1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN HÀNH VI TIÊU DÙNG của KHÁCH DU LỊCH nội địa SAU đại DỊCH COVID 19

32 193 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 47,01 KB

Nội dung

Được quan sát trong bối cảnh đó,thông qua nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra những nhận định về xu hướng tiêu dùng,những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và thích ứng với những thay đổi trong hà

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Phương pháp nghiên cúu khoa học

Mã phách:

Quảng Nam-2022

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và được sự hướng dẫn khoa học của ThS Nguyễn Thanh Tuấn Các nội dung nghiên cứu trong

đề tài “Hành Vi Tiêu Dùng Của Khách Du Lịch Sau Đại Dịch Covid_19” của tôi là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được cá nhân thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn gốc Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài tiểu luận của mình.

Người cam đoan

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội Phân Hiệu Quảng Nam đã đưa bộ môn Nghiên Cứu Khoa Học vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - thầy ThS Nguyễn Thanh Tuấn Chính thầy là người đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt học kỳ vừa qua Trong thời gian tham dự lớp học của thầy, em đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết cho quá trình học tập, làm việc sau này của em.

Bộ môn Nghiên Cứu Khoa Học là một môn học thú vị và vô cùng bổ ích Tuy nhiên, những kiến thức và kỹ năng về môn học này của em vẫn còn nhiều hạn chế Do đó, bài tiểu luận của em khó tránh khỏi những sai sót Kính mong thầy xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Người thực hiện

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 2

LỜI CẢM ƠN 3

MỤC LỤC 4

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 6

1 Lí do chọn đề tài 6

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài 7

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Bố cục đề tài 7

Chương 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI TIÊU DÙNG DU LỊCH 8

1.1 Khái niệm 8

1.1.1 Hành vi tiêu dùng 8

1.1.2 Hành vi tiêu dùng dulịch 8

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng du lịch 9

1.2.2 Các yếu tố xã hội 10

1.2.3 Các yếu tố cá nhân 11

1.2.4 Các yếu tố tâm lý 12

1.2.5 Các yếu tố về sảnphẩm, dịch vụ 13

1.2.6 Các yếu tố khác 13

Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG 14

Trang 5

2.1 COVID-19 và tác động của COVID-19 đến ngành du lịch 14

2.1 l.Đại dịch COVID-19 14

2.1 2.Tác động của COVID-19 đối với du lịch 14

2.2 Những thay đổi trong hành vi tiêu dùng của du khách sau thời kỳ COVID-19 17

2.2.1 Thay đổi trong phương thức tìm kiếm dịchvụ 17

2.2.2 Thay đổi trong lựa chọn, sử dụng dịch vụ 17

2.2.3 Thay đổi trong đánh giá dịch vụ 19

CHƯƠNG 3: Sự THÍCH ỨNG TRƯỚC Sự THAY ĐỔI HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH DU LỊCH 21

3.1 Phát triển thương mại điện tử 21

3.2 Kinh doanh có ý thức 22

3.3 Ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong phân phối 22

3.4 Thay đổi hướng theo xu hướng khách hàng 24

3.5 Một số giải pháp khác 29

KẾT THÚC: 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO: 31

Trang 6

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Du lịch là một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, đóng vai trò quantrọng trong nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới, là nguồn thu nhập quan trọng củanhiều nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Ngày nay, ở Việt Nam và phần còn lạicủa thế giới, chúng ta phải đối mặt với nhiều thách thức phức tạp và có tính liên kết trongcác lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, y tế, môi trường và các lĩnh vực khác Đây là một ví

dụ điển hình Gần đây, đại dịch Covid-19 đã có tác động sâu sắc Ảnh hưởng đến sự pháttriển du lịch toàn cầu Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi tiêu dùng du lịch của du khách,đặt ra yêu cầu cấp thiết là toàn ngành du lịch phải thường xuyên thay đổi, lắng nghe vàđáp ứng nhu cầu của du khách trong tình hình hiện nay Được quan sát trong bối cảnh đó,thông qua nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra những nhận định về xu hướng tiêu dùng,những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và thích ứng với những thay đổi trong hành vi củangười tiêu dùng Đi du lịch trong và sau đại dịch COVID-19 Những đóng góp cho cáchoạt động của các công ty du lịch thực tế, các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ du lịch,cũng như các chính sách ưu tiên hiện hành của quốc gia đối với sự phát triển du lịch củaViệt Nam là phù hợp với chính sách hiện hành của quốc gia và phù hợp với xu hướngchung của du lịch thế giới

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích đề tài là chỉ ra những thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách du lịchnội địa trước và sau thời kì COVID-19, làm căn cứ đề xuất giải pháp thích ứng cho doanhnghiệp kinh doanh du lịch

Để đạt được mục đích trên, cần hoàn thành những nhiệm vụ sau:

1 Thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp về hành vi tiêu dùng của khách du lịch hậu COVID-19

2 Phân tích, đánh giá so sánh sự thay đổi của hành vi tiêu dùng trước và sau thời kìCOVID-19 của khách du lịch

3 Nghiên cứu và đưa ra giải pháp thay đổi, cải thiện góp phần định hướng sản phẩm dulịch phù hợp với sự thay đổi hành vi tiêu dùng của khách du lịch

Trang 7

3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài

• Đối tượng nghiên cứu: Những thay đổi trong hành vi tiêu dung du lịch của khách

du lịch nội địa trước và sau thời kì COVID-19

• Đối tượng khảo sát: Khách du lịch nội địa và các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch

• Phạm vi nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự thay đổi hành vi tiêu dùngcủa khách du lịch thời kì hậu COVID-19 và từ đó đề xuất các giải pháp góp phầngiúp các doanh nhiệp định hướng sản phẩm phù hợp với sự thay đổi của du khách

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp chủ yếu được sử dụng:

• Phương pháp điều tra bảng hỏi online: Xây dựng bảng hỏi online dưới dạng phiếutrả lời trắc nghiệm để điều tra nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của khách du lịchthời khì hậu COVID-19

• Phương pháp so sánh: dựa vào số liệu đã thu thập được từ phiếu điều tra , so sánhvới hành vi tiêu dùng của khách du lịch trước thời kì COVID-19 để thấy rõ sự thayđổi về hành vi tiêu dùng của khách du lịch

• Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: thu thập thông tin trên các bài báo, trangweb, các công trình nghiên cứu trước, sách vở,

Phương pháp điều tra chính: phương pháp điều tra bảng hỏi online

5. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục,.Nội dung chính của đề tài có

bố cục gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan cơ sở lý luận về hành vi tiêu dùng du lịch

Chương 2: Tác động của COVID-19 đến hành vi tiêu dùng của khách du lịch

Chương 3: Sự thích ứng trước sự thay đổi hành vi tiêu dùng của khách du lịch

Trang 8

Chương 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI TIÊU DÙNG DU LỊCH 1.1 Khái niệm

1.1.1 Hành vi tiêu dùng

Hành vi là hành động và cách cư xử được các cá nhân, sinh vật, hệ thống hoặc thực thểnhân tạo thực hiện kết hợp với chính họ hoặc môi trường của họ, bao gồm các hệ thốnghoặc sinh vật khác xung quanh cũng như môi trường vật lý Đó là phản ứng được tínhtoán của hệ thống hoặc sinh vật đối với các kích thích hoặc đầu vào khác nhau, cho dùbên trong hay bên ngoài, ý thức hay tiềm thức, công khai hoặc bí mật, và tự nguyện hoặckhông tự nguyện

Hành vi tiêu dùng là hành động của người tiêu dùng được thực hiện trong việc tìm kiếm,mua, sử dụng và đánh giá theo ý mình các sản phẩm mà họ mong đợi sẽ thoả mãn nhu cầucủa họ

Khi nhấn mạnh về các yếu tố bên ngoài kích thích và các phản ứng là những hiện tượng

có thể quan sát được thì gọi là ứng xử

Khi nhấn mạnh về mặt định hướng , mục tiêu với các động cơ in bên trong thì gọi là hành

vi Hành vi là việc làm của một người gắn với động cơ thực hiện

Quá trình thực hiện 1 hành vi tiêu dùng thường diễn ra như sau: Nhận biết nhu cầu về 1sản phẩm: Xác định khả năng thanh toán, Thu thập thông tin về sản phẩm, Ra quyết địnhmua, Thực hiện hành vi mua hàng, Tiêu dùng đánh giá sản phẩm

Mỗi khâu trong toàn bộ quá trình mua hàng chịu tác động của những nhân tố nhất định.Nhân tố nào có vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình đó? Trả lời được các câu hỏinày, người làm du lịch sẽ có cơ sở để thiết kế sản phẩm, tổ chức marketing, tổ chức phânphối sản phẩm Tức là có được cách tác động đúng đắn tới hành vi tiêu dùng của dukhách, thu hút du khách tiêu dùng sản phẩm du lịch của mình

1.1.2 Hành vi tiêu dùng du lịch

Người tiêu dùng du lịch: Theo PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh, người tiêu dùng du lịch(tourism consumer) “là người mua sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong

Trang 9

muốn cá nhân Họ là người cuối cùng tiêu dùng sản phẩm du lịch do quá trình

Quyết định lựa chọn sản phẩm là những hoạt động của quyết định mua cho nên quá trình

ra quyết định lựa chọn các sản phẩm du lịch cũng chính là quá trình ra quyết định mua.Theo nghiên cứu của Um và Crompton (1990) cho rằng quyết định lựa chọn điểm đến dulịch cũng như loại hình du lịch đó là giai đoạn lựa chọn 1 điểm đến du lịch từ tập cácđiểm đến mà phù hợp với nhu cầu của khách du lịch

Một khi du khách đã có nhu cầu cũng như dự định di du lịch thì trong suy nghĩ của họ đãhình thành nên những điểm đến mà họ mong muốn cũng như là loại hình nào

Cũng theo Hwang (2006) chỉ ra rằng, quyết định lựa chọn điểm đến du lịch và giai đoạn

mà khách đưa ra quyết định cuối cùng của mình về sự lựa chọn điểm đến có nghĩa là,khách du lịch chọn một điểm đến nằm trong tập hợp những điểm đến thay thế có sẵn đãđược tìm hiều ở các giai đoạn trước

(nguồn:vietnambiz)

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng du lịch

Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quátrình cải tạo tự nhiên và xã hội Các yếu tố cấu thành văn hoá: các sản phẩm lao động, tínngưỡng, tôn giáo, đạo đức, luật pháp, nghệ thuật, truyền thống, phong tục tập quán

Hệ thống các giá trị văn hoá có vai trò định hướng cho hành vi tiêu dùng, đặc biệt là tiêudùng các sản phẩm tinh thần

Các tôn giáo, tín ngưỡng đều có những quy định, những kiêng kỵ riêng của mình màngười theo tôn giáo, tín ngưỡng đó phải tuân theo Do vậy du khách theo tôn giáo nào,hay tín ngưỡng nào sẽ có các hành vi phù hợp với các quy định của tôn giáo đó Người

Trang 10

cung cấp dịch vụ du lịch phải biết được các kiêng kỵ, các quy định đó để tránh

phạm tới du khách và làm hài lòng du khách

Truyền thống: Những đức tính, lối sống, kinh nghiệm xã hội, cách thức thực hiện cácquan hệ xã hội của mỗi cộng đồng được gìn giữ củng cố và phát huy tác dụng từ thế hệnày sang thế hệ khác Truyền thống ảnh hưởng tới hành vi của mỗi cá nhân, nó địnhhướng cho hành vi của cá nhân ở một chừng mực nhất định

Tập quán: Những thói quen đã lâu đời, những cách ứng xử được lặp đi lặp lại trở thànhnền nếp lan truyền rộng rãi trong cộng đồng người Nó được xem là một khía cạnh củatính dân tộc, bản sắc văn hoá dân tộc

Ví dụ: Người Việt Nam coi xe máy là phương tiện đi lại, nên thích các xe kích cỡ nhỏgọn, trong khi đó các nước phương Tây xe máy được dùng để giải trí, họ ưa chuộng cácloại xe có kích cỡ lớn

Sự hội nhập và biến đổi văn hóa:

Biến đổi văn hóa là cách tất cả các nền văn hóa tồn tại trong một môi trường thay đổi Sựthay đổi này là do sự giao tiếp giữa các nền văn hóa, và bắt nguồn từ nội tâm của mỗi nềnvăn hóa

Do tác động của hội nhập văn hóa và biến đổi văn hóa mà có thể tạo ra cơ hội cho sảnphẩm du lịch (Ví dụ: do tác động của biến đổi khí hậu hình thành trào lưu mới về loại sảnphẩm du lịch sinh thái, thân thiện với môi trường)

Sự hội nhập văn hóa cũng làm thay đổi hành vi tiêu dùng của khách du lịch (Ví dụ: kháchtiêu dùng du lịch VN ngày càng cần sự kích thức từ marketing nhiều hơn)

Trang 11

Các nhóm tham khảo: Hành vi của một người tiêu dùng ảnh hưởng mạnh mẽ của nhiềunhóm người Nhóm tham khảo là những nhóm có ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc giántiếp đến những quan điểm và cách cư xử của một hay nhiều người.

Gia đình: Các thành viên trong gia đình của người tiêu dùng có thể tạo nên một ảnhhưởng mạnh mẽ lên hành vi của người mua đó Chúng ta có thể phân biệt thành 2 loại giađình của người mua bao gồm gia đình định hướng (bao gồm cha mẹ) và gia đình riêng(bao gồm vợ chồng, con cái) Các thành viên trong gia đình bằng cách này hay cách khácđều tác động đến hành vi tiêu dùng của người mua

Ví dụ: Người thân trong gia đình chỉ bảo cho chúng ta biết cách chọn mua như thế nào,mua nhãn hàng của công ty nào là tốt? Mua sản phẩm nào? Ở đâu? Cụ thể khi ta mua xemáy, gia đình sẽ đưa ra ý kiến cho ta tham khảo là nên mua xe hàng gì ít hao xăng và bền

Vai trò và địa vị: Một cá nhân đều có mặt trong nhiều loại nhóm như gia đình, nhóm, tổchức, công ty Vị trí của người ấy trong mỗi đều sẽ ảnh hưởng đến hành vi mua của ngườitiêu dùng Mỗi vai trò đều gắn liền với một địa vị phản ánh cách nhìn nói chung của xãhội với vai trò đó Do đó, người mua thường lựa chọn các sản phẩm phù hợp với vai trò

và địa vị của họ trong xã hội Chính vì thế người làm marketing cần nhận thức rõ các khảnăng thể hiện địa vị xã hội của các sản phẩm hay nhãn hiệu

Ví dụ: Ở thị trường Việt Nam, các hãng thời trang nước ngoài nổi tiếng như Chanel, LV,Gucci, Dior bán với giá cao nhắm vào giới tiêu dùng cao cấp, người mua những sản phẩmnày thường muốn khẳng định đẳng cấp của mình

1.2.3 Các yếu tố cá nhân

Giới tính là yếu tố cá nhân đầu tiên có ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng nữgiới và nam giới đều có những nhu cầu tiêu dùng khác nhau và cáchlựa chọn hàng hóacũng khác nhau Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quyết định lựa chọn hàng hóa của nữgiới thường căn cứ chủ yếu vào giá cả, hình thức, mẫu mã của sản phẩm thì nam giới lạichú trọng đến công nghệ, uy tín của các loại sản phẩm này

Trang 12

Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống : Đây là yếu tác động nhiều đến hành vi tiêu dùng

du lịch của con người Độ tuổi tác động nhiều nhất tới loại hình du lịch , quyết định nơiđến , chi phí cho chuyến đi , dịch vụ tham quan , mua sắm Ngay cả khi phục vụ nhữngnhu cầu giống nhau thì người tiêu dùng vẫn lựa chọn những hàng hóa và dịch vụ khácnhau tùy theo tuổi tác của họ Cùng là nhu cầu ăn uống nhưng đối với khách hàng trẻ tuổi

họ sẽ lựa chọn đa dạng loại thức ăn hơn, nhưng khi tuổi cao họ thường có xu hướng kiêngmột số loại thực phẩm Thị hiếu của người tiêu dùng về các sản phẩm quần áo, đồ nội thấthay giải trí cũng tuỳ theo tuổi tác

Nghề nghiệp và thu nhập: Điều kiện kinh tế và nghề nghiệp là một trong những điều kiện

có ảnh hưởng lớn đến cách tiêu dùng của một người Nghề nghiệp ảnh hưởng đến bảnchất của hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng lựa chọn Công nhân chọn quần áo, giàydép và các dịch vụ giải trí khác từ giám đốc công ty Môi trường kinh tế có ảnh hưởngmạnh mẽ đến hành vi lựa chọn sản phẩm Khi nền kinh tế được cải thiện, người tiêu dùng

có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm đắt tiền

Lối sống: Những người cùng xuất thân từ vùng văn hóa, tầng lớp xã hội, nghề nghiệp vẫn

có thể có những lối sống hoàn toàn khác nhau và cách thức tiêu dùng của họ cũng khácnhau Lối sống của một người là sự tự biểu hiện của người đó được thể hiện ra thànhnhững hoạt động, mối quan tâm và quan điểm của người ấy trong cuộc sống

1.2.4 Các yếu tố tâm lý

Các chọn lựa mua hàng của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi 4 yếu tố tâm lý chính:

Động cơ: là nội lực sinh ra từ nhu cầu tra, là rỗng cần được thỏa mãn nhân hành động 1sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu Tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào thì con ngườicũng có nhiều nhu cầu khác nhau Như một số nhu cầu sinh học như đói, khát, khó chịu,hay một số nhu cầu tâm lý như nhu cầu được thừa nhận, được người khác tôn trọng hayđược thư giãn về tinh thần

Nhận thức: Là khả năng tư duy và nhìn nhận của con người Động cơ có tác dụng thúcđẩy quá trình hành động của con người, còn việc hành động ra sao thì phụ thuộc vào nhậnthức Hai người nội trợ cùng đi vào siêu thị với động cơ là giống nhau nhưng sự lựa chọn

Trang 13

các sản phẩm tiêu dùng lại hoàn toàn khác nhau Nhận thức của họ về những

Thái độ : Thái độ của người tiêu dùng du lịch với sản phẩm du lịch là tổng hợp quanđiểm, lòng tin, kinh nghiệm, mong muốn và phản ứng của người tiêu dùng đối với sảnphẩm du lịch Trên cơ sở này người tiêu dùng duy trì mối quan hệ của mình với sản phẩm, đồng thời đưa ra những đánh giá, lựa chọn và hành động đối với sản phẩm Thái độ chophép cá nhân ứng xử tương đối ổn định Với những cái mà họ đã quen thuộc, nó cho phép

cả Nhân tiết kiệm thời gian, sức lực và trí lực trong những lần tiêu dùng tiếp theo để thỏamãn cùng một loại nhu cầu Thái độ tích cực đối với một sản phẩm nào đó đồng nghĩa với

sở thích của người tiêu dùng về sản phẩm du lịch đó

1.2.5 Các yếu tố về sản phẩm, dịch vụ

Đó là các yếu tố liên quan đến sản phẩm dịch vụ, trong nền kinh tế hàng hóa chính hành

vi tiêu dùng là cơ sở để tạo ra các yếu tố này, nhưng mặt khác cũng chính các yếu tố nàylại tác động trở lại đến hành vi người tiêu dùng nói chung và của khách du lịch nói riêng.Các yếu tố này có thể kể đến:

Chất lượng; giá cả; chủng loại; mẫu mã

Điều kiện quảng cáo, khuếch trương, bảo hành, khuyến mại

Hình thức phân phối

1.2.6 Các yếu tố khác

Điều kiện chính trị

Điều kiện kinh tế: Tốc độ phát triển kinh tế, tỷ giá hối đoái, lạm phát

Các yếu tố khác như chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai

Sự hiểu biết sâu sắc về hành vi tiêu dùng du lịch của khách du lịch cũng như các yếu tốảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách du lịch là cơ sở để chúng ta thấu hiểu khách

Trang 14

hàng và phục vụ chu đáo để khách du lịch hài lòng nhất, từng bước giữ vững

ngành du lịch

Chương 2: TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG

2.1 COVID-19 và tác động của COVID-19 đến ngành du lịch

2.1 l.Đại dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 là đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus CoV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu Khởi nguồn vàocuối tháng 12 năm 2019 với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc miềnTrung Trung Quốc đại lục, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõnguyên nhân

SARS-2.1 2.Tác động của COVID-19 đối với du lịch

2.1.2.1 Tác động của COVID-19 đến ngành du lịch thế giới.

Trang 15

COVID-19 hoành hành gây ra tác động tiêu cực rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu vàđược ví như một cuộc Đại Suy Thoái lần 2 Ngành du lịch cũng không nằm ngoàitầm ảnh hưởng này Kể từ kỳ nghỉ mùa xuân đến kỳ nghỉ hè, đại dịch COVID-19

đã gây ra sự gián đoạn hàng loạt các kế hoạch du lịch, kỳ nghỉ dưỡng, hoạt động đilại do Chính phủ các nước đều ban hành quy định về hạn chế các chuyến bay nộiđịa lẫn nước ngoài đến khóa cửa biên giới, giãn cách xã hội nhằm hạn chế sự lâylan của dịch bệnh trong những giai đoạn thường được xem là cao điểm của ngành

du lịch Điều này khiến các hãng hàng không lẫn khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khuvui chơi giải trí, địa điểm du lịch mất hàng tỷ USD và hàng triệu người trongngành dịch vụ du lịch mất việc làm.Du lịch toàn cầu, ở cả các nước phát triển vàđang phát triển đều phải chịu tác động khủng khiếp của đại dịch, ước tính lượngkhách đến du lịch giảm từ 60- 80% Theo Báo cáo của Liên hiệp quốc, lượngkhách du lịch quốc tế đã giảm khoảng 1 tỉ lượt, tương đương giảm 73% trong năm

2020, trong khi trong quý đầu tiên của năm 2021, mức giảm đã là 88% Các khuvực bị ảnh hưởng nhiều nhất là Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Đại Dương, BắcPhi và Nam Á; trong khi những khu vực bị ảnh hưởng ít hơn là Bắc Mỹ, Tây Âu vàCaribe COVID-19 khiến nhiều điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới vắng khách Việc hạn chế đi lại vì đại dịch COVID-19 khiến du lịch toàn cầu rơi vào khủnghoảng trầm trọng; trong đó châu Á-Thái Bình Dương là khu vực phải chịu thiệt hại

về du lịch nặng nhất trong năm 2020, với GDP ngành giảm 53,7% (-1.645 tỷUSD), số việc làm giảm 18,4% (-34,1 triệu việc làm) so với năm 2019 Châu Âuđứng thứ 2 với GDP ngành giảm 51,4% (tương đương -1.126 tỷ USD), việc làmgiảm 9,3% (-3,6 triệu việc làm)

2.1.2.2 Tác động của COVID-19 đến ngành du lịch Việt Nam:

Nhìn lại tác động của dịch COVID-19 đối với du lịch Việt Nam có thể thấy khidịch xảy ra, lệnh cấm và hạn chế đi lại đã được áp dụng cho tất cả các điểm dulịch Các hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng và giao thông hầuhết bị hoãn lại do lệnh đóng cửa trên toàn quốc Ngoài ra, ngành Hàng không cũng

Trang 16

bị ảnh hưởng nặng nề khi hàng loạt các chuyến bay nội địa và quốc tế

giảm, thậm chí không có thu nhập

Việt Nam không mở cửa du lịch quốc tế từ tháng 3/2020 Số lượng khách quốc tếđến Việt Nam năm 2020 giảm 78,7% so với năm trước, trong đó hơn 96% là kháchquốc tế đến trong quý I/2020 Từ quý II/2021, nước ta chưa mở cửa du lịch quốc tếnên lượng khách chủ yếu là các chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việctại các dự án ở Việt Nam

Trong 6 tháng đầu năm 2021, khách quốc tế đến Việt Nam giảm 97,6% so vớicùng kỳ năm trước, ước đạt 88,2 nghìn lượt người và giảm ở tất cả các loại hìnhvận tải Nhu cầu du lịch trong nước xét tổng thể giảm vì thực hiện yêu cầu giãncách xã hội, mặt khác, do tâm lý lo ngại dịch bệnh và sự sụt giảm thu nhập củangười dân Khách du lịch nội địa năm 2020 giảm 34,1% (đạt 56 triệu lượt), tổngthu đạt 312.000 tỷ đồng, giảm khoảng 58,7% so với cùng kỳ năm 2019 Trong 6tháng đầu năm 2021, đạt 30,5 triệu lượt, tổng thu ước đạt 134.000 tỷ đồng, giảm24,2% so với cùng kỳ năm trước đó

Doanh thu du lịch 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, giảm 51,8% sovới cùng kỳ năm trước Một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội nên du lịchnội địa giảm mạnh như Hà Nội giảm 44,3%, thành phố Hồ Chí Minh giảm 53,6%,Quảng Ninh giảm 36,6% Một số địa phương có khởi sắc đón khách nội địa trongquý I/2021, nhưng đợt dịch thứ 4 bùng phát khiến khách hủy phòng, hủy tour hàngloạt gây thiệt hại rất lớn cho cơ sở kinh doanh lưu trú và doanh nghiệp lữ hành.Trong năm 2020, 90% doanh nghiệp lữ hành tạm dừng hoạt động, 10% doanhnghiệp hoạt động cầm chừng Hiện nay chỉ còn khoảng 2.200 doanh nghiệp cógiấy phép kinh doanh lữ hành trên toàn quốc với phần lớn các doanh nghiệpchuyển sang kinh doanh lữ hành nội địa Người lao động ngành du lịch bắt buộc

Ngày đăng: 15/03/2022, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w