- Những kim loại đứng trướ cH đẩy được hiđro ra khỏi dung dịch axit.
b. Hiđroxit M(OH)
− Tính tan và tính bazơ tăng dần:
Be(OH)2 Mg(OH)2 Ca(OH)2 Sr(OH)2 Ba(OH)2 − Be(OH)2 có tính lưỡng tính
Be(OH)2 + 2HCl -> BeCl2 + H2O Be(OH)2 + 2KOH -> K2BeO2 + H2O − Mg(OH)2 kết tủa trắng, là bazơ yếu, tan trong axit.
− Ca(OH)2 ít tan trong nước, là bazơ khá mạnh.
− Ba(OH)2 tan khá nhiều trong nước tạo thành dung dịch kiềm mạnh. − Khi đun nóng, Be(OH)2 và Mg(OH)2 bị mất nước biến thành oxit:
Mg(OH)2 →t0
MgO + H2O
Chú ý: Khi cho khí clo tác dụng với Ca(OH)2 hoặc CaO ta thu được clorua vôi CaOCl2 có
công thức cấu tạo:
Ca O Cl C+l -
Ca(OH)2 (bột ẩm, huyền phù) + Cl2 -> CaOCl2 + H2O
Clorua vôi là chất oxi hoá mạnh, dùng để sát trùng và tẩy trắng. Các phản ứng quan trọng của clorua vôi là:
CaOCl2 →t0
CaCl2 + 1/2O2↑
CaOCl2 + 2HCl -> CaCl2 + Cl2 ↑+ H2O 2CaOCl2 + CO2 -> CaCl2 + CaCO3 ↓+ Cl2↑
c. Muối
a) Muối nitrat: tan nhiều trong nước. b) Muối clorua: tan nhiều trong nước
c) Muốisunfat: từ BeSO4→ BaSO4 độ tan giảm dần. BeSO4, MgSO4 tan nhiều, SrSO4, BaSO4 không tan.
d) Muối cacbonat:
− Muối cacbonat trung tính MCO3 : ít tan trong nước, khi nung nóng bị phân tích. Ví dụ: MCO3 →t0
MO + CO2
− Muối cacbonat axit Me(HCO3)2 tan nhiều trong nước, chỉ tồn tại trong dung dịch vì có cân bằng sau;
MCO3 + CO2 + H2O M(HCO3)2 Khi dư CO2, cân bằng chuyển dịch sang phải.
Khi đun nóng, cân bằng chuyển dịch sang trái. Phản ứng xảy ra theo chiều thuận nghịch giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động và sự tạo thành lớp cặn đá vôi trong ấm đun nước, phích đựng nước nóng.
6. Ứng dụng
Kim loại beri tạo ra những hợp kim cứng, đàn hồi, không bị ăn mòn, dùng chế tạo máy bay, vỏ tầu biển…
Kim loại magie tạo ra được những hợp kim có đặc tính nhẹ và bền, dùng chế tạo máy bay, tên lửa, ôtô…
Kim loại canxi dùng làm chất khử để tách một số kim loại khỏi hợp chất; tách oxi, lưu huỳnh ra khỏi thép..
Các kim loại kiềm thổ còn lại ít có ứng dụng trong thực tế
7. Trạng thái tự nhiên
− Mg thường gặp ở dạng MgCO3 (manhezit), CaCO3.MgCO3 (đolomit), KCl.MgCl2.6H2O (cacnalit), KCl.MgSO4.6H2O (cainit).
− Ca thường gặp ở dạng CaCO3 (đá vôi, đá phấn, đá hoa), CaCO3.MgCO3 (đolomit), CaO4.2H2O (thạch cao), Ca3(PO4)2 (photphorit), 3Ca3(PO4)2.CaF2 (apatit).