- Những kim loại đứng trướ cH đẩy được hiđro ra khỏi dung dịch axit.
4. Hợp chất a Oxit
a. Oxit
Có 3 loại: FeO, Fe2O3, Fe3O4 (FeO.Fe2O3).
− Cả 3 đều là chất rắn, không tác dụng với H2O và không tan trong H2O
− Với chất khử (như CO, H2 ở nhiệt độ cao) : Oxit chứa sắt có số oxi hoá cao bị khử thành oxit có số oxi hoá thấp rồi thành kim loại:
Fe2O3 CO →,t0
Fe3O4 CO →,t0
FeOCO →,t0
Fe
− Với chất oxi hoá: Oxit chứa sắt có số oxi hoá thấp biến thành oxit có số oxi hoá cao: 2FeO + 1/2O2 -> Fe2O3
− Cả 3 đều là oxit bazơ, hoà tan trong axit, không hoà tan trong kiềm. FeO + 2HCl -> FeCl2+ H2O
Fe3O4 + 3H2SO4 -> FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 3H2O Nếu hoà tan trong axit oxi hoá thì tạo thành muối Fe3+:
3FeO + 10HNO3 -> 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O
b. Hiđroxit
Fe(OH)2↓ có màu trắng. Fe(OH)3↓ có màu nâu.
− Cả 2 hiđroxit này đều ít tan trong nước.
− Khi nung nóng (không có không khí), bị mất nước tạo thành oxit: Fe(OH)2 →t0
FeO + H2O 2Fe(OH)3 →t0
Fe2O3 + 3H2O
Nếu nung trong khí quyển có oxi thì đều tạo thành Fe2O3, vì: 2Fe(OH)2 + 1/2O2 →t0
Fe2O3 + 2H2O
− Fe(OH)2 dễ bị oxi hoá (ngay trong không khí) thành Fe(OH)3: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O -> 4Fe(OH)3
− Cả 2 hiđroxit đều là bazơ yếu, tan trong axit: Fe(OH)2 + 2HCl -> FeCl2 + 2H2O Fe(OH)3 + 3HCl -> FeCl3 + 3H2O
− Fe(OH)3 không tan trong kiềm dư, nhưng tan một ít trong kiềm đặc vì có tính axit và rất yếu.
c. Muối
+) Các muối nitrat, halogenua, sunfat của Fe đều tan nhiều trong nước. +) Muối Fe2+ có tính khử mạnh.
10FeSO4 + 2KMnO4 + 18H2SO4 -> 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 18H2O +) Muối Fe3+ có tính oxi hoá
FeCl3+ KI -> FeCl2 + KCl + 1/2I2
Fe2(SO4)3 + 3Na2S -> 2FeS↓ + 3Na2SO4 + S↓