Tầm tác động về nội dung của các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tƣởng

Một phần của tài liệu Các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tưởng trong các tác phẩm thơ thuộc chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 (Trang 47 - 56)

CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

3.1. Tầm tác động về nội dung của các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tƣởng

trong các tác phẩm thơ thuộc chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 2018.

Hình ảnh thơ có vai trò vô cùng quan trọng trong tác phẩm. Có nhiều cách để tạo nên hình ảnh trong thơ nhƣ miêu tả chân thực

Ôi, hàng tre xanh xanh Việt Nam

(Viếng lăng Bác- Viễn Phƣơng) Viễn Phƣơng lần đầu gặp Bác, trƣớc quảng trƣờng Ba Đình đầy nắng và gió, nơi đó có hàng tre xanh nghiêng mình bên lăng Bác. Từ hình ảnh chân thật đó, nhà thơ Nam Bộ này đã phát họa khung cảnh ra trƣớc mắt ngƣời đọc. Không chỉ là miêu tả chân thật, cách dùng biểu tƣợng thƣờng gắn với nhóm so sánh tu từ, ẩn dụ tu từ, hoán dụ tu từ và nhân hóa với sự sáng tạo độc đáo, các nhà thơ đã thể hiện đƣợc phong cách, cá tính nghệ thuật của bản thân. Chẳng hạn nhƣ:

Thuyền ai bến đậu sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay

(Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử) Trăng- nỗi ám ảnh trong thơ ca Hàn Mặc Tử. Thơ ông là tiếng thét điên cuồng lấy trăng làm điểm tựa, trăng ám vào từng câu chữ của nhà thơ. Hình ảnh này không còn là vầng trăng của tự nhiên, dƣờng nhƣ, nó đã trở thành sở hữu riêng của nhà thơ điên. Để đạt đƣợc điều này, thi sĩ đã khai thác triệt để giá trị từ biện pháp tu từ mang lại. Qua dẫn dắt trên, ta có thể hiểu đƣợc, hình ảnh trong thơ ca chính là chìa khóa để tiếp cận giá trị nội dung và tác động trực tiếp đến nhận thức của độc giả. Hầu nhƣ, những công trình nghiên cứu, bài khoa học… đều đề cập đến: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa đƣợc xem là phƣơng thức hữu hiệu nhất để sáng tạo nên hình ảnh và nội dung trong thơ ca. “Các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tƣởng, xét từ góc độ tạo nghĩa theo yêu cầu thẩm mĩ của đặc trƣng văn chƣơng, không đơn thuần là vấn đề hình thức hoàn toàn mang tính kĩ xảo, mà trái lại, đây là vấn đề mở rộng các trƣờng liên tƣởng để trực giác hóa, làm phong phú thế giới hình ảnh nhằm đƣa đến cho ngƣời đọc nhiều sắc thái xúc cảm thẩm mĩ khi tiếp nhận văn chƣơng trong cơ chế tƣ duy hình tƣợng” [19,tr.81]

Chiều biên giới em ơi Có nơi nào đẹp hơn Khi mùa hoa đào nở Khi mùa sở ra cây

Lúa lƣợn bậc thang mây Mùi tỏa ngát hƣơng bay.

(Chiều biên giới- Lò Ngân Sủn) Ta có thể gán cho hình ảnh mùa hoa đào nở; mùa sở ra cây nhiều ý nghĩa dựa trên phép liên tƣởng. Có thể, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật hoán dụ tu từ, khi đó, hoa đào nở là hình ảnh đặc trƣng cho mùa xuân trên mảnh đất Bắc. Ngƣời con của mảnh đất Lào Cai đã lấy hình ảnh bông hoa đào bung nở độ xuân về để miêu tả vẻ đẹp đất nƣớc ta. Suốt cả năm, đến khi đông đến thì sở ra cây- cây sở là một loài cây đặc trƣng của đất Quảng Ninh, thƣờng nở về mùa đông. Nhƣ vậy, ta nhận ra, tác giả đã chắt chiu những cảnh đẹp nơi mảnh đất quê hƣơng để kết chúng thành một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Những biện pháp tu từ theo mối quan hệ liên tƣởng đều mang giá trị kích thích nhận thức và truyền tải biểu cảm, vì lẽ đó, khi xét biện pháp nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn nhận ra những hình ảnh với nhiều tầng vỉa đang chờ ngƣời tiếp nhận nghệ thuật khai phá. Nhƣ khi xét về biện pháp so sánh, các bài thơ đƣợc sử dụng trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 2018 đều có đặc điểm chung, đó là các hình ảnh so sánh rất trong sáng, giản dị, đơn thuần, phù hợp với lứa tuổi học sinh khi tiếp nhận văn bản. Chẳng hạn nhƣ bài thơ Sơn Tinh- Thủy Tinh của Nguyễn Nhƣợc Pháp:

Mỵ Nƣơng xinh đẹp nhƣ tiên trên trần

Hay

Mỵ Nƣơng khép nép nhƣ cành hoa

Khi miêu tả vẻ đẹp hình thể lẫn tính cách, tác giả đều đƣa ra những hình ảnh rất dễ hình dung cho học sinh lớp 6, lớp 7. Ở cấp học này, các em đƣợc tiếp cận với biện pháp so sánh cơ bản nhất, bài thơ không chỉ đem lại giá trị nội dung truyền tải mà còn củng cố kiến thức tiếng Việt về phần so sánh. Hình ảnh của tiên trên trần đƣợc đặt để so sánh nhằm gợi tả vẻ đẹp của nàng Mỵ Nƣơng. Từ đây, tác giả đã giúp cho tâm hồn trẻ thơ hình dung đƣợc nhan sắc của con gái vua Hùng tùy theo liên tƣởng của các em về hình ảnh của tiên trên trời. Giá trị của ngôn từ không chỉ

truyền tải nội dung mà còn phát họa những đƣờng nét, giúp học sinh dễ hình dung hơn.

Trong thơ của những nhà thơ hiện đại, chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh so sánh rất đẹp, giàu tính biểu cảm và thẩm mĩ. Nhƣ trong thơ Chế:

Ơi kháng chiến! Mƣời năm qua nhƣ ngọn lửa

Con gặp lại nhân dân nhƣ nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa Nhƣ đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên) Với cách sử dụng so sánh, Chế Lan Viên tạo ra hình ảnh thơ đã trở thành đặc trƣng riêng cho bản thân. Tác giả ví cuộc kháng chiến rực rỡ, sục sôi nhƣ ngọn lửa- ngọn lửa niềm tin sắt đá của ngƣời chiến sĩ vào chiến thắng ngày mai, ngọn lửa yêu nƣớc bừng cháy trong lòng của mỗi con ngƣời Việt Nam. Và sức mạnh của ngọn lửa đó đủ soi đƣờng cho bao thế hệ mai sau, hệt nhƣ kim chỉ nam của chân lý lòng yêu nƣớc.

Khi về lại chốn cũ, tác giả đã sử dụng một loạt so sánh, dƣờng nhƣ những so sánh liên hồi, trùng điệp nhƣ vậy mới đủ sức công phá, truyền tải những tình cảm đã ứ đầy trong tim Chế. Những hình ảnh so sánh không xa lạ, là những điều gần gũi với rừng núi Tây Bắc: nai về suối cũ; cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa. Những hình ảnh đầy ắp vẻ đẹp của hiện thực đời sống. Cách sắp xếp những hình ảnh so sánh của nhà thơ, đó là lối so sánh tăng dần theo cấp độ. Ba vế so sánh đầu hƣớng về tự nhiên, về ngoại vật. Nhƣng đến hai vế so sánh còn lại, hƣớng về con ngƣời và nhu cầu tồn tại của con ngƣời: trẻ thơ đói lòng - gặp sữa; nôi ngừng - cánh tay đƣa. Chính cách sắp xếp ấy có ý nghĩa rất lớn trong việc thể hiện niềm biết ơn chân thành và sâu sắc của nhà thơ khi đƣợc về với Nhân dân.

Nhà thơ suy nghĩ và tƣ duy rất nhiều về sự vật nên có những hình ảnh liên tƣởng phong phú. Hầu nhƣ hình ảnh nào cũng khiến ngƣời tiếp nhận phải suy nghĩ, chiêm nghiệm… có lúc là sự giật mình, ngỡ ngàng, bàng hoàng vì những nội dung

của hình ảnh so sánh đem lại quá đỗi chân thật. Ta có thể bắt gặp những hình ảnh liên tƣởng biểu đạt những cảm xúc lắm khi rất khó diễn tả. Có những cái thú vị bởi giữa cái biểu đạt và cái đƣợc biểu đạt tƣởng chừng nhƣ khác xa nhau, nhƣng liên tƣởng, tƣởng tƣợng lại khiến chúng gần nhau hơn bao giờ hết. Nhƣ trong những dòng thơ sau, ta bất ngờ vì một hình ảnh so sánh tuyệt đẹp:

Thời gian nhƣ cỏ vƣợt lên ….

Lối mòn nhƣ sợi chỉ bền kéo qua.

(Dấu chân qua trảng cỏ - Thanh Thảo) Thời gian- bản thân nó là sự trừu tƣợng, ta chỉ có thể đong đếm nó, nhƣng không thể thấy nó, chạm nó. Ta chỉ có thể cảm nhận thời gian thông qua những sự vật gắn liền với nó. Hình ảnh cỏ vƣợt lên khiến ta liên tƣởng đến sự nảy nở, sinh sôi, nhanh chóng của loài thực vật. Từ một khái niệm trừu tƣợng của tự nhiên, Thanh Thảo đã gợi tả thời gian nhƣ một sinh thể có linh hồn vƣợt lên. Có thể nói, thơ Thanh Thảo đã cố gắng nhận thức đúng cái tầm cỡ thực của đối tƣợng mình miêu tả, cố gắng này đem lại cho thơ ông cái khoảng dài, rộng của không gian và thời gian trong những cảm nghĩ và liên tƣởng. Thơ Thanh Thảo không thiếu cái cụ thể.

Trong phạm vi đề tài chúng tôi khảo sát, có những bài thơ thuộc chƣơng trình phổ thông hiện hành, nên những hình ảnh thơ, nội dung rất quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh. Nhƣ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh:

Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Nhƣ biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa

Tác giả đã đặt để bình diện giữa không gian và thời gian để so sánh với nhau: cuộc đời- năm tháng; biển cả- mây trời. Thời gian của cuộc đời trăm năm nhƣng làm sao có thể chống lại thời gian vô hạn đất trời kia. Nhƣ biển cả tuy rộng, nhƣng bị giới hạn bởi bờ, còn mây trời thì thỏa sức bay đến những chân trời mới. Cũng có thể nhận ra thoáng buồn bã, tiếc nuối của Xuân Quỳnh khi tình yêu và khát vọng

tình yêu của loài ngƣời tồn tại vĩnh hằng nhƣ biển cả, còn cuộc đời mỗi con ngƣời lại ngắn ngủi, mong manh nhƣ một áng mây phù du. Bên cạnh đó, câu thơ trong bài

Vội vàng đã làm nên giá trị cho toàn bài

Tháng giêng ngon nhƣ cặp môi gần

Câu thơ đã làm nên một nét rất Xuân Diệu, thi sĩ của tình yêu này ám ảnh bởi bƣớc đi của thời gian. Nên ông đã hữu hình thời gian một cách rất riêng, rất quyến rũ. Tháng giêng là tháng đầu tiên của một năm, tháng mang độ mơn mởn, tƣơi tốt của muôn loài sau một mùa đông giá rét. Thời gian ấy đƣợc so sánh với cặp môi gần hình ảnh cặp môi ngƣời thiếu nữ căng mộng. Dƣờng nhƣ, thời gian lúc này cũng tròn đầy, quyến rủ, vừa gần gũi, có tính nhục thể nữa nhƣng đồng thời rất đỗi xa vời, xa vời nhƣ một cái gì vô cùng tinh khôi, trinh trắng …[12,tr.220]

Về mặt nội dung, mỗi biện pháp tu từ theo mối quan hệ liên tƣởng là một cấu trúc nhiều tầng nghĩa. Những sự tƣơng đồng về dấu hiệu, những nét nghĩa chính là cơ sở để hình thành các biện pháp tu từ này. Và sự khác nhau giữa các đối tƣợng sẽ tạo nên vẻ đẹp hình tƣợng và giá trị nhận thức cho thi phẩm. Góp phần vào việc nhà thơ không lặp mình trong cách xây dựng nội dung thơ là các biện pháp ẩn dụ tu từ, hoán dụ tu từ, nhân hóa… Nhƣ biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đƣợc không ít các nhà văn sử dụng để làm mới nội dung thơ, đồng thời sử dụng nhiều giác quan để chiêm nghiệm giá trị nội dung mà thi sĩ gửi gắm.

Chiều biên giới em ơi Nghe con sông chảy xiết Nghe con suối thác đổ.

(Chiều biên giới- Lò Ngân Sủn)

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật)

Từng giọt long lanh rơi Tôi đƣa tay tôi hứng

(Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải.)

Đã nghe rét mƣớt luồn trong gió

Tƣ duy thơ càng sáng tạo, hình ảnh ẩn dụ càng sâu sắc, phong phú. Theo nhận định chủ quan từ ngƣời viết, các bài thơ trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới 2018 đều có những giá trị khác nhau về nhận thức, giáo dục và tƣ duy thẩm mĩ. Bởi lẽ đó, nội dung đƣợc chọn lọc đƣa vào chƣơng trình giáo dục mới đều xoay quanh những mục miêu giáo dục đã đặt ra. Và biện pháp tu từ theo mối quan hệ liên tƣởng là chất phụ gia không thể thiếu khi khai thác giá trị nội dung mà tác giả gửi gắm.

Với phần khảo sát ở chƣơng 2, các biện pháp tu từ xuất hiện trong chƣơng trình thơ giáo dục phổ thông mới với tần suất khác nhau. Trong đó, ẩn dụ tu từ, so sánh, nhân hóa đƣợc sử dụng với mức độ dày. Tuy nhiên, khi tiếp cận các biện pháp này, ta cần chú ý đến vấn đề về ngữ nghĩa. Trong một phát ngôn, ta có quy luật “nghĩa ở lời” ta có các tầng nghĩa cơ bản sau:

Tiền giả định là cái không nói ra nhƣng ngƣời đọc phải biết đó là nghĩa trong văn cảnh để hiểu nghĩa của câu. Nghĩa hiển ngôn là cái đƣợc nói ra trực tiếp. Nghĩa hàm ngôn là cái cần rút ra từ hai nghĩa trên để hiểu đúng và đầy đủ của nghĩa ở lởi. [19,tr.85]. Nhƣ vậy, ta nhận thấy có những liên tƣởng rất gần nhau, ngƣời đọc dễ dàng nhận ra. Nhƣng cũng có những hình ảnh thơ nằm sâu dƣới bề mặt câu từ, đòi hỏi ngƣời đọc phải có kiến thức, kĩ năng, cảm thụ một cách sâu sắc thì mới có thể hiểu hết giá trị nội dung của hình ảnh thơ mang lại.

Lƣng mẹ còng rồi Cau thì vẫn thẳng Cau- ngọn xanh rờn Mẹ- đầu tóc bạc.

(Mẹ - Đỗ Trung Lai) Hình ảnh ngƣời mẹ đƣợc ẩn dụ qua hình ảnh lƣng còng; đầu tóc bạc. Chúng ta đều biết, ngƣời già đều cong lƣng vì xƣơng không còn dẻo dai, linh hoạt nhƣ tuổi trẻ. Tác giả đã lấy đặc trƣng của tuổi già để miêu tả về hình ảnh của ngƣời mẹ đã già đi theo tháng năm. Ở đây, khi tiếp nhận bài thơ, ngƣời đọc dễ dàng khám phá đƣợc nội dung ẩn dƣới bề mặt từ ngữ. Tuy nhiên, cũng có những bài, ngƣời đọc phải có chiều sâu mới có thể lí giải đƣợc.

tiếng ghi-ta nâu bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy

(Đàn ghi-ta của Lor-ca- Thanh Thảo) Trong hội họa, màu nâu là biểu tƣợng của sự hồn nhiên trung thực, màu của đất. Cái hồn nhiên trung thực ấm nồng ấy giữa giây phút ranh giới của sự sống và cái chết bỗng bừng thức dậy cùng với bầu trờicô gái. Đó là không gian hồi ức mà tiếng đàn mang lại, một không gian xanh sắc của sự sống của tình yêu lứa đôi. Trƣớc cái chết, ngƣời ta kinh hoàng và mƣu cầu sự sống và thƣờng liên tƣởng suy nghĩ về những gì đen tối, ở đây bầu trời tâm hồn ngƣời nghệ sĩ vẫn đắm đuối với bầu trời ngọt ngào thấm đẫm hƣơng tình. Để hiểu đƣợc hình ảnh ẩn dụ này, ngƣời đọc không chỉ có kiến thức về văn học, mà phải vận dụng cả hội họa, triết học thì mới có thể giải quyết đƣợc nội dung trong thơ của Thanh Thảo.

Tại lễ trao giải Nobel 2012, nhà văn Mạc Ngôn phát biểu: “Tôi biết thế nào là dũng cảm thực sự, cũng hiểu đƣợc buồn thƣơng là gì. Tôi hiểu trong cõi lòng của mỗi ngƣời đều có một vùng trời mờ ảo; cái vùng ấy khó mà có thể diễn tả thỏa bằng một từ ngữ đơn giản nó là phải hay trái, thiện hay ác. Đó chính là vùng đất bao la mà các nhà văn có thể thi thố tài hoa của mình”. Chúng tôi tạm hiểu, khoảng trời mờ ảo chính là những tiền giả định của bản thân mỗi ngƣời. Mỗi ngƣời sẽ có một thế giới quan riêng, một ý kiến riêng về cuộc đời vốn đã đa diện, nhiều chiều. Ngƣời sáng tạo nghệ thuật chính là cầu nối, kết các vùng trời ấy, khắc họa những đƣờng nét của cuộc đời, khám phá những đƣờng biên chồng chéo lên nhau. Để cho ra một sản phẩm thi ca, tác giả nhìn đời không thể một màu, đồng nhất, thi sĩ bằng tài năng của mình, phải đánh thức đƣợc nhận thức và cảm xúc của ngƣời đọc từ những điều quen thuộc hóa nhiều tầng ý nghĩa. Chẳng hạn nhƣ, trong bài thơ Đồng chí – Chính Hữu:

Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Súng là hình ảnh hoán dụ cho sức mạnh, cho vũ khí, cho cuộc chiến của những ngƣời lính thời kì kháng chiến chống Pháp. Đầu là hình ảnh hoán dụ của chí hƣớng, của mục đích chiến đấu, tấm lòng hƣớng về Cách mạng và kháng chiến của những ngƣời lính. Nhờ có biện pháp hoán dụ này, hình ảnh của những ngƣời lính có chung chí hƣớng, kề vai sát cánh trong quân ngũ, cùng nhau tham gia kháng chiến chống Pháp cứu nƣớc hiện lên vô cùng xúc động, chân thực và giàu tính biểu cảm. Đêm rét là ẩn dụ chân thật cho những khó khăn mà ngƣời lính phải gánh chịu, không chỉ là những đêm lạnh cắt da của vùng núi phía Bắc, mà đó còn là những khó khăn, thiếu thốn về mặt vật chất. Những hình ảnh chung chăn gợi về sự đồng cam cộng

Một phần của tài liệu Các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tưởng trong các tác phẩm thơ thuộc chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 (Trang 47 - 56)