Kinh nghiệm tổ chức đội ngũ

Một phần của tài liệu Báo đà nẵng với công tác thông tin về các sự kiện quốc tế được tổ chức tại địa phương (giai đoạn 2017 2020) (Trang 78)

Chương 1 : Những vấn đề chung

3.1. Kinh nghiệm tổ chức đội ngũ

Qua quá trình tìm hiểu và phỏng vấn sâu với đại diện Ban Biên tập Báo Đà Nẵng – Bà Lê Thị Mỹ Hạnh (Phó Tổng Biên tập), chúng tôi đã rút ra được một số thông tin cơ bản về công tác tổ chức đội ngũ phóng viên Báo Đà Nẵng tại các sự kiện quốc tế lớn được tổ chức tại địa phương. Bên cạnh đó, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu những thuận lợi và hạn chế tồn tại ở mô hình tổ chức đội ngũ phóng viên trên.

Về tổ chức đội ngũ: Với mỗi sự kiện quốc tế trong phạm vi khảo sát, Báo Đà Nẵng tổ chức một nhóm phóng viên do Trưởng phòng Thời sự - Chính trị làm trưởng nhóm, tác nghiệp theo một đề cương định trước. Bà Hạnh cho biết: “Do những lĩnh

vực của các sự kiện này rất rộng, nên nhóm phóng viên phụ trách sự các kiện này không phải từ một phòng chuyên môn, mà được tập hợp lại từ nhiều phòng khác nhau, có các thế mạnh khác nhau. Các phóng viên này sẽ phối hợp với nhau dưới sự điều hành của một trưởng nhóm để thực hiện các công việc liên quan trong suốt sự kiện”.

Tùy vào quy mô, tính chất của sự kiện, số lượng các phóng viên được phân công trong nhóm này sẽ được bố trí phù hợp. Với các sự kiện lớn, số lượng phóng viên trong nhóm chủ lực của mỗi sự kiện dao động từ 7 đến 10 người. Bên cạnh đó, Ban Biên tập cũng phân công thêm các phóng viên khác phụ trách đưa tin bài về các diễn biến bên lề sự kiện để đảm bảo không bỏ sót thông tin. Đối với những sự kiện nhỏ, chỉ kéo dài 1-2 ngày, Báo chỉ phân công cho khoảng 1-2 phóng viên phụ trách.

Các phóng viên khi được chọn tác nghiệp tại những sự kiện quan trọng phải là các phóng viên có tay nghề tốt, có kinh nghiệm làm việc lâu năm và có khả năng phối hợp tốt với nhau. Các phóng viên này có những thế mạnh khác nhau, do đó mà phân công nhiệm vụ cũng khác nhau. Tại các sự kiện, sẽ có phóng viên phụ trách viết tin/ bài, một phóng viên khác phụ trách mảng hình ảnh và một người phụ trách biên tập, để công tác đưa tin diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng hơn.

Về đề cương: Trong đội ngũ này, trưởng nhóm là người có trách nhiệm lên kế hoạch, lên đề cương tuyên truyền toàn bộ các diễn biến liên quan đến sự kiện. Đề cương kế hoạch này cần cụ thể, chi tiết, diễn biến nào, hội nghị nào, do phóng viên nào phụ trách, để phóng viên theo sát được sự kiện, tránh bỏ sót thông tin. Bên cạnh đó, Ban Biên tập cũng giám sát được tiến độ tác nghiệp của các phóng viên và đưa ra điều chỉnh thích hợp. Bà Hạnh cũng nói thêm: “Chẳng hạn, trong trường hợp cường độ công việc quá nhiều, nhóm phóng viên được phân công từ đầu không thể đảm đương hết, các phóng viên sẽ có sự báo cáo kịp thời đến Lãnh đạo Ban Biên tập nhằm phân công thêm một số phóng viên hỗ trợ”.

3.2. Kinh nghiệm tác nghiệp của phóng viên tại các sự kiện

Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu và phỏng vấn các phóng viên, nhà báo Báo Đà Nẵng về việc xây dựng tin, bài viết cho tuyến bài đưa tin về các sự kiện quốc tế, chúng tôi đã đưa ra được một số những điều cần lưu ý khi tác nghiệp tại các sự kiện này. Nhìn chung, các lưu ý này cũng là các kinh nghiệm chung của khi tác nghiệp của phóng viên, đồng thời cũng có kinh nghiệm đặc thù khi tác nghiệp tại các sự kiện quốc tế lớn.

- Đáp ứng các yêu cầu cơ bản của báo chí: Trước hết, các tin, bài phản ánh các sự kiện quốc tế lớn cần đáp ứng đúng yêu cầu của một tác phẩm báo chí cơ bản. Theo phóng viên Xuân Sơn: “Khi viết tin, cần đảm bảo truyền tải đúng, đủ thông tin trước, theo quy tắc 5W – 1H, thay vì “gồng gắng” sao cho hay. Hay khi chụp ảnh, cần đảm bảo chụp ảnh đúng kĩ thuật, quy tắc nhiếp ảnh như “quy tắc đường chân trời”, “quy tắc 1/3”, trước khi chụp các bức ảnh với kĩ thuật khó hơn”.

- Đảm bảo sự chuẩn bị thông tin kĩ lưỡng: Trong quá trình tác nghiệp tại các sự kiện trên, các phóng viên bắt buộc phải tiếp xúc với nhiều lãnh đạo, quan chức cấp cao nhằm khai thác thông tin, phục vụ cho bài viết. Tuy nhiên, sự tiếp xúc này cũng gặp phải không ít trở ngại. Với đối tượng là các nhiều lãnh đạo, quan chức cấp cao thường có lịch trình dày đặc, ít có thời gian để trả lời câu hỏi của phóng viên. Ngoài ra, ở một số sự kiện, Ban Tổ chức còn đặt giới hạn thời gian tác nghiệp của phóng viên. Chẳng hạn, ở Lễ hội Pháo hoa, phóng viên chỉ có khoảng 1-1.5 tiếng để tác nghiệp mỗi tuần. Để xử lí vấn đề này, theo phóng viên Thu Hà, trước khi đến địa điểm tác nghiệp, phóng viên cần phải chuẩn bị trước các nội dung thông tin cần khai thác. Chị chia sẻ: “Về sự kiện Lễ hội pháo hoa diễn ra hàng năm, với khung chương trình cơ bản là giống nhau, nên các phóng viên có thể lên trước những nội dung chính về các đội. Điều này giúp phóng viên có thể khai thác thông tin ở mức độ sâu sắc hơn trong thời gian tác nghiệp tại bãi bắn. Đây chính là lý do tôi có thể thực hiện được bài phỏng vấn với Ban Tổ

chức DIFF, mặc dù thời gian tác nghiệp có hạn.” Đồng quan điểm, phóng viên Khang Ninh cho rằng, “Nếu phóng viên chỉ chọn một nhân vật bất kì để phỏng vấn những câu hỏi cơ bản, thì bài viết sẽ không có giá trị cao, không thỏa mãn được nhu cầu bạn đọc. Chính vì vậy, khi thực hiện phỏng vấn, khai thác thông tin, nếu có điều kiện, phóng viên cần tìm hiểu trước thông tin về nhân vật được phỏng vấn và các hoạt động của họ tại sự kiện, để tăng chiều sâu cho các câu trả lời phỏng vấn”.

- Luôn thể hiện được tinh thần của Báo Đảng địa phương: Tất cả các sản phẩm báo chí khi được đăng tải cần phải đảm bảo sự chuẩn mực. Theo Bà Mỹ Hạnh, “Các phóng viên Báo Đà Nẵng phải luôn đặt sự chuẩn mực trong mặt câu chữ lên hàng đầu, phù hợp với định hướng tuyên truyền của Báo, không thể chạy đua giật tít câu view như những tờ báo, trang thông tin điện tử khác.” Phóng viên Lam Phương cũng bổ sung thêm: “Với tinh thần Báo Đảng địa phương, các phóng viên phụ trách tác nghiệp tại các sự kiện quốc tế, dù lớn hay nhỏ, cần chú ý thể hiện, tường thuật các phát biểu, ý kiến của các cấp lãnh đạo thành phố. Đặc biệt, về phần hình ảnh, luôn chú trọng các hình ảnh của lãnh đạo nước ta với các quan chức ngoại giao từ các quốc gia khác phải ngang hàng với nhau, không bên nào nổi bật hơn. Hơn nữa, cần nhấn mạnh các hình ảnh thể hiện tinh thần hữu nghị, hợp tác của các cấp lãnh đạo qua các hành động cụ thể, như tặng hoa, bắt tay, kí kết…”

- Cần có tác phong chuyên nghiệp, đúng giờ: Tại những sự kiện quốc tế lớn, Ban Tổ chức sẽ siết chặt công tác an ninh, và các phóng viên, nhà báo cũng không là ngoại lệ. Phóng viên Lam Phương chia sẻ, “Tại các sự kiện trên, đội ngũ an ninh sẽ kiểm tra thẻ, tư trang và các thiết bị tác nghiệp của phóng viên. Vì thế, phóng viên nên có mặt sớm tại các sự kiện để thực hiện các thủ tục này, để không bỏ lỡ các diễn biến mở màn của sự kiện”. Chị nói thêm, “Nhiều sự kiện chỉ cho phép phóng viên tác nghiệp khoảng 15-20 phút đầu, các phóng viên không đến kịp sẽ bỏ lỡ khoảng thời gian tác nghiệp này”.

- Kĩ năng ngoại ngữ: Khi công tác tại các sự kiện quốc tế, phóng viên sẽ phải thường xuyên tiếp xúc với các lanh đạo, đại diện đến từ nhiều quốc gia, do vậy, việc trau dồi kĩ năng ngoại ngữ là điều cần thiết. “Tuy ở các sự kiện này, Ban tổ chức luôn bố trí thêm các phiên dịch, thế nhưng trong quá trình dịch thuật, nội dung thông tin đôi lúc sẽ không được đảm bảo, không đúng với ý đồ của phóng viên”, phóng viên Lam Phương cho biết.

- Đảm bảo cập nhật thông tin nhanh chóng: Theo phóng viên Xuân Sơn, với những sự kiện có khuôn khổ nội dung cố định, không có yếu tố bất ngờ, phóng viên có thể lên trước khung nội dung cơ bản của sự kiện. “Đến trong khi sự kiện diễn ra, phóng viên chỉ cần bổ sung thêm hình ảnh, và tiến hành đăng tải bài viết.” Nhưng để thực hiện được yêu cầu này, theo anh, trước đó, phóng viên cần phải có kinh nghiệm, thâm niên tham gia tác nghiệp các sự kiện có tính chất tương tự. Khi đó, phóng viên mới đủ kiến thức để nắm bắt khung sườn chính của sự kiện và lên trước được nội dung.

- Có sự học hỏi, soi chiếu bản thân sau từng sự kiện: Để nâng cao kĩ năng nghiệp vụ tại các sự kiện tốt hơn, nhanh hơn qua từng sự kiện, theo phóng viên Khang Ninh, “Phóng viên cần có sự đúc rút kinh nghiệm cho bản thân sau từng sự kiện, hình thành “công thức chung” khi tác nghiệp, để công tác đưa tin ở các sự kiện sau được diễn ra suôn sẻ hơn”.

- Luôn biết cách làm mới bản thân bản thân khi tác nghiệp: Theo phóng viên Thu Hà, việc tham gia các sự kiện diễn ra hàng năm, với nội dung cơ bản giống nhau, phóng viên khó tránh khỏi sự trùng lặp nội dung khi đưa tin. Nhưng theo chị, tuy có thể lực lượng phóng viên tham gia tại các sự kiện là giống nhau, nhưng các thành phần tham gia sự kiện đều được thay đổi theo mỗi năm, nên khi tác nghiệp, phóng viên lại được “làm mới” bản thân mình. Theo chị Hà, “Tuy chị đã có kinh nghiệm 6-7 năm tác nghiệp tại Lễ hội Pháo hoa, nhưng mỗi năm tôi lại được tiếp xúc với các đội mới, họ mang tinh thần, chiến thuật mới cho các đêm diễn, nên khi tiếp xúc với họ, chị có thể

tập trung khai thác vào những cái “mới”, cái “lạ” của họ, để đảm bảo nội dung thu hút được bạn đọc, và để giữ được “lửa” cho bản thân tại các sự kiện trên”.

- Cần có sự nhanh nhạy, ứng biến tốt: Theo bà Mỹ Hạnh – người từng có trách nhiệm “cầm trịch” nhóm phóng viên tác nghiệp tại các sự kiện lớn của Thành phố - cho biết phóng viên cần có sự linh động khi xử lý tình huống, đảm bảo thông tin được đưa đến bạn đọc nhanh nhất có thể. Bà chia sẻ “Việc tác nghiệp tại các sự kiện quốc tế những năm trước đây gặp nhiều trở ngại, chủ yếu là do đường truyền chưa được hiện đại như hiện nay. Ví dụ, tại sự kiện DIFF, khi công nghệ chưa thực sự phát triển, chưa có các kết nối 4G, 5G như hiện nay, phóng viên không thể vừa tác nghiệp tại sân khấu, vừa cập nhật tin bài. Chính vì thế, tôi đã nhanh chóng liên lạc, bàn bạc với các nhân viên của một khách sạn gần đó để sử dụng Internet tại khách sạn. Sau đó tổ chức đội ngũ phóng viên xây dựng tin bài ngay tại khách sạn, để đảm bảo công tác thông tin”.

3.3. Những thuận lợi, khó khăn và bài học kinh nghiệm

3.3.1. Thuận lợi

- Các sự kiện thuộc phạm vi khảo sát đề dược tổ chức tại địa phương thành phố Đà Nẵng. Chính vì vậy, các phóng viên Báo Đà Nẵng là lực lượng nòng cốt, chính danh được giao nhiệm vụ thông tin các sự kiện, phục vụ nhu cầu thông tin của người dân thành phố Đà Nẵng. Điều này được thể hiện rõ trong công tác tuyên truyền Lễ hội pháo hoa quốc tế DIFF – một sự kiện mang tính chất địa phương. Tại sự kiện này, Báo Đà Nẵng sản xuất khối lượng tin bài lớn, nội dung phong phú, trải dài trong suốt khoảng thời gian 2 tháng, cung cấp cho bạn đọc cái nhìn toàn diện về sự kiện, mà không cần trích dẫn tin, bài từ các trang báo khác.

- Là báo Đảng địa phương, Báo Đà Nẵng có tòa soạn ngay tại thành phố này, nên dễ dàng phát triển được đội ngũ phóng viên nhiều người, phối hợp với nhau linh hoạt tại các sự kiện lớn. Ngoài ra, Ban Biên tập cũng sẽ dễ dàng theo sát và điều phối

thêm các phóng viên hỗ trợ tại sự kiện, trong trường hợp số lượng phóng viên theo kế hoạch không đủ khả năng thông tin hết các diễn biến của sự kiện.

- Mỗi người trong đội ngũ phóng viên tác nghiệp tại các sự kiện này đều có một thế mạnh khác nhau, về ngoại ngữ, viết tin hay chụp ảnh, quay video… Chính vì vậy, đội ngũ phóng viên này sẽ có lợi thế tác nghiệp nhanh, gặp ít trục trặc, đáp ứng được nhu cầu thông tin nhanh chóng cho bạn đọc. Đồng thời, khi kết hợp với nhau, họ đảm bảo tạo ra các sản phẩm báo chí chỉnh chu nhất có thể, về cả mặt nội dung lẫn hình thức.

- Hơn nữa, các phóng viên thuộc đội ngũ này còn khá trẻ, do vậy họ có sự cập nhật các xu hướng báo chí mới và bên cạnh đó, có vận dụng tốt hơn các công nghệ - kĩ thuật làm báo hiện đại. Điều này góp phần tăng lợi thế cho Báo Đà Nẵng trong công tác thông tin tại các sự kiện quốc tế lớn, môi trường vốn rất cạnh tranh với nhiều tờ báo lớn cả trong và ngoài nước.

3.3.2. Khó khăn

- Việc tác nghiệp tại các sự kiện quốc tế yêu cầu các phóng viên có khả năng ngoại ngữ tốt, để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình khai thác thông tin và tiếp xúc nhân vật. Tuy nhiên, số lượng phóng viên đáp ứng được yêu cầu này tại Báo Đà Nẵng còn rất ít. Mặc dù Báo cố gắng khắc phục phần nào nhược điểm này bằng việc luôn phân công ít nhất một phóng viên có ngoại ngữ tốt để hỗ trợ các phóng viên, nhưng đây không phải là phương án về lâu dài, bởi nó hạn chế sự chủ động của phóng viên trong quá trình tác nghiệp.

- Việc sở hữu lực lượng phóng viên trẻ trong đội ngũ nòng cốt phục vụ tại sự kiện cũng tạo ra bất lợi cho công tác thông tin của Báo Đà Nẵng. Các phóng viên này còn bị hạn chế hiểu biết về các vấn đề, lĩnh vực của các sự kiện, do vậy họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đề tài ở những chiều cạnh sâu sắc hơn. Điều này thể hiện

rõ nhất ở việc tin là thể loại chiếm số lượng rất lớn trong công tác thông tin tại các sự kiện, trong khi số lượng các bài phỏng vấn, phân tích và bình luận còn rất hạn chế, chỉ xuất hiện rải rác ở một vài sự kiện.

- Bên cạnh đó, Báo Đà Nẵng cũng chưa có sự nhất quán, đồng bộ trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức tin, bài cho các sự kiện. Ví dụ, trong cùng sự kiện DIFF, năm 2018, Báo Đà Nẵng có sự tăng cường các loại hình báo chí đa phương tiện, với số lượng 11 megastory trong suốt thời gian diễn ra sự kiện, cho thấy đội ngũ phóng viên Báo Đà Nẵng hoàn toàn có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của xu thế báo chí hiện đại. Thế nhưng, loại hình này hoàn toàn không được sản xuất trong năm 2019, mặc dù đây là dạng tác phẩm mang lại hiệu quả thông tin cao.

- Ngoài ra, Báo Đà Nẵng còn tồn tại nhiều hạn chế về kĩ thuật – công nghệ. Hệ thống Báo Đà Nẵng hiện nay đã cũ, lỗi thời, do đó không thế đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng cao của bạn đọc, đặc biệt là nhu cầu về các loại hình báo chí đa phương tiện. Tuy đã có bước đầu xây dựng các tác phẩm theo xu thế này, nhưng nhìn chung nội dung và hình thức còn khá sơ sài, chỉ đơn giản là kết hợp các yếu tố nội

Một phần của tài liệu Báo đà nẵng với công tác thông tin về các sự kiện quốc tế được tổ chức tại địa phương (giai đoạn 2017 2020) (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)