1. Trang chủ
  2. » Mầm non - Tiểu học

skkn một số biện pháp chống dịch cho trẻ nhà trẻ

16 123 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Phòng Chống Dịch Bệnh Cho Trẻ 24-36 Tháng
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 89,53 KB

Nội dung

Như cha ông ta xưa nay vẫn nói “ SỨC KHỎE LÀ VÀNG” là hoàn toán đúng và cho đến bây giờ cũng vậy câu nói đó vẫn luôn luôn đúng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhất là trong thời kỳ hiện nay với tốc độ phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đã làm cho không khí, nguồn nước của chúng ta đang dần bị ô nhiễm bởi những hóa chất, rác thải công nghiệp càng nhiều lại càng đe dọa đến sức khỏe của con người càng cao, chính vì vậy mà trong những năm gần đây tỉ lệ mắc bệnh hiểm nghèo tăng cao. Trước đây tỉ lệ mắc bệnh thường là tuổi trung niên cao hơn so với trẻ em nhưng bây giờ thì ngược lại, do môi trường bị ô nhiễm đồng thời hóa chất sử dụng được đưa vào trong cuộc sống lại càng nhiều vì vậy đây cũng chính là yếu tố làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người nói chung và sức khỏe trẻ em nói riêng.

Trang 1

MỤC LỤC

3.1 Biện pháp 1: Chuẩn bị môi trường và điều kiện vật

chất cần thiết cho hoạt động vệ sinh hàng ngày và khi

có dịch bệnh xảy ra

6-7

3.2 Biện pháp 2: Tăng cường chăm sóc sức khỏe cho trẻ 7-8-9

3.3 Biện pháp 3: Sưu tầm,vận dụng các bài thơ, truyện,

bài hát và trò chơi vào hoạt động vệ sinh hàng ngày phòng chống dịch

9-10

3.4 Biện pháp 4: Tích cực đẩy mạnh công tác tuyên

truyền,phối hợp với phụ huynh kết hợp cùng nhà trường trong công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh cho trẻ

10-11-12

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Như cha ông ta xưa nay vẫn nói “ SỨC KHỎE LÀ VÀNG” là hoàn toán đúng và cho đến bây giờ cũng vậy câu nói đó vẫn luôn luôn đúng trong bất cứ hoàn cảnh nào Nhất là trong thời kỳ hiện nay với tốc độ phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đã làm cho không khí, nguồn nước của chúng ta đang dần bị ô nhiễm bởi những hóa chất, rác thải công nghiệp càng nhiều lại càng đe dọa đến sức khỏe của con người càng cao, chính vì vậy mà trong những năm gần đây tỉ lệ mắc bệnh hiểm nghèo tăng cao Trước đây tỉ lệ mắc bệnh thường là tuổi trung niên cao hơn so với trẻ

em nhưng bây giờ thì ngược lại, do môi trường bị ô nhiễm đồng thời hóa chất sử dụng được đưa vào trong cuộc sống lại càng nhiều vì vậy đây cũng chính là yếu tố làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người nói chung và sức khỏe trẻ em nói riêng

Khi nói đến sức khỏe chúng ta phải biết sức khoẻ là một trạng thái thoải mái, đầy đủ của con người về thể chất, tinh thần và xã hội Khoẻ về thể chất là liên quan đến bệnh tật, di truyền, dinh dưỡng, luyện tập Tinh thần thể hiện sự thoải mái trong cuộc sống, sự yêu thương, sự an toàn tâm lý, có niềm tin Chúng ta cần coi trọng sức khoẻ, vì mọi người có sức khoẻ thì công tác sẽ tốt, trẻ có khoẻ thì học hành mới tốt,

bố mẹ mới yên tâm gửi các cháu để công tác Trường học cần có một môi trường an toàn để trẻ học tập, vui chơi mà không có các nguy cơ xảy ra tai nạn, nơi đó trẻ khoẻ mạnh, sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh được mọi bệnh tật Trong cuộc sống này, không có gì quan trọng cho chúng ta bằng chính con người chúng ta, một thân thể không bệnh tật, một tâm hồn thoải mái, yên tĩnh đó là hạnh phúc của con người Nếu như chúng ta may mắn được sở hữu một sức khỏe tốt thì đồng nghĩa với việc chúng ta đang là chủ lắm vững những thành công về mọi lĩnh vực Sức khỏe là vốn quý của con người, đặc biệt là đối với trẻ mầm non, vì nếu trẻ có sức khỏe tốt thì trẻ mới có thể tham gia vào các hoạt động trong ngày một cách tích cực và thoải mái, mới có thể là tương lai của đất nước

Trong những năm gần đây, nước ta đã mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, chú trọng đầu tư phát triển các ngành dịch vụ Hơn nữa, do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm và mật độ dân cư đông đúc, sự nhận thức về dịch bệnh của mỗi người dân còn chưa cao Tất cả những nguyên nhân trên, khiến cho các dịch bệnh ngày càng gia tăng Những năm gần đây, thế giới và cả Việt Nam hứng chịu rất nhiều các đại dịch nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng như dịch SARS, dịch EboLa, dịch cúm H5N1, H1N1,Cúm A, Sởi…và hiện tại đang phải đối diện trực tiếp với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona gây ra được gọi là CoVid-19 Do sự nguy hiểm của chủng virut mới mà hiện tại chưa có vaccin phòng chống đặc hiệu, thế giới và cả Việt Nam liên tục ghi nhận các trường hợp mắc bệnh

Trang 3

mới, con số thương vong ngày càng gia tăng, tổ chức y tế thế giới WTO phải ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu để cảnh báo mọi người trước sự lây lan khó chặn của căn bệnh này

Với trẻ 24-36 tháng tất cả những gì xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn trẻ, kích thích sự tò mò, khám phá của trẻ Trẻ tích cực hoạt động với các đồ dùng đồ chơi mầm non mẫu giáo, thích chơi với cát, với nước, thích trao đổi giao lưu với các bạn, với người lớn Song trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cá nhân, việc phòng chống dịch bệnh Bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, sức đề kháng còn yếu Môi trường học tập, vui chơi của trẻ thường tập trung nhiều trẻ khác Tất cả những yếu tố trên rất

dễ dẫn đến trẻ em mắc phải dịch bệnh Chính vì vậy, người lớn cần phải có sự hiểu biết về tầm quan trọng của việc làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ và hình thành cho trẻ những thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, ý thức phòng chống dịch bệnh cho trẻ Vì vậy làm thế nào, để phòng chống dịch bệnh xảy ra với trẻ trong trường mầm non nói chung Điều này là một vấn đề cần được Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, nhân viên, phụ huynh quan tâm và tìm các biện pháp giải quyết để ngăn chặn kịp thời khi dịch bệnh xảy ra Nhận thức được việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ là việc làm quan trọng, cần thiết và là vấn đề cấp bách trong thời điểm hiện nay Tôi đã trăn trở, suy nghĩ, làm cách nào để có thể ngăn chặn được dịch bệnh xảy

ra ở lớp của mình Điều đó đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ24-36 tháng ở trường mầm non”, nhằm góp một phần nhỏ

bé của mình vào trong công tác phòng chống dịch bệnh của nhà trường đạt kết quả tốt hơn nữa

Trang 4

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 CƠ SỞ LÍ LUẬN:

Như chúng ta đã biết và công nhận rằng: Sức khoẻ là vốn quí của con người, là điều kiện không thể thiếu, để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt Vì thế việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ là một vấn đề cấp thiết hiện nay Có được sức khỏe tốt sẽ giúp trẻ học tập tốt và phấn đấu trở thành những nhân tài tương lai cho đất nước Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường học Việc giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho trẻ hiện nay cũng là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội Đặc biệt đối với trẻ em, sức khoẻ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này Sức khỏe có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển về mọi mặt Vì vậy, để trẻ có sức khỏe vui chơi và học tập thì người lớn cần tích cực quan tâm, chăm sóc cho trẻ và có những biện pháp giữ gìn vệ cá nhân, vệ sinh phòng chống dịch bệnh, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ

Đối với trẻ em, cơ thể còn non nớt, sức khỏe yếu rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, nguy cơ tử vong cao Hiện nay, những biến đổi khí hậu tự nhiên cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ Môi trường tự nhiên: Đất, nước, ánh sáng, khí hậu, thời tiết,…Khi khí hậu thời tiết thay đổi, tỉ lệ mắc bệnh cũng thay đổi Có những bệnh thường gặp nhiều vào mùa đông, trái lại có những bệnh gặp nhiều vào mùa hè Cũng

có những bệnh ở vùng này diễn biến nặng, nhưng khi chuyển sang vùng khác thì diễn biến nhẹ hơn,… Tất cả những điều đó liên quan tới việc cần phải phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cho trẻ

2 CỞ SỞ THỰC TIỄN

Trường mầm non xã Đa Tốn thuộc xã Đa Tốn huyện Gia Lâm nằm trên địa bàn trong đê dọc sông Hồng Trường đạt trường chuẩn quốc gia, đã đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố Năm học này trường phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 2 và danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố và bằng khen của UBND thành phố Hà Nội Nhà trường được xây sửa quy mô hơn, khang trang rộng rãi hơn Khung cảnh sư phạm của trường đẹp và luôn giữ vững danh hiệu

“Trường học thân thiện – Học sinh tích cực”

Năm học 2019 – 2020 nhà trường phân công cho tôi dạy lớp khối nhà trẻ D2 Lớp D2 gồm 4 cô, các cô đều có trình độ chuyên môn giáo dục mầm non vững vàng, đều có kinh nghiệm trong dạy dỗ trẻ lứa tuổi nhà trẻ Lớp D2 được 4 cô luôn trang trí lớp phù hợp với chủ đề, đẹp, gần gũi, hấp dẫn trẻ với sĩ số là 32 cháu

Với đặc điểm tình hình như vậy, khi được nhà trường phân công tôi rất băn khoăn lo lắng bởi một số khó khăn và thuận lợi sau:

Trang 5

*Thuận lợ i:

– Lớp được Ban giám hiệu đầu tư trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi, máy vi tính, , ti vi.loa, đàn,…

– Bốn cô giáo phối hợp nhịp nhàng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ

– Bản thân là giáo viên yêu nghề mến trẻ, có trách nhiệm cao trong việc thực hiện nhiệm vụ nhà trường giao cho

– Trẻ đi học đều, đúng giờ nên lớp luôn đạt tỉ lệ chuyên cần cao

– Một số phụ huynh học sinh quan tâm, giúp đỡ và cùng phối kết hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ

* Khó khăn:

- Trẻ nhà trẻ không đồng đều về số tuổi nên khó khăn trong việc giáo dục do có trẻ chưa biết nói, trẻ mới nhập lớp chưa có nề nếp còn quấy khóc,…

- Vốn kiến thức, kỹ năng của trẻ về việc vệ sinh cá nhân còn hạn chế, thêm vào đó trẻ chưa có ý thức trong việc vệ sinh cá nhân và bảo vệ sức khỏe cho bản thân

- Đa số các bậc phu huynh bận buôn bán, làm công nhân nên ít có thời gian quan tâm chăm sóc con cái Một số phụ huynh còn chủ quan, chưa tích cực quan tâm chăm sóc trẻ được chu đáo, chưa dạy trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân thường xuyên Có nhiều phụ huynh còn nhận thức sai lệch về các dịch bệnh, chưa có hiểu sâu về dịch bệnh, chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ

- Xã hiện tại có nhiều công nhân lao động xa tới lưu trú làm việc dễ lây lan mầm bệnh

Xuất phát từ những đặc điểm chung của trường, lớp và những khó khăn thuận lợi trên Nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ là rất cần thiết do ngành giáo dục mầm non, do y tế, ban giám hiệu yêu cầu Bản thân tôi đã không ngừng đưa ra các mục tiêu, những giải pháp để tháo gỡ khó khăn và phát huy mọi thuận lợi để ngăn chặn dịch bệnh xảy ra ở lớp nói riêng và để phòng tránh dịch bệnh lây lan ra trường, ra cộng đồng nói chung Đầu năm học tôi đã thực hiện khảo sát trên trẻ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ trong lớp, kết quả như sau :

Bảng khảo sát đầu năm của trẻ trước khi thực hiện đề tài

Tổng

số trẻ

Nội dung

Trước khi áp dụng

1 Nhóm trẻ có nguy cơ

lây nhiễm bệnh hô hấp

Trang 6

32

2 Nhóm trẻ có nguy cơ

lây nhiễm bệnh đường

tiêu hóa

3 Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực

tốt

Qua bảng khảo sát, tôi nhận thấy rằng nhóm trẻ có nguy cơ mắc bệnh chiếm tỉ lệ còn cao trong lớp Vì vậy tôi sẽ tích cực thực hiện các biệp pháp đã đưa ra nhắm đưa nhóm trẻ có nguy cơ nhiễm bệnh trong lớp giảm xuống mức thấp nhất có thể

3 CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

3.1 Biện pháp 1: Chuẩn bị môi trường và điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động vệ sinh hàng ngày và khi có dịch bệnh xảy ra

Như chúng ta đã biết, dịch bệnh sẽ dễ dàng bùng phát và lây lan trong môi trường

ẩm thấp, thiếu không khí, không đảm bảo vệ sinh Vì vậy, ngay từ ngày nhận lớp sau

hè, toàn bộ lớp học đã được lau dọn vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng, loại bỏ các đồ cũ hỏng, sửa sang hệ thống điện, nước,… thông thoáng phòng lớp, phòng kho Đảm bảo phòng lớp sạch sẽ, an toàn, mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông để đón trẻ khi năm học mới bắt đầu (Hình minh họa 1)

Khi dịch bệnh xảy ra, tuy trong lớp chưa có trường hợp nào mắc phải nhưng phòng học sẽ liên tục được vệ sinh, lau chùi, khử khuẩn Đặc biệt chú trọng lau rửa các loại đồ dung đồ chơi mà trẻ hay sử dụng bằng cloramin

Bổ sung các loại dung dịch rửa tay khô trong lớp để vệ sinh tay cho trẻ ngay khi bước vào lớp hoặc vệ sinh tay cho trẻ ngay khi cần trong các hoạt động

Bản thân tôi luôn xác định muốn rèn luyện cho trẻ nhà trẻ có thói quen trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân thì việc làm đầu tiên là cô giáo phải có kiến thức chuẩn xác về kĩ năng thực hành , chính vì điều đó mà bản thân tôi luôn tìm tòi học hỏi các tài liệu có liên quan đến vấn đề vệ sinh để áp dụng vào dạy trẻ Giáo viên phải nắm được yêu cầu rèn luyện và kỹ năng thực hành cho trẻ

Thói quen vệ sinh cần rèn luyện

Ngoài những thói quen vệ sinh ở lớp , giáo viên cần rèn luyện thêm cho các cháu những thói quen vệ sinh sau:

Trẻ tự rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chải đầu, đánh răng

Có ý thức giữ vệ sinh nơi công cộng, tôn trọng người khác như: không nhổ bậy, không vứt rác ra lớp học, nơi công cộng, biết sử dụng nước sạch

Dạy trẻ biết đòi hỏi người lớn phải cho mình ăn mặc gọn gàng sạch sẽ

Trang 7

Trẻ biết gấp cất gối.

Biết giữ nhà cửa, đồ dùng đồ chơi gọn gàng sạch sẽ, xếp lại giá đồ chơi gọn gàng ngăn nắp

Khi ra nắng biết đội mũ nón và biết mặc áo mưa khi trời mưa

Trẻ bắt đầu hình thành vững chắc các quy tắc vệ sinh cá nhân và nếp sống văn minh Biết dùng tay - khăn che miệng khi hắt hơi, ho, ngáp, hỉ mũi…

Bản thân tích cực sưu tầm, nắm vững nội dung và nguyên tắc hướng dẫn thực hành thao tác vệ sinh: Rửa tay, rửa mặt

3.2 Biện pháp2: Tăng cường chăm sóc sức khoẻ của trẻ :

3.2.1 : Công tác chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho trẻ

* Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ thường xuyên Tôi chủ động lên danh sách liệt kê các trẻ có tình trạng sức khỏe không tốt để thường xuyên theo dõi, quan tâm Kết hợp với việc khám sức khỏe cho trẻ định kì mà tôi có thể biết được tình hình chuyển biến sức khỏe của trẻ

Trẻ được theo dõi sẽ chia theo các nhóm như :

- Trẻ hay sốt, ho, viêm họng

- Trẻ bị các vấn để về da: viêm da, nổi mẩn,…

- Các trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi

Các trẻ hay bị ho, sổ mũi, sốt sẽ được theo dõi sát sao, do nhóm trẻ này có nguy cơ lây nhiễm các dịch bệnh về đường hô hấp hơn các trẻ khác

* Hàng ngày giáo viên có trách nhiệm theo dõi sức khoẻ của trẻ từ khi trẻ đến lớp đến khi trả trẻ

- Khi chuyển mùa, khí hậu thay đổi phải chú ý để có biện pháp phòng ngừa cho trẻ như: ( thời tiết lạnh thì phải chú ý cho các con mặc thêm quần áo đủ ấm, uống nước ấm…), nếu trẻ có dấu hiệu mệt mỏi khác thường phải mang trẻ ngay xuống phòng y

tế để theo dõi và xử trí kịp thời và gọi điện báo cho gia đình biết tình hình của con để đón con về đi khám và điều trị tiếp

- Sổ nhật kí đón trả trẻ luôn được ghi chép chu đáo, đầy đủ, phản ánh trung thực nhất tình hình của lớp diễn ra hàng ngày

3.2.2 Công tác chăm sóc trẻ khi có dịch bệnh xảy ra

Khi có dịch bệnh xảy ra việc chăm sóc và giáo dục trẻ các biện pháp vệ sinh là

vô cùng quan trọng Theo những tìm hiểu học tập từ những đại dịch đã xảy ra trước

đó như đại dịch SARS, H5N1, Ebola, dịch Sởi,…và hiện tại là dịch Covid 19, cùng theo khuyến cáo của bộ y tế về cách phòng dịch Tôi đã tích cực thực hiện việc vệ sinh cá nhân cho trẻ :

- Tích cực cho trẻ rửa tay bằng nước rửa tay khô trước khi vào lớp, sau khi trẻ ho, hắt hơi

Trang 8

- Trẻ được rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi đồ chơi

- Việc cho trẻ rửa tay được thực hiện đảm bảo đúng thao tác, không bỏ xót cháu nào

- Do trẻ nhà trẻ chưa thể thực hiện đúng chuẩn các thao tác nên sẽ có cô giáo liên tục theo dõi,giúp đỡ, nhắc nhở các cháu thực hiện đúng cách rửa tay theo hướng dẫn của

bộ y tế ( Hình minh họa 2)

Cụ thể như sau:

• Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay bằng nước, lấy xà phòng vào lòng bàn tay Chà 2 lòng bàn tay vào nhau

• Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia và ngược lại

• Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay vào các kẽ ngón

• Bước 4: Chà mu các ngón tay này lên lòng bàn tay kia và ngược lại (mu tay để khum khớp với lòng bàn tay)

• Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (lòng bàn tay ôm lấy ngón cái)

• Bước 6: Chà các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay

Ngoài việc cho trẻ thường xuyên rửa tay thì toàn bộ trẻ tới lớp sẽ được đeo khẩu trang đúng cách Với trẻ nhà trẻ đây cũng là một việc không dễ dàng vì việc đeo khẩu trang lâu và kéo dài sẽ gây khó chịu cho trẻ Ngoài việc động viên, khen ngợi khi trẻ đeo khẩu trang tới lớp, tôi còn tích cực nhắc nhở trẻ cách đeo khẩu trang đúng cách

để phòng tránh virut gây bệnh

( Hình minh họa 3 )

Cách đeo khẩu trang đúng như sau :

Khi đeo khẩu trang y tế, cần để mặt xanh ra ngoài, mặt trắng vào trong Bởi

mặt xanh có tính chống nước, sẽ không thấm vào trong Mặt màu trắng có tính hút

ẩm, để thoát hơi thở ra

Khi đeo khẩu trang phải che kín mũi và miệng.

Không sờ lên mắt mũi miệng khi đeo khẩu trang, vì động tác này vô tình làm

cho bàn tay lây nhiễm virus corona và các tác nhân gây bệnh khác truyền bệnh lại cho bản thân và những người xung quanh

Sau khi đã đeo khẩu trang y tế 1 lần thì không nên dùng lại mà phải vứt vào

thùng rác có nắp đậy

Trang 9

• Khi tháo khẩu trang, không dùng tay cầm vào khẩu trang mà nên cầm vào dây đeo qua tai để tháo ra

• Rửa tay với xà phòng và nước sạch khoảng 20 giây sau khi vứt bỏ khẩu trang Trong thời gian này, trẻ sẽ được theo dõi một cách sát sao, khi có trường hợp trẻ có biểu hiện khác thường, trẻ sẽ được chuyển xuống phòng y tế nhà trường để được hỗ trợ ngay lập tức

3.3 Biện pháp 3: Sưu tầm,vận dụng các bài thơ, truyện, bài hát và trò chơi vào hoạt động vệ sinh hàng ngày phòng chống dịch

Tổ chức các hoạt động vui chơi chứa đựng nội dung giáo dục thói quen văn hoá

vệ sinh: Chơi là quá trình trẻ học làm người, trải nghiệm những xúc cảm, tình cảm, hành vi của con người qua các vai khác nhau Với các chủ đề chơi về “gia đình”, “cửa hàng bách hoá”, “trường mầm non”, “Bác sỹ”… Khi trẻ tham gia vào trò chơi cũng chính là quá trình trẻ tiếp nhận tri thức, kỹ năng, hình thành xúc cảm, tình cảm một cách tự nhiên không ép buộc… Ví dụ trong chủ đề “gia đình” giáo viên có thể tiến hành cho trẻ chơi các trò chơi với búp bê, kết hợp với các dụng cụ vệ sinh, hoặc sử dụng các trò chơi đóng kịch (bằng các vở kịch có nội dung ngắn gọn, có thể do giáo viên soạn thảo dựa trên những hành vi của trẻ đã quan sát được), để rèn luyện cho trẻ các thói quen văn hoá vệ sinh thông qua các bước tổ chức trò chơi như; Chuẩn bị cho trẻ chơi: Cho trẻ làm quen với đời sống xung quanh (qua dạo chơi, tham quan, trò chuyện, trao đổi với trẻ…) Trong quá trình đó cần hướng trẻ chú ý tới hành động của con người, mối quan hệ của họ, kết hợp với giải thích động cơ hành động, tạo môi trường hoạt động, giúp trẻ dễ dàng sử dụng các vật liệu có sẵn và hoàn cảnh xung quanh để chơi

Khi tổ chức cho trẻ chơi: Cho trẻ đàm thoại trước khi chơi, đàm thoại giúp trẻ

có cơ hội độc lập chuyển tri thức và kỹ năng đã biết để đạt mục đích chơi, lập kế hoạch tổ chức thực hiện và xác định những điều kiện cần thiết Trong quá trình tổ chức, điều kiển quá trình chơi của trẻ, giáo viên có thể tham gia trực tiếp vào trò chơi với trẻ, giúp trẻ phát triển mối quan hệ trong trò chơi bằng cách mở rộng nội dung chơi, vai chơi, đánh giá vai chơi trong những tình huống cụ thể, hướng dẫn trẻ, kịp thời giúp trẻ điều chỉnh hành vi phù hợp Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên với tư cách là người điều khiển trò chơi đánh giá hành động của trẻ, giao nhiệm vụ cho trẻ tiếp tục luyện tập trong sinh hoạt hàng ngày để củng cố hành vi

Với mỗi đề tài tôi luôn nghiên cứu tìm hiểu kĩ trước khi dạy để xây dựng bài theo chủ đề một câu chuyện để kích thích sự tò mò và hứng thú ở trẻ

Trang 10

Ví dụ: Ở hoạt động vệ sinh với nội dung “Đánh răng” ở chủ đề bản thân tôi sử dụng truyện “Gấu con bị đau răng”, cô dẫn dắt cho trẻ biết vì Gấu con hay ăn kẹo, bánh mà lại lười đánh răng nên bị sâu răng

Ngoài các câu chuyện tôi còn sử dụng một số bài thơ, bài hát để gây hứng thú, phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động

Ví dụ: Trước giờ ăn cơm để rèn luyện thói quen ăn uống vệ sinh sạch sẽ tôi cho trẻ đọc bài thơ “Giờ ăn”:

Giờ ăn đến rồi Vào bàn bạn nhé Nào thìa, bát, đĩa Xúc cho gọn gàng

Chớ có vội vàng Cơm rơi, cơm vãi

Hay với bài thơ “Bé ơi”

“Bé ơi nhớ nhé Giờ ăn đến rồi Rửa tay sạch sẽ Trước khi ăn cơm

Bé ngồi ngay ngắn Mời cô, mời bạn Cùng bé xơi cơm Nếu có hắt hơi Bạn ơi nhớ nhé Quay ra đằng sau Tay che miệng mũi Nếu không như thế

Sẽ mất vệ sinh Bạn bè cười chê Chẳng đẹp tí nào

Ngày đăng: 06/03/2022, 09:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w