Quá trình phát triển của chính sách lãi suất

Một phần của tài liệu 399 Chính sách lãi suất với mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 29 - 34)

2.2.1.1 Cơ chế thực thi chính sách lãi suất cố định (1989-5/1992)

Theo cơ chế này, NHNN can thiệp ở mức độ cao và trực tiếp vào lãi suất thông qua ấn định các mức lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Cơ chế lãi suất thực âm và mang nặng tính chất bao cấp được duy trì trong suốt thời kỳ này với tính chất: lãi suất cho vay đối với DNNN thấp hơn lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lãi suất danh nghĩa thấp hơn tỷ lệ lạm phát, lãi suất cho vay ngắn hạn cao hơn lãi suất cho vay dài hạn. Tình trạng này làm cho lãi suất không thực hiện được chức năng vốn có của nó, lãi suất không còn là đòn bẩy kích thích nhu cầu gửi tiền của công chúng, phát huy tính hiệu quả trong quá trình sử dụng vốn và đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.

2.2.1.2. Cơ chế điều hành khung lãi suất (6/1992-1995)

Đặc trưng của cơ chế lãi suất này là NHNN điều hành cơ chế lãi suất theo khung lãi suất, qui định rõ sàn lãi suất tiền gửi và trần lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Các NHTM, các TCTD căn cứ khung lãi suất của NHNN để đưa ra các lãi suất thích hợp. Cơ chế này có nhiều ưu điểm như: chuyển từ cơ chế lãi suất thực âm sang cơ chế lãi suất thực dương để đảm bảo cho người dân gửi tiền, ngân hàng là người cho vay đều được lợi, xoá bỏ về cơ bản sự chênh lệch lãi suất cho vay giữa các thành phần kinh tế. Thay thế việc ấn định lãi suất cụ thể bằng quản lý theo khung lãi suất, bao gồm lãi suất tối thiểu về tiền gửi và lãi suất tối đa về tiền vay.

NHNN cho phép các NHTM được thoả thuận lãi suất với khách hàng (áp dụng trong trường hợp huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu- lãi suất huy động có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn 0,2%/tháng và cho vay cao hơn mức trần 2,1%/ năm). Lãi suất đã bắt đầu được sử dụng như một công cụ của CSTT cùng với lãi suất tái cấp vốn được hình thành vào đầu năm 1991 khi Pháp lệnh ngân hàng có hiệu lực. Lãi suất tái cấp vốn được tính bằng phần trăm so với lãi suất cho vay của TCTD. Tuy nhiên hiệu quả của công cụ này còn nhiều hạn chế.

Những thay đổi trên thể hiện chính sách lãi suất đã được cải cách theo hướng linh hoạt hơn và phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Sự thay đổi từ việc ấn

định các mức lãi suất cụ thể sang quy định trần và sàn lãi suất, cho phép các TCTD chủ động quyết định mức lãi cụ thể, là bước chuyển biến quan trọng để tiến tới quá trình tự do hoá lãi suất. Mặc dù vậy, cơ chế này vẫn khống chế trực tiếp lãi suất trên thị trường, làm giảm tác dụng kích thích và điều tiết kinh doanh của các NHTM. 2.2.1.3 Cơ chế điều hành lãi suất trần (1996-7/2000)

NHNN đã thay đổi căn bản cơ chế điều hành linh hoạt trần lãi suất, bước đầu đã thực hiện tự do hóa lãi suất huy động và linh hoạt trần lãi suất cho vay. Thay vì qui định khung lãi suất tối thiểu về tiền gửi và lãi suất tối đa về tiền vay, NHNN chỉ qui định các mức lãi suất trần theo thời hạn cho vay và khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn bình quân là 0,35%/tháng. Cơ chế này đã khắc phục tình trạng hầu hết các NHTM đều có mức lợi nhuận cao, trong khi các doanh nghiệp lại gặp khó khăn về tài chính khi thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận ở giai đoạn trước. Cùng với nới lỏng sự kiểm soát lãi suất, NHNN liên tục điều chỉnh trần lãi suất cho vay theo hướng giảm cơ cấu trần và mức khống chế, đặc biệt trong các năm 1998, 1999.

Việc điều chỉnh chính sách lãi suất như trên nhằm tiến tới việc duy trì một trần lãi suất cho vay, tạo điều kiện để áp dụng mức lãi suất cơ bản và từng bước tự do hoá lãi suất. Mặt khác nhằm mục đích kích cầu thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng, duy trì tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định sức mua của đồng Việt Nam trong sự tương quan giữa các đồng tiền trong khu vực do có khủng hoảng tiền tệ năm 1997- 1998 ở các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên ảnh hưởng của lãi suất đối với tổng cầu của nền kinh tế rất hạn chế. Có hai lý do, trước hết, việc giảm phát trong thời gian từ 1996 xuất phát từ sự suy giảm các yếu tố sản xuất liên quan đến tổng cung nhiều hơn tổng cầu, vì thế các chính sách vĩ mô tác động vào tổng cầu sẽ chỉ đem lại hiệu quả hạn chế. Thứ hai, sự điều chỉnh lãi suất thường là chậm so với thị trường. Hơn nữa việc sử dụng các công cụ gián tiếp khác chưa thực sự có hiệu quả, việc điều hành trần lãi suất vẫn là một biện pháp can thiệp hành chính của nhà nước.

Nội dung của cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm theo biên độ là NHNN đã điều hành cơ chế lãi suất theo luật NHNN để thay thế cho cơ chế lãi suất trần. Từ tháng 8/2000, NHNN đưa ra một cơ chế lãi suất mới, trong đó lãi suất cho vay nội tệ của ngân hàng được điều chỉnh theo lãi suất cơ bản của NHNN. Tuy nhiên, các ngân hàng không được tính lãi suất cho vay vượt quá lãi suất cơ bản +0,3%/tháng đối với vốn ngắn hạn và + 0,5%/tháng đối với vốn trung, dài hạn.

Cơ chế giới hạn biên độ lãi suất so với lãi suất cơ bản về bản chất không khác gì so với trần lãi suất áp dụng trước đây. Tuy nhiên, trên thực tế mức trần được định ở mức cao hơn trần lãi suất theo cơ chế cũ. Đồ thị bên dưới cho thấy lãi suất cho vay của ngân hàng luôn thấp hơn giới hạn biên độ cho phép.

Một điểm đáng chú ý nữa là lãi suất cho vay của các NHTM, mặc dù luôn cao hơn lãi suất cơ bản, nhưng thay đổi theo lãi suất cơ bản. Trong năm 2000 và 2001, cả hai mức lãi suất này đều giảm. Nhưng trong thời gian đó, lãi suất tiền gửi lại tăng lên. Cạnh tranh giữa các ngân hàng đã dẫn tới gia tăng lãi suất huy động vốn, nhưng lãi suất cho vay vẫn không tăng và nằm trong biên độ lãi suất cơ bản. Chênh lệch lãi suất, do vậy, đã giảm đi rõ rệt.

Hình 2.3 : Trần lãi suất, lãi suất cơ bản, tự do hóa lãi suất 1998-2002

Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu tài chính quốc tế IFS của IMF.

Nhìn chung, về cơ chế điều hành lãi suất bằng lãi suất cơ bản của NHNN có nhiều ý kiến nhấn mạnh tính tích cực của cơ chế lãi suất cơ bản. Trong phạm vi biên độ cho phép, các ngân hàng giờ đây có thể định mức lãi suất khác nhau tùy theo mức

độ rủi ro, chứ không còn áp dụng một mức chung cho tất cả các khách hàng như trước đây. Như vậy, cạnh tranh trong hệ thống các TCTD sẽ gia tăng và hiệu quả phân bổ vốn cũng sẽ được cải thiện. Hơn thế nữa, lãi suất cho vay thực tế của ngân hàng mặc dù không đụng giới hạn biên độ nhưng có xu hướng thay đổi cùng với lãi suất cơ bản. Thực ra, NHNN trong nhiều trường hợp đã thay đổi lãi suất cơ bản theo tình hình thay đổi lãi suất trên thị trường. Đây là tín hiệu để có thế tiến tới tự do hóa hoàn toàn lãi suất.

2.2.1.5 Cơ chế lãi suất thỏa thuận (6/2002 đến tháng 05/2008)

Từ ngày 1/6/2002 NHNN quyết định chuyển sang cơ chế lãi suất thoả thuận đồng Việt Nam của các TCTD đối với khách hàng. Đây là một sự cởi trói cho các TCTD trong hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện cho các TCTD chủ động trong hoạt động huy động vốn và cho vay đối với khách hàng. Cơ chế mới đã tạo ra sự sôi động trong hoạt động kinh doanh và cạnh tranh của các TCTD. Nếu như với cơ chế lãi suất cơ bản, trong các tháng đầu năm của năm 2002, lãi suất huy động vốn dừng lại ở mức 0,6%/tháng, lãi suất cho vay bình quân là 0,7%/tháng, thì từ khi áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận từ tháng 6/2002 và nhất là trong các tháng 8/2002 và 9/2002 lãi suất huy động vốn cao nhất của các NHTM lên tới 0,7%/tháng, thậm chí 0,72%/tháng.

Trong thực tế, mặc dù NHNN công bố lãi suất cơ bản nhưng nó ít tác động đến lãi suất thị trường bởi vì nhu cầu vay vốn là rất lớn, khách hàng chấp nhận vay vốn với lãi suất cao, các TCTD đua nhau tăng lãi suất huy động vốn để cho vay, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng tham gia cạnh tranh tích cực trên thị trường vốn, lãi suất trái phiếu kho bạc được đẩy lên cao, lãi suất trái phiếu địa phương tăng vọt…điều đó làm cho TTTT nóng lên NHNN khó kiểm soát được lãi suất thị trường.

Một thực tế đáng quan tâm nữa là lãi suất huy động vốn của NHTM này tương đương hoặc cao hơn lãi suất cho vay của NHTM khác. Bởi vậy nếu các NHTM cứ tăng lãi suất trung và dài hạn lên, thì vốn từ ngân hàng có lãi suất thấp hơn sẽ chạy sang ngân hàng có lãi suất cao hơn và nếu phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Đô thị với lãi suất cao, thì chủ yếu hút vốn từ các NHTM đầu tư vào đó, ảnh

hưởng đến việc cho vay vốn trung và dài hạn của ngân hàng cho khách hàng và các dự án.

2.2.1.6 Điều hành lãi suất theo điều 476 Bộ luật dân sự 2005 kể từ tháng 06/2008 Sau nhiều năm liên tục đạt mức tăng trưởng kinh tế cao từ 7%-8%, năm 2007 đạt 8,48%, nhưng chỉ số giá tiêu dùng đã tăng lên 2 chữ số 12,63%, do nới lỏng CSTT, chính sách tài khóa và đầu tư công kém hiệu quả. Bội chi NSNN từ năm 2001-2007 bình quân là 4,95%/GDP. Bước sang năm 2008, nền kinh tế Việt Nam không những phải đối mặt với những diễn biến khó lường của nền kinh tế thế giới, mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn nội tại như lạm phát tăng mạnh, thâm hụt cán cân thương mại cũng đạt mức kỷ lục (hơn 14% GDP), thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm. Trước bối cảnh trên, để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng tăng trưởng bền vững, chính phủ đã điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng cao sang mục tiêu kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu và tăng trưởng duy trì ở mức độ hợp lý. Thực hiện chỉ đạo của chính phủ, NHNN đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm kiềm chế có hiệu quả lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Cụ thể:

- Chủ động thu hút tiền từ lưu thông thông qua các biện pháp: tăng 1% tỷ lệ DTBB, tăng khối lượng bán tín phiếu trên nghiệp vụ thị trường mở, phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc, kiểm soát chặt chẽ việc cho vay các lĩnh vực có rủi ro cao như cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản.

Từ việc cạnh tranh huy động vốn không lành mạnh giữa các TCTD, NHNN đã qui định trần lãi suất huy động VND ở mức 12%/năm kể từ ngày 26/2/2008 đến 18/5/2008. Ngày 16/5/2008, NHNN đã ban hành quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất mới thay cho quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN, các NHTM được ấn định lãi suất kinh doanh bằng VND đối với khách hàng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố, đồng thời từng bước điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 8,75%/năm lên 12% và 14%/năm. Các mức lãi suất khác như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu vv…cũng được điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu kiểm soát chặt chẽ tiền tệ của NHNN.

- Trước những tín hiệu khả quan về kinh tế vĩ mô và kết quả kiềm chế lạm phát của nước ta từ tháng 7/2008, NHNN đã từng bước nới lỏng CSTT bằng các giải pháp linh hoạt để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và chủ động ngăn ngừa nguy cơ suy giảm kinh tế. Cụ thể điều chỉnh giảm dần các mức lãi suất chỉ đạo như lãi suất cơ bản giảm từ 14% xuống 13% và 8,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15% xuống 14%; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 13% xuống 12%; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ giảm từ 15% xuống còn 14%/năm; và tiếp tục giảm các mức lãi suất trên trong tháng 12/2008 ở mức hợp lý. Tăng lãi suất tiền gửi DTBB bằng đồng Việt Nam đối với các TCTD từ 5% lên 10%/năm; giảm 1% tỷ lệ DTBB tiền nội tệ và 2% DTBB tiền gửi ngoại tệ áp dụng cho các TCTD. Đến tháng 11/2008 giảm lãi suất tiền gửi DTBB xuống 7% và hạ tỷ lệ DTBB xuống còn mức 5% đối với VND. Thanh toán trước hạn 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN phát hành ngày 17/3/2008 theo nhu cầu rút trước hạn của các TCTD kể từ ngày 21/10/2008.

Một phần của tài liệu 399 Chính sách lãi suất với mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w