Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 (2020)

Một phần của tài liệu Báo đà nẵng với công tác thông tin về các sự kiện quốc tế được tổ chức tại địa phương (giai đoạn 2017 2020) (Trang 28)

6. Cấu trúc khóa luận

1.2.4. Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 (2020)

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of South East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, được thành lập ngày 8/8/1967, tại Băng- cốc, Thái Lan, cho đến nay đã có 10 quốc gia thành viên trong khu vực Đông Nam Á.

Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Kể từ đó đến nay, Việt Nam thường xuyên là nơi tổ chức nhiều sự kiện, cuộc họp trong khuôn khổ hoạt động của ASEAN như Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 ( AMM 34), Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 8 (ARF 8), Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các nước Đồng Bắc Á (ASEAN +3)… Năm 2020, đánh dấu Năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam, Đà Nẵng được chọn là nơi tổ

chức Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 (theo dự kiến vào ngày 8-9/4 tới cuối tháng 6/2020).

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19, sự kiện này thay đổi và diễn ra vào ngày 26/6/2020 theo hình thức trực tuyến.

1.3. Giới thiệu tổng quan về Báo Đà Nẵng và nhiệm vụ thông tin các sự kiện quốc tế được tổ chức tại địa phương (giai đoạn 2017 – 2020)

1.3.1. Tổng quan về Báo Đà Nẵng

1.3.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển

Đến năm 2021, Báo Đà Nẵng đã trải qua hành trình xây dựng và phát triển trong 61 năm. Lịch sử báo Đà Nẵng gắn liền với lịch sử đấu tranh giành lấy quyền độc lập tự chủ, thoát khỏi ách ngoại xâm của nhân dân Đà Nẵng, nhân dân Quảng Nam và các tỉnh khu Năm cũ. Hoạt động của báo luôn gần gũi và gắn bó hoạt động của Đảng bộ, với các đồng chí lãnh đạo; báo đã luôn nhận được sự hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể; sự thương yêu, đùm bọc, nuôi dưỡng của nhân dân trong suốt các thời kỳ đấu tranh gian khổ giành chính quyền; những năm tháng chiến tranh ác liệt của 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước vừa qua cũng như trong điều kiện hòa bình xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay. Báo Đà Nẵng đã phải trải qua nhiều lần đổi tên và tách riêng với Quảng Nam thì mới có được tờ báo hoàn chỉnh như ngày nay.

Cùng với sự ra đời của cách mạng, báo chí cách mạng cũng ra đời nhằm gánh vác sứ mệnh tuyên truyền, cổ vũ, động viên, hiệu triệu đảng viên, quần chúng tham gia phong trào cách mạng của Đảng. Trong bối cảnh và ý nghĩa đó, báo chí Quảng Nam – Đà Nẵng cũng ra đời sớm, với tờ báo mang tên Cờ Độc lập xuất bản năm 1945.

Tháng 1-1947, Tỉnh ủy và Việt Minh tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã có quyết định đổi tờ Tin Tức thành tờ Chiến Thắng - cơ quan của Việt Minh Quảng Nam - Đà Nẵng. Tờ Chiến Thắng đã xuất bản số đầu vào dịp Tết Bính Tý (2-1947). Sau Hiệp định Geneve, tháng 7-1954, phong trào cách mạng của tỉnh lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tờ Chiến Thắng phải tạm ngừng hoạt động.

Năm 1956, Tỉnh ủy đã quyết định ra lại tờ báo của Đảng bộ mang tên mới Quyết Tiến. Trong giai đoạn khó khăn nhất của cách mạng miền Nam, tờ Quyết Tiến vẫn phát hành hằng tháng tại chiến khu, làm tài liệu tuyên truyền đường lối kháng chiến của Đảng. Tờ Quyết Tiến hoạt động cho đến năm 1960 khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng quyết định ra tờ Giải phóng Quảng Nam – Đà Nẵng , cơ quan của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Quảng Nam - Đà Nẵng,tờ báo ra hàng tháng cho đến giữa năm 1962.

Để phù hợp với địa bàn mới và thuận tiện trong chỉ đạo, Trung ương Đảng và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam quyết định chia tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành hai đơn vị hành chính trực thuộc Khu ủy 5 và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Trung Trung Bộ là Đà Nẵng. Theo đó, báo Giải phóng Quảng Nam - Đà Nẵng cũng được phân ra thành hai cơ quan trực thuộc Tỉnh ủy và Mặt trận hai địa phương là: Giải phóng Quảng Đà và Giải phóng Quảng Nam.

Sau nhiều thay đổi về định kì xuất bản, Báo Đà Nẵng chính thức trở thành nhật báo vào ngày 1/1/1999. Vào ngày 24/4/2008, Báo Đà Nẵng điện tử chính thức được ra mắt. Chuyên trang bằng tiếng Anh của Báo, Da Nang Today, ra đời vào ngày 1/12/2011, trở thành kênh đối ngoại chính thống của Thành phố.

Có thể thấy, từ thuở mới hình thành cho đến nay, Báo Đà Nẵng đã không ngừng đối mới để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chính trị của mình; đồng thời hoàn thành tốt vai trò là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố.

1.3.1.2. Các ấn phẩm của Báo Đà Nẵng

Báo Đà Nẵng hiện nay đang sản xuất các loại ấn phẩm chính là Báo Đà Nẵng hằng ngày, Báo Đà Nẵng điện tử (Tiếng Việt và Tiếng Anh), Báo Đà Nẵng cuối tuần và Báo Đà Nẵng số đặc biệt.

Báo Đà Nẵng hằng ngày là ấn phẩm chứa đựng những thông tin nóng hổi tính thời sự, đa dạng về góc nhìn, đưa ra được dự báo về xu thế diễn biến của sự kiện, nhận định có chiều sâu, định hướng gợi mở được giải pháp, hấp dẫn về phong cách thể hiện và trình bày.

Báo Đà Nẵng điện tử (cả phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh) là kênh thông tin quan trọng mở rộng tầm quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng đến những người con xa quê, đến bè bạn quốc tế.

Báo Đà Nẵng cuối tuần được xuất bản vào mỗi chủ nhật. Bên cạnh những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội,… trên địa bàn thành phố cũng như cả nước, Báo Đà Nẵng cuối tuần còn đăng tải những tác phẩm nghệ thuật, mẹo vặt cuộc sống, sách mới nên đọc… Ngoài ra, Báo Đà nẵng cuối tuần còn dành phần dung lượng lớn cho những tin tài về một vấn đề nhất định mỗi tuần.

Báo Đà Nẵng số đặc biệt, như một bản mở rộng của Báo Đà Nẵng cuối tuần. Về cơ bản, tờ Báo Đà Nẵng cuối tuần mở rộng nhằm kỉ niệm những sự kiện quan trọng.

1.3.2. Báo Đà Nẵng với nhiệm vụ thông tin các sự kiện quốc tế được tổ chức tại địa phương (2017-2020) địa phương (2017-2020)

Thành phố Đà Nẵng những năm qua được đánh giá cao trên nhiều phương diện, trong đó, việc được chọn làm nơi tổ chức các sự kiện quốc tế lớn chứng minh vị thế quan trọng của thành phố này. Để thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại, chính quyền thành phố đã ban hành và chỉ đạo thực hiện nhiều việc. Trực tiếp chỉ đạo công tác thông tin, Uỷ ban Nhân dân thành phố đã ban hành các Đề án tổng thể “Ngoại giao kinh tế thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020” và “Quyết định Phê duyệt kế hoạch các hoạt động đối ngoại nhân dân trên địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020” 6 nhằm xác định và giao phó nhiệm vụ, trọng trách cụ thể cho các cơ quan liên quan, để tiến trình thực hiện các hoạt động đối ngoại của thành phố được diễn ra đồng bộ và xuyên suốt.

Cụ thể, trong “Quyết định Phê duyệt kế hoạch các hoạt động đối ngoại nhân dân trên địa bàn TP Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020”, thành phố Đà Nẵng đã nêu rõ nhiệm vụ của các cơ quan báo chí địa phương trong công tác thông tin đối ngoại. nhằm đảm bảo công tác thông tin về các hoạt động này được chuyển tải chính xác, đầy đủ theo định hướng tuyên truyền của địa phương. Chi tiết như sau:

- Phần III. Nhiệm vụ & Giải pháp, mục 2. Tăng cường & Thúc đẩy các hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị & hợp tác nhân dân có nêu rõ “Sở Thông tin & Truyên thông, Đài Phát thanh & Truyền hình, Báo Đà Nẵng phối hợp với Liên hiệp thực hiện hoạt động thông tin đối ngoại nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh, đất nước & con người Việt Nam & TP Đà Nẵng đến bạn bè quốc tế; đăng, phát tin bài định hướng dư luận xã hội.”

- Phần III. Nhiệm vụ & Giải pháp, mục 4. Nâng cao chất lượng nghiên cứu, tham mưu, thông tin đối ngoại có nêu rõ “Sở Thông tin & Truyên thông, Đài Phát thanh & Truyền hình, Báo Đà Nẵng phối hợp với Liên hiệp mở chuyên trang, chuyên

6 Ủy ban Nhân dân TP Đà Nẵng (2016),Quyết định Phê duyệt kế hoạch các hoạt động đối ngoại nhân dân trên

mục, phóng sự, tăng cường thông tin quảng bá về hình ảnh đất nước & con người TP Đà Nẵng; tăng cường thời lượng, nội dung tuyên truyền về hoạt động đối ngoại nhân dân; kịp thời phản bác các thông tin sai lệch, xuyên tạc, chống phá sự nghiệp xây dựng & bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng.”

Với vai trò của một tờ báo địa phương – cơ quan ngôn luận của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành phố Đà Nẵng, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đà Nẵng, báo Đà Nẵng có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ thông tin, đặc biệt là thông tin quốc tế phục vụ mục đích đối nội, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương và cả nước. Theo đó, đối với các sự kiện quốc tế lớn được tổ chức tại Đà Nẵng trong những năm qua, báo Đà Nẵng đã tập trung thực hiện tổ chức các hoạt động thông tin để đạt hiệu quả tuyên truyền một cách tốt nhất.

Đối với mỗi sự kiện, báo Đà Nẵng theo sát quá trình tổ chức trước, trong và sau sự kiện để kịp thời đưa tin, bài. Có thể tóm lược một số nội dung theo diễn biến các sự kiện chính như: Trước sự kiện: công tác hậu cần như cơ sở vật chất, nhân lực, y tế, an ninh,… Trong sự kiện: các hoạt động chính đã lên kế hoạch và nhiều thông tin, hoạt động khác xoay quanh sự kiện. Kết thúc sự kiện: các bài viết mang tính chất tổng kết các kết quả, thành tựu, phạm vi tác động của sự kiện trên các mặt đời sống xã hội.

Để thông tin hiệu quả, tùy vào tính chất, đặc thù của mỗi sự kiện, báo Đà Nẵng lựa chọn hình thức chuyển tải phù hợp nhất. Cụ thể, báo Đà Nẵng phát huy thế mạnh với những thể loại đặc trưng của báo in như tin, bài phản ánh, phóng sự ảnh; bên cạnh đó, báo cũng chú trọng các hình thức thông tin đa phương tiện phù hợp với bối cảnh mới như video, infographic hay megastory để chuyển tải trên phiên bản báo mạng điện tử. Để làm phong phú thông tin về các sự kiện quốc tế nổi bật, ngoài việc tự thực hiện, sản xuất tin bài, báo Đà Nẵng còn sử dụng các tác phẩm liên quan đến sự kiện của các cơ quan báo chí trong và ngoài nước.

Có thể nói, nhiệm vụ thông tin các sự kiện quốc tế lớn được tổ chức tại địa phương trên Báo Đà Nẵng được coi trọng và thực hiện tốt trong thời gian qua, được chính quyền thành phố ghi nhận và tạo ra các hiệu ứng tích cực đến công chúng. Qua nhiệm vụ này, Báo Đà Nẵng đảm bảo cùng lúc thực hiện được chức năng thông tin (quan trọng nhất), và các chức năng tư tưởng, chức kinh tế, chức năng khai sáng, giải trí.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Nhận thấy rõ được trách nhiệm của mình trong việc thông tin, đặc biệt là công tác thông tin đối nội, cho các sự kiện quốc tế lớn được tổ chức tại địa phương, Báo Đà Nẵng đã có sự đầu tư trên nhiều mặt trong việc tổ chức nội dung thông tin nhằm khai thác, phản ánh các sự kiện trên.

Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, sách báo và các văn bản hành chính, chương 1 đã giải quyết được các vấn đề lý luận cơ bản của các khái niệm: báo chí; chức năng của báo chí; các sự kiện quốc tế trên báo chí; thông tin đối ngoại và đối nội trên báo chí, cũng như yêu cầu các cơ báo chí cần đảm bảo khi thông tin các sự kiện trên.

Chương 1 cũng tóm tắt các sự kiện nổi bật trong giai đoạn 2017 – 2020, đồng thời nêu ra trọng trách thông tin – tuyên truyền của Báo Đà Nẵng cho các sự kiện này.

Ngoài ra, chương 1 cũng đưa ra những thông tin tổng quát về lịch sử hình thành và phát triển, về các ấn phẩm phát hành và về nhiệm vụ thông tin các sự kiện quốc tế

CHƯƠNG 2

KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÔNG TÁC THÔNG TIN VỀ CÁC SỰ KIỆN QUỐC TẾ LỚN TRÊN BÁO ĐÀ NẴNG (2017-2020)

2.1. Thống kê tình hình khảo sát

Như diễn giải ở chương trước, để làm phong phú và cung cấp góc nhìn toàn cảnh về các sự kiện quốc tế lớn được tổ chức tại địa phương, báo Đà Nẵng, một mặt tổ chức sản xuất tin bài, mặt khác, sử dụng thêm tin bài từ các nguồn báo chí trong và ngoài nước. Tất nhiên, số lượng tin bài tự sản xuất là chủ đạo.

Sự kiện Tin, bài tự sản xuất Tin, bài dẫn từ các nguồn khác Tuần lễ Cấp cao APEC (2017) 94 42

Kỳ họp lần thứ 6 Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu GEF (2018)

20 2

Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (2019) 106 0 Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 (2020) 3 8

Bảng 1. Bảng so sánh số lượng tin, bài tự sản xuất và dẫn từ các nguồn khác

tại 4 sự kiện

Trong số các sự kiện trong phạm vi khảo sát, Tuần lễ Cấp cao APEC (2017) hay Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 (2020) đều là các sự kiện kinh tế - chính trị mang tầm cỡ quốc gia, khối lượng thông tin cần chuyền tải nhiều hơn, nên Báo Đà Nẵng chú trọng việc trích dẫn thêm thông tin từ những tờ báo lớn khác, để đảm bảo độc giả có cái nhìn toàn cảnh, đầy đủ về sự kiện. Còn Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (2019) là sự kiện mang tính chất giải trí, chỉ có quy mô địa phương, nằm trong khả năng tự thực hiện của đội ngũ phóng viên của Báo Đà Nẵng, nên Báo hầu như không trích dẫn tin, bài từ các nguồn khác.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ chọn khảo sát khối lượng tin bài do báo Đà Nẵng tự sản xuất.Theo đó, chúng tôi tiến hành tiếp cận, chọn lọc và khảo sát 223 tác phẩm báo chí thông tin về 4 sự kiện lớn trong giai đoạn 2017-2020 do đội ngũ phóng viên Báo Đà Nẵng tự sản xuất. Số lượng tác phẩm được phân bổ như sau:

Sự kiện Số lượng tin, bài tự sản xuất

Tuần lễ Cấp cao APEC (2017) 94 Kỳ họp lần thứ 6 Đại hội đồng Quỹ Môi trường

toàn cầu GEF (2018)

20

Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (2019) 106 Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 (2020) 3

Bảng 2. Bảng thống kê số lượng tin, bài tự sản xuất

Hầu hết sự kiện được khảo sát đều được diễn ra và thực hiện công tác thông tin theo đúng tiến trình, ngoại trừ sự kiện Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 (2020) chỉ mới bước đầu thực hiện công tác chuẩn bị, sau đó bị hoãn và dời lịch tổ chức theo hình thức trực tuyến tại Thủ đô Hà Nội, do ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19. Vì vậy, Báo Đà Nẵng chỉ có 3 bài báo tự thực hiện trong sự kiện này và trích dẫn tin, bài ở các trang báo khác để cung cấp thông tin cho độc giả về các giai đoạn sau của sự kiện. Do đó, với sự kiện này, chúng tôi sẽ sử dụng, đối chiếu thêm các tin, bài được Báo Đà Nẵng trích dẫn từ các nguồn khác, nhằm đưa ra kết quả đánh giá toàn diện hơn cho công tác thông tin ở sự kiện này.

Ở khía cạnh nội dung, để thuận tiện trong nghiên cứu, trong khóa luận này, chúng tôi tiến hành khảo sát, phân tích các đề tài/nhóm đề tài được đăng tải theo diễn

Một phần của tài liệu Báo đà nẵng với công tác thông tin về các sự kiện quốc tế được tổ chức tại địa phương (giai đoạn 2017 2020) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)