Bình luận nội dung thẩm định về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật. Nêu thực trạng về thẩm định nội dung này trên thực tiễn

13 9 0
Bình luận nội dung thẩm định về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật. Nêu thực trạng về thẩm định nội dung này trên thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Pháp luật là phương tiện cần thiết để quản lý đất nước, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế chính trị và phát triển kinh tế đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, góp phần quản lý xã hội. Xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ, góp phần đưa nước phát triển vững mạnh hòa nhập với cộng đồng khu vực và quốc tế. Trong những biện pháp mà Nhà nước ta đang thực hiện nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật đó là nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Việc ra đời của các đạo luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã giúp cho công tác xây dựng dự thảo văn bản đạt được những thành tựu nhất định, chất lượng các dự thảo văn bản được ban hành ngày được nâng cao, phù hợp với thực tế xã hội, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng dự thảo văn bản bản với hệ thống pháp luật còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập khi xây dựng và ban hành dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, có nhiều nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, thiểu tính khả thi trong thực tiễn...làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước, gây bức xúc cho nhân dân. Một trong những nguyên nhân chính của hạn chế, bất cập trong hoạt động xây dựng, ban hành dự thảo văn bản phải nhắc đến là công tác thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nói chung và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ nói riêng chưa đạt hiệu quả.

BÀI THI TIỂU LUẬN MÔN : XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT Đề bài Bình luận nội dung thẩm định về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật Nêu thực trạng về thẩm định nội dung này trên thực tiễn Hà Nội, 2022 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………… Trang 1 I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ THẢO VĂN BẢN ……………… … Trang 3 II.TÍNH HỢP HIẾN, TÍNH HỢP PHÁP, TÍNH THỐNG NHẤT CỦA DỰ THẢO VĂN BẢN ……………………………………………………… Trang 3 1.Tính hợp hiến ………………………………………….………………… .Trang 3 2.Tính hợp pháp …….……………………………………………………………… Trang 4 3 Tính thống nhất ………………………………… ……………………………….Trang 5 III THỰC TRẠNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ THẢO VĂN BẢN TRÊN THỰC TIỄN….Trang 5 1.Thực trạng.… ………………………………………………………………….… Trang 5 2.Các thành tựu đạt được… ……………………………………………………… Trang 6 3.Những hạn chế…… ………………………………………………………………Trang 6 KẾT LUẬN ………………………………………………………………………… Trang 7 TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………… Trang 7 3 LỜI MỞ ĐẦU Pháp luật là phương tiện cần thiết để quản lý đất nước, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế chính trị và phát triển kinh tế đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, góp phần quản lý xã hội Xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ, góp phần đưa nước phát triển vững mạnh hòa nhập với cộng đồng khu vực và quốc tế Trong những biện pháp mà Nhà nước ta đang thực hiện nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật đó là nâng cao chất lượng hoạt động xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật Việc ra đời của các đạo luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã giúp cho công tác xây dựng dự thảo văn bản đạt được những thành tựu nhất định, chất lượng các dự thảo văn bản được ban hành ngày được nâng cao, phù hợp với thực tế xã hội, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng dự thảo văn bản bản với hệ thống pháp luật còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập khi xây dựng và ban hành dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, có nhiều nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, thiểu tính khả thi trong thực tiễn làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước, gây bức xúc cho nhân dân Một trong những nguyên nhân chính của hạn chế, bất cập trong hoạt động xây dựng, ban hành dự thảo văn bản phải nhắc đến là công tác thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nói chung và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ nói riêng chưa đạt hiệu quả 4 Xuất phát từ thực trạng đó, qua việc tìm hiểu về nội dung của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, thông qua bài viết này em xin “Bình luận nội dung thẩm định về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật Nêu thực trạng về thẩm định nội dung này trên thực tiễn” từ đó nêu ra những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật hiện hành NỘI DUNG I.LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ THẢO VĂN BẢN Thẩm định có nghĩa là việc xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lý bằng văn bản về một vấn đề nào đó Hoạt động này do tổ chức hoặc cá nhân có chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện Việc thẩm định có thể tiến hành với nhiều đối tượng khác nhau như thẩm định dự án, thẩm định báo cáo, thẩm định hồ sơ, thẩm định thiết kế, thẩm định đồ án quy hoạch, thấm định dự thảo văn bạn quy phạm pháp luật Thẩm định văn bản quy phạm pháp luật là một giai đoạn thuộc quy trình soạn thảo xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền tiến hành nhằm mục đích nâng cao chất lượng dự thảo văn bản trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban 5 hành, thực hiện tốt công tác thẩm định sẽ khắc phục những hạn chế, bất cập của việc xây dựng và ban hành văn bản Quá trình thẩm định là quá trình nhận xét, đánh giá về đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản, về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ của dự thảo văn bản trong hệ thống pháp luật hiện hành Thẩm định dự thảo văn bản cũng đưa ra những nhận xét về chất lượng của dự thảo văn bản thông qua việc đánh giá về nội dung và kỷ thuật soạn thảo văn bản Đồng thời, cơ quan tiến hành thẩm định dự thảo văn bản qui phạm pháp luật cũng đưa ra những ý kiến và đề xuất biện pháp giải quyết đối với những vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan có liên quan trong quá trình soạn thảo văn bản để cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định Công tác thẩm định là một khâu không thể thiếu của quy trình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật Mục đích của thẩm định là “thẩm tra” và “giám định” những vấn đề cơ bản, quan trọng trực tiếp liên quan đến chất lượng và kỹ thuật của dự thảo văn bản được thẩm định Hoạt động thẩm định còn là khâu cuối cùng trước khi cơ quan, người có thẩm quyền chính thức xem xét, ban hành văn bản (đối với dự thảo Nghị định của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ; và thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ), hoặc trước khi Chính phủ xem xét, thông qua để trình Quốc hội (đối với dự án luật, nghị quyết của Quốc hội) hoặc Uỷ ban thường vụ Quốc hội (đối với dự án pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội) xem xét, ban hành Việc thẩm định tính khả thi của các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là việc làm hết sức cần thiết và không thể xem nhẹ Khi phân tích các chính sách xã hội, kinh tế trong quá trình thẩm định tính khả thi của dự thảo là “chìa khoá” đảm bảo sự hài hoà trong việc phát triển kinh tế xã hội từ việc tạo ra sự ổn định, bền vững của các văn bản 6 quy phạm pháp luật Để văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng tốt, có tính ổn định lâu dài, hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm định và các nhà hoạch định chính sách phải có tầm nhìn bao quát, toàn diện, phân tích được các chính sách phát triển kinh tế, phát triển xã hội và dự báo được những tác động nhất định của văn bản quy phạm pháp luật khi được thực thi trên thực tế II.TÍNH HỢP HIẾN, TÍNH HỢP PHÁP, TÍNH THỐNG NHẤT CỦA DỰ THẢO VĂN BẢN 1.Tính hợp hiến Hợp hiến là “đúng với quy định của hiến pháp” Hiến pháp là một văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, là nền tảng pháp lý của cả hệ thống pháp luật Bên cạnh những quy định pháp lý, Hiến pháp còn xác lập thể chế chính trị, các nguyên tắc và những mối quan hệ phản ánh tương quan của các lực lượng chính trị, xã hội Điều 146 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước và có hiệu lực pháp lý cao nhất" Có nghĩa là mọi văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với Hiến pháp Thông thường các quy định trong Hiến pháp chỉ mang tính định hướng, xác định chủ trương là chính Tính hợp hiến của dự thảo văn bản pháp luật thể hiện thông qua hai nội dung : Một là: dự thảo văn bản pháp luật phải hợp hiến đó chính là phù hợp với nội dung của Hiến pháp, các dự thảo văn bản của hệ thống pháp luật không được trái với Hiến pháp, không có sự phân biệt đối xử giữa các công dân trước pháp luật 7 Hai là: dự thảo văn bản pháp luật phải phù hợp với tinh thần của Hiến pháp, không được trái với tinh thần của Hiến pháp, hay nói cách khác, nếu phải đánh giá dự thảo văn bản đó có hợp hiến hay không, cần xem xét sự phù hợp với nội dung của từng điều khoản quy định trong Hiến pháp, đó có thể là sự phù hợp về khía cạnh chính trị hay pháp lý, tất cả những dự thảo văn bản pháp luật trái với Hiến pháp đều sẽ bị bãi bỏ Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, những văn bản trái với Hiến pháp đều bị bãi bỏ Tuy nhiên trong trường hợp phát hiện dự thảo chưa phù hợp với quy định cụ thể, nguyên tắc hoặc tinh thần của Hiến pháp nhưng phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo đảm quyền và nghĩa vụ của công dân thì báo cáo thẩm định phải nêu rõ vẫn đề này và đề xuất việc xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền (Điều 12 Quyết định 1048/QĐ-BTP) Trên thực tế, khi cơ quan thẩm định khẳng định dự thảo văn bản vi hiến thông thường thì văn bản đó sẽ không được ban hành, cho dù nội dung văn bản phù hợp với thực tế 2.Tính hợp pháp Tính hợp pháp của dự thảo văn bản là “đúng pháp luật, không trái với pháp luật” về nội dung, hình thức, thẩm quyền của chủ thể ban hành Nội dung của dự thảo văn bản phải phù hợp với quy định của văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn; tuân thủ trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản theo quy định Hình thức của dự thảo văn bản với thẩm quyền của chủ thể ban hành phải thể hiện đúng tên gọi văn bản do pháp luật quy định Mỗi cơ quan, cá nhân theo thầm quyền chỉ được ban hành một hoặc một số hình thức văn bản quy phạm pháp luật Nội dung quy định theo đúng thẩm quyền, tức là giới hạn quyền lực của chủ thể trong quá trình quản lý nhà nước Thẩm 8 quyền này được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật như Hiến pháp, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004, các đạo luật về tổ chức như Luật Tổ chức chính phủ: Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Sự phù hợp của dự thảo văn bản với nội dung của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có giá trị pháp lý cao hơn nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thông pháp luật Trước hết, khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải xác định căn cứ pháp lý để ban hành Căn cứ pháp lý chính là những chuẩn mực pháp lý được quy định trong các văn bản liên quan, là cơ sở để xác định văn bản đó được ban hành hợp pháp Thông thường căn cứ pháp lý là những văn bản quy định trực tiếp về thẩm quyền của chủ thể ban hành, văn bản chứa đựng quy định có liên quan trực tiếp đến nội dung của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, là văn bản quy phạm pháp luật và còn hiệu lực pháp lý Mặt khác, để đảm báo tính hợp pháp về nội dung, ngoài yêu cầu về căn cứ pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật phải có nội dung phù hợp với quy định của pháp luật, phải bảo đảm tuân thủ thứ bậc hiệu lực pháp lý của văn bản trong hệ thống pháp luật Nói cách khác, phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, đó là Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc Hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc Hội, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ Khi thẩm định, phải đối chiếu nội dung dự thảo với những văn bản pháp luật có liên quan để đánh giá về sự phù hợp và tính thông nhất Tuy nhiên, trên thực tế có thể có nhiều văn bản pháp luật cùng điều chỉnh một vấn đề, thậm chí nội dung chồng chéo, mâu thuẫn nhau, khiến cho công tác thẩm định gặp rất nhiều khó khăn 9 3 Tính thống nhất Tính thống nhất được hiểu là cùng một lĩnh vực hay cùng một đối tượng điều chỉnh thì các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải thống nhất với nhau, không mâu thuẫn, không chồng chéo Không mâu thuẫn là giữa các văn bản đã ban hành điều chỉnh cùng một vấn đề không được có các quy định khác nhau, trái ngược nhau Thống nhất để đảm bảo sự đồng bộ giữa các quy định trong từng ngành luật, mỗi chế định pháp luật và giữa các quy phạm trong một văn bản quy phạm pháp luật Tính thống nhất của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện ở chỗ dự thảo văn bản của cùng một cơ quan ban hành không được mâu thuẫn với các văn bản quy phạm pháp luật khác của chính cơ quan đó Văn bản do một cơ quan ban hành không được mâu thuẫn với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên Tính thống nhất, đồng bộ của dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải thể hiện ngay trong kết cấu của nó, đảm bảo mối liên hệ lô gic giữa các phần, chương, mục, điều, khoản, điểm với cách trình bày, đánh số thứ tự thống nhất Khi xem xét tính thống nhất của hệ thống pháp luật, cần xem xét tính thống nhất giữa các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật trong cùng một ngành luật với các ngành luật khác Trong nội dụng thẩm định về tính thống nhất của dự thảo văn bản đối với hệ thống pháp luật báo cáo thẩm định phải nêu rõ ý kiến đánh giả sự thống nhất giữa các quy định của dự thảo văn bản pháp luật với các quy định của văn bản hiện hành khác do cùng cấp có thẩm quyền ban hành về cùng một vấn đề Trong trường hợp phát hiện quy định của dự thảo không thống nhất với quy định của các văn bản hiện hành khác do cùng cấp có 10 thẩm quyền ban hành về cùng một vấn đề thì báo cáo thẩm định phải phân tích lý do, ưu điểm, nhược điểm quy định của dự thảo văn bản và để xuất phương án xử lý III THỰC TRẠNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ THẢO VĂN BẢN TRÊN THỰC TIỄN 1.Thực trạng Hiện nay dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ được thực hiện theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi bổ sung năm 2020 đã khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nói chung và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ nói riêng, phù hợp với tình hình thực tế đặt ra Đã góp phần hoàn thiện và tiến bộ hơn trong công tác xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp cụ thể : Đã quy định rõ về rõ nhiệm của cơ quan tổ chức có thẩm quyền trong hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; Quy định về nội dung của hoạt động thẩm định; Quy định về đối tượng thẩm định; Quy định về giá trị pháp lý của báo cáo thẩm định 2.Các thành tựu đạt được Hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ tại bộ tư pháp trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu đáng kể, cụ thể như sau : Một là : Đã có nhiều tiến bộ trong việc phân công phối hợp trong hoạt động thẩm định, sự phối hợp trong các đơn vị trong công tác thẩm định được thực hiện khá chặt chẽ, được thể hiện ngay tư khâu tiếp nhận kiểm tra hồ sơ thẩm định, phối hợp xây dựng văn bản thẩm định hay trong việc tổ chức thẩm định bằng hình thức hội đồng thẩm định 11 Hai là : Hoạt động tổ chức hội đồng thẩm định và cuộc họp tư vấn thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ Có thể nói, pháp luật về hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ đang ngày càng hoàn thiện Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng tích cực thực hiện nhiều giải pháp đông bộ như ban hành các Quyết định để cụ thể hóa nội dung, tiêu chí, quy trình thẩm định nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định 3.Những hạn chế -Thứ nhất : Công tác tổ chức thẩm định dự thảo văn bản pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế như việc phân công công tác thẩm định mới chỉ tính đến chức năng và nhiệm vụ của đơn vị chủ trì thẩm định mà chưa tính đến khả năng, trình độ chuyên môn, năng lực thực hiện của đơn vị được phân công thẩm định nên dẫn tới tình trạng một số đơn vị có số lượng văn bản càn phải thẩm định quá lớn so với năng lực thực tế mà đơn vị có thể thực hiện được, điều này làm cho chất lượng thẩm định chưa thực sự xứng tầm với chức năng và nhiệm vụ của Bộ Tư pháp; Sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan trong hoạt động thẩm định chưa đồng bộ thống nhất; tổ chức hội đồng thẩm định đôi khi còn mang tính hình thức, chưa lôi cuốn được các chuyên gia, các nhà khoa học tham gia vào qua trình thẩm định -Thứ hai : Chất lượng thẩm định dự thảo văn bản pháp luật của Chính phủ còn hạn chế, chưa đánh giá được hết những điều kiện về nhân lực cũng như cơ sở hạ tầng để thực hiện công tác thẩm định 12 -Thứ ba : Chưa nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật về gửi hò sơ thẩm định, có nhiều trường hợp hồ sơ thẩm định còn thiếu các tài liệu quan trọng, một số tài liệu có khi còn mang tính hình thức, ít thông tin gây khó khăn trong công tác thẩm định KẾT LUẬN Thẩm định dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật đảm bảo tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất trong xây dựng, ban hành văn bản pháp luật là một trong những yêu cầu tiên quyết của hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung và văn bản quy phạm pháp luật của các cấp nói riêng Việc đảm bảo nguyên tắc này sẽ tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực, ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa./ TÀI LIỆU THAM KHẢO • • Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật-Trường Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Đức Đạt-Luận văn thạc sỹ Luật học-Thẩm định dự thảo VBQPPL của • Chính phủ, Nguyễn Thị Thu Thủy- Phòng XDKTVB-Tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản trong nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, 13 • Dương Văn Chung-Trưởng phòng Văn bản&Quản lý XLVPHC-Nguyên tắc đảm bảo tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất trong xây dựng, ban hành văn • bản quy phạm pháp luật, Báo điện tử, Internet……… 14 ... hiểu nội dung hoạt động thẩm định dự thảo văn quy phạm pháp luật Chính phủ, thơng qua viết em xin ? ?Bình luận nội dung thẩm định tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống dự thảo văn với hệ thống pháp. .. luật Nêu thực trạng thẩm định nội dung thực tiễn? ?? từ nêu hạn chế nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự thảo văn với hệ thống pháp luật hành NỘI DUNG I.LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH DỰ THẢO VĂN BẢN Thẩm. .. tác động định văn quy phạm pháp luật thực thi thực tế II.TÍNH HỢP HIẾN, TÍNH HỢP PHÁP, TÍNH THỐNG NHẤT CỦA DỰ THẢO VĂN BẢN 1 .Tính hợp hiến Hợp hiến “đúng với quy định hiến pháp? ?? Hiến pháp văn quy

Ngày đăng: 10/03/2022, 19:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan