Ý thức đạo đức là những quan niệm về tốt- xấu, nghĩa vụ công bằng, lương tâm cùng với những nguyên tắc nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi con người trong các mối quan hệ đối xử với nhau v
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Học phần: Triết học Mac- Lênin
ĐỀ TÀI: Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và liên hệ với ý thức đạo đức của sinh viên hiện nay
G iảng viên hướng dẫn : Vũ Thu Hiền
Sinh viên th ực hiện : Nguyễn Trần Anh Duy
Lớp : K24TCB
Mã sinh viên : 24A4010007
Hà nội, ngày 27 tháng 12 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……… 3
NỘI DUNG……… 4
Chương 1: Những lý luận chung về ý thức xã hội 1.1 Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội……….4
1.2 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội……….5
Chương 2: Ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay 2.1 Khái niệm về ý thức đạo đức………8
2.2 Thực trạng ý thức hiện nay của sinh viên ………9
2.3 Nguyên nhân ………… ……… 11
2.4 Giải pháp cần thiết……….11
2.5 Liên hệ bản thân………11-12 KẾT LUẬN………12
TÀI LIỆU DANH MỤC……… 13
Trang 33
MỞ ĐẦU
Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản của triết học, nó là hình thức cao phản ánh thực tại khách quan, hình thức riêng mà con người mới có Tác động của ý
thức xã hội đối với con người là rất lớn C.Mac và Ph.Angghen đã từng viết:
“Chính con người , khi phát triển sự sản xuất vật chất và sự giao tiếp vật chất của mình, đã làm biến đổi, cùng với hiện thực đó của mình, cả tư duy lẫn sản phẩm
tư duy của mình Không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức”.Quan điểm lịch sử về vai trò tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội là:
tồn tại xã hội giữ vai trò quyết định cho ý thức xã hội Đây là kết luận tất yếu của
sự vận dụng nguyên lý vật chất quyết định ý thức vào việc phân tích lĩnh vực đời sống xã hội Trong đó “ Đạo Đức” là một trong những hình thái của ý thức xã hội
đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử lời người Lúc đầu quan niệm đạo đức gắn liền với với những quan niệm khác trong thời điểm lúc bấy giờ, ví dụ như: tôn giáo, nghệ thuật, giới tính, … Nhưng về sau nó phát triển hoàn thiện và có tính độc lập tương đối hơn khi nền văn minh phát triển Ý thức đạo đức là những quan niệm về tốt- xấu, nghĩa vụ công bằng, lương tâm cùng với những nguyên tắc nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi con người trong các mối quan hệ đối xử với nhau và đối xử với xã hội Bắt nguồn từ những nhu cầu của quan hệ xã hội, hệ thông quy tắc và chuẩn mực đạo đức mà những tiêu chuẩn của ý thức càng được hoàn chỉnh
và nâng cao hơn Thế nhưng khi nền văn minh nhân loại càng phát triển thì ý thức đạo đức lại càng đi ngược lại với sự phát triển đó Nhận thức về ý thức đạo đức càng trở nên lệch lạc, đi sai hướng, mà điều bất ngờ là hình như mọi người không
hề quan tâm đến điều này, mỗi người bây giờ dường như chỉ sống cho bản thân
Họ chỉ lên tiếng khi nó đụng đến lợi ích của mình hay chỉ là thấy mọi người kêu thì mình cũng tham gia hoặc đôi khi thậm chí còn cổ vũ cho những hành động sai trái đó, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam Do đó em chọn đề tài này với mong muốn
Trang 4làm rõ được khái niệm, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội và ngoài ra đề cập tới được thực trạng của ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam bây giờ
Em sẽ nêu ra được những nguyên nhân và giải pháp để thay đổi hiện trạng bây giờ trong bài tiểu luận sau Bố cục của bài tiểu luận gồm: nội dung của bài (sẽ được chia làm 2 chương) và phần cuối sẽ là kết luận và tài liệu tham khảo Sau đây sẽ là bài tiểu luận
NỘI DUNG
Chương 1: Những lý luận chung về ý thức xã hội 1.1 Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội
1.1.1 Tồn tại xã hội là toàn bộ sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật
chất của xã hội Theo V.I.Lênin khi nghiên cứu tồn tại xã hội sẽ với tính cách vừa
là đời sống vật chất vừa là những quan hệ vật chất giữa con người với tự nhiên hay giữa con người với con người Trong đó điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội sẽ bao gồm 3 điều:
+ Phương thức sản xuất ( đầu là cái xuất hiện đầu tiên, cũng là điều quan trọng nhất)
+ Môi trường tự nhiên
+ Yếu tố dân cư
*Các yếu tố tồn tại trong một mối quan hệ thống nhất, tác động lẫn nhau tạo thành những điều kiện sinh tồn và phát triển của xã hội
VD: Ngay từ thuở xưa con người đã tập hợp nhau lại sống thành bầy đàn, những
bộ tộc Ta biết tìm đến chọn lọc những vùng đất, môi trường tự nhiên phù hợp để sinh sống và phát triển, biết áp dụng những phương thức sản xuất ( gieo cấy, trồng cây, săn bắn, thu lượm, ) để đáp ứng những nhu cầu của bản thân Dần dần khi
xã hội càng ngày phát triển hơn, những phương pháp sản xuất của con người trở nên hoàn thiện hơn, ta chế tạo ra những công cụ sản xuất phù hợp để phục vụ thực tiễn
Trang 55
1.1.2 Bên cạnh tồn tại xã hội, ý thức xã hội là phạm trù của chủ nghĩa duy vật
lịch sử được vận dụng để giải quyết vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh vực xã hội Ý thức xã hội chính là xã hội tự nhận thức về mình, về sự tồn tại xã hội của mình và về hiện thực xung quanh mình Nói cách khác, ý thức
xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, là toàn bộ tri thức, quan niệm của những con người trong một cộng đồng nhất định, được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hoá, khái quát thành lí luận Là bộ phận hợp thành của văn hóa tinh thần của xã hội Văn hóa tinh thần của xã hội mang nặng dấu ấn đặc trưng của hình thái kinh tế - xã hội, của các giai cấp đã tạo ra nó
- Kết cấu của ý thức xã hội: lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội có cấu trúc hết sức phức tạp Có thể tiếp cận kết cấu của ý thức xã hội từ những phương diện khác nhau
+ Cách thứ nhất: theo trình độ phản ảnh có thể chia thành ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận
+ Cách thứ hai: theo góc độ nội dung phản ánh có thể chia thành tâm lý xã hội và hệ tư tưởng
- Ngoài ra ý thức xã hội còn được chia theo những hình thái, đây là những biểu hiện cơ bản của ý thức xã hội Nó phản ánh nội dung của các lĩnh vực
ý thức xã hội khác nhau, có tác động qua lại lẫn nhau Có 6 hình thái ý thức
xã hội: ý thức chính trị, ý thức pháp quyền, ý thức đạo đức,ý thức khoa học,
ý thức thẩm mĩ, và ý thức tôn giáo
1.2 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
- Khi khẳng định vai trò của quyết định của tồn tại xã hội đới với ý thức xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử không xem ý thức xã hội như một yếu tố thụ động mà ngược lại còn nhấn mạnh tác dụng tích cực của ý thức xã hội đối trong mối quan hệ với tồn tại xã hội Tính đối lập tương đối biểu hiện rõ ở
những điểm sau:
• Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
Trang 6Nhiều minh chứng cho thấy rằng: khi xã hội cũ mất đi, nhưng ý thức xã hội cũ vẫn tương ứng vẫn còn tồn tại dai dẳng, điều đó thể hiện ý thức xã hội muốn thoát
ly khỏi sự trói buộc của tồn tại xã hội, biểu hiện tính độc lập tương đối Sở dĩ có biểu hiện là do những nguyên nhân sau:
+ sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp
của những hoạt động thực tiễn của con người thường diễn ra với tốc độ nhanh mà
ý thức xã hội có thể không phản ánh kịp và trở nên lạc hậu
+ do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu,
bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội
+ ý thức xã hội luôn gắn với những nhóm, tập đoàn người, những giai cấp nhất định vì vậy những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực lượng phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhăm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ
Vì vậy trong sự nghiệp xây dựng, đổi mới chúng ta vẫn phải chú trọng đến công tác tư tưởng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những tư tưởng sai lệnh, những hành vi phá hoại của cả bên trong và bên ngoài nước Cố gắng bảo tồn
và phát huy những truyền thống, văn hoá tốt đẹp của đất nước
• Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Triết học Mac – Lênin thừa nhận rằng, ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội nhưng cũng có thể vượt trước tồn tại xã hội Thực tế, trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiến
bộ có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo trước tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào việc giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của xã hội đặt ra Ta có thể thấy được qua ngày nay con người đã có ý thức trong việc bảo vệ môi trường, dự đoán những thảm hoạ có thể xảy ra trong tương lai, thậm chí nghĩ đến việc tìm ra một hành tinh mới có sự sống giống trái đất
• Ý thức xã hội có tính thừa kế trong sự phát triển
Trang 7Lịch sử phát triển của đời sống tinh thần xã hội đã chứng minh rằng những quan điểm lý luận không tự nhiên có mà nó thường được luận ra từ những tài liệu lý luận của các thời đại trước ngay cả chủ nghĩa Mác- Lênin cũng vậy Chủ nghĩa đã tiếp thu tất cả những gì là tinh hoa trong lịch sử văn minh nhân loại mà còn kế thừa trực tiếp từ nền triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa
xã hội không tưởng Pháp Trong xã hội có giai cấp, tính chất kế thừa của ý thức
xã hội gắn với tính chất giai cấp của nó Những giai cấp khác nhau kế thừa những nội dung ý thức khác nhau của các thời đại trước Các giai cấp tiên tiến thường kế thừa những di sản tư tưởng tiến bộ của xã hội cũ để lại Và được này được minh chứng rõ nhất trong công cuộc kháng chiến xuyên suốt lịch sử Việt Nam, những
ý thức lỗi sẽ được tiếp thu, thay đổi và phát triển Còn những ý thức xã hội thông thường vẫn được kế thừa và phát triển cho phù hợp với thời đại
Trong sự phát triển của mình, ý thức xã hội có tính kế thừa nên không thể giải thích một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào trình độ, hiện trạng phát triển kinh tế
và các quan hệ kinh tế xã hội Chẳng hạn, trình độ phát triển kinh tế của nước
Pháp vào thế kỉ XVIII kém xa nước Anh nhưng những tư tưởng lý luận của nước
Pháp tiên tiến hơn nước Anh nhiều Tuy nhiên cần lưu ý rằng, trong các xã hội có giai cấp thì các giai cấp khác nhau sẽ kế thừa những di sản khác nhau của những giai đoạn trước Giai cấp tiến bộ đang lên sẽ chọn kế thừa những tư tưởng tiến bộ của thời đại trước, trái lại, giai cấp lỗi thời, đi xuống bao giờ cũng chọn tiếp thu những tư tưởng và lý thuyết bảo thủ, phải tiến bộ để cố gắng tìm cách duy trì sự thống trị của mình Như vậy, quan niệm của triết học Mac –Lênin có tính kế thừa của ý thức xã hội có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp xây dựng văn hóa tinh thần của dân tộc ta hiện nay
• Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội
Ý thức hội bao gồm nhiều bộ phận, nhiều hình thái khác nhau, theo nguyên lý mối liên hệ thì giữa các bộ phận không thể tách xa nhau mà thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau Sự tác động đó làm cho mỗi hình thai ý thức có những mặt, những tính chất không phải là kết quả phản ánh một cách trực tiếp tồn tại của xã
Trang 8hội Lịch sử loài người đã chứng minh rằng ở mỗi một thời đoạn khác nhau, giai đoạn khác nhau thì sẽ có những hình thái ý thức khác nhau nổi bật lên hàng đầu Giả sử như ở các thời đại xưa thì triết học, nghệ thuật, tôn giáo đóng vai trò đặc biệt, tác động mạnh mẽ đến xã hội, thì thời nay chính trị và khoa học lại nắm vai trò chủ đạo đó
• Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội chịu sự tác động trở lại của ý thức xã hội là một biểu hiện khác nhau của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội Quan niệm duy vật về lịch sử thừa nhận biểu hiện này về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội độc lập hoàn toàn với chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội lẫn chủ nghĩa duy vật tầm thường chỉ coi trọng vai trò của kinh tế, còn phủ nhận hoàn toàn vai trò tích cực của ý thức xã hội Ý thức xã hội cũng có trò nhất định Sự tác động trở lại đối với tồn tại xã hội của các hình thái ý thức xã hội mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào những điều kiện lịch sự cụ thể, vào các quan hệ kinh tế vốn là cơ sở hình thành các hình thái ý thức xã hội, vào trình độ phản ánh và sức lan tỏa của ý thức đối với các nhu cầu khác nhau của sự phát triển xã hội, đặc biệt là vào vai trò lịch sử của giai cấp đại diện cho ngọn cờ tư tưởng đó Vì vậy, cần phân biệt ý thức xã hội tiến bộ với ý thức xã hội lạc hậu, cản trở sự tiến bộ xã hội
Như vậy qua Chương 1 chúng ta đã hiểu rõ được khái niệm của tồn tại xã hội và
ý thức xã hội, nắm rõ được nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử về Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Chương 2: Ý thức đạo đức của sinh viên Việt Nam hiện nay
2.1 Khái niệm về ý thức đạo đức
- Ý thức đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người Loài
người đã sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi con người: phong tục, tập quán, tôn giáo, pháp luật, đạo đức…Đối với ý thức đạo đức, sự đánh giá hành
vi con người theo khuôn khép chuẩn mực và qui tắc đạo đức biểu hiện thành những khái niệm về thiện và ác, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa Bất kỳ
Trang 99
trong thời đại lịch sử nào, người ta cũng đều được đánh giá như vậy Các khái niệm thiện ác, khuôn mẫu và quy tắc hành vi của con người thay đổi từ thế kỷ này sang thế kỷ khác, từ dân tộc này sang dân tộc khác Và trong xã hội có giai cấp thì bao giờ cũng biểu hiện lợi ích của một giai cấp nhất định Những khuôn mẫu ( chuẩn mực) và quy tắc đạo đức là yêu cầu của xã hội hoặc của một giai cấp nhất định đề ra cho hành vi mỗi cá nhân Nó bao gồm hành vi của cá nhân đối với xã hội (đối với tổ quốc, nhà nước, giai cấp mình và giai cấp đối địch…) và đối với người khác Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức nhất định được công luận của
xã hội, hay một giai cấp, dân tộc thừa nhận Ở đây quan niệm của cá nhân về nghĩa
vụ của mình đối với xã hội và đối với người khác (khuôn khép hành vi) là tiền đề của hành vi đạo đức của cá nhân Đã là một thành viên của xã hội, con người phải chịu sự giáo dục nhất định về ý thức đạo đức, một sự đánh giá đối với hành vi của mình và trong hoàn cảnh nào đó còn chịu sự khiển trách của lương tâm…Cá nhân phải chuyển hóa những đòi hỏi của xã hội và những biểu hiện của chúng thành nhu cầu, mục đích và hứng thú trong hoạt động của mình Biểu hiện của sự chuyển hóa này là hành vi cá nhân tuân thủ những ngăn cấm, những khuyến khích, những chuẩn mực phù hợp với những đòi hỏi của xã hội…Do vậy sự điều chỉnh đạo đức mang tính tự nguyện, và xét về bản chất, ý thức đạo đức là sự lựa chọn của mỗi con người
2.2 Thực trạng của sinh viên Việt Nam hiện nay
Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị
trường Đất nước dần hòa nhập vào dòng chảy của xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế Thế nhưng khi xã hội và đời sống cơ bản ngày càng phát triển và đầy đủ, chúng ta lại quên mất đi sự quan trọng của ý thức đạo đức của mỗi người Đặc biệt một số người vì để kiếm những đồng tiền mà sẵn sàng vứt đi đạo đức của mình Và ta ngạc nhiên rằng thay vì lên án hay phê phán việc làm sai trái đó, nhiều người lên tung hô việc làm đó, nói rằng nên lấy những con người đó làm tấm gương để noi theo Khi được hỏi có những người thản nhiên nói rằng “ đạo đức quan trọng gì – quan trọng là có tiền, xã hội bây giờ có tiền là có tất cả, là có
Trang 10tiếng nói chứ đạo đức chỉ là thứ đứng sau” Bản thân họ không hề biết rằng chính hành động của mình đang làm hỏng đi cả một thế hệ, đặc biệt là sinh viên Việt Nam- những con người của thời kì đổi mới, dễ bị tác động bởi xã hội
• Ưu điểm
Do đang sống trong thời kì thay đổi của đất nước và quốc tế nên sinh viên luôn nhạy cảm với những thay đổi xung quanh Đa phần sinh viên hiện nay có điều
kiện sống tốt cả về vật chất lẫn về tinh thần, được tiếp nhận nhiều kênh thông tin, phương tiện giáo dục hiện đại, khoa học, nên điều kiện học tập ngày càng tốt hơn Ngoài ra bọn em ít bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ, thủ tục lạc hậu của thời xưa nên dễ dàng trong việc thể hiện bản thân, được thể hiện ra cá tính, màu sắc riêng của mỗi người Với việc được tiếp cận nhiều cái mới như vậy, đã tạo điều kiện để sinh viên được phát triển với một nền tảng tri thức và cách tư duy năng động, sáng
tạo, khao khát được khám phá nhiều lĩnh vực khác nhau như khoa học và đạt được nhiều thành tựu
VD: Máy bay không người lái giành nhiều giải thưởng như giải nhất cuộc thi
Robocon techshow 2014, giải ba cuộc thi Tài năng khoa học trẻ Việt Nam năm
2014
• Nhược điểm
Thế nhưng ngoài những mặc tích cực ra lại có một phần hạn chế mà mọi người quên mất: Trước tiên ta có thể kể tới đó là áp lực của xã hội Thứ hai là ý thức đạo đức của sinh viên dễ bị suy đồi do xung quanh mọi người và xã hội thường lấy tiền ra làm thước đo, đánh giá con người Ngoài ra có những ảnh hưởng tiêu cực của nền tảng internet, mạng xã hội, tiktok,… ảnh hưởng tới giới trẻ bây giờ VD: Cha mẹ thường kì vọng lớn vào con, mong rằng sau này con thành công kiếm nhiều tiền, họ hàng nhìn vào trường con cháu theo học, điểm số trên lớp, học bổng, huy chương, thành tích để đánh giá chứ không nhìn vào con người nữa Hay ảnh hưởng tiêu cực của sự bùng nổ số, vì những lượt like, tim, comment trên mạng
mà chạy theo, thực hiện những trò lố bịch, thậm chí nhiều bạn còn sẵn sàng khoe thân thể của mình lên chỉ vì để có được nhiều sự chú ý