CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
3.2. Tầm tác động về nghệ thuật của các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tƣởng
tƣởng trong các tác phẩm thơ thuộc chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 2018.
“Đọc thơ trong tâm thế thƣởng thức, có khi chỉ cần một khoảnh khắc trực cảm lóe sáng, một niềm đồng điệu; nhƣng khi đọc để sẻ chia, để khám phá và giải mã bức thông điệp ẩn tàng trong con chữ và tiếng vọng ngôn từ có lẽ không thể không chọn con đƣờng đi từ phƣơng tiện ngôn ngữ , vừa là hình hài vừa là hồn vía của tác phẩm thơ ca.” [8,tr.9]. Vì vậy, khi đọc thơ không thể bỏ qua nghệ thuật trong thơ. Thơ là tiếng nói của tình cảm con ngƣời, những rung động của trái tim trƣớc cuộc đời. Về mặt đặc điểm ngôn từ, thơ thƣờng bị giới hạn về mặt câu chữ, ngắn hơn các thể loại khác. Từ đó, các nhà thơ biểu hiện cảm xúc một cách tập trung hơn thông qua các hình tƣợng thơ, đặt biệt thông qua ngôn ngữ nghệ thuật. Điều này, ta có thể nhận ra sự tác động mạnh mẽ của các biện pháp tu từ theo mối quan hệ liên tƣởng đến các tác phẩm thơ.
Thứ nhất, sự tác động của các biện pháp tu từ theo mối quan hệ liên tƣởng đến ngôn ngữ trong thơ. Ngôn ngữ thơ là ngôn từ, câu chữ đƣợc ngƣời nghệ sĩ mã hóa, chắt lọc từ đời sống, tạo nên tinh hoa nghệ thuật đặc sắc; là phƣơng tiện bật lên sức sống mãnh liệt của bài thơ. Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ
thuật tức là nhà thơ bằng việc khám phá, sáng tạo những hình tƣợng, thể thơ ,cú pháp, từ ngữ, biện pháp tu từ,… sẽ khoác thêm tấm áo mới đẹp đẽ, hấp dẫn và sinh động cho tác phẩm của mình. Nếu hình thức nghệ thuật đƣợc biểu hiện qua sức gợi ngôn từ thì nội dung tƣ tƣởng chứa đựng những quan điểm mĩ học, cảm hứng, tâm hồn thi nhân về con ngƣời và cuộc đời, đƣợc đúc kết từ quá trình sáng tạo của nhà thơ. Trong đó, biện pháp tu từ sẽ làm bật lên vẻ đẹp trong ý thơ:
tạm biệt Huế với em là vĩnh biệt
Hải Vân ơi xin ngƣời đừng tắt ngọn sao khuya tạm biệt nhé với chiếc hôn thầm lặng
anh trở về hóa đá phía bên kia
(Tạm biệt Huế - Thu Bồn) Các nhà thơ viết về Huế, ngƣời này phác họa hình ảnh cô gái Kim Long, ngƣời khác đem lòng tha thiết cùng trăng Vĩ Dạ, da diết cùng mƣa Huế. Bởi Huế đẹp nên nhiều thi nhân viết đƣợc thơ hay về Huế là lẽ thƣờng. Nhƣng vì đã có nhiều thơ hay về Huế và vì chính Huế vốn đã là bài thơ đô thị tuyệt tác nên viết về Huế cho mới, cho độc đáo là cả một thử thách. Thu Bồn đã vƣợt qua “cửa ải” ấy của thơ, tìm cách nói mới để nói cho đƣợc cái đặc thù của Huế, để có đƣợc những khám phá mới về Huế. Cái độc đáo của nhà thơ là đã chọn thời khắc tạm biệt giữa mình với Huế để xây dựng tứ thơ. Chắc chắn đó là thời khắc đặc biệt khiến nhà thơ thấu hết cõi lòng mình vấn vƣơng với Huế thân thiết nhƣ máu thịt mà có lẽ lúc bình thƣờng không thấu hết. Trong thời khắc chia tay, Thu Bồn sử dụng hình ảnh chiếc hôn, lẽ thƣờng hôn để bày tỏ cảm xúc, đƣợc thể hiện bằng hành động, cảm nhận bằng xúc giác. Tuy nhiên ở đây, Thu Bồn đã ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nụ hôn nay đã có hình, có khối. Nụ hôn là sự bày tỏ tình cảm, thể hiện những cung bậc khác nhau của cảm xúc; có những nụ hôn yêu thƣơng của tình thân, nụ hôn mặn nồng của tình yêu… Nhƣng giờ đây, chiếc hôn nhƣ minh chứng cho tình ta đong đầy gửi lại Huế. Những cảm xúc đã đƣợc hình ảnh hóa, càng khẳng định hơn về nỗi buồn chia li xứ Huế. Có lẽ, em là tình yêu của anh, mãi không rời xa. Để rồi, anh trở về hóa đá phía bên kia.
Hay xét một bài thơ khác:
Em đi, nhƣ chiều đi Gọi chim vƣờn bay hết
Em về, tựa mai về
Rừng non xanh lộc biếc.
(Tình ca ban mai- Chế Lan Viên) Chế viết bài thơ tựa bài ca, ca ngợi tình yêu của một thời tuổi trẻ đầy sôi nổi, đầy niềm đam mê cháy bỏng. Tình ca ban mai phải chăng là khúc ca của một tiếng lòng rạo rực nỗi yêu thƣơng, của một tình yêu sáng trong nồng đƣợm nhƣ một buổi sáng sớm mai, của một niềm tin tha thiết vào sự vĩnh cửu của tình yêu đẹp đẽ. Tác giả sử dụng cụm động từ mai về nhằm so sánh với em về. Khi có em niềm vui ào vào trong lòng anh rợn ngợp và sự sống thì đang vƣơn đầy trên cảnh vật. Không còn là niềm khắc khoải, không còn là nỗi buồn tê tái; bao nhiêu nỗi nhớ trong anh kết lại thành niềm vui, niềm sung sƣớng dâng tràn. Em về mang theo ánh sáng của buổi bình minh ùa về, gieo những mầm xanh trên cây cỏ, sự sống đang tái sinh khi có bóng em. Khi từ mai đặt vào ngụ ý nhan đề Tình ca ban mai, ta có thể hiểu, đó là buổi sớm, là bình minh, là những gì trong trẻo nhất của một ngày đã quay lại. Điều này làm cho thiên nhiên trở mình, xanh biếc sau một đêm dài. Tuy nhiên, ở sự tiếp nhận khác, ngƣời viết đánh giá từ mai (hoa mai) là hoán dụ cho mùa xuân. Nghĩa là, khi em về, cả lòng anh bừng sáng, rộn rã tựa mùa xuân đang tràn độ mơn mởn. Hình ảnh của thiên nhiên Rừng non xanh lộc biếc, có lẽ, chỉ có mùa xuân mới có đƣợc sự xanh non, tƣơi mới, chắt chiu qua bao ngày giá rét, nhựa sống của cây tràn trề trong những mầm cây đang nhú. Và đó cũng thể hiện đƣợc lòng Chế trong chỉnh thể thơ.
Thứ hai, biện pháp tu từ theo mối quan hệ liên tƣởng tác động đến hình ảnh trong các bài thơ. Nhƣ đã đề cập từ trƣớc, thơ bị giới hạn về mặt dung lƣợng, nên chữ trong thơ phải đắt, theo đó, là hình ảnh trong thơ không đƣợc tầm thƣờng, thỏa hiệp. Hình ảnh trong thơ phải có sức bộc phá, những hình ảnh liên tƣởng giúp ngƣời
đọc nhìn nhận vấn đề theo tiền giả định của bản thân mỗi ngƣời. Chẳng hạn, hình ảnh con tàu trong Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên:
Tây Bắc ƣ? Có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hoá những con tàu Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu
Hình ảnh con tàu, là biểu tƣợng của khát vọng tuổi trẻ. Sự thực thì chƣa hề có đƣờng tàu nào đi lên Tây Bắc vào thời điểm 1958 - 1960. Con tàu ở đây là biểu hiện của ý chí, nhiệt huyết lên đƣờng đi xa, hƣớng vào đời sống lớn của đất nƣớc, của nhân dân. Lúc này có chƣơng trình vận động thanh niên lên xây dựng kinh tế miền núi Tây Bắc. Nhƣng ở bài thơ này Tây Bắc không chỉ là Tây Bắc. Song song với hình ảnh con tàu, hình ảnh Tây Bắc nhƣ chiếm trọn tâm hồn của ta. Đó còn là tổ quốc bao la, nhân dân vĩ đại, là đời sống cần lao, và chiến đấu đầy gian khổ, nhƣng cũng đầy tình nghĩa của đồng bào trong mƣời năm kháng chiến, là một phần máu thịt tâm hồn nhà thơ còn để lại nơi đó với bao kỉ niệm thiết tha. Hàng loạt biện pháp so sánh, ẩn dụ đƣợc sử dụng nhằm gợi mở các hình ảnh trong thơ Chế:
Mƣời năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa
Hay
Anh bỗng nhớ em nhƣ đông về nhớ rét Tình yêu ta nhƣ cách kiến hoa vàng Nhƣ xuân đến chim rừng lông trở biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hƣơng.
Một bài thơ khác, hình ảnh thơ chịu sự tác động mạnh mẽ từ biện pháp tu từ:
Cha mỉm cƣời xoa đầu con nhỏ: “Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa, Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nƣớc của ta
Ở nơi đó cha chƣa hề đi đến”
Hình ảnh cánh buồm, ở lớp nghĩa thứ nhất là hoán dụ cho hình ảnh chiếc thuyền. Ở lớp nghĩa thứ hai, là hoán dụ cho ƣớc mơ chinh phục những miền đất mới. Từ đây, đặt các lớp nghĩa vào chỉnh thể của bài thơ, chúng ta có thể hiểu, khi con lớn, con sẽ chinh phục ƣớc mơ của bản thân. Ƣớc mơ sẽ theo con đi, cùng con chinh phục mọi miền đất mới. Thế nhƣng cha vẫn chƣa từng đi đến mặc dù cha biết ở tận một nơi xa xăm nào đó sẽ có cây, cửa, nhà, chứng tỏ ở ngƣời cha cùng đã từng ấp ủ ƣớc mơ nhƣ ngƣời con và có lần tìm hiểu về điều đó nhƣng vẫn chƣa tận mắt giải đáp đƣợc câu hỏi của mình. Và con sẽ là ngƣời thay cha thực hiện ƣớc mơ ấy.
Hay một số hình ảnh khác ta thƣờng bắt gặp trong thơ ca kháng chiến:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cƣời buốt giá Chân không giày
Thƣơng nhau tay nắm lấy bàn tay
(Đồng chí- Chính Hữu) Những hình ảnh áo- rách vai, quần- vài mảnh vá, chân- không giày: đƣợc liệt kê hàng loạt với biện pháp ẩn dụ, ngƣời đọc có thể hiểu, tất cả những hình ảnh chính là những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn về mặt vật chất của những ngƣời lính kháng chiến thời kì chống Pháp. Nhƣng hình ảnh thơ, tay nắm lấy bàn tay đã xua đi những gian khổ ấy, bù lấp bằng những tình thƣơng từ tinh thần. Tay- là hoán dụ cho ngƣời lính. Họ nắm tay nhau để san sẻ hơi ấm, một lời động viên cùng nhau cố gắng của ngƣời lính. Một hình ảnh tay nắm lấy tay khác ta từng gặp trong Việt Bắc của Tố Hữu:
Áo chàm đƣa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
Trong buổi chia tay đầy lƣu luyến, ngƣời ra đi và ngƣời ở lại dƣờng nhƣ trúc trắc, nghẹn ngào không thể nói thành lời. Và lúc ấy, ngôn ngữ của đôi bàn tay lên ngôi. Cầm tay nhau là hình ảnh ẩn dụ cho những cảm xúc, cho tình cảm, và tƣ tƣởng. Giữa họ không có một khoảng trống nào, họ thấu hiểu, đồng cảm, chỉ cần
cầm tay nhƣng thấu hiểu trọn vẹn những nhắc nhớ của nhau. Tại đây, cũng có một hình ảnh thơ khác đặc sắc- áo chàm. Đây “là hình ảnh hoán dụ về ngƣời dân Việt Bắc. Bằng cách nói này, Tố Hữu đã khắc sâu một vẻ đẹp của họ là lối sống ân tình thủy chung không khác gì cái màu chàm bền bỉ đậm đà kia. Hơn nữa, đồng bào Tày – Nùng vẫn coi màu chàm là màu của rừng núi quê hƣơng họ, là màu đẹp nhất trong mọi màu sắc. Vì thế, khi dùng từ “áo chàm” để thể hiện về họ, Tố Hữu nhƣ còn gợi tả đƣợc một bản sắc Việt Bắc” [8,tr.85].
Thứ ba, các biện pháp tu từ theo mối quan hệ liên tƣởng tác động đến cấu tứ thơ. Tứ thơ là ý tƣởng ban đầu để từ đó nhà thơ xây dựng bài thơ. Tứ thơ là kết quả của cảm hứng sáng tạo của nhà thơ. Về cách định nghĩa tứ thơ, nhiều nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh đến sáng tạo cá nhân, sự hòa quyện của cảm xúc và suy nghĩ, giữa yếu tố chủ quan và khách quan. Cấu tứ là sự kết hợp giữa hình tƣợng và ý nghĩa sao cho sự thể nghiệm về hình tƣợng càng nhiều thì càng khơi sâu thêm nhiều ý nghĩa. Nói cách khác, cấu tứ là cách hài hòa ý tƣởng vào cảm xúc và hình ảnh, sáng tạo một cái tứ độc đáo làm bài thơ linh động hẳn lên, trở nên có hồn. Có nhiều cách để cấu tứ nên một bài thơ, trong đó, việc sử dụng các biện pháp tu từ liên tƣởng là một trong những phƣơng thức có giá trị. Nhờ có những so sánh tu từ, ẩn dụ tu từ, hoán dụ tu từ …mà ý thơ đƣợc chuyển hóa trong hình, tạo nên mạch vận động của bài thơ, tạo nên tứ thơ. Trong một số tác phẩm trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới đã thể hiện đƣợc cấu tứ thi phẩm từ các hình ảnh liên tƣởng. Nhƣ trong bài thơ Quê hƣơng của Giang Nam:
Xƣa yêu quê hƣơng có chim có bƣớm Có những ngày trốn học bị đòn roi… Nay yêu quê hƣơng vì trong từng nắm đất Có một phần xƣơng thịt của em tôi
Quê hƣơng là đề tài quen thuộc trong thơ ca, nhƣ Đỗ Trung Quân ví von quê hƣơng là những điều giản dị của đồng quê, là tuổi thơ của con trẻ:
Quê hƣơng là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày
…
Quê hƣơng là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng
(Quê hƣơng – Đỗ Trung Quân) Nhƣng quê hƣơng của Giang Nam lại là những kí ức vui đùa của tuổi thơ, là những ngày bị đòn roi vì trốn học, là tiếng cƣời khúc khích của cô bé nhà bên:
Những ngày trốn học Đuổi bƣớm cầu ao Mẹ bắt đƣợc…
Chƣa đánh roi nào đã khóc! Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cƣời khúc khích
(Quê hƣơng – Giang Nam) Tác giả đã sử dụng các hình ảnh gợi liên tƣởng, tác động đến nhận thức và cảm xúc của ngƣời đọc. Quê hƣơng không xa lạ, nó bắt nguồn từ gia đình, sau đó là tình yêu của đôi lứa.
Với phần phân tích trên, ta có thể hiểu biện pháp tu từ theo mối quan hệ liên tƣởng tác động mạnh mẽ đến nghệ thuật trong tác phẩm. Các quan hệ liên tƣởng giúp cho ngôn ngữ trong thơ mang sức bộc phá bởi nó chuyên chở những lớp nghĩa bề sâu. Hình ảnh thơ thể hiện đƣợc tài năng của tác giả, khi họ đã đãi cát tìm vàng để gợi ra những liên tƣởng thơ độc đáo, thú vị và không trùng lặp. Cuối cùng, tứ thơ chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ tác động các biện pháp tu từ heo mối quan hệ liên tƣởng.
KẾT LUẬN
Các biện pháp tu từ theo mối quan hệ liên tƣởng là một vấn đề không mới đối với lĩnh vực thơ ca. Nhƣng cách thức sử dụng của các nhà thơ lại khác nhau, mỗi tác giả xem các biện pháp tu từ là mảnh đất đầy khoáng sản để thỏa sức vùng vẫy, thể hiện tài năng của bản thân. Chính vì thế, nghiên cứu các biện pháp tu từ theo mối quan hệ liên tƣởng là một đề tài hết sức thú vị.
Sau khi kháo sát 40 bài thơ thuộc chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 2018, chúng tôi đã thống kê đƣợc số liệu nhƣ sau:
- Ẩn dụ tu từ (95%) - Hoán dụ tu từ (70% ) - So sánh tu từ (67.5%) - Nhân hóa (65%),
Số liệu này giúp chúng tôi đánh giá đƣợc mức độ xuất hiện của các biện pháp tu từ theo mối quan hệ liên tƣởng trong các tác phẩm thơ thuộc chƣơng trình giáo dục phổ thông mới. Thông qua khảo sát- thống kê, chúng tôi đã đánh giá đƣợc tầm tác động của các biện pháp tu từ này tác động đến nội dung và nghệ thuật trong các bài thơ.
Khóa luận tuy khảo sát ở phạm vi nhỏ, tuy nhiên đề tài chúng tôi thể hiện đƣợc sự cấp thiết trong quá trình đổi mới chƣơng trình giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc thực hiện đƣợc đề tài này sẽ là nguồn tƣ liệu cơ sở giúp bản thân ngƣời viết mạnh dạn, tự tin khi tiếp cận với chƣơng trình phổ thông mới và cũng là một nguồn tham khảo cho các giáo viên dạy Ngữ Văn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (2017), 150 Thuật ngữ văn học, NXB Văn học, Hà Nội
2. Phan Cự Đệ (Chủ biên) (2001), Văn học Việt Nam (1900-1945), NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Minh Hải (2019), Cùng em yêu tiếng Việt, NXB Tổng hợp, tp HCM. 4. Đinh Trọng Lạc- Nguyễn Thái Hòa (2006), Phong cách học tiếng Việt, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
5. Đinh Trọng Lạc (1996), 99 phƣơng tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Phong Lê (2002), Thơ Việt Nam hiện đại, NXB Lao động, Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Long (2007), Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại, NXB Đại học Sƣ Phạm, Hà Nội
8. Bùi Trọng Ngoãn (2017), Tiếp cận thơ ca dƣới ánh sáng ngôn ngữ học hiện đại, NXB Đại học Giáo dục Hà Nội, Hà Nội.
9. Bùi Trọng Ngoãn, (2009), Bàn thêm về phép so sánh tu từ, Tạp chí Khoa học và