6. Cấu trúc khóa luận
1.2.1. Tuần lễ Cấp cao APEC (2017)
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (tiếng Anh: Asia-Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị. Diễn đàn tổ chức các kỳ họp thường niên lần lượt tại mỗi quốc gia thành viên, với Kỳ họp cấp cao nhất được gọi là "Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC" (tiếng Anh: APEC Economic Leaders' Meeting), với tên gọi thường thấy trên báo chí Việt Nam là "Hội nghị cấp cao APEC", được tổ chức lần lượt tại mỗi nền kinh tế thành viên APEC. Kể từ khi gia nhập APEC với tư cách là thành viên chính thức vào tháng 11/ 1998, Việt Nam đã đăng cai tổ chức kỳ họp thường niên này 2 lần, lần lượt tại Hà Nội (2006) và Đà Nẵng (2017).
APEC Việt Nam 2017, với chủ đề: "Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung", là loạt hội nghị trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra từ tháng 12/2016 đến tháng 11/ 2017 tại Đà Nẵng, Việt Nam và các thành phố lớn khác như Hà Nội, Nha Trang, Vinh, Ninh Bình, Hạ Long (Quảng Ninh), Huế, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Hội An (Quảng Nam). Đỉnh điểm của sự kiện này, Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC, diễn ra trong hai ngày 10 và 11 tháng 11 ở Đà Nẵng.
Việc Thành phố Đà Nẵng tổ chức thành công sự kiện trọng đại này đã góp phần củng cố, tái khẳng định về hình ảnh của một Việt Nam đang trên đà phát triển, sau lần đầu tiên tổ chức thành công vào năm 2006 và nhận được đánh giá cao từ bạn bè quốc tế: "Việt Nam, một quốc gia nhỏ bé tại Đông Nam Á có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực, đã tự mình giành thắng lợi để trở thành thành viên của WTO và vượt qua
mọi rào cản để tổ chức Hội nghị APEC thành công một cách phi thường..." (tờ FPIF sau Tuần lễ Cấp cao APEC lần thứ 14 tại Hà Nội vào năm 2006).
1.2.2. Kỳ họp lần thứ 6 Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) (2018)
Qũy Môi trường toàn cầu (tiếng Anh: Global Environment Facility, viết tắt là GEF) được thành lập trong thời gian trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất Rio năm 1992, để giúp giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách nhất hành tinh. Các kỳ họp của GEF được tổ chức bốn năm một lần với sự tham gia của các Bộ trưởng phụ trách môi trường và các quan chức cấp cao khác từ 183 quốc gia thành viên, cùng với Lãnh đạo các cơ quan Liên hợp quốc, các ngân hàng phát triển khu vực, các tổ chức xã hội dân sự và Lãnh đạo doanh nghiệp để cùng chia sẻ ý tưởng, giải pháp và hành động cần thiết hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường toàn cầu.
Năm 2018, Đà Nẵng đăng cai tổ chức Sự kiện Đại Hội đồng GEF lần thứ 6 do Quỹ Môi trường Toàn cầu và Bộ Tài nguyên và Môi trường, với các hoạt động chính được tổ chức tại Cung Hội nghị Quốc tế Ariyana, diễn ra từ ngày 23-29/6/2018. Kỳ họp được tổ chức với các chuỗi sự kiện bao gồm: Phiên họp Đại hội đồng GEF6; Phiên họp của Hội đồng GEF; Phiên họp bàn tròn cấp cao (14 phiên); Diễn đàn và các cuộc họp của các tổ chức chính trị - xã hội; các cuộc họp kỹ thuật của các cơ quan thuộc GEF (17 cuộc họp); các sự kiện bên lề, các gian hàng triển lãm; tham quan thực địa các dự án do GEF tài trợ.
Việc đăng cai tổ chức sự kiện Kỳ họp lần thứ 6 Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) thể hiện Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong công cuộc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường; đồng thời còn truyền đi thông điệp, quảng bá đến cộng đồng quốc tế về quyết tâm, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của Việt Nam về phát triển bền vững.
Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (tiếng Anh: Da Nang International Fireworks Festival, viết tắt là DIFF) là một sự kiện thường niên tại Đà Nẵng, do Uỷ ban nhân dân thành phố tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008. Sự kiện thường được tổ chức vào khoảng tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, với chủ đề được thay đổi theo từng năm, có sự tham gia của nhiều đội pháo hoa nổi tiếng trên toàn thế giới. Trong suốt thời gian diễn ra chương trình, các đội sẽ trải qua từ 4 - 5 đêm thi đấu loại và chọn ra 2 đội thi xuất sắc nhất vào đêm chung kết cuối cùng.
Cho đến nay, sau 10 lần tổ chức thành công, DIFF mang đến những màn pháo hoa rực rỡ cùng chương trình nghệ thuật đặc sắc để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân, du khách và một lần nữa góp phần khẳng định danh hiệu Đà Nẵng là “Điểm đến sự kiện – Lễ hội hàng đầu châu Á”. Đặc biệt, những hoạt động phụ trợ DIFF như "Cuộc thi flashmob", "Diễu hành carnaval đường phố", "Lễ hội ẩm thực quốc tế"... đã thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân và du khách, tạo không khí lễ hội sôi động trên toàn thành phố trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội Pháo hoa quốc tế.
1.2.4. Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 (2020)
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of South East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, được thành lập ngày 8/8/1967, tại Băng- cốc, Thái Lan, cho đến nay đã có 10 quốc gia thành viên trong khu vực Đông Nam Á.
Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Kể từ đó đến nay, Việt Nam thường xuyên là nơi tổ chức nhiều sự kiện, cuộc họp trong khuôn khổ hoạt động của ASEAN như Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 ( AMM 34), Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 8 (ARF 8), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các nước Đồng Bắc Á (ASEAN +3)… Năm 2020, đánh dấu Năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam, Đà Nẵng được chọn là nơi tổ
chức Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 (theo dự kiến vào ngày 8-9/4 tới cuối tháng 6/2020).
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19, sự kiện này thay đổi và diễn ra vào ngày 26/6/2020 theo hình thức trực tuyến.
1.3. Giới thiệu tổng quan về Báo Đà Nẵng và nhiệm vụ thông tin các sự kiện quốc tế được tổ chức tại địa phương (giai đoạn 2017 – 2020)
1.3.1. Tổng quan về Báo Đà Nẵng
1.3.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển
Đến năm 2021, Báo Đà Nẵng đã trải qua hành trình xây dựng và phát triển trong 61 năm. Lịch sử báo Đà Nẵng gắn liền với lịch sử đấu tranh giành lấy quyền độc lập tự chủ, thoát khỏi ách ngoại xâm của nhân dân Đà Nẵng, nhân dân Quảng Nam và các tỉnh khu Năm cũ. Hoạt động của báo luôn gần gũi và gắn bó hoạt động của Đảng bộ, với các đồng chí lãnh đạo; báo đã luôn nhận được sự hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể; sự thương yêu, đùm bọc, nuôi dưỡng của nhân dân trong suốt các thời kỳ đấu tranh gian khổ giành chính quyền; những năm tháng chiến tranh ác liệt của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước vừa qua cũng như trong điều kiện hòa bình xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay. Báo Đà Nẵng đã phải trải qua nhiều lần đổi tên và tách riêng với Quảng Nam thì mới có được tờ báo hoàn chỉnh như ngày nay.
Cùng với sự ra đời của cách mạng, báo chí cách mạng cũng ra đời nhằm gánh vác sứ mệnh tuyên truyền, cổ vũ, động viên, hiệu triệu đảng viên, quần chúng tham gia phong trào cách mạng của Đảng. Trong bối cảnh và ý nghĩa đó, báo chí Quảng Nam – Đà Nẵng cũng ra đời sớm, với tờ báo mang tên Cờ Độc lập xuất bản năm 1945.
Tháng 1-1947, Tỉnh ủy và Việt Minh tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã có quyết định đổi tờ Tin Tức thành tờ Chiến Thắng - cơ quan của Việt Minh Quảng Nam - Đà Nẵng. Tờ Chiến Thắng đã xuất bản số đầu vào dịp Tết Bính Tý (2-1947). Sau Hiệp định Geneve, tháng 7-1954, phong trào cách mạng của tỉnh lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tờ Chiến Thắng phải tạm ngừng hoạt động.
Năm 1956, Tỉnh ủy đã quyết định ra lại tờ báo của Đảng bộ mang tên mới Quyết Tiến. Trong giai đoạn khó khăn nhất của cách mạng miền Nam, tờ Quyết Tiến vẫn phát hành hằng tháng tại chiến khu, làm tài liệu tuyên truyền đường lối kháng chiến của Đảng. Tờ Quyết Tiến hoạt động cho đến năm 1960 khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.
Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng quyết định ra tờ Giải phóng Quảng Nam – Đà Nẵng , cơ quan của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Quảng Nam - Đà Nẵng,tờ báo ra hàng tháng cho đến giữa năm 1962.
Để phù hợp với địa bàn mới và thuận tiện trong chỉ đạo, Trung ương Đảng và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam quyết định chia tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Khu ủy 5 và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Trung Trung Bộ là Đà Nẵng. Theo đó, báo Giải phóng Quảng Nam - Đà Nẵng cũng được phân ra thành hai cơ quan trực thuộc Tỉnh ủy và Mặt trận hai địa phương là: Giải phóng Quảng Đà và Giải phóng Quảng Nam.
Sau nhiều thay đổi về định kì xuất bản, Báo Đà Nẵng chính thức trở thành nhật báo vào ngày 1/1/1999. Vào ngày 24/4/2008, Báo Đà Nẵng điện tử chính thức được ra mắt. Chuyên trang bằng tiếng Anh của Báo, Da Nang Today, ra đời vào ngày 1/12/2011, trở thành kênh đối ngoại chính thống của Thành phố.
Có thể thấy, từ thuở mới hình thành cho đến nay, Báo Đà Nẵng đã không ngừng đối mới để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chính trị của mình; đồng thời hoàn thành tốt vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố.
1.3.1.2. Các ấn phẩm của Báo Đà Nẵng
Báo Đà Nẵng hiện nay đang sản xuất các loại ấn phẩm chính là Báo Đà Nẵng hằng ngày, Báo Đà Nẵng điện tử (Tiếng Việt và Tiếng Anh), Báo Đà Nẵng cuối tuần và Báo Đà Nẵng số đặc biệt.
Báo Đà Nẵng hằng ngày là ấn phẩm chứa đựng những thông tin nóng hổi tính thời sự, đa dạng về góc nhìn, đưa ra được dự báo về xu thế diễn biến của sự kiện, nhận định có chiều sâu, định hướng gợi mở được giải pháp, hấp dẫn về phong cách thể hiện và trình bày.
Báo Đà Nẵng điện tử (cả phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh) là kênh thông tin quan trọng mở rộng tầm quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng đến những người con xa quê, đến bè bạn quốc tế.
Báo Đà Nẵng cuối tuần được xuất bản vào mỗi chủ nhật. Bên cạnh những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội,… trên địa bàn thành phố cũng như cả nước, Báo Đà Nẵng cuối tuần còn đăng tải những tác phẩm nghệ thuật, mẹo vặt cuộc sống, sách mới nên đọc… Ngoài ra, Báo Đà nẵng cuối tuần còn dành phần dung lượng lớn cho những tin tài về một vấn đề nhất định mỗi tuần.
Báo Đà Nẵng số đặc biệt, như một bản mở rộng của Báo Đà Nẵng cuối tuần. Về cơ bản, tờ Báo Đà Nẵng cuối tuần mở rộng nhằm kỉ niệm những sự kiện quan trọng.
1.3.2. Báo Đà Nẵng với nhiệm vụ thông tin các sự kiện quốc tế được tổ chức tại địa phương (2017-2020) địa phương (2017-2020)
Thành phố Đà Nẵng những năm qua được đánh giá cao trên nhiều phương diện, trong đó, việc được chọn làm nơi tổ chức các sự kiện quốc tế lớn chứng minh vị thế quan trọng của thành phố này. Để thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại, chính quyền thành phố đã ban hành và chỉ đạo thực hiện nhiều việc. Trực tiếp chỉ đạo công tác thông tin, Uỷ ban Nhân dân thành phố đã ban hành các Đề án tổng thể “Ngoại giao kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020” và “Quyết định Phê duyệt kế hoạch các hoạt động đối ngoại nhân dân trên địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020” 6 nhằm xác định và giao phó nhiệm vụ, trọng trách cụ thể cho các cơ quan liên quan, để tiến trình thực hiện các hoạt động đối ngoại của thành phố được diễn ra đồng bộ và xuyên suốt.
Cụ thể, trong “Quyết định Phê duyệt kế hoạch các hoạt động đối ngoại nhân dân trên địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020”, thành phố Đà Nẵng đã nêu rõ nhiệm vụ của các cơ quan báo chí địa phương trong công tác thông tin đối ngoại. nhằm đảm bảo công tác thông tin về các hoạt động này được chuyển tải chính xác, đầy đủ theo định hướng tuyên truyền của địa phương. Chi tiết như sau:
- Phần III. Nhiệm vụ & Giải pháp, mục 2. Tăng cường & Thúc đẩy các hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị & hợp tác nhân dân có nêu rõ “Sở Thông tin & Truyên thông, Đài Phát thanh & Truyền hình, Báo Đà Nẵng phối hợp với Liên hiệp thực hiện hoạt động thông tin đối ngoại nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh, đất nước & con người Việt Nam & TP Đà Nẵng đến bạn bè quốc tế; đăng, phát tin bài định hướng dư luận xã hội.”
- Phần III. Nhiệm vụ & Giải pháp, mục 4. Nâng cao chất lượng nghiên cứu, tham mưu, thông tin đối ngoại có nêu rõ “Sở Thông tin & Truyên thông, Đài Phát thanh & Truyền hình, Báo Đà Nẵng phối hợp với Liên hiệp mở chuyên trang, chuyên
6 Ủy ban Nhân dân TP Đà Nẵng (2016),Quyết định Phê duyệt kế hoạch các hoạt động đối ngoại nhân dân trên
mục, phóng sự, tăng cường thông tin quảng bá về hình ảnh đất nước & con người TP Đà Nẵng; tăng cường thời lượng, nội dung tuyên truyền về hoạt động đối ngoại nhân dân; kịp thời phản bác các thông tin sai lệch, xuyên tạc, chống phá sự nghiệp xây dựng & bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng.”
Với vai trò của một tờ báo địa phương – cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Đà Nẵng, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đà Nẵng, báo Đà Nẵng có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ thông tin, đặc biệt là thông tin quốc tế phục vụ mục đích đối nội, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương và cả nước. Theo đó, đối với các sự kiện quốc tế lớn được tổ chức tại Đà Nẵng trong những năm qua, báo Đà Nẵng đã tập trung thực hiện tổ chức các hoạt động thông tin để đạt hiệu quả tuyên truyền một cách tốt nhất.
Đối với mỗi sự kiện, báo Đà Nẵng theo sát quá trình tổ chức trước, trong và sau sự kiện để kịp thời đưa tin, bài. Có thể tóm lược một số nội dung theo diễn biến các sự kiện chính như: Trước sự kiện: công tác hậu cần như cơ sở vật chất, nhân lực, y tế, an ninh,… Trong sự kiện: các hoạt động chính đã lên kế hoạch và nhiều thông tin, hoạt động khác xoay quanh sự kiện. Kết thúc sự kiện: các bài viết mang tính chất tổng kết các kết quả, thành tựu, phạm vi tác động của sự kiện trên các mặt đời sống xã hội.
Để thông tin hiệu quả, tùy vào tính chất, đặc thù của mỗi sự kiện, báo Đà Nẵng lựa chọn hình thức chuyển tải phù hợp nhất. Cụ thể, báo Đà Nẵng phát huy thế mạnh với những thể loại đặc trưng của báo in như tin, bài phản ánh, phóng sự ảnh; bên cạnh đó, báo cũng chú trọng các hình thức thông tin đa phương tiện phù hợp với bối cảnh