Chương 1 : Những vấn đề chung
2.2. Phân tích nội dung và hình thức thông tin của Báo Đà Nẵng về các sự kiện quốc
2.2.2. Hình thức thông tin
2.2.2.1. Tin
Các sự kiện được chọn khảo sát là những sự kiện mang tầm cỡ quốc tế, diễn ra trong nhiều ngày hay thậm chí là nhiều tháng, với sự tham gia của nhiều nhân vật quan trọng, có ý nghĩa tác động to lớn với chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường…Chính vì vậy, tin, với khả năng cập nhật thông tin nhanh, luôn giữ vai trò xung kích, mũi nhọn trong công tác thông tin về các sự kiện quốc tế lớn được tổ chức tại Đà Nẵng, đặc biệt trong Mảng thông tin các diễn biến chính của sự kiện.
Sự kiện
Số lượng tin
Kỳ họp lần thứ 6 Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu GEF (2018) 11
Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (2019) 34
Bảng 10. Bảng thống kê số lượng tin trên Báo Đà Nẵng về các sự kiện
Các tít của tin trên Báo Đà Nẵng nhìn chung khá giản dị, cụ thể, thông báo đơn thuần và làm nổi bật được sự kiện. Tuy nhiên, các nhà báo cũng có những sáng tạo nhất định trong cách đặt tít như sử dụng các số liệu để gây ấn tượng (“Dành 4,1 tỷ USD cho các dự án mới về môi trường” (đăng tải ngày 19/6/2018), “74 liên lạc viên và 685 tình nguyện viên phục vụ APEC 2017” (đăng tải ngày 21/10/2017)…); hay sử dụng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ (""Trận địa" pháo hoa của chủ nhà Đà Nẵng - Việt Nam và Nga trước giờ khai mạc” (đăng tải ngày 31/5/2019), …)
Phần mào đầu luôn nêu được sự việc đáng chú ý nhất, sử dụng phần lớn các câu ngắn, đơn nghĩa và trả lời các câu hỏi thông tin cơ bản 5W – 1H. Viết cho đối tượng không biết chuyên môn cũng hiểu được các vấn đề chuyên môn (với ý thức công chúng không phải là người chuyên vấn đề đó). Độ dài tin rất đa dạng, phụ thuộc nhiều vào sự kiện được phản ánh và định hướng thông tin mà nhà báo hình dung khi phản ánh sự kiện trong tin đó, chủ yếu rơi vào các dạng tin ngắn, tin tường thuật và chùm tin tổng hợp.
Dạng tin ngắn thường được áp dụng cho các sự việc với tính chất đơn giản, ít tình tiết, dễ hình dung. Với các bài đăng ở dạng tin ngắn, các phóng viên chủ yếu tường thuật thông tin nhanh chóng, trả lời ngắn gọn các câu hỏi 5W – 1H, và không có hình ảnh đi kèm, như bài báo “Trả lại tài sản cho du khách” (được đăng tải ngày 29/06/2018) tường thuật vụ việc một Đại úy Nguyễn Phan Ngọc Tiến (thuộc Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Đà Nẵng) nhặt được và tiến hành điều tra, trả lại chiếc túi do du khách đánh rơi. Tuy nhiên, không phải tất cả những sự việc với diễn biến tương tự đều có thể được đăng tải và trở thành tin báo chí, đặc biệt là chùm tin
nằm trong công tác phản ánh các sự kiện quốc tế lớn của thành phố. Ở bài báo trên, tác giả khéo léo lồng ghép chi tiết Đại úy Nguyễn Phan Ngọc Tiến đang “làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho sự kiện Đại hội đồng Quỹ môi trường toàn cầu lần thứ 6 (GEF 6)”. Đây chính là thông tin quan trọng, thể hiện sự tận tâm và tỉ mỉ trong công việc của các chiến sĩ công an Thành phố - lực lượng giữ trọng trách bảo đảm công tác an ninh cho các sự kiện. Nếu mất đi thông tin này, bài báo sẽ mất đi giá trị nổi bật và không mang lại giá trị nào cho việc đưa tin về sự kiện GEF.
Tin tường thuật là thể tin thuật lại sự kiện theo quá trình diễn biến của nó theo một trật tự nhất định. Trong công tác thông tin về những sự kiện quốc tế lớn, loại tin này được Báo Đà Nẵng áp dụng triệt để trong việc thông tin, tường thuật những diễn biến chính của các sự kiện, điển hình là khai mạc các diễn đàn, hội nghị,…; phát biểu của các quan chức, lãnh đạo cấp cao…
Ở APEC, khi các sự kiện trong khuôn khổ được tổ chức, Báo Đà Nẵng đều theo dõi sát sao, đồng thời có ít nhất 1 tin tường thuật để thông tin về sự việc như “Hội nghị CSOM, mở màn Tuần lễ Cấp cao APEC 2017” (đăng tải ngày 6/11/2017), “Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam 2017” (đăng tải ngày 7/11/2017), “Khai mạc Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC” (đăng tải ngày 8/11/2017), “Khai mạc Hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC” (đăng tải ngày 11/11/2017)…Các tin tường thuật trên được xây dựng theo công thức nội dung ở bản như sau:
- Thông báo về tên sự kiện ở tít bài báo
- Thông báo các thông tin về thời gian địa điểm, thời gian sự kiện được tổ chức, đồng thời nhắc đến một số các lãnh đạo, quan chức nổi bật tham gia sự kiện.
- Trích dẫn, tường thuật lại một số thông tin quan trọng, đáng lưu ý trong các bài phát biểu của các nhân vật tham gia sự kiện
- Tường thuật, bổ sung thêm một số chi tiết vê các sự kiện diễn ra trước, sau hoặc trong cùng thời điểm với các sự kiện đang được tường thuật
Đối với sự kiện DIFF, tin tường thuật là thể loại chủ đạo trong việc đưa tin về lịch trình các đêm trình diễn của các đội thi như “Màn pháo hoa đỉnh cao của đội Nga với 'Vũ điệu của nước và lửa'” (đăng ngày 1/6/2019), “Ấn tượng "Hành trình trên biển cả" của đội Phần Lan” (đăng ngày 6/7/2019),…Các tin trên đa phần được xây dựng theo khối nội dung như sau:
- Thông báo về đêm thi trong khuôn khổ DIFF, kèm theo đó là một vài thông tin nổi bật nhằm thu hút sự chú ý của người đọc như tên các đội tham gia, nội dung đêm diễn, các yếu tố công nghệ nổi bật…ở phần tít
- Cập nhật thông tin về thời gian, địa điểm, thành phần và nội dung chủ đề của đêm thi ở phần sapo
- Giới thiệu thông tin chung về các đội, kèm theo phát biểu của các thành viên, cùng những ý kiến và kì vọng của họ vào việc tham gia DIFF
Ngoài ra, tin tường thuật còn được sử dụng để thông tin nội dung cơ bản của các bài phát biểu bởi các quan chức, lãnh đạo cấp cao tại các sự kiện như các bài báo “Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Hiện thực hóa ước vọng hành tinh tràn đầy sức sống” (đăng tải ngày 28/6/2018), “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cùng hành động để môi trường sống tự nhiên trường tồn” (đăng tải ngày 27/6/2017), “Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại APEC CEO Summit” (đăng tải ngày 8/11/2017)… Các bài tường thuật này có công thức trình bày như sau:
- Nêu tên sự kiện và lãnh đạo phát biểu tại sự kiện ở phần tít
- Cập nhật thông tin về thời gian, địa điểm và tinh thần, nội dung chính của bài phát biểu ở phần sapo
- Phân tách các mảng nội dung chính của bài phát biểu, được thể hiện bằng các tít phụ
Nhìn chung, dựa trên công thức xây dựng các bài báo trên, có thể thấy cấu trúc “tam giác ngược” được sử dụng nhiều và đạt hiệu quả cao trong việc thông tin các sự kiện quốc tế của Báo Đà Nẵng. Với cấu trúc này, phóng viên đưa những thông tin chủ yếu, quan trọng lên trên đầu để nhấn mạnh, lôi kéo sự chú ý của độc giả và sắp xếp những chi tiết còn lại theo mức trình tự hấp dẫn của những chi tiết đó giảm dần.
Ngoài hai loại tin trên, Báo Đà Nẵng còn sử dụng tin tổng hợp, thường được thực hiện bởi nhiều phóng viên, nhằm tóm lược, tổng kết nhiều sự kiện cùng xoay quanh một mảng chủ đề nhằm hỗ trợ người đọc trong việc tiếp cận thông tin. Ví dụ, ở bài báo “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Bảo đảm tuyệt đối an toàn Tuần lễ Cấp cao APEC 2017” (đăng tải ngày 24/10/2017) các phóng viên đưa tin về Lễ xuất quân và diễn tập phương án bảo vệ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017; buổi làm việc giữa Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố Đà Nẵng với Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Lê Quang Cường tại các khách sạn…Các diễn biến này được tổng hợp lại trong duy nhất một bài, nhằm đưa thông tin tổng quát, bao trùm về công tác an – trật tự, vệ sinh – an toàn thực phẩm phục vụ tuần lễ cấp cao APEC.
2.2.2.2. Bài phản ánh
Bên cạnh tin, các dạng bài phản ánh được Báo Đà Nẵng sử dụng thường xuyên trong công tác thông tin các sự kiện quốc tế được khảo sát. Về mặt nội dung, bài phản ánh thường thiên về tường thuật, diễn biến sự kiện, bám sát theo công thức 5W-1H. Trong đó có các thao tác: kể, tả, tường thuật diễn biến sự vật, sự việc, hiện tượng. Thông tin trong bài phản ánh mang tính chân phương: gọn gàng, đơn giản, rõ ràng, súc tích, đầy đủ và đặc biệt không bao giờ chấp nhận tính hư cấu dù bất cứ lí do gì. Tùy
cách nhìn mỗi người mà các tác giả sẽ tường thuật câu chuyện ở một góc nhìn khác. Về mặt hình thức, hình thức của bài phản ánh bị chi phối bởi tính chất, quy mô của sự kiện, vấn đề, hiện tượng, trình độ, nhận thức và nghiệp vụ của phóng viên, nhà báo.
Sự kiện
Số lượng bài phản ánh
Tuần lễ Cấp cao APEC (2017) 26
Kỳ họp lần thứ 6 Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu GEF (2018) 8
Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (2019) 36
Bảng 11. Bảng thống kê số lượng bài phản ánh trên Báo Đà Nẵng về các sự kiện
Để viết được dạng bài này, nhà báo cần có một lượng kiến thức chuyên sâu, thường xuyên quan tâm theo dõi ở một mảng nội dung nhất định, để có thể nhìn ra được những điểm tương đồng của các sự kiện khác nhau, từ đó tổng hợp, liên kết chúng để phân tích và đưa ra định hướng phù hợp.
Các bài phản ánh được sử dụng trong công tác thông tin tại các sự kiện quốc tế thường gặp nhất ở 3 dạng: bài phản ánh quang cảnh, hiện trạng; bài phản ánh nêu vấn đề và bài phản ánh chân dung.
Ở bài phản ánh quang cảnh, hiện trạng, khai thác một lát cắt, một vấn đề nhất định trong chuỗi các sự kiện, các sự kiện này có thể mang yếu tố tích cực hoặc tiêu cực, miễn là thể hiện được nội dung điển hình của vấn đề đó, từ đó khái quát, cập nhật diễn biến của vấn đề và đặt ra những yêu cầu, hành động của các bên liên quan đã, đang và sẽ thực hiện nhằm chấn chỉnh vấn đề được nêu ra. Ở bài phản ánh “Chỉnh trang đô thị, sẵn sàng đón APEC” (được đăng tải ngày 10/10/2017), tác giả cập nhật cho người đọc quá trình cải thiện mỹ quan đô thị phục vụ cho Tuần lễ Cấp cao APEC
2017, chủ yếu thông qua hai lát cắt nội dung là “Cải tạo cảnh quan cây xanh” và “Một số lô đất trống vẫn nhếch nhác”, đồng thời cuối bài đề cập đến động thái “liên tục đi kiểm tra công tác dọn dẹp vệ sinh môi trường ở các tuyến đường phục vụ APEC nhằm nhắc nhở, chấn chỉnh tình hình” của lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường.
Bài phản ánh nêu vấn đề mang chức năng khái quát lại những kết quả đã đạt được sau các sự kiện, và đưa ra những suy nghĩ, định hướng đúng đắn cho công chúng về những thành tựu đó. Bài viết “Đà Nẵng trên đường đến với danh hiệu "Thành phố môi trường"”(đăng tải ngày 1/7/2018) là một trong những bài viết điển hình cho dạng bài này trên Báo Đà Nẵng. Được đăng tải ngay sau khi kết thúc sự kiện Kỳ họp lần thứ 6 Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF), bài báo không những khái quát lại những kết quả đạt được của Việt Nam trong những phiên họp của sự kiện trên, mà còn tổng hợp thêm hàng loạt những thành tựu mà Đà Nẵng đã đạt được trước đó trong lĩnh vực môi trường, như “là thành phố duy nhất của Việt Nam cùng với 9 thành phố khác ở Đông Nam Á đoạt giải thưởng Thành phố bền vững về môi trường ASEAN năm 2011”; “được APEC công nhận là một trong 20 thành phố trên thế giới có hàm lượng cacbon thấp nhất vào năm 2012”… và đưa ra kết luận thành phố đang trên đường trở thành “thành phố môi trường”. Sau phần thông tin chung, tác giả bài báo bắt đầu thể hiện quan điểm với ý kiến “danh hiệu này vẫn còn là đề bài chứ chưa phải đã là đáp số, rằng những nỗ lực đáng trân trọng trong thời gian qua là chưa đủ, đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn nữa, quyết tâm chính trị lớn hơn nữa”, đồng thời đặt ra vấn đề môi trường lớn cần giải quyết về an ninh nguồn nước. Sau cùng, tác giả nêu ra một số các bài học có điểm tương đồng, như việc Dubai lấn biển xây đảo nhân tạo trên vịnh Ba Tư, nhằm giúp định hướng công chúng có cái nhìn đúng đắn về cách giải quyết vấn đề được đặt ra trước đó.
Bài phản ánh chân dung cũng là loại bài viết thường xuyên được sử dụng bởi các phóng viên Báo Đà Nẵng trong công tác đưa tin. Khác với các dạng bài trên, vốn
xâu chuỗi các sự việc nhỏ để phân tích thành vấn đề lớn, bài phản ánh chân chung lại nêu bật vấn đề thông qua các lát cắt là những nhân vật trực tiếp tham gia sự kiện. Việc tiếp cận vấn đề thông qua chân dung cụ thể của một hay nhiều nhân vật sẽ tạo cảm giác mới lạ, gần gũi cho độc giả, tạo nên hiệu ứng cảm xúc và hiệu quả định hướng cao hơn cho bài viết. Tiêu biểu ở sự kiện DIFF, ý thức bảo vệ môi trường được khắc họa qua những nhóm cô, cậu bé thu gom rác sau mỗi đêm diễn pháo hoa, thông qua bài “'Biệt đội nhí' bảo vệ môi trường” (đăng tải ngày 10/7/2019).
Các sự kiện được khảo sát trên đây, đặc biệt là APEC, GEF hay ASEAN đều có là các sự kiện về kinh tế, chính trị, môi trường… với nhiều nội dung chưa thực sự quen thuộc với độc giả, khiến nhiều độc giả e dè trong việc tiếp cận thông tin. Chính vì vậy, Báo Đà Nẵng cũng tập trung thực hiện bài nhiều” cửa” thông tin để chú thích, hoặc làm điểm nhấn, có tác dụng làm phương tiện hỗ trợ người đọc trong quá trình tiếp nhận thông tin, đa phần là ảnh, các box và phát biểu của các chuyên gia, lãnh đạo,…
Tuy nhiên, có thể thấy rằng các cửa thông tin phụ ở đây, tuy đáp ứng đủ nhu cầu về thông tin, nhưng hình thức chưa thực sự bắt mắt, lôi kéo sự chú ý của người đọc. Nội dung của các cửa này cũng khá dài, chưa có sự phân tách các nội dung để hỗ trợ người đọc. Box cũng là cửa thông tin được Báo Đà Nẵng thường xuyên sử dụng nhất trong các bài viết, chưa có nhiều sáng tạo trong việc áp dụng nhiều kiểu cửa thông tin khác trong bài viết.
Ảnh 1. Box được sử dụng để chú thích ở bài phản ánh
2.2.2.3. Phỏng vấn
Phỏng vấn là hình thức đối thoại trực tiếp giữa phóng viên/ nhà báo và một/ vài nhân vật (chuyên gia, nhà quản lí, lãnh đạo…) để thông tin cho công chúng những trao đổi, mạn đàm, giải thích, đánh giá, dự báo.. về một vấn đề thời sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc tế, ngoại giao văn hóa, môi trường…
Sự kiện
Số lượng bài phỏng vấn
Tuần lễ Cấp cao APEC (2017) 0
Kỳ họp lần thứ 6 Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu GEF
(2018) 1
Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (2017) 11
Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (2018) 3
Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (2019) 3
Bảng 12. Bảng thống kê số lượng bài phỏng vấn trên Báo Đà Nẵng
về các sự kiện
Đa phần các bài viết với thể loại phỏng vấn trong phạm vi khảo sát đều thuộc chuỗi tin bài của sự kiện Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng. Với tính chất đậm tính văn hóa – giải trí, các bài viết này đều xoay quanh mô típ chung là phỏng vấn các nghệ sĩ trong và ngoài nước tham gia biểu diễn tại sân khấu nghệ thuật DIFF trước phần thi đấu chính thức, nhằm phần nào quảng bá đêm diễn và thu hút sự chú ý của người dân