TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNGBÁO CÁO THẢO LUẬN HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Lớp học phần: 2124HCMI0111 Đề tài 1: Trình bày cơ sở khách quan hình thành, phát triển
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
BÁO CÁO THẢO LUẬN HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Lớp học phần: 2124HCMI0111
Đề tài 1: Trình bày cơ sở khách quan hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
và chỉ ra tiền đề lý luận đóng vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển
tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề tài 2: Vận dụng những chuẩn mực cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong
tư tưởng Hồ Chí Minh để xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh Việt Nam hiện nay.
Thực hiện: Nhóm 8 Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Bùi Hồng Vạn
Hà Nội, tháng 4 năm 2021
Trang 2DANH SÁCH NHÓM
Trang 3Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamĐộc lập - Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1
Kính gửi: Thầy Bùi Hồng Vạn
Hôm nay ngày 29/03/2021 nhóm 8 họp thảo luận
1 Địa điểm họp: Nhà V
2 Nội dung họp:
Nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm tìm tài liệu về đề tài,sau đó đưa ra thời gian nộp bài của nhóm là vào ngày 10/04/2020
3 Các thành viên tham gia:
1) Hoàng Quốc Tuấn
9) Lê Tuấn Long
Các thành viên trong nhóm tích cực đóng góp ý kiến, buổi họp kéo dài từ 9h – 9h30
Thư kýViênNguyễn Thị Viên
Nhóm trưởngVânHoàng Hồng Vân
Trang 4Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamĐộc lập - Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2
Kính gửi: Thầy Bùi Hồng Vạn
Hôm nay ngày 12/4/2021
1 Địa điểm họp: Sân C-D
2 Nội dung họp:
Nhóm họp để duyệt bản Word, đưa ra ý kiến về bản PowerPoint, đóng góp về phầnthuyết trình
3 Các thành viên tham gia:
1) Hoàng Quốc Tuấn
9) Lê Tuấn Long
Các thành viên trong nhóm tích cực đóng góp ý kiến, buổi họp kéo dài từ 9h – 9h30
Thư kýViênNguyễn Thị Viên
Nhóm trưởngVânHoàng Hồng Vân
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 5
PHẦN NỘI DUNG 7
1.1 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh 7
1.2 Các chuẩn mực cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong tư tưởng Hồ Chí Minh 9
II Vận dụng những chuẩn mực để xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên VN hiện nay 12
2.1 Thực trạng về đạo đức, lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay 12
2.1.1 Những điểm cần phát huy trong đạo đức, lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay 12
2.1.2 Hạn chế trong đạo đức, lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay 13
2.2 Xây dựng đạo đức, lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay theo chuẩn mực cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư 15
III Kết luận 18
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 6BÁO CÁO
Đề tài 2: Vận dụng những chuẩn mực cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong
TTHCM để xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh VN hiện nay.
PHẦN MỞ ĐẦU
Ý nghĩa của đề tài:
Trước hết, đề tài: “Vận dụng những chuẩn mực cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tưtrong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên ViệtNam hiện nay.” nhằm giúp thế hệ trẻ, cán bộ, đảng viên nói chung và sinh viên ViệtNam nói riêng hiểu rõ được những tư tưởng chuẩn mực cần, kiệm, liêm chính, chí công
vô tư trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Bởi chỉ khi hiểu rõ được bản chất của nó,chúng ta mới có thể thấu hiểu được những cái hay, những cái tiến bộ để vận dụng vàochính bản thân của chúng ta
Ý nghĩa thứ hai của đề tài là giúp sinh viên Việt Nam, thế hệ trẻ, cán bộ, đảng viên vàtoàn bộ công dân Việt Nam hiểu rõ được những yêu cầu rèn luyện đạo đức đối với chínhbản thân mình sau khi nắm bắt và thấu hiểu được những tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Từ đó mỗi chúng ta cần đặt ra những yêu cầu mới cho bản thân mỗi ngày để sống và rènluyện theo những tư tưởng chuẩn mức ấy
Ý nghĩa cuối cùng của đề tài chính là giúp bản thân mỗi người đưa ra được những giảipháp thực tế áp dụng những tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vào công cuộc xây dựng đạođức, lối sống của chính bản thân mình Từ đó, phấn đấu trở thành người có cả tài và đức,đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Công tác triển khai đề tài của nhóm:
Được sự hướng dẫn của thầy giáo Bùi Hồng Vạn, nhóm 8 đã cùng nhau thảo luận đểthực hiện đề tài: “Vận dụng những chuẩn mực cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tưtrong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên ViệtNam hiện nay.” Đây là một đề tài rất hay và giàu ý nghĩa, có thể vận dụng vào trong bản
Trang 7thân của mỗi cá nhân trong cuộc sống hằng ngày từ những điểu nhỏ nhất, cho đến nhữngviệc lớn và hệ trọng Nhóm 8 đã lập kế hoạch như sau: nhóm đã chia ra thành 3 phần nộidung chính Đầu tiên là Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư, trong nội dung này sẽ có 2 nội dung nhỏ để khai thác làm rõ chonội dung lớn trên Thứ hai là Vận dụng những chuẩn mực tư tưởng đạo đức Hồ ChíMinh vào xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay Cuối cùng làKết luận đề tài.
Lời cam đoan:
Nhóm chúng em lựa chọn và làm đề tài này hoàn toàn là do ý nguyện bản thân nên đã cốgắng tìm tòi, tự vận dụng vào bản thân Bài làm của nhóm hoàn toàn không sao chép bất
kì một nhóm nào khác hay các sinh viên khóa trước, cũng như các lóp khác Nhóm xincảm ơn thầy và các bạn đang ngồi lắng nghe bài làm này
Trang 8PHẦN NỘI DUNG
I Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về những chuẩn mực cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư
1.1 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng Cộng sản Việt Nam định nghĩa:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn
đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạochủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trịtruyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại ”
Định nghĩa trên là một bước tiến mới trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về
tư tưởng Hồ Chí Minh, làm định hướng cho các nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu tìm hiểu
về tư tưởng của Hồ Chí Minh, đặc biệt là xác định nội dung giáo dục tư tưởng Hồ ChíMinh với tư cách là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động cho toàn Đảng Cộngsản Việt Nam, toàn dân tộc Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh là bộ phận trung tâm củachuyên ngành "Hồ Chí Minh học" thuộc ngành Khoa học chính trị Việt Nam Hồ ChíMinh đã xây dựng được hệ thống lý luận toàn diện về cách mạng Việt Nam phù hợp vớithực tiễn của đất nước và dòng chảy thời đại Hệ thống đó bao gồm một số nội dung cơbản sau:
Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người;
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sứcmạnh thời đại;
Sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc;
Quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân;
Quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân;
Phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần củanhân dân;
Đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư;
Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau;
vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân
Trang 9Các nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển gắn với cácthời kỳ hoạt động của Hồ Chí Minh trong phong trào cách mạng Việt Nam và quốc tếvào đầu và giữa thế kỷ 20 Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh nhận định Tư tưởng Hồ ChíMinh là sự kết tinh của văn hóa dân tộc Việt Nam, tư tưởng cách mạng Pháp, tư tưởng
tự do của Hoa Kỳ, lý tưởng cộng sản Mác - Lênin, tư tưởng văn hóa phương Đông, vănhóa phương Tây và phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được xác định là một hệ tư tưởng chính thống của ĐảngCộng sản Việt Nam bên cạnh chủ nghĩa Mác-Lênin, được chính thức đưa ra từ Đại hộiVII của Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam cùng các quan điểmchính thống ở Việt Nam hiện nay đều thống nhất đánh giá Tư tưởng Hồ Chí Minh chính
là cách vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam vàcoi tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng Cộng sảnViệt Nam và của dân tộc Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam xác định lấy Chủ nghĩaMác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động và thắng lợicủa cách mạng Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tăng cường tuyên truyền thúcđẩy việc học tập và làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh ở tất cả các tầng lớp trong xã hội
1.2 Các chuẩn mực cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong tư tưởng Hồ Chí Minh
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính Thiếu một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương, thì không thành đất Thiếu một đức, thì không thành người”
(Hồ Chí Minh: toàn tập, NXB Chính trị quốc gia)
Theo đó, lần lượt trong 4 bài báo đã nêu, Hồ Chí Minh chỉ rõ nội hàm của từng đứctrong “tứ đức”, cụ thể như sau:
CẦN “là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai”; “Cần thì việc gì, dù khó khăn đến
mấy, cũng làm được”, bởi “Cần chẳng những có nghĩa hẹp như: Tay siêng làm thì hàmsiêng nhai” mà còn “có nghĩa rộng là mọi người đều phải Cần, cả nước đều phải Cần”.Hiểu đúng về Cần nghĩa là luôn chăm chỉ, cố gắng không phải một sớm một chiều mà
Trang 10thường xuyên và liên tục Hiểu sâu sa hơn thì Cần cũng có nghĩa là làm để nuôi dưỡngtinh thần và lực lượng của mình, để làm việc lâu dài, để đạt được mục đích đề ra, bởi:
“Nếu mỗi người, mỗi ngày làm thêm một tiếng đồng hồ thì: Mỗi tháng sẽ thêm 300 triệugiờ Mỗi năm thêm lên 3.600 triệu giờ… Cứ tính một giờ làm đáng giá một đồng bạc,thì mỗi năm nước ta đã có thêm được 3.600 triệu đồng Đưa số tiền đó thêm vào khángchiến, thì kháng chiến ắt mau thắng lợi, thêm vào kiến quốc, thì kiến quốc ắt mau thànhcông”
KIỆM “là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi” và không phải là
bủn xỉn Trong đó, Cần phải đi đôi với Kiệm “như hai chân của con người”; vì “KIỆM
mà không CẦN thì không tăng thêm, không phát triển” Tiết kiệm về vật chất phải điđôi với tiết kiệm về thời giờ, bởi “của cải nếu hết, còn có thể làm thêm Khi thời giờ quarồi, không bao giờ kéo nó trở lại được” Vì thế, thời giờ cần tiết kiệm và đó cũng là Cần;
“tiết kiệm thời giờ của mình, lại phải tiết kiệm thời giờ của người”, cũng giống như “khikhông nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu Khi có việc đáng làm, việc lợiích cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng.Như thế mới đúng là kiệm” Đặc biệt, muốn tiết kiệm tốt thì phải khéo tổ chức, vì
“không biết tổ chức thì không biết tiết kiệm” và phải “kiên quyết không xa xỉ” Từ đó,
“một mặt, chúng ta thi đua KIỆM Một mặt, chúng ta thi đua CẦN” thì cộng lại là “nhândân sẽ ấm no, kháng chiến sẽ mau thắng lợi, kiến quốc sẽ mau thành công”…
LIÊM “là trong sạch, không tham lam” và “tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng,
tham ăn ngon, sống yên đều là BẤT LIÊM” Chữ LIÊM phải đi đôi với chữ KIỆM, cũngnhư chữ KIỆM phải đi đôi với chữ CẦN, vì “có KIỆM mới LIÊM được Vì xa xỉ màsinh tham lam” Tham lam sẽ dẫn đến BẤT LIÊM, cho nên, cán bộ phải thực hành chữLIÊM trước, để làm kiểu mẫu cho dân” Cũng theo Hồ Chí Minh, “trước nhất là cán bộcác cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ Dù to hay nhỏ,
có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vitư”) và “Quan tham vì dân dại” Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì "quan" dùkhông liêm cũng phải hoá ra LIÊM Vì vậy dân phải biết quyền hạn của mình, phải biếtkiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hiện chữ LIÊM” Vì, “pháp luật phải thẳng taytrừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”, cho nên “cán
bộ thi đua thực hành liêm khiết, thì sẽ gây nên tính liêm khiết trong nhân dân Một dântộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là mộtdân tộc văn minh, tiến bộ”…
Trang 11CHÍNH “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn Điều gì không đứng đắn,
thẳng thắn, tức là tà “CẦN, KIỆM, LIÊM, là gốc của CHÍNH Nhưng một cây cần phải
có gốc rễ, lại cần có nhành, lá, hoa quả mới là hoàn toàn Một người phải Cần, Kiệm,Liêm nhưng còn phải CHÍNH mới là người hoàn toàn” Tiếp đó, Hồ Chí Minh viết tiếp
“trên quả đất, có hàng muôn triệu người Song số người ấy có thể chia làm hai hạng:người THIỆN và người ÁC Trong xã hội, có trăm công, nghìn việc Song những côngviệc ấy có thể chia làm hai thứ: việc CHÍNH và việc TÀ Làm việc Chính là ngườiThiện Làm việc Tà là người Ác Siêng năng (cần), tần tiện (kiệm), trong sạch (liêm),CHÍNH là THIỆN Lười biếng, xa xỉ, tham lam là tà, là ác”…
Để là CHÍNH, mỗi người, ĐỐI VỚI MÌNH, phải “chớ tự kiêu, tự đại; luôn luôn cầu tiếnbộ; luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình, những lời mình đã nói, những việc mình đãlàm, để phát triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình Đồng thời phảihoan nghênh người khác phê bình mình”, vì “tự mình phải chính trước, mới giúp đượcngười khác chính Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý” ĐỐI VỚINGƯỜI, “phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ Chớ nịnh hót người trên Chớ xem khinhngười dưới Thái độ phải chân thành, khiêm tốn, phải thật thà đoàn kết Phải học người
và giúp người tiến tới Phải thực hành chữ Bác - Ái” ĐỐI VỚI VIỆC, “phải để côngviệc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà”, “đã phụ trách việc gì, thì quyết làm cho kỳđược, cho đến nơi đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm”; “việc thiện thì
dù nhỏ mấy cũng làm Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh Việc gì dù lợi cho mình, phảixét nó có lợi cho nước không? Nếu không có lợi, mà có hại cho nước thì quyết khônglàm Mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước (lợi cho nước tức là lợi cho mình), dù làviệc nhỏ, thì một năm ta làm được 365 việc Nhiều lợi nhỏ cộng thành lợi to Cả 20 triệuđồng bào đều làm như vậy, thì nước ta nhất định mau giàu, dân ta nhất định nhiều hạnhphúc Ai chẳng muốn cho tự mình thành một người tốt”
CHÍ CÔNG VÔ TƯ, là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị; là làm bất cứ
việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợiích của cách mạng Thực hành chí công vô tư là quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng caođạo đức cách mạng “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ (tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu,hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc) Đây là chuẩn mực của người lãnh đạo, người “giữ cán câncông lý”, không được vì lòng riêng mà chà đạp lên pháp luật
Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư có quan hệ mật thiết với nhau Có khi Hồ Chí Minhcoi cần kiệm như hai chân của con người, phải đi đôi với nhau Cần mà không kiệm thì
Trang 12chẳng khác nào "gió vào nhà trống", "nước đổ vào chiếc thùng không đáy", "làm chừngnào xào chừng ấy", rốt cuộc "không lại hoàn không" Còn kiệm mà không cần thì sảnxuất được ít, không đủ dùng, không có tăng thêm, không có phát triển Có khi Người coicần, kiệm, liêm, chính là bốn đức của con người, thiếu một đức thì không thành người;cũng như trời có bốn mùa, đất có bốn hướng, thiếu một mùa thì không thành trời, thiếumột hướng thì không thành đất.
Cần, kiệm, liêm, chính có quan hệ chặt chẽ với nhau, với chí công vô tư Cần, kiệm,liêm, chính dẫn đến chí công vô tư Và ngược lại, đã chí công vô tư thì nhất định sẽ thựchiện được cần, kiệm, liêm, chính
II Vận dụng những chuẩn mực để xây dựng đạo đức, lối sống cho sinh viên VN hiện nay.
2.1 Thực trạng về đạo đức, lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay
2.1.1 Những điểm cần phát huy trong đạo đức, lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay
Có khẳng định cho rằng, hầu hết sinh viên kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức tốtđẹp của dân tộc, có lối sống lành mạnh, trung thực, đoàn kết, nhân ái và có tinh thầncộng đồng; có động cơ học tập nghiêm túc và tích cực, chủ động trong học tập, nghiêncứu khoa học, tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầucủa thị trường lao động
Sinh viên hiện nay năng động, thực tế hơn, tự chủ, bộc lộ rõ cá tính, quan niệm đạo đứccủa sinh viên hiện nay ít bị ràng buộc bởi dư luận hơn so với các thế hệ sinh viên trước
Tích cực học tập rèn luyện
Nhiều bạn đã đem hết tài năng và trí tuệ của mình để mang vinh quang về cho Tổ Quốctrong các cuộc thi mang tầm cỡ quốc tế như: robocon châu Á Thái Bình Dương, cuộc thiOlympic toán và vật lí quốc tế
Theo Ban tổ chức, trong 5 năm qua, hơn 1,1 triệu thanh, thiếu niên tiêu biểu đã đượcĐoàn, Hội, Đội tôn vinh, tuyên dương Công tác tập hợp, kết nối tài năng trẻ có nhiềuchuyển biến tích cực với hình thức đa dạng, đối tượng, phạm vi được mở rộng, khôngchỉ tài năng trẻ trong nước mà cả các tài năng trẻ Việt Nam đang học tập, lao động ởngoài nước Tổ chức đoàn các cấp đã tạo môi trường thực tiễn rộng lớn, phong phú, sinhđộng cho tài năng trẻ rèn luyện, cống hiến tài năng và tiếp tục phát triển thông qua triểnkhai các phong trào, cuộc vận động trong từng đối tượng thanh, thiếu niên Cùng với đó,