Chương 1 : Những vấn đề chung
2.2. Phân tích nội dung và hình thức thông tin của Báo Đà Nẵng về các sự kiện quốc
2.2.1.2. Thông tin về diễn biến chính
Những sự kiện quốc tế trong phạm vi khảo sát đều là những sự kiện có quy mô lớn, kéo dài trong nhiều ngày, thậm chí là nhiều tháng, đi kèm theo đó là nhiều hoạt động, diễn biến khác. Vì vậy, đây là mảng đề tài chiếm nhiều dung lượng trên Báo Đà Nẵng trong khoảng thời gian diễn ra sự kiện. Cụ thể, nhóm khảo sát thống kê được như sau:
Sự kiện
Số lượng bài viết
Tuần lễ Cấp cao APEC (2017) 44
Kỳ họp lần thứ 6 Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu GEF (2018) 7 Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (2019) 24
Bảng 7. Bảng thống kê số lượng tin, bài trên Báo Đà Nẵng thông tin về diễn biến chính của sự kiện
Các sự kiện quốc tế quy mô lớn trong diện khảo sát đều đã được lên kế hoạch cụ thể, chi tiết. Đó là những hoạt động chính đã lên lịch trình, như khai mạc, bế mạc, hội thảo, lịch trình tiếp xúc, thăm hỏi, gặp gỡ của các lãnh đạo,… Bên cạnh đó, trong khuôn khổ sự kiện, bao giờ cũng có các hoạt động phát sinh trong khuôn khổ sự kiện, các tuyên bố, các kết quả, yếu tố thời tiết hay các hoạt động kéo theo khác. Chính vì vậy, các bài viết thuộc chủ đề này cũng có thể được chia làm hai nhánh chính, gồm: thông tin về các hoạt động theo kế hoạch định trước và thông tin về các hoạt động không định trước. Hai hướng thông tin này cũng có những cách tiếp cận khác nhau về mặt tác nghiệp. Chẳng hạn đối với các hoạt động đã biết lịch trình, báo chủ yếu đưa tin hoặc tường thuật hoặc sử dụng bài phản ánh sự kiện. Tâm thế của phóng viên trong trường hợp này vì đã biết trước nên cũng chủ động và thuận lợi trong tác nghiệp. Trong khi đối với các hoạt động bên lề, các kết quả hợp tác,… báo sẽ sử dụng các tác phẩm thiên về phân tích như bài bình luận, bài phản ánh vấn đề, bài phỏng vấn,… Phóng viên tác nghiệp trong trường hợp này cũng cần có sự nhạy bén trong dự đoán các tình huống và tiếp cận nhân vật một cách khéo léo, nhanh nhạy.
Biểu đồ 1. Phân loại thông tin thuộc các diễn biến chính
của sự kiện APEC (2017)
Sự kiện APEC chứng kiến sự tham gia của nhiều lãnh đạo cấp cao của các nền kinh tế - yếu tố thường xuyên được độc giả quan tâm. Nắm bắt được điều này, Báo Đà Nẵng liên tục cập nhật thông tin về lịch trình đến thăm và làm việc tại Việt Nam của các lãnh đạo trên qua chùng phóng sự ảnh, chủ yếu được đăng tải trong 2 ngày 9 và 10/11/2017.
APEC 2017, như thông lệ hằng năm, đều tổ chức các diễn đàn, hội nghị quan trọng xoay quanh hiện trạng và về cơ hội phát triển củakinh tế khu vực, có thể kể đến như Hội nghị Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC), Hội nghị tổng kết quan chức cao cấp APEC (CSOM), Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2017 (CEO Summit)…, Tham dự các Hội nghị trên là lãnh đạo các nền kinh tế thành viên và đối tác. Với mỗi sự kiện trên, Báo Đà Nẵng chủ yếu đăng tải, thông báo với khoảng 1-2 bài, tùy theo mức độ quan trọng của sự kiện, có thể phân tích như sau:
Các thông tin theo kế hoạch định trước
Khai mạc, bế mạc các diễn đàn, hội nghị trong khuôn khổ
APEC
Lịch trình thăm và làm việc của lãnh đạo các nền kinh tế
tại các sự kiện trên
Các thông tin không định trước
Những kí kết, thỏa thuận đạt được tại các diễn đàn, hội nghị trong khuôn khổ APEC
Các phát biểu, tuyên bố của lãnh đạo các nền kinh tế tại
Hội nghị Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC): được chuyển tải qua bài
“Khai mạc hội nghị Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC)” (đăng ngày 5/11/2017). Bài báo chủ yếu là nhiệm vụ đưa tin đơn thuần về địa điểm, thời gian và những thành phần tham gia sự kiện kèm một vài lời phát biểu đáng chú ý từ Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC 2017 Hoàng Văn Dũng và ông Rod Eddington, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn châu Á – Thái Bình Dương (J.P.Morgan). Sau đó, sự kiện tiếp tục được phản ánh với bài “Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam-Nhiều cơ hội hợp tác, kinh doanh” (đăng ngày 08/11/2017). Bài báo này tập trung cập nhật những định hướng được đưa ra tại Hội nghị như: “tập trung cải thiện chất lượng thể chế, chính sách pháp luật, thúc đẩy pháp quyền, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao năng lực quản trị Nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô theo hướng tăng trưởng bền vững, bảo đảm các thăng tiến xã hội”, “thực hiện cải cách thuế theo hướng gia tăng cạnh tranh cho nền kinh tế”, “phát triển nền kinh tế khởi nghiệp, sáng tạo thông qua các cam kết hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để vun đắp, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp”.
Hội nghị tổng kết quan chức cao cấp APEC (CSOM): Được phản ánh với bài viết “Hội nghị CSOM, mở màn Tuần lễ Cấp cao APEC 2017”(đăng tải ngày 6/11/2017). Bài báo tập trung thông báo những kết quả dự tính đạt được sau Hội nghị, đồng thời nhắc lại những thành tựu đã đạt được tại SOM 1 (diễn ra tại Nha Trang), SOM 2(diễn ra tại Hà Nội), SOM 3 (diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh).
Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC: Đầu tiên, sự kiện này được phản ánh bằng việc tường thuật lại Bài phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị của Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua bài “Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại APEC CEO Summit” (đăng tải ngày 8/11/2017) – trong đó đề cập đến những đánh giá của Chủ tịch nước về APEC “là cơ chế hợp tác hiệu quả nhất trong việc phát huy vai trò của doanh nghiệp, đưa châu Á-Thái Bình Dương trở thành động lực của tăng trưởng và liên kết
toàn cầu và là vườn ươm của các ý tưởng mới cho tương lai”. Đồng thời, bài báo cũng tường thuật lại những đề nghị của Chủ tịch về việc “giải quyết ba vấn đề cấp bách để APEC duy trì vai trò diễn đàn liên kết kinh tế hàng đầu khu vực”. Những vấn đề được bàn thảo trong các phiên làm việc thuộc sự kiện này cũng được thể hiện qua bài “Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2017 (CEO Summit): Tận dụng lợi ích từ tự do hóa thương mại” (đăng ngày 10/11/2017) – trích dẫn các nhận định, phát biểu của một số lãnh đạo các nền kinh tế như Tổng thống Philipinnes Rodrigo Duterte nhấn mạnh, Trưởng đặc khu kinh tế Hồng Kông – Trung Quốc Carrie Lam và Tổng thống Peru Pedro Pablo Kuczynski về những vấn đề được cộng đồng doanh nghiệp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương quan tâm.
Bên cạnh đó, APEC 2017 chứng kiến nhiều kết quả, thành tựu quan trọng, có thể kể đến thông qua Tuyên bố Đà Nẵng “Tạo động lực mới cùng vun đắp tương lai chung” hay thống nhất đổi tên Hiệp định TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) thành Hiệp định CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và đạt được sự đồng thuận của Nhật Bản & Canada trong hiệp định trên. Với các kết quả trên, để đảm bảo tính thời sự, Báo Đà Nẵng tập trung trước vào việc cập nhật thông tin, tường thuật lại diễn biến của các phiên làm việc để đạt được kết quả trên bằng các tin sâu, đan xen vào đó là phát biểu, đánh gia của một số quan chức cấp cao. Còn phần suy nghĩ, đặt vấn đề, định hướng của riêng nhà báo từ những thành tựu trên chủ yếu được thể hiện ở Phần Nội dung thông tin về những tác động sau sự kiện.
Biểu đồ 2. Phân loại thông tin thuộc các diễn biến chính
của sự kiện GEF (2018)
Đối với sự kiện GEF, do quy mô không quá lớn bằng các sự kiện còn lại, nên Báo Đà Nắng không quá chú trọng vào việc thông báo tiến trình cụ thể của các phiên họp, phiên làm việc trong khuôn khổ sự kiện, mà chỉ có đơn thuần thông báo khai mạc sự kiện, chủ yếu qua 2 bài viết khai thác Bài phát biểu tại phiên khai mạc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc theo 2 khía cạnh. Thứ nhất là lời kêu gọi của Thủ tướng về sự đoàn kết giữa các quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách với bài “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cùng hành động để môi trường sống tự nhiên trường tồn”(đăng tải 27/06/2018). Thứ hai, qua bài “Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Hiện thực hóa ước vọng hành tinh tràn đầy sức sống” (đăng tải 28/06/2018) những khó khăn của riêng Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường, và đưa ra “Sáng kiến Việt Nam về biển Đông Á không rác thải nhựa” để giải quyết các vấn đề trên.
Các thông tin theo kế hoạch định trước
Khai mạc, bế mạc sự kiện
Các thông tin không định trước
Các phát biểu, tuyên bố của các nhân vật cấp cao trong
sự kiện
Những đề xuất, kêu gọi, định hướng được thống nhất qua
Trong công tác đưa tin tại sự kiện GEF, Báo Đà Nẵng dành dung lượng lớn cho việc thông báo các diễn biến, kết quả đáng chú ý qua các phiên hội nghị, với 2 chiều hướng: Kết quả của GEF nói chung và Đà Nẵng nói riêng.
Kết quả của GEF nói chung - Kêu gọi của GEF về việc xây dựng nền hinh tế tuần hoàn, bền vững: Kết quả này được tập trung thể hiện qua bài báo “GEF 6: Thế giới cần chuyển sang nền kinh tế tuần hoàn” (đăng ngày 24/6/2018). Bài viết chủ yếu tường thuật lại những nhận định, đánh giá của Chủ tịch kiêm Giám đốc GEF Naoko Ishii, và yêu cầu của bà về việc “thay đổi hệ thống sản xuất lương thực, phát triển đô thị, năng lượng và chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn”.
Kết quả riêng cho Đà Nẵng - Đề xuất hỗ trợ Đà Nẵng tham gia diễn đàn các thành phố phát triển: Trong bài báo “Đề nghị hỗ trợ Đà Nẵng tham gia diễn đàn các thành phố phát triển” (đăng tải ngày 24/6/2018), tác giả “trải” trước cho người đọc thông tin về 2 cơ sở nòng cốt của đề xuất trên là: việc 28 thành phố ở 11 quốc gia trên toàn thế giới được triển khai mở rộng các giải pháp phát triển bền vững thông qua chương trình Diễn đàn toàn cầu các thành phố phát triển bền vững – một chương trình được Qũy GEF và Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ; và thành phố Đà Nẵng ”10 năm qua, WB cũng đã tài trợ, xây dựng dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng, thoát nước, giao thông, vệ sinh môi trường…”. Dựa trên các cơ sở đó, tác giả mới lồng ghép đề xuất của Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Tiến sĩ Phạm Phú Bình, Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế về việc “đề nghị GEF hỗ trợ Đà Nẵng tham gia chương trình GPSC để học tập kinh nghiệm cũng như có các hỗ trợ để Đà Nẵng phát triển bền vững theo hướng thành phố môi trường”.Việc sắp xếp các tầng lớp thông tin logic của bài báo này khiến người đọc dễ theo dõi, dễ tiếp thu, nhờ vào sự thông hiểu lĩnh vực của nhà báo.
Biểu đồ 3. Phân loại thông tin thuộc các diễn biến chính
của sự kiện DIFF (2019)
Khác với APEC, sự kiện chính của DIFF, các đêm thi đấu, được diễn ra theo định kì (1 đêm thi/ tuần hoặc 1 đêm thi/ 2 tuần tùy theo năm) vào các đêm thứ 7 cuối tuần, nên có thể nhận thấy rõ ràng xu hướng đưa tin cho DIFF theo 3 luồng theo mỗi đêm thi:
Thông báo lịch trình đên Đà Nẵng của các đội thi (1 bài, được đăng tải vào đầu tuần): Nội dung của các bài viết này khá đơn giản, chủ yếu cập nhật thông tin các đội thi đã có mặt tại Đà Nẵng chuẩn bị cho đem diễn, kèm theo đó là một số thông tin
Các thông tin theo kế hoạch định trước
Lịch trình và hoạt động tại Đà Nẵng của các đội thi
Thời gian, địa điểm và các đội của từng đêm thi
Các thông tin không định trước
Các yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến đêm thi
Kết quả của từng đêm thi đấu
chung về các đội thi (tên đội, quốc gia, và các thành tích tại những cuộc thi với tính chất tương tự).
Công tác chuẩn bị, chiến thuật cho các tiết mục của từng đội thi (1 bài, được đăng tải vào thứ 4, thứ 5): Tại sự kiện DIFF, mỗi tuần thi, Ban tổ chức sẽ tổ chức họp báo tại bãi bắn, tạo điều kiện để phóng viên các báo tác nghiệp, khai thác thông tin từ các đội. Nội dung chủ yếu xoay quanh chiến thuật và tiến độ chuẩn bị cho đêm thi của các đội, cùng với đánh giá của họ về Lễ hội nói chung.
Nội dung của đêm thi (2 bài, được đăng tải trong đêm thứ 7 hoặc sáng Chủ nhật); Với dạng này, các tin bài tường thuật lại chủ đề chính của đêm thi (thay đổi theo năm), sau đó tường thuật lại một số nét nổi bật trong phần trình diễn của các đội.
Tuy nhiên, do sự góp mặt của các đội thi cho từng năm luôn khác nhau, nên chiến thuật và các công nghệ được áp dụng trong các đêm thi cũng khác nhau, luôn ẩn chứa yếu tố bất ngờ cho người xem. Chính vì vậy, đây cũng là yếu tố được Báo Đà Nẵng chú trọng khai thác. Ví dụ, ở bài báo “Ấn tượng "Hành trình trên biển cả" của đội Phần Lan”(đăng ngày 06/07/2019), nhà báo đã phân tích yếu tố đăc biệt, bất ngờ giúp đội Pháo hoa Phần Lan chiến thắng DIFF 2019 – sử dụng bài hát “Người hãy quên em đi” của nữ ca sĩ Mỹ Tâm nhằm tri ân tình cảm mến mộ của người dân Đà Nẵng dành cho đội.
Một yếu tố nữa ngoài khuôn khổ ở DIFF là các đội được chọn vào đêm thi chung kết và kết quả của đêm thi chung kết. Theo đó, Báo Đà Nẵng cũng theo dõi sát sao và đưa tin ngay khi những thông tin trên được cập nhật, theo 2 dạng: Phân tích hành trình vào chung kết của từng đội (Vì sao Anh – Phần Lan lọt vào chung kết DIFF 2019? (đăng ngày 03/07/2019) và tổng kết lại hành trình của quán quân trong toàn bộ cuộc thi, thường ở dạng video (“Đội Phần Lan vô địch DIFF 2019” (đăng ngày 6/7/2019).
- Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 (2020):
Biểu đồ 4. Phân loại thông tin thuộc các diễn biến chính
của sự kiện ASEAN (2020)
Mặc dù Hội nghị này đã được thông báo chính thức rằng sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến, với các phiên họp và diễn đàn được tổ chức ở Thủ đô Hà Nội, song, Báo Đà Nẵng vẫn đảm bảo cung cấp thông tin đến người đọc bằng cách dẫn thêm 4 bài báo từ các trang báo lớn khác.
Dựa trên nội dung phản ánh, các bài báo này có thể được chia làm 2 dạng như sau:
- Các diễn biến nằm trong khuôn khổ sự kiện: Chẳng hạn như Lễ khai mạc, qua bài báo “ASEAN 2020: Khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36” (trích từ Thông tấn xã Việt Nam, đăng ngày 26/06/2020), hay Phiên họp đặc biệt của các Nhà lãnh đạo ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ, qua bài báo “ASEAN 2020:
Các thông tin theo kế hoạch định trước
Khai mạc, bế mạc các diễn đàn, hội nghị trong khuôn khổ
ASEAN 36
Các thông tin không định trước
Những kí kết, thỏa thuận đạt được tại các diễn đàn, hội
nghị trong khuôn khổ ASEAN 36
Các phát biểu, tuyên bố của lãnh đạo, quan chức tại các sự
Chung tay hành động nâng cao vị thế của phụ nữ” (trích từ Vietnam Plus, đăng ngày 25/06/2020).
- Phát biểu của lãnh đạo tham dự hội nghị: Chẳng hạn như phát biểu của Tổng thư ký AIPA (Hội đồng liên nghị viện ASEAN) Nguyễn Tường Vân về cam kết sẵn sàng đồng hành cùng ASEAN xây dựng Cộng đồng khối bền vững trên cả 3 trụ cột bao gồm các yếu tố: hòa bình, ổn định, dựa trên luật pháp...qua bài báo “AIPA sẵn sàng