Nhóm giải pháp điều hành chính sách lãi suất ổn định và có tính dài hạn

Một phần của tài liệu 399 Chính sách lãi suất với mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 66 - 74)

2. 3.2 Những hạn chế, tồn tạ

3.3.2 Nhóm giải pháp điều hành chính sách lãi suất ổn định và có tính dài hạn

Chính sách lãi suất có quan hệ trực tiếp theo tương quan tỷ lệ nghịch tới xu hướng lạm phát. Lãi suất càng thấp, đồng tiền càng rẻ, càng kích thích mở rộng đầu tư và tiêu dùng và do đó càng làm tăng áp lực lạm phát tiền tệ. Tuy nhiên, lãi suất quá cao sẽ thu hẹp đầu tư xã hội, dẫn đến đình trệ, suy thoái, thất nghiệp và phá sản. Vì thế, mức lãi suất thông thường trong nền kinh tế bình thường luôn được khuyến nghị tuân theo bất phương trình sau: L1<L2<L3<L4. Trong đó: L1: mức lạm phát; L2: lãi tiền gửi; L3: lãi cho vay và L4: lợi nhuận bình quân xã hội trong cùng kỳ hạn lãi suất.

Việc giữ cân bằng mang tính dài hạn của lãi suất nhằm giúp các chủ thể trong nền kinh tế dự tính được các cơ hội đầu tư và mạnh dạn đầu tư, tăng trưởng kinh tế như trên cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ trong dài hạn.

Để điều hành lãi suất một cách ổn định và có tính dài hạn, trước tiên phải kiểm soát nhằm hạn chế những biến động quá mức về cung tiền, sự thâm hụt ngân sách kéo dài dẫn đến lạm phát cao. Bởi vì, khi lạm phát gia tăng, chính phủ nào cũng phải có chính sách đề cao bản tệ, mà tiêu biểu là tuân thủ chính sách lãi suất thực dương sẽ làm tăng lãi suất. Song song đó, cần thực hiện có hiệu quả các dự báo về tiền tệ, dự báo về cung cầu vốn trong nền kinh tế để có những bước điều chỉnh hợp lý tạo sự ổn định trên TTTT.

3.3.2.1 Phối hợp giữa kiểm soát dòng vốn vào với mục tiêu điều hành CSTT

Với thực tế hiện nay, nếu NHNN vẫn tiếp tục thực thi CSTT thắt chặt và ổn định tỷ giá thông qua việc can thiệp trên thị trường ngoại hối để duy trì khả năng xuất khẩu nhưng Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch đầu tư vẫn tiếp tục huy động luồng vốn nước ngoài đổ vào, gây sức ép mua ngoại tệ với NHNN, ảnh hưởng đến cung tiền và lãi suất. Do đó, để hạn chế tối thiểu sự tác động từ bên ngoài thì việc phối hợp giữa các biện pháp kiểm soát dòng vốn nước ngoài với các giải pháp điều hành CSTT càng trở nên quan trọng hơn.

Kiểm soát vốn là hạn chế những giao dịch vốn, những khoản thanh toán liên quan đến giao dịch vốn nước ngoài vào Việt Nam. Về nguồn vốn FDI, có thể thực hiện theo kinh nghiệm của Trung quốc, họ mở cửa cán cân rất chọn lọc có lợi cho tăng trưởng bền vững như chính sách khuyến khích FDI vào các lĩnh vực khuyến khích xuất khẩu, tạo ra các rào cản kỹ thuật với các lĩnh vực không khuyến khích đầu tư như đưa ra các yêu cầu cao về môi trường.

Đối với dòng vốn FPI, cho đến nay, các biện pháp trực tiếp mà Chính phủ Việt Nam đang áp dụng để kiểm soát dòng vốn vào FPI đổ vào TTCK là việc không cho phép mở rộng tỷ lệ nắm giữ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp trong nước (hiện nay tỷ lệ này ở mức 49% đối với công ty cổ phần và 30% đối với các NHTM); và việc qui định đầu tư gián tiếp nước ngoài chỉ được thực hiện

bằng VND thông qua tài khoản VND tại tổ chức tín dụng được phép. Trong chừng mực nào đó hai biện pháp kiểm soát trên đã hạn chế sự gia tăng ồ ạt ngoài tầm kiểm soát của dòng vốn gián tiếp đổ vào Việt Nam. Tuy nhiên trong sắp tới Chính phủ Việt Nam có thể áp dụng thêm các giải pháp như đánh thuế vào các giao dịch ngoại hối.

Song song đó, để triệt tiêu tác động dòng vốn vào, hầu hết các nước lớn ở Đông Á đã nới lỏng những hạn chế đối với dòng vốn ra nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Ngoài ra, để tìm kiếm cơ hội đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nhiều nền kinh tế mới nổi lớn ở Đông Á như Trung Quốc, Malaysia... khuyến khích các nhà đầu tư nhỏ trong nước đầu tư gián tiếp gián tiếp ra nước ngoài. Tuy vậy, vẫn cần thận trọng trong việc dỡ bỏ những hạn chế đối với dòng vốn ra, bởi có thể làm trầm trọng thêm ảnh hưởng tiêu cực của việc dòng vốn đảo chiều.

Ngoài ra, để mở cửa có chọn lọc các luồng vốn có lợi cho phát triển bền vững và phù hợp với khả năng sử dụng các công cụ lãi suất, thị trường mở và tỷ giá để kiểm soát lạm phát .Chính phủ nên từng bước thực hiện tự do hoá tỷ giá với những lộ trình phù hợp với mức độ phát triển của thị trường ngoại hối, mức độ tự do hoá thị trường tài chính.

3.3.2.2 Phối hợp đồng bộ các chính sách tài khóa và CSTT

Để tăng cường hiệu quả thực thi CSTT và chính sách tài khóa quốc gia, cần thiết phải có sự kết hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa hai chính sách để tăng cường hiệu quả thực thi của từng chính sách. Tránh tình trạng CSTT thì thắt chặt trong khi chính sách tài khóa lại nới lỏng như đã từng xảy ra. Các giải pháp thực thi chính sách tài khóa nếu được cân nhắc và phối hợp kịp thời với CSTT thì các mục tiêu chính sách tài khóa đạt được sẽ là bước đệm tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho việc thực thi CSTT.Vấn đề quan trọng hiện nay, để tăng cường hiệu quả phối hợp của hai chính sách là :

- Thu, chi ngân sách và tín dụng nhà nước phải gắn chặt với nguyên tắc giữ ổn định tiền tệ NHNN.

Chính phủ cần đẩy nhanh tiến trình cải cách hệ thống thuế theo hướng sửa đổi, bổ sung các luật thuế hiện hành theo hướng mở rộng đối tượng nộp thuế, giảm thuế suất và nghiên cứu soạn thảo các luật thuế mới để góp phần tăng thu NSNN, giảm chi phí hành thu từ đó cắt giảm bội chi NSNN. Song song với việc tăng thu NSNN, chính sách tài khóa cần phải cắt giảm các khoản chi tiêu công theo hướng tiếp tục cắt giảm các khoản chi thường xuyên, tỷ lệ vốn chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN phải được cắt giảm qua từng năm theo hướng “nhà nước và nhà đầu tư cùng làm” bằng cách kêu gọi đầu tư hoặc đổi đất dự án cho các tập đoàn nước ngoài để lấy hạ tầng cơ sở nhằm giảm bớt gánh nặng nợ công.

- Thiết lập mối quan hệ thường xuyên, liên tục trong quá trình hoạch định và thực thi CSTT và chính sách tài khóa giữa Bộ Tài chính và NHNN.

NHNN phải được cung cấp những thông tin chính xác và kịp thời từ phía Bộ Tài chính về tồn quỹ tiền mặt tại Kho bạc Nhà nước để tính toán lượng tiền cơ sở, số lượng huy động vốn và cho vay của các quỹ ngoài ngân sách để kiểm soát được tổng phương tiện thanh toán của toàn bộ nền kinh tế. Số liệu thống kê, báo cáo về các vấn đề tài chính công, nhất là kế hoạch về huy động vốn để bù đắp thâm hụt NSNN, biến động tài khoản ngân sách tại NHNN phải được Bộ Tài chính cung cấp kịp thời cho NHNN. Ngược lại, NHNN phải cung cấp các thông tin về lãi suất, tỷ giá, lạm phát, phát hành tiền và khả năng vốn khả dụng của hệ thống NHTM cho Bộ Tài chính.

- Tiến hành sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về NSNN và NHNN theo hướng đảm bảo tính độc lập của từng chính sách.

Khoản tiền NHNN cho NSNN vay hàng năm phải được khống chế bởi một hạn mức cụ thể do Quốc hội quy định trên cơ sở ưu tiên các mục tiêu dự kiến của CSTT như chỉ tiêu cung ứng tiền và lạm phát và sẽ được điều chỉnh lại nếu các chỉ tiêu này có những biến động mạnh. Lãi suất NHNN cho NSNN vay phải đảm bảo cao hơn lãi suất đấu thầu trên thị trường mở ở phiên giao dịch gần nhất nhằm làm giảm lạm phát tín dụng của NHNN, đồng thời khuyến khích việc sử dụng phương thức tài trợ thiếu hụt phi lạm phát qua phát hành trái phiếu, tín phiếu làm cơ sở phát

triển thị trường mở và các công cụ chiết khấu, tái chiết khấu của NHNN.

3.3.2.3 Hoàn thiện những điều kiện cơ bản để hướng tới điều hành CSTT theo cơ chế mục tiêu lạm phát

CSTT truyền thống của mỗi quốc gia được đặt ra thông thường để đạt được bốn mục tiêu chính đó là: tạo ra công ăn việc làm cho xã hội hay làm giảm áp lực thất nghiệp, đảm bảo sự tăng lên của GDP thực, đảm bảo sức mua hàng hoá trong nước của nội tệ, ổn định tỷ giá. NHTW không thể đạt được tất cả các mục tiêu cùng một lúc trong ngắn hạn, mà buộc phải lựa chọn một mục tiêu chính để tập trung trong khi tạm thời coi nhẹ các mục tiêu khác. Trước đây, thường có hai xu hướng chính cho CSTT đó là tập trung vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế hoặc cùng một lúc theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, tập trung vào mục tiêu tăng trưởng thì kết quả là quốc gia đó sẽ phải hứng chịu những cơn sốc lạm phát và tác động tiêu cực nhất định đến nền kinh tế. Chính sách mục tiêu lạm phát đang trở thành xu hướng lựa chọn số một hiện nay cho nhiều quốc gia trên thế giới vì chính sách mục tiêu lạm phát thể hiện rõ rằng mục tiêu của CSTT là đạt được tỷ lệ lạm phát thấp trong trung và dài hạn.

Các nghiên cứu thực nghiệm của IMF ở 13 quốc gia thị trường mới nổi áp dụng chính sách mục tiêu lạm phát cho thấy rằng: (1) Tỷ lệ lạm phát ở các quốc gia này có phần thấp hơn so với các quốc gia khác; (2) Không có sự khác biệt rõ ràng về tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia áp dụng và quốc gia không áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu; (3) Các điều kiện kinh tế vĩ mô ở các quốc gia áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu cũng tỏ ra ổn định hơn so với các quốc gia không áp dụng.

Từ trước đến nay, Việt Nam đã thực hiện một CSTT đa mục tiêu. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, chính sách đa mục tiêu này cũng đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế tiềm ẩn của mình. Trước hết, nó khiến cho lạm phát của Việt Nam không mang tính thị trường mà chịu chi phối nhiều của yếu tố chủ quan. Hơn nữa, CSTT đa mục tiêu đã hạn chế khả năng của NHNN phản ứng lại những biến động của thị trường đặc biệt là biến động giá cả. Việc phải đắn đo khi đưa ra các quyết định đối

với sự biến động của lạm phát mà không làm ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít lên các mục tiêu khác đặt NHNN trước nhiều lựa chọn phức tạp hơn.

So với những tiêu chí cơ bản cho sự thành công của chính sách mục tiêu lạm phát thì Việt Nam có vẻ còn thiếu khá nhiều. Vì vậy việc áp dụng ngay sách mục tiêu lạm phát tại thời điểm hiện tại cho Việt Nam là không khả thi, nhưng đây chính là lúc mà chúng ta phải hoàn thiện những điều kiện cơ bản, những tiền đề cho quá trình áp dụng chính sách này trong tương lai. Những giải pháp nhằm hoàn thiện các điều kiện tiền đề cho lộ trình tiến tới áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu là :

- Trong thời kỳ quá độ chuyển sang chính sách lạm phát mục tiêu, Việt Nam nên thúc đẩy việc tính lạm phát cơ bản đảm bảo độ tin cậy. Đây sẽ là một căn cứ quan trọng đối với NHNN để bổ sung vào quá trình điều hành CSTT vì lạm phát cơ bản phản ảnh xu hướng biến động của giá cả, nên nếu lạm phát cơ bản không tăng thì đây là một căn cứ để NHNN xem xét khả năng chưa thắt chặt tiền tệ. Ngược lại, khi lạm phát cơ bản tăng, NHNN cần cân nhắc việc có phản ứng CSTT để kiểm soát lạm phát. Ngoài ra, lạm phát cơ bản có khả năng dự báo tỷ lệ lạm phát CPI trong tương lai. Đây ra một trong những căn cứ để đưa ra quyết định CSTT vì CSTT thường có độ trễ.

- Từng bước xây dựng tính độc lập cho NHNN, đặc biệt là tính độc lập về mặt chức năng. Đây là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của sách mục tiêu lạm phát trong tương lai vì như thế mới đảm bảo thực hiện một CSTT đơn mục tiêu và tính công khai minh bạch trong mọi hoạt động. Dần dần cho phép NHNN chủ động hơn trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng sao cho phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế chứ không phải để đáp ứng cho nhu cầu của NSNN và của Chính phủ. Trong thực thi CSTT cũng phải tăng quyền tự quyết trong việc sử dụng các công cụ của CSTT thực hiện các quyết định để từ đó có thể nâng cao hiệu quả sử dụng cũng như uy lực của các công cụ đó.

- Nâng cao độ tin cậy của NHNN đối với các chủ thể trong nền kinh tế. Để thực hiện được điều này, cần phải đưa ra một khung giá trị cho mục tiêu lạm phát thay vì một giá trị như hiện nay bởi vì như thế sẽ tăng tính linh hoạt cho NHNN. Việc

NHNN đạt được mục tiêu trong cả một khung giá trị biến động sẽ dễ dàng hơn nhiều. Và như thế công chúng sẽ tin tưởng hơn vào khả năng của NHNN rằng một khi NHNN đã cam kết thì chắc chắn sẽ thực hiện được.

- Tiếp tục đảm bảo mức độ tăng trưởng cho nền kinh tế, tạo ra sự tiềm lực, tự chủ cho nền kinh tế.

- Tập trung nghiên cứu cơ chế truyền dẫn CSTT ở Việt Nam để xác định rõ độ trễ về thời gian, phương thức và mức độ tác động của các chính sách do NHNN thực hiện đến các mục tiêu CSTT. Đây là vấn đề quan trọng và không thể thiếu khi Việt Nam chính thức áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu.

3.3.2.4 Phát triển thị trường liên ngân hàng, tạo kênh truyền tải tác động của chính sách lãi suất.

Thị trường liên ngân hàng có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc truyền tải các tác động CSTT đến nền kinh tế, được xem như là cơ sở hạ tầng cho luân chuyển tiền tệ. Nếu thị trường liên ngân hàng hoạt động tốt sẽ tạo điều kiện cho các TCTD tăng tỷ lệ tài sản có sinh lời, giảm dự trữ tiền mặt tại ngân hàng. Ngân hàng có thể dự trữ, các loại giấy tờ có giá như tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN phát hành… Khi cần thiết để đảm bảo khả năng chi trả, các TCTD vừa có thể bán ra trên thị trường liên ngân hàng lại vừa có lợi nhuận. Bên cạnh đó, hiện tượng thừa thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng là chuyện bình thường. Do vậy, thông qua thị trường này có thể vay mượn lẫn nhau.

- Đối với Chính phủ : cần sớm trình Quốc hội thông qua Luật NHNN và Luật Các tổ chức tín dụng theo hướng tạo sự chủ động cho NHTW phù hợp với luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế. Điều này tạo một hành lang pháp lý thống nhất và cơ bản, giúp NHTW điều hành CSTT và triển khai thực hiện các chính sách vĩ mô có tính ổn định và dài hạn. Mức độ phát triển thị trường liên ngân hàng là yếu tố quan trọng, cho phép một NHTW chuyển dần sử dụng các công cụ mang tính qui định sang các công cụ mang tính thị trường.

- Đối với NHNN: cần xây dựng các cơ chế về hoạt động của thị trường liên ngân hàng theo hướng mở, hạn chế tối đa tình trạng xin cho và điều hành các công cụ

gián tiếp theo mệnh lệnh hành chính như hiện nay. Nên duy trì sự biến động của lãi suất thị trường liên ngân hàng trong phạm vi hành lang giữa lãi suất tái cấp vốn và nhận tiền gửi thanh toán của NHTW. Tăng cường biện pháp để các ngân hàng giao dịch với nhau trên thị trường liên ngân hàng, thay vì giao dịch với NHTW.

Một phần của tài liệu 399 Chính sách lãi suất với mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 66 - 74)