiểm soát giữa các cơ quan: lập pháp, hành pháp

và tư pháp

- Thứ tư, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải do đảng

Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, phù hợp với điều bốn hiến pháp năm 2013 Hoạt động của nhà nước được giám sát bởi nhân dân với phương châm:

“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thông qua các tổ chức, các cá nhân được nhân dân ủy nhiệm

- Thứ năm, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tôn trọng

quyền con người, coi con người là chủ thể, là trung tâm của sự phát triển Quyền dân chủ của nhân dân được thực hành một cách rộng rãi: “Nhân dân

có quyền bầu và bãi nhiệm những đại biểu không xứng đáng”; đồng thời tăng cường thực hiện sự nghiêm minh của pháp luật

- Thứ sáu, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập

trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau, nhưng bảo đảm quyền lực là thống nhất và sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương

 Như vậy, những đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam chúng ta đang xây dựng đã thể hiện được tinh thần cơ bản của mộtnhà nước pháp quyền nói chung Bên cạnh đó nó còn thể hiện sự khác biệt

so với các nhà nước pháp quyền khác Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân, phục vụ lợi ích cho nhân dân; nhà nước là công cụ chủ yếu để đảng Cộng sản Việt Nam định hướng đi lên CNXH

b Chức năng

- Đề cập đến chức năng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, trong khi chú trọng đến chức năng giai cấp, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn coi chức năng xã hội là thuộc tính cơ bản nhất và quan trọng nhất của nó Nói về vấn đề này, V.I.Lênin cho rằng, chuyên chính vô sản không phải chỉ

là bạo lực đối với bọn bóc lột và cũng không phải chủ yếu là bạo lực, mà mặt cơ bản của nó là không ngừng mở rộng dân chủ cho nhân dân cùng với việc tổ chức, xây dựng toàn diện xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa Ông viết: “Lần đầu tiên chuyên chính vô sản, tức là thời

kỳ quá độ tiến tới chủ nghĩa cộng sản, sẽ đem lại một chế độ dân chủ cho

Trang 8

nhân dân, cho số đông, đi đôi với sự trấn áp tất yếu đối với số ít, đối với bọn bóc lột” Như vậy, có thể nói, bản thân chuyên chính vô sản, theo quan điểm mácxít, tự nó đã thể hiện sự thống nhất giữa chức năng giai cấp và chức năng xã hội.

- Nhà nước xã hội chủ nghĩa, về thực chất, là chính quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và vì thế, trong nhà nước này, nền dân chủ phải là nềndân chủ đầy đủ nhất, rộng rãi nhất và thực chất nhất – đó là nền dân chủ bao quát toàn diện mọi lĩnh vực đời sống xã hội và lấy dân chủ trong lĩnh vực kinh tế làm nền tảng Chủ nghĩa xã hội sẽ không thể tồn tại và phát triển được nếu thiếu dân chủ, thiếu sự thực hiện một cách đầy đủ và không ngừng

mở rộng dân chủ “Phát triển dân chủ đến cùng, tìm ra những hình thức của

sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình thức ấy trong thực tiễn…” đã được V.I.Lênin coi là một trong những nhiệm vụ cấu thành cách mạng xã hộichủ nghĩa, là một vấn đề có tính quy luật của sự phát triển và hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa

- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có những chức năng cơ bản sau :

o Không ngừng mở rộng dân chủ cho nhân dân

+ Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ do nhân dân làm chủ và do vậy, nhà nước của chế độ này có nhiệm vụ tạo điều kiện để cho nhân dân tham gia một cách tích cực và rộng rãi vào tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội Trong mọi hoạt động, nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, đồng thời đấu tranh không khoan nhượng, trừng trị kịp thời mọi hành vi xâm phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã chỉ rõ: “Nhà nước có mối liên hệ thường xuyên và chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân Có cơ chế và biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lộng quyền, vô trách nhiệm, xâm phạm quyền dân chủ của nhân dân”

+ Dân chủ là bản chất của Nhà nước ta, thực hiện dân chủ là thực chất, là mục tiêu, động lực của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị nói riêng, củacông cuộc đổi mới nói chung Đây là nhiệm vụ vừa cơ bản, lâu dài, vừa cấp bách của thực tế xây dựng Nhà nước ta hiện nay Bởi lẽ, chỉ có như vậy chúng ta mới có thể giữ vững và phát huy bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái đạo đức, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, sách nhiễu nhân dân trong bộ máy nhà nước Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với chế độ ta Chính quyền có trong sạch, được dân tin yêu, ủng hộ thì mới vững mạnh và có hiệu lực Chỉ có dựa vào sức mạnh củanhân dân thì mới xây dựng được chính quyền trong sạch, giữ vững k• luật, k• cương, an ninh, quốc phòng để từ đó, tạo động lực cho sự phát triển kinh 8

Trang 9

tế – xã hội Nhận thức rõ vấn đề này, Đảng ta đã khẳng định: “Mở rộng dân chủ phải đi đôi với tăng cường k• luật, k• cương; quyền lợi đi đôi với nghĩa

vụ và trách nhiệm, nghĩa vụ; dân chủ được thể chế hoá thành pháp luật; khắcphục tình trạng vô k• luật, dân chủ cực đoan, lợi dụng dân chủ để gây rối”

o Tổ chức và quản lý kinh tế

+ Nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ một nền kinh tế chậm phát triển, còn phổ biến là sản xuất nhỏ, nên nhiệm vụ tổ chức, quản lý kinh tế của nhà nước là hết sức khó khăn, phức tạp, chính vì thế mà nhiệm vụ phát triển kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt và là một nhiệm vụ khá mới mẻ Trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp, song song với đó lại phải vừa thực hiện nhiệm vụ giữ vững anninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội, vừa phải bảo đảm ổn định và cải thiện không ngừng đời sống nhân dân về mọi mặt, nhiệm vụ tổ chức, xây dựng của Nhà nước ta càng trở nên nặng nề Trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, thứ VIII, thứ IX và mới đây, lần thứ X, Đảng ta

đã ngày càng cụ thể hoá những tư tưởng, quan điểm lớn về phát triển kinh tế đất nước: phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa với sự đa dạng vềhình thức sở hữu; phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với “những hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh

tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”(7); thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu; phát huy mạnh mẽ vai trò của khoa học và công nghệ; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư, kinh tế đối ngoại; v.v + Xuất phát từ tình hình hiện nay và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, đường lối kinh tế thể hiện rõ nhiệm vụ tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đã được Đảng ta xác định là: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độnội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững;…

o Tổ chức và quản lý văn hoá, khoa học, giáo dục

+ Xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng là “xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và qu n hệ asản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn

Trang 10

hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện”

Để có thể xây dựng thành công một xã hội như vậy, Nhà nước xã hội chủ nghĩa đương nhiên phải tổ chức, quản lý sự nghiệp giáo dục, văn hoá, phát triển khoa học và công nghệ – đó được coi là “quốc sách hàng đầu” để phát huy nhân tố con người

2 TIẾP TỤC XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở VIỆT NAM

- Một là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo

của Đảng

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang bản chất giai cấp công nhân, đồng thời cũng gắn bó chặt chẽ với dân tộc, với nhân dân Tổ chức quyền lực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đảm bảo quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

- Hai là, cải cách thể chế và phương thức hoạt động của nhà nước

Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động củaQuốc Hội để đảm bảo đây là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân Quốc Hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở nước ta, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp., Thực hiện một số nhiệm vụ thuộc quyềnhành pháp tư pháp, quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước

Xây dựng nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại hóa Đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm mạnh và bãi bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân Nâng cao năng lực, chất lượng và tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách Đẩy mạnh xã hộihóa các ngành dịch vụ công phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

- Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, điều hành quản lý đất nước Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ; đồng thời cũng phải xây dựng được cơ chế loại bỏ, miễn nhiệm những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm k• luật, đạo đức công vụ

- Bốn là, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm

Phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ cấp bách, lâu dài của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

ở nước ta Với quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta chủ trương: tiếp tục hoàn10

Ngày đăng: 17/03/2022, 14:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w