6. Bố cục đề tài
1.2. Chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 2018
1.2.1. Khái quát chương trình phổ thông mới môn Ngữ Văn:
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam ta đã vƣợt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt đƣợc những thành tựu to lớn mang ý nghĩa lịch sử. Nƣớc ta đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, bƣớc vào nhóm nƣớc đang phát triển có thu nhập trung bình. Nhằm bảo đảm việc phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, trang bị cho các thế hệ tƣơng lai nền tảng văn hoá vững chắc và năng lực thích ứng cao trƣớc mọi biến động của thiên nhiên và xã hội, đất nƣớc ta không nằm ngoài quy luật ấy. Đổi mới giáo dục đã trở thành nhu cầu cấp thiết và xu thế mang tính toàn cầu. Mục tiêu đổi mới đƣợc ban hành trong Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội: “Đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lƣợng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy ngƣời và định hƣớng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh. [17,tr.15]
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ và văn học, đƣợc học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở trung học cơ sở và trung học phổ thông có tên là Ngữ Văn. Thông qua các văn bản, học sinh bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, đã khai thác đƣợc những giá trị cốt lõi từ nội dung đến nghệ thuật. Môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh phát triển đƣợc những phẩm chất cao đẹp; khơi dậy những cảm xúc lành mạnh, biết tôn trọng cái đẹp; có đời sống tinh thần phong phú; một tâm hồn nhân hậu và lối sống nhân ái, vị tha.
Theo định hƣớng của Bộ, chƣơng trình Ngữ Văn mới đƣợc xây dựng xoay quanh các mục tiêu nhƣ:
- Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp: yêu nƣớc, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm…
- Phát triển năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề về sáng tạo
Tuy nhiên, ở từng giai đoạn học khác nhau sẽ có các mục tiêu cụ thể khác nhau. Ngữ Văn là môn học vừa có tính thẩm mĩ, vừa có tính nhân văn, giúp học sinh hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực môn học nhƣ: năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ… Ngƣời học không bị trói buộc trong giới hạn môn học, mà dựa vào các năng lực ấy có thể tự khai phá những góc khuất của bản thân. Nhƣng cốt lõi chủ yếu của chức năng môn học vẫn là giúp học sinh trang bị đƣợc những kĩ nhằm phục vụ cho cuộc sống của bản thân và yêu cầu của xã hội.
1.2.2. Giới thiệu về các tác phẩm thơ trong chương trình mới:
Các tác phẩm mà chúng tôi lựa chọn thuộc chƣơng trình Ngữ Văn cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông đƣợc đề ra trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 2018. Phạm vi khảo sát của đề tài là các bài thơ thuộc giai đoạn văn học hiện đại. Trong phạm vi ngữ liệu mà chúng tôi lựa chọn, có một số bài thơ thuộc chƣơng trình giáo dục hiện hành nhƣ: Sóng; Việt Bắc; Tây Tiến; Viếng lăng Bác; Mùa xuân nho nhỏ; Sang thu … Những tác phẩm này tuy quen thuộc, gần gũi với thế hệ học sinh, nhƣng nhìn nhận ở một góc độ khác, ngƣời viết nhận ra, các bài thơ ấy cũng còn những vấn đề rất hay mà chúng ta có thể tìm hiểu. Bên cạnh đó, một số tác phẩm nhƣ Hành trình của bầy ong; Tiếng vọng… thuộc chƣơng trình tiểu học, đƣợc đƣa vào chƣơng trình cấp 2. Hay những tác phẩm hoàn toàn mới: Dặn con; Những cánh buồm; Chiều biên giới… Tuy nhiên, dù là tác phẩm đã đƣợc khai thác hay chƣa đƣợc khám phá đều đặt ra cho ngƣời viết những thử thách khác nhau. Các tác phẩm quen thuộc, thì phải chọn đƣợc những nơi đắc địa để đào xới, tránh trƣờng hợp trùng lặp. Còn những tác phẩm mới, thì lại ít có “bóng ngƣời” nên sẽ khó khăn tiếp cận.
Những tác phẩm thuộc chƣơng trình giáo dục mới 2018 sẽ đƣợc chúng tôi tiếp cận dƣới góc độ các biện pháp tu từ theo mối quan hệ liên tƣởng. Tất cả những sự tìm hiểu đều hƣớng đến mục đích phục vụ cho quá trình giảng dạy của ngƣời viết nói riêng và giáo viên Ngữ Văn nói chung. Những tác phẩm thuộc chƣơng trình giáo dục mới 2018 sẽ đƣợc chúng tôi tiếp cận dƣới góc độ các biện pháp tu từ theo mối quan hệ liên tƣởng.
CHƢƠNG 2:
KHẢO SÁT CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THEO QUAN HỆ LIÊN TƢỞNG TRONG NHỮNG TÁC PHẨM THƠ THUỘC CHƢƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 2018.
Khảo sát những tác phẩm thơ thuộc chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 2018, chúng tôi nhận ra các biện pháp tu từ theo mối quan hệ liên tƣởng đƣợc xuất hiện một cách dày đặc. Các biện pháp so sánh tu từ, ẩn dụ tu từ, hoán dụ tu từ, nhân hóa,… đều xuất hiện trong những tác phẩm thơ thuộc phạm vi khảo sát tuy nhiên các biện pháp tu từ xuất hiện theo mật độ ít nhiều đều khác nhau. Chúng tôi chỉ khảo sát trong phạm vi 4 biện pháp: so sánh tu từ; ẩn dụ tu từ; hoán dụ tu từ và nhân hóa. Vì trong quá trình tìm hiểu khái quát về các tác phẩm, ngƣời viết nhận ra các biện pháp vừa nêu ở trên xuất hiện rất nhiều, chắc chắn, chúng sẽ có sự tác động mạnh mẽ đến giá trị nội dung và nghệ thuật.
Bảng 2.1: Thống kê các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tƣởng trong những tác phẩm thơ thuộc chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Biện pháp tu từ Số bài có sử dụng biện pháp/ số bài thơ của chƣơng trình giáo dục mới
2018
Tỉ lệ phần trăm
So sánh tu từ 27/40 bài 67.5%
Ẩn dụ tu từ 38/40 bài 95%
Hoán dụ tu từ 28/40 bài 70%
Nhân hóa 26/40 bài 65%
Khi tiếp nhận bảng 2.1, ta có thể nhận ra:
- Các biện pháp đƣợc sử dụng ở mật độ nhƣ sau: + Ẩn dụ tu từ (95%)
+ Hoán dụ tu từ (70% ) + So sánh tu từ (67.5%)
+ Nhân hóa (65%),
Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận ra các biện pháp tu từ xuất hiện theo mật độ khác nhau. Phạm vi đề tài khảo sát bao trùm trên nhiều tác giả, với nhiều phong cách văn chƣơng, tƣ duy khác nhau. Nên sẽ có những bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ, nhƣng cũng có không ít bài thơ rất hạn trong việc khai thác mảnh đất màu mỡ của mĩ từ.
Nhƣ đã đề cập, biện pháp đƣợc sử dụng nhiều là: ẩn dụ tu từ, hoán dụ tu từ, so sánh tu từ… điều này đồng nghĩa với việc khả năng quan sát, đối chiếu, đối sánh sự vật trong thơ của các nhà thơ hiện đại là vô cùng phong phú. Paul từ nhận xét: “Sức mạnh của so sánh là nhận thức. Sức mạnh của ẩn dụ là cảm xúc”. Nhƣ vậy, ta có thể nhận ra, các bài thơ đƣợc sử dụng trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới đều hài hòa giữa nhận thức và cảm xúc, khơi gợi những tƣ duy trong nhận thức của học sinh. Điều này không chỉ thể hiện đƣợc tài năng, trí tuệ, nhận thức xã hội của các nhà thơ mà còn phù hợp với mục tiêu, sứ mệnh của bộ môn Ngữ Văn mang lại: không khô khan, giáo điều, rất linh hoạt, nhân văn.
2.1. So sánh tu từ:
Trong các bài thơ thuộc chƣơng trình phổ thông mới 2018, biện pháp so sánh tu từ xuất hiện với tần suất trung bình so với cấc biện pháp còn lại. Tuy nhiên, các dạng so sánh không đồng đều nhau trong tần suất sử dụng. Có thể theo dõi thông qua bảng 2.2 sau:
Bảng 2.2: Thống kê các dạng so sánh trong các bài thơ thuộc chƣơng trình phổ thông mới 2018.
Các dạng so sánh Số bài Tỉ lệ
A như B 26/27 96,2%
A là B 0/27 0%
A bao nhiêu B bấy nhiêu 1/27 3,7%
Trong bảng số liệu 2.2, ta có thể đánh giá đƣợc các dạng so sánh xuất hiện theo tỉ lệ giảm dần nhƣ sau:
- A nhƣ B: 96,2% - A // B: 7,4%
- A bao nhiêu B bấy nhiêu: 3.7 % - A là B: 0%
Dạng A nhƣ B đƣợc sử dụng nhiều nhất chứng tỏ tƣ duy thơ luôn có xu hƣớng đối chiếu. Bên cạnh đó, các dạng so sánh khác cũng xuất hiện, tuy nhiên chiếm tỉ lệ không quá lớn. Các bài thơ trong phạm vi khảo sát đƣợc sử dụng thực hiện phép so sánh tu từ dƣới dạng A nhƣ B với tần suất nhiều nhất. Điều này đã thể hiện đƣợc tƣ duy hình ảnh của các nhà thơ hiện đại. Hình ảnh trong thơ là hình ảnh đã đƣợc tác giả chắt lọc, tạo hình bằng ngôn từ. Từ đó gợi lên trong nhận thức của ngƣời đọc của ngƣời đọc, thông qua việc đối chiếu các hình ảnh. Có lẽ chính bởi vì hình ảnh không cụ thể, cho nên hình ảnh cần đƣợc so sánh đối chiếu với nhau để làm nổi bật lên giá trị nhận thức, suy nghĩ, tƣởng tƣợng từ ngƣời tiếp nhận thơ ca. Khi khảo sát, chúng tôi nhận thấy các tác giả khi đối chiếu so sánh các hình ảnh với nhau càng làm rõ hơn ngụ ý của bản thân mà tác giả truyền tải:
Anh nhớ em nhƣ đông về nhớ rét Tình yêu ta nhƣ cánh kiến hoa vàng
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên) Trong phạm vi khảo sát, ngƣời viết nhận ra có những bài thơ không sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Tây tiến – Quang Dũng; Tràng giang - Huy Cận; Viếng lăng Bác - Viễn Phƣơng; Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông; Mộ - Hồ Chí Minh; Quê hƣơng – Giang Nam…
Bên cạnh đó, cũng có những bài thơ sử dụng dày đặc biện pháp so sánh: Việt Bắc của Tố Hữu sử dụng 7 lần so sánh. Tình ca ban mai của Chế Lan Viên sử dụng 6 lần so sánh, với những hình ảnh khác nhau. Hay bài thơ Tiếng hát con tàu cũng 6 lần so sánh nhƣng đó là những so sánh liên hoàn… (Có thể tham khảo thêm tần suất
xuất hiện biện pháp so sánh tu từ trong các bài thơ thuộc chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 2018 tại phần phụ lục).
Ở phần này, vì số liệu khảo sát của dạng A bao nhiêu B bấy nhiêu; dạng A là B;
và A // B thấp, khó thể đánh giá đƣợc chính xác giá trị của dạng so sánh này tác động đến chỉnh thể thơ. Vì vậy, chúng tôi tập trung phân tích số liệu ở hai dạng A nhƣ B
Dạng so sánh này là dạng so sánh quen thuộc trong ca dao và thơ ca truyền thống, chẳng hạn nhƣ:
Thân em nhƣ giếng giữa đàng
Ngƣời khôn rửa mặt, ngƣời phàm rửa chân
(Ca dao)
Các nhà thơ hiện đại đã sử dụng thuần thục kiểu sánh này với tần số xuất hiện cao. Thông qua bảng thống kê biện pháp tu từ so sánh xuất hiện trong các bài thơ thuộc chƣơng trình phổ thông mới đƣợc đính kèm ở phụ lục, chúng tôi đánh giá khái lƣợc những vấn đề nhƣ sau:
- Các hình ảnh sử dụng so sánh đều tự nhiên. Học sinh khi tiếp nhận sẽ dễ dàng nhận ra đƣợc những tầng lớp đối chiếu mà tác giả gửi gắm. Chẳng hạn nhƣ khi miêu tả trận chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, nhà thơ Nguyễn Nhƣợc Pháp đã sử dụng nhiều so sánh đơn giản, dễ hiểu cho học sinh lớp 6 tiếp cận:
Tức thời nƣớc sủi nhƣ reo Càng cua lởm chởm nhƣ mác
(Sơn Tinh và Thủy Tinh, nhà thơ Nguyễn Nhƣợc Pháp) Những hình ảnh so sánh ấy nhƣ chất phụ gia, kích thích tƣ duy của học sinh khi tiếp cận bài thơ.
- Khi khảo sát dạng so sánh A nhƣ B, chúng tôi nhận ra một số cách so sánh đƣợc biến hóa, cách tân nhƣng vẫn giữ cái gốc truyền thống. Điều đáng chú ý, dạng so sánh đơn đƣợc các tác giả sử dụng nhiều trong các bài thơ:
Nhớ gì nhƣ nhớ ngƣời yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lƣng nƣơng
Trong giấc ngủ thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm
(Bên kia sông Đuống- Hoàng Cầm)
Một miếng cau khô Khô gầy nhƣ mẹ
(Mẹ - Đỗ Trung Lai) Tuy nhiên, ở một số bài thơ sử dụng hình ảnh so sánh phức hợp, ta tạm hiểu là một gốc A nhƣng đƣợc so sánh với nhiều B. Theo cách đánh giá của ngƣời viết, chúng tôi nhận thấy có những kiểu biến thể so sánh sau:
+ A nhƣ B1, nhƣ B2:
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Nhƣ sa, nhƣ ùa vào buồng lái
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
Có nơi nào xanh hơn Nhƣ tiếng chim hót gọi Nhƣ chồi non cỏ biếc Nhƣ rừng cây yêu lá Nhƣ tình yêu đôi ta
(Chiều biên giới – Lò Ngân Sủn)
Tình yêu ta nhƣ cánh kiến hoa vàng Nhƣ xuân đến chim rừng hoa trở biếc
(Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên)
“Đây là dạng so sánh liên hoàn” [19,tr.43], từ một cái đƣợc so sánh, hàng loạt các hình ảnh so sánh xuất hiện, liên tiếp nhau, thể hiện đƣợc những liên tƣởng nối tiếp nhau. Cách so sánh nhƣ thế này gắn với những hình ảnh liên hoàn, có mối quan hệ với nhau, từ đó liên kết thành một hệ thống hình ảnh phong phú để bổ sung nghĩa cho cái đƣợc so sánh.
+ Nhƣ B … A
Cấu trúc so sánh này đƣa cái dùng để so sánh lên trƣớc nhằm gợi về những hình ảnh, tính chất rồi mới dẫn dắt đến cái đƣợc so sánh. Cấu trúc này nhƣ một dạng lập luận quy nạp.
Nhƣ đứa con đi, biệt xóm làn
Nửa đời ngƣời bỗng nhớ bóng quê hƣơng.
(Mẹ Tơm- Tố Hữu) Từ những nhận xét đƣợc rút ra từ số liệu khảo sát, chúng ta có thể nhận định đƣợc cấu trúc A nhƣ B phổ biến và đƣợc nhiều tác giả sử dụng, khai thác. Từ dạng quy chuẩn, nhiều nhà thơ đã sáng tạo thành những kiểu khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều thể hiện đƣợc một tƣ duy thơ; nhìn nhận sự vật ở thế so sánh, đối chiếu, với một khả năng liên tƣởng, tƣởng tƣợng với biên độ rộng và độc đáo
2.2. Ẩn dụ tu từ:
Theo số liệu khảo sát ở bảng 2.1, chúng tôi đánh giá biện pháp ẩn dụ tu từ đƣợc sử dụng nhiều trong “đứa con tinh thần” của các nhà thơ. Trong phạm vi khảo sát 40 tác phẩm, có đến 38 bài thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ tu từ. Trong đó, có một số bài sử dụng liên tiếp các hình ảnh ẩn dụ. Dựa vào lí thuyết ở chƣơng 1, chúng tôi có bảng thống kê sau để phân loại các dạng ẩn dụ tu từ:
Bảng 2.3. Thống kê các dạng ẩn dụ tu từ trong các bài thơ thuộc chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 2018.
Các dạng ẩn dụ tu từ Số lần xuất hiện Tỉ lệ
Ẩn dụ chân thật 38/38 100%
Ẩn dụ tượng trưng 16/38 41%
Ẩn dụ bổ sung 12/38 30.7%
Với bảng thống kế trên, ta nhận thấy dạng ẩn dụ chân thật là đƣợc sử dụng nhiều nhất (100%) Các nhà thơ khi sử dụng dạng ẩn dụ này đều có những sáng tạo riêng, thể hiện màu sắc cá nhân đậm đặc, từ đó đem lại hiệu quả cao trong giá trị nhận thức và biểu cảm. Những hình ảnh ẩn dụ tu từ đều mang sức biểu trƣng rất lớn,
do đó, ngƣời đọc có thể tiếp cận từ nhiều chiều của hình ảnh ấy để mặc sức tƣởng tƣợng, liên tƣởng - đúng nhƣ tính chất vốn có của biện pháp. Đọc thơ nếu chỉ dừng lại đọc bề mặt, thì dƣờng nhƣ chính ngƣời đọc đang đánh mất đi giá trị vốn có của văn chƣơng. Hời hợt, vội vã, là những từ không phù hợp với ngƣời yêu thơ. Chỉ khi nào ngƣời đọc lắng lại, tâm hồn có chiều sâu luôn trăn trở trƣớc những ý niệm ở đời, thì ngƣời tiếp nhận văn chƣơng mới có thể đánh giá đƣợc hết những tầng vỉa mà