Tiêu luận Môn: Thương mại quốc tế
Dé tai:
Vận dụng nội dung đã nghiên cứu về thương mại quốc tế hay phần tích nội dung đôi mới chính sách thương mại quốc tế và
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Liên hệ thực tiễn
Trang 2Cung voi su phat triển của lịch sử loài người, các hoạt động kinh tế diễn ra với
quy mô ngày càng lớn, phạmvi các quan hệ kinh tế ngày càng rộng, tính chất của chúng ngày càng phức tạp, trình độ phát triển của chúng ngày càng cao Từ khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, quan hệ thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, sự phân công lao động diễn ra ở tầm quốc tế, các doanh nghiệp tìm cách mở rộng thị trường ra nước ngoài, các quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra không những trên lĩnh vực thương mại mà cả trên lĩnh vực: đầu tư, chuyển giao công nghệ di chuyển quốc tế sức lao động và nhiều lĩnh vực khác Do sự phát triển của các
hoạt động thương mại quốc tế và các hoạt động trao đôi quốc tế khác, thị trường thế giới
được hình thành Nhưng không phải từ khi hình thành thị trường thế giới là đã xuất hiện khái niệm nên kinh tế thế giới Khái niệm nên kinh tế thế giới chỉ ra đời trên cơ sở sự
phát triển đến một trình độ nhất định không những của các nên kinh tế quốc gia ma quan trọng hơn là sự phát triển đáng kế của các quan hệ kinh tế quốc tế, vì chính các quan hệ kinh tế quốc tế mới làm cho nền kinh tế quốc gia liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau, tác động
qua lại và thúc đây lẫn nhau tạo nên tính thống nhất, tính chỉnh thể của nền kinh tế thế
ĐIỚI
Cơ cấu của nền kinh tế thế giới có thể được xem xét trên nhiều góc độ:
- Theo hệ thống kinh tế - xã hội, người ta chia nền kinh tế thế giới ra thành hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, hệ thông kinh tế xã hội chủ nghĩa và hệ thống kinh tế của
các nước thuộc thế giới thứ ba
- Theo trình độ phát triển kinh tế, người ta chia nền kinh tế thế giới thành ba nhóm quốc gia: các nước công nghiệp phát triển cao, các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển
Ngoài hai cách phân chia trên, người ta còn có thể xem xét kết cấu của nền kinh
tế thế giới theo nhiều tiêu thức khác như theo khu vực địa lý, theo trình độ công nghệ,
theo đặc điểm dân tộc - văn hóa - lịch sử cơ cấu của nên kinh tế thế 2101 biến đôi gan
Trang 3Theo tién trinh lich str cua su van động các quan hệ kinh tế quốc tế, nên kinh tế
thế giới hình thành sau sự ra đời của thị trường thế giới Bởi vì, chỉ khi phân công lao động quốc tế và các quan hệ kinh tế quốc tế phát triển đến một giai đoạn nhất định mới
đạt tới điều kiện của sự hình thành nền kinh tế thế giới ở hình thái ban đầu, nên kinh tế thế giới mới chỉ thể hiện qua những mối quan hệ buôn bán diễn ra có tính chất tự nhiên
giữa các quốc gia trên thế giới Khi ấy, phân công lao động quốc tế diễn ra có tính chất tự phát, chủ yếu dựa trên sự khác biệt về điều kiện tự nhiên sẵn có của từng nước Đến cuối
thế ký XV và đầu thế kỷ XVI, nhờ những phát kiện địa lý vĩ dai cia Christoph Colombo
(1446-1506) nền sản xuất hàng hóa tư bản đã vượt qua các biên giới quốc gia, hình thành các trung tâm thương mại quốc tế lớn trên thế giới
Nền kinh tế thế giới đang bước vào thiên niên kỷ thứ 3 với những đặc điểm mới
trong tốc độ tăng trưởng, trong sự thay đổi cơ cấu và đặc biệt là sự sống động trong các quan hệ kinh tế quốc tế
Thương mại quốc tế, là việc trao đôi hàng hóa và dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế
có quốc tịch khác nhau (trong đó đối tượng trao đối thường là vượt ra ngoài phạm vi địa lý của một quốc gia) Thông qua hoạt động mua - bán, lẫy tiền tệ làm môi giới
Hoạt động thương mại quốc tế ra đời sớm nhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế và ngày nay nó vẫn giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế Sở dĩ thương mại quốc tế có vai trò quan trọng như vậy bởi vì kết quả các quan hệ kinh tế quốc tế khác cuối cùng được thể hiện tập trung trong thương mại quốc tế và quan hệ hàng hóa - tiền tệ vẫn là quan hệ phố biến nhất trong các quan hệ kinh tế quốc tế
Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên
tắc và các công cụ, biện pháp thích hợp mà nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định phù hợp với định
hướng, chiến lược, mục đích đã định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc
gia đó
Trang 4hoạt động thương mại quốc tế có liên quan đến nền kinh tế quốc gia Do sự phát triển không đều giữa các quốc gia nên khả năng và điều kiện tham gia vào thương mại quốc tế của mỗi nước là không giống nhau, trong khi đó yêu cầu và nhiệm vụ phát triển kinh tế và xã hội có những đặc điểm riêng đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ phía chính sách thương mại quốc tế Môi trường kinh tế thế giới còn chịu sự chỉ phối và tác động của nhiều mối
quan hệ chính trỊ và các mục tiêu phi kinh tế khác, cho nên chính sách thương mại quốc
tế của mỗi quốc gia cũng phải đáp ứng cho nhiều mục tiêu khác nhau Mục tiêu của chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia có thể thay đổi qua mỗi thời kỳ, nhưng đều có chức năng chung là điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế theo chiều hướng có lợi
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Chức năng này thể hiện trên hai mặt sau
đây:
Một là, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị
trường ra nước ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động quốc tế và mậu dịch
quốc tế, khai thác triệt dé lợi thế so sánh của nên kinh tế trong nước
Hai la, bao vé thị trường nội dia, tao điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước
có khả năng đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đáp ứng cho nhu cầu tăng cường lợi ích quốc gia
Đề thựchiện nhiệm vụ trên, chính sách thương mại quốc tế của một quốc gia bao
gồm nhiều bộ phận khác nhau và có liên quan hữu cơ với nhau, đó là:
- Chính sách mặt hàng: trong đó bao gồm danh mục các mặt hàng được chú trọng trong việc xuất nhập khẩu, sao cho phù hợp với trình độ phát triển và đặc điểm của nền
kinh tế đất nước, cũng như các mặt hàng cần hạn chế hoặc phải cắm xuất nhập khẩu,
trong một thời gian nhất định, do những đòi hỏi khách quan của chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội và yêu cầu của việc đảm bảo an nỉnh, an toàn xã hội
Trang 5kiện cho hoạt động thương mại quốc tế phát triển phục vụ cho các mục tiêu của chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội
- Chính sách hỗ trợ: bao gồm các chính sách và biện pháp kinh tế nhăm tác động một cách gián tiếp đến hoạt động thương mại quốc tế như chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách giá cả và tỷ giá hối đoái, cũng như chính sách sử dụng các đòn bảy kinh tế Các chính sách này có thể gây tác động thúc đấy hay điều chỉnh sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế
Vai trò của chính sách thương mại quốc tế
Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận trong chính sách kinh tế đối ngoại
của một quốc gia Chính sách kinh tế đối ngoại là tổng thể các nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp có mối liên quan hữu cơ và mang tính đồng bộ, nhăm đạt được các mục tiêu đã định, trong việc phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại của quốc gia trong từng
thời kỳ nhất định
Chính sách kinh tế đối ngoại bao gồm chính sách thương mại quốc tế (chính sách ngoại thương), chính sách đầu tư nước ngoài, chính sách phát triển các dịch vụ thu ngoại
tệ (du lịch quốc té, giao thong van tai quốc tế, bảo hiểm xã hội, xuất và nhập khâu sức
lao động ), chính sách tý giá hối đoái, chính sách cán cân thanh toán quốc tế chính sách kinh tế đối ngoại cùng với chính sách ngoại giao tạo thành chính sách đối ngoại của
một quốc gia Chung lại là một bộ phận cấu thành của chính sách kinh tế - xã hội nhằm
phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu chiến lược trong chính sách phát triển kinh tế và
xã hội của đất nước trong từng giai đoạn
Như vậy, chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận của chính sách kinh tẾ - xã hội của nhà nước, nó có quan hệ chặt chẽ và phục vụ cho sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước Nó tác động mạnh mẽ đến quá trình tái sản xuất, chuyển dịch cơ cầu
kinh tế của đất nước, đến quy mô và phương thức tham gia của nền kinh tế mỗi nước vào phân công lao động quốc tế và thương mại quốc tế Chính sách thương mại quốc tế có vai
trò to lớn trong việc khai thác triệt để lợi thế so sánh của nên kinh tế trong nước, phát
triển các ngành sản xuất và dịch vụ đến quy mô tối ưu, đây nhanh tốc độ tăng trưởng và
Trang 6Chinh sach thuong mai quéc tế có thể tạo nên các tác động tích cực khi nó có cơ sở khoa học và thực tiễn, tức là nó xuất phát từ các bối cảnh khách quan của nên kinh tế
thế giới, chú ý đến đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế trong nước, tuân theo các quy luật khách quan trong vận động của các quan hệ kinh tế quốc tế và thường xuyên được bồ sung, hoàn chỉnh phù hợp với những biến đổi mau lẹ của thực tiễn
* Những xu hướng cơ bản trong chính sách thương mại quốc tế
Trên thực tế, chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia là rất khác nhau
Qua mỗi giai đoạn phát triển kinh tế của họ do các điều kiện kinh tế - xã hội - chính trị -
tự nhiên trong từng thời kỳ lịch sử ấy quy định Song dù khác nhau như thế nào, chúng đều vận động theo những quy luật chung và chịu sự chỉ phối của hai xu hướng co ban sau: Xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng mậu dịch Hai xu hướng này mang tính khách quan và tạo nên cơ sở cho việc hình thành chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn
* Những dạng chính sách thương mại quốc té điển hình:
1 Các chính sách hướng nội ban dau Chính phủ của các nước đang phát triển
đôi khi lựa chọn chính sách thương mại để thúc đây tính tự lực quốc gia thể hiện ở việc
tăng cường sản xuất lương thực, các nơng sản và khống sản mà chúng không được nhập khẩu Qua đó mà bảo đảm sự an toàn lương thực Người ta còn dùng các biểu thuế nhập khẩu hoặc quota nhập khẩu lương thực, khi ấy thuế lương thực không phải chủ yếu nhằm nâng cao nguồn thu mà là loại thuế bảo hộ Chính phủ còn đánh thuế vào hàng hóa xuất khẩu để tăng phan thu, qua đó làm giảm sức thu hút tương đối của nền nông nghiệp hướng nội Nếu các nước đang phát triển này có khả năng độc quyên trên thị trường thế giới thì họ sẽ khai thác cách đánh thuế một cách có hiệu quả vào những người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu Chính sách này có thể có tác dụng cục bộ nhưng về lâu dài nó trái ngược với tư tưởng về nên kinh tế thế giới mở cửa có ích cho tất cả các nước
2 Các chính sách hướng ngoại ban đầu
Trang 7đoạn này không có khả năng lựa chọn các loại thuế khác Điều này ảnh hưởng xấu là tăng
giá cả tiêu dùng và một số ngành sản xuất thay thế nhập khẩu trở nên phi hiệu quả Tuy nhiên, nhờ nguồn thuế tăng lên người ta có thể chỉ tiêu nhiều hơn vào hạ tầng cơ sở đề hỗ trợ cho hoạt động xuất khâu
Chính sách thương mại ở đây thiên về ủng hộ cho sự thay thế nhập khẩu vả tạo
ra một biểu thuế nhập khẩu đem lại nguồn thu thích hợp mà không cần tới sự bảo hộ mạnh mẽ
3 Các chính sách hướng nội tiếp theo
Chính sách thương mại nông nghiệp hướng nội sẽ đưa tới sự mở rộng cho các ngành công nghiệp nhỏ với sự trợ cấp như nói ở trên đã dần dần khuyến khích nên công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu Các công cụ của chính sách thương mại thường được sử dụng phục vụ cho hướng đó
4 Các chính sách hướng ngoại tiếp theo
Các nước đang phát triển thường chuyển sang các chính sách hướng ngoại đối với các ngành chế tạo máy sau khi hoàn thành tới những giai đoạn ban đầu của việc thay
thế nhập khẩu Khi nào có hỗ trợ cho việc thay thế nhập khẩu thì việc xuất khẩu sẽ còn
bị cản trở do sự tăng tỷ giá hối đoái Để các chính sách hướng nội thành công, điều quant rọng là phải đảm bảo giá quốc tế cho các nhà xuất khẩu, tức là phải dỡ bỏ các trở ngại đối với xuất khẩu
Các chính sách thương mại tốt nhất cho các chính sách thương mại hướng ngoại sẽ trở nên trung hòa khi quan tâm đến việc cung cấp các đầu vào cho nhà xuất khẩu, tức là đỡ bỏ các trở ngại đối với xuất khẩu Các chính sách - thương mại tốt nhất cho các
chính sách hướng ngoại sẽ trở nên trung hòa và có lựa chọn với sự thay thế nhập khâu có
hiệu quả và đây mạnh xuất khâu trên cơ sở tài năng quản lý của Chính phủ
Bồn loại chính sách thương mại nói trên là một sự khái quát hóa, tập trung vào
những đặc điểm quan trọng và trong thực tế chính sách thương mại quốc tế của mỗi nước có thể bao gồm các yếu tố của bốn chế độ này
Trang 8Do đặc điểm của thị trường thế giới và do trình độ kinh tế của các nước đang phát triển người ta rất quan tâm đến việc xây dựng một chính sách thương mại quốc tế phù hợp sao cho phục vụ tốt nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Một số quốc gia đã đạt được thành công đáng kể trong các thập kỷ 60, 70, 80 khit hực hiện chính sách công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu và ngày nay họ đã trở thành các nước công nghiệp mới (NICs) Một số quốc gia khác tỏ ra thận trọng hơn đã thực hiện chính sách thay thế nhập khẩu Có ý kiến cho rằng chính sách thay thế nhập khẩu là giai
đoạn đầu cần thiết của một chính sách hướng mạnh về xuất khâu bởi vì trước khi có thể xuất khẩu mạnhmẽ ra thị trường nội địa Tuy nhiên, cả về lý luận và thực tiễn thì nội
dung và mục tiêu cũng như phương tiện cần sử dụng của chính sách hướng mạnh về xuất
khẩu có nhiều vẫn đề khác so với chính sách thay thế nhập khẩu Chính điều này quyết
định việc bố trí cơ cấu kinh tế, việc áp dụng khoa học và công nghệ, việc phân bố các
nguôn lực cũng như việc sử dụng các công cụ của chính sách thương mại * Quá trình hội nhập kinh tẾ quốc tẾ của Việt Nam
- Quá trình tham gia vào hội nhập kinh tế khu vực là tất yếu, nhưng thực tiễn cho
thấy hội nhập kinh tế gây nên sức ép lớn của các nước phát triển về tốc độ tự do hóa thương mại, đầu tư và tài chính; gặp phải sự bành trướng về kinh tế của các tập đoàn xuyên quốc gia; có thể gây nên những hậu quả của sự chuyển dịch cơ câu kinh tế theo hướng phụ thuộc sự thua thiệt trong phân phối lợi ích; gây đảo lọn về mặt xã hội trong khi năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn thấp, sự trì trệ, trông chờ
và bảo hộ của nhà nước còn quá nặng trong khi việc chuẩn bị cho hội nhập kinh tẾ của chúng ta còn yếu cả về nhận thức tư tưởng, về hiểu biết các luật lệ, nguyên tắc có liên
quan; còn thiếu kế hoạch tông thể và rõ ràng của tiến trình hội nhập; hệ thống luật pháp
còn bất cập năng lực đội ngũ cán bộ còn non yếu
- Chúng ta đứng trước mâu thuẫn là trong vài ba thập niên tới vừa phải đây nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao, tránh nguy cơ tụt hậu nhưng đồng thời vẫn phải thực hiện yêu cầu phát triển toàn
Trang 9toàn xã hội đồng thời phải đảm bảo điều kiện cho sự phát triển bền vững trong các thập niên tiếp theo
- Chúng ta đứng trước yêu cầu là vừa phải phát huy nội lực, phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, mở rộng dân chủ hóa đời sống kinh tế qua việc tạo sân chơi bình đăng cho các thành phần kinh tế, vừa phải tăng cường thu hút và tranh thủ tiếp tục nhận các nguồn lực bên ngoài, dùng nguồn lực bên ngoài để nhân lên sức mạnh bên trong, dùng sức mạnh bên trong đủ để hấp dẫn và định hướng sự hoạt động của các nguồn lực bên ngoải theo ý đồ chiến lược và các chương trình phát triển của đất nước
Muốn giải quyết những mâu thuẫn trên đòi hỏi sự cỗ gắng vượt bậc của toàn thể
dân tộc sự phát huy trí tuệ và sáng tạo của mọi người Việt Nam yêu nước dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản, sự kiên định đường lỗi đổi mới đã được khởi xướng và
tiếp tục cụ thể hóa qua các kỳ Đại hội Dang
* Một số giải pháp chủ yếu đối với Việt Nam trong tiễn trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
Việc tham gia vào hội nhập kinh tế khu vực của Việt Nam là một quá trình tất
yếu Đề cho quá trình này đạt được hiệu quả trước hết cần thông nhất một số nguyên tặc nhất quán Những nguyên tắc đó là:
- Chủ động hội nhập khu vực trên nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và định
hướng XHCN; bảo đảm giữ vững ồn định chính trị, an ninh quốc phòng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- Hội nhập khu vực trên cơ sở sự chuẩn bị cả về tiềm năng, vị trí, về kế hoạch
bước đi, không ngừng phát huy nội lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế
- Hội nhập khu vực theo phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa, bảo đảm nguyên tặc bình đắng và cùng có lợi vừa hợp tác vừa đấu tranh
Trên cơ sở các nguyên tắc nêu trên, cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau đây:
- Chuẩn bị tốt các điều kiện cân thiết cho quá trình hội nhập kinh tế khu vực, bao
Trang 10ở Trung ương và địa phương, hoàn thiện từng bước các văn bản pháp lý theo hướng hội
nhập kinh tế
- Tập trung nhân tài vật lực để nâng cao sức cạnh tranh của nên kinh tế, hướng vào một số ngành và lĩnh vực lựa chọn, tạo thực lực cho quá trình hội nhập kinh tế
- Xây dựng lộ trình hội nhập kinh tế khu vực với sự tính toán ty mỉ, nêu rõ trách
nhiệm của các ngành các cấp với mốc thời gian rõ ràng và phù hợp với yêu cầu của tổ
chức kinh tế quốc tế khu vực AFTA, APEC
- Tiếp tục cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tô chức và hoàn thiện các loại hình doanh nghiệp để đáp ứng yêu cau
cạnh tranh khi hội nhập
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, bao gồm cán bộ quản lý kinh tế và kinh doanh, cán bộ khoa học - công nghệ và cả cán bộ quản lý nhà nước Các cấp có đủ năng lực và phẩm
chất đề tô chức triển khai quá trình hội nhập ở các đơn vị cơ sở phù hợp với chiến lược
Trang 11Kết luận
Chính sách thương mại quốc tẾ với các công cụ, biện pháp được áp dụng một
cách phù hợp và tối ưu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường ra nước ngoài, có khả năng đứng vững và vươn lên trong điều kiện cạnh tranh vàhợp tác quốc tế, mang lại lợi ích cho quốc gia Chính sách thương mại quốc tế bao gôm chính sách mặt hàng, chính sách thị trường vạc hỗ trợ Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà mỗi quốc gia có thể đưa ra các chính sách này thích hợp với từng bạn hàng, thị trường và và từng thời kỳ
Tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch là hai xu hướng trái chiều nhau nhưng không gạt bỏ nhau mà quan hệ biện chứng, tác động qua lại và nương tựa vào nhau Tuy nhiên,thuộc vào các quan hệ, thỏa thuận song phương hoặc đa phương mà mỗi quốc gia có các biện pháp điều chỉnh phù hợp trong quan hệ kinh tế quốc tế
Trong quá trình hội nhập quốc tế cần phải tiến hành đàm phán thương mại đa phương và xây dựng các giải pháp chủ yếu đối với quốc gia trong quá trình hội nhập hiện nay Trước hết cần nghiên cứu và nhận thức đầy đủ các quy định chung của các thanh