1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu khoa học đề tài hội chứng nghiện điện thoại của học sinh, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp tại trường X

53 84 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 277,34 KB

Nội dung

Đề tài nghiên cứu khoa học về Hội chứng nghiện điện thoại của học sinh tại trường X . “Hội chứng nghiện điện thoại” với tên khoa học là Nomophobia. Đây có thể coi là một chứng bệnh tâm lý của thời đại công nghệ thông tin, ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của người mắc phải. Hội chứng nghiện điện thoại trở thành một vấn đề xã hội ngày càng nhận được sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Là một quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ thông tin cao với tỷ lệ người dung điện thoại di động liên tục tăng, Việt Nam chắc chắn không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của hội chứng nguy hiểm này. Hội chứng nghiện điện thoại di động xuất hiện nhiều trong giới trẻ trong đó có các bạn học sinh. Tại trường X, phần lớn các bạn học sinh đều sử dụng điện thoại di động, nhất là điện thoại thông minh, và là đối tượng rất dễ mắc phải “Hội chứng nghiện điện thoại” . Tuy nhiên, từ thầy cô đến các bạn học sinh có lẽ chưa thực sự nhận thức rõ sự nguy hại của hội chứng này về cả thể chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài này với mong muốn tìm hiểu thực trạng hội chứng nghiện điện thoại ở Trường X, phân tích những nguyên nhân và tìm biện pháp giúp học sinh trong trường nhận thức rõ, hiểu và hành động để tránh mắc phải Hội chứng nghiện điện thoại, từ đó biết sử dụng điện thoại đúng cách, hỗ trợ việc học tập và phát triển bản thân.

Trang 1

MỤC LỤC

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Quy trình thực hiện dự án 4

6 Đóng góp của dự án 4

7 Kết quả đạt được: 4

NỘI DUNG DỰ ÁN 5

I Tổng quan về “Hội chứng nghiện điện thoại” 5

1 Khái niệm “Hội chứng nghiện điện thoại” 5

2 Những dấu hiệu nhận biết “Hội chứng nghiện điện thoại” 7

3 Tác hại của hội chứng nghiện điện thoại 9

4 Thực trạng hội chứng nghiện điện thoại di động trên thế giới và ở Việt Nam 15

4.1 Thực trạng hội chứng nghiện điện thoại di động trên thế giới 15

4.2 Thực trạng hội chứng nghiện điện thoại di động ở Việt Nam 17

II Thực trạng hội chứng nghiện điện thoại của học sinh khối DTNT trường X 19

1.Vài nét về Trường X và học sinh trường X 19

1.1 Vài nét về Trường X 19

1.2 Vài nét về học sinh DTNT trường X 20

2 Thực trạng “ Hội chứng nghiện điện thoại” ở học sinh khối DTNT trường X 21

2.1.Phạm vi và phương pháp tiến hành khảo sát thực trạng 21

PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC 21

2.2 Kết quả khảo sát và phân tích thực trạng 29

2.2.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 29

2.2.2 Các dấu hiệu “Hội chứng nghiện điện thoại” ở học sinh trường X 29

2.3.3 Mục đích sử dụng điện thoại di động của học sinh trường 32

X 32

2.3.4 Mức độ “nghiện điện thoại di động” của học sinh trường X 34

3 Nguyên nhân của“Hội chứng nghiện điện thoại”ở học sinh trường X 38

Trang 2

3.1 Nguyên nhân khách quan 38

3.2 Nguyên nhân chủ quan 39

4 Giải pháp cho “Hội chứng nghiện điện thoại” ở học sinh trường X 42

4.1 Đối với xã hội 42

4.2 Đối với gia đình 42

4.3 Đối với trường học 43

4.4 Đối với mỗi cá nhân học sinh trường X 44

4.5 Giải pháp từ kết quả khảo sát 45

5 Một số giải pháp giúp làm giảm tác động tiêu cực của điện thoại di động 46

5.1.Một số giải pháp để điện thoại không làm ảnh hưởng đến xương khớp 46

5.2 Một số giải pháp để hạn chế tác động gây ung thư của điện thoại 47

III Kết quả đề tài 48

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 49

I Kết Luận 49

II Một số kiến nghị 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Thế kỷ 21 chứng kiến sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin mở

ra kỷ nguyên của những chiệc điện thoại di dộng thông minh với nhiều tính năng vượt trội Với khả năng kết nối internet, sự ra đời của mạng xã hội và hàng ngàn ứng dụng trên điện thoại đã biến chiếc điện thoại di động trở thành thiết bị quan trọng được yêu thích bậc nhất trong xã hội hiện đại

Có lẽ cũng vì quá nhiều tiện ích mà ngày càng nhiều người trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhất là giới trẻ trở nên lệ thuộc vào chiếc điện thoại dẫn đến những hệ lụy hết sức nghiêm trọng Ngày càng nhiều người không thể dời tay khỏi chiếc điện thoại di động của mình suốt cả ngày, từ khi vừa ngủ dậy, trên đường đi, lúc ăn uống, thậm chí là cả khi trong nhà vệ sinh Nhiều người chỉ rời khỏi chiếc điện thoại khi đã ngủ thiếp đi vơi chiếc điện thoại vẫn bật nhạc hay phát video ngay cạnh mình, nghĩa là họ gần như “dính lấy” chiếc điện thoại

Trang 3

24/24 Nhiều vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra khi người đi đường “cắm mặt”vào màn hình điện thoại khi đi trên đường hay không thể ngưng sử dụng điệnthoại di động khi đang lái xe tham gia giao thông Theo một thống kê mới đâytrên Tạp chí kinh tế môi trường, trong những người sử dụng điện thoại di độngkhi đang điều khiển phương tiện, chỉ khoảng 6% dừng hẳn xe vào lề đường,33% chuyển vào làn giáp lề và đi chậm lại, còn khoảng 61% vẫn giữ tốc độ xechạy như các xe khác trên đường Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại trong khiđiều khiển phương tiện gây ra 6%- 8% tổng số vụ tai nạn giao thông Cùng với

đó, nhiều vấn đề sức khỏe đã được các nhà khoa học cảnh báo đến người dùngkhi họ quá lệ thuộc vào điện thoại thông minh

Đó là những dấu hiệu đáng báo động của một hội chứng đang ngày càngtrở nên phổ biến với người dùng điện thoại di động trong xã hội hiện đại-“Hộichứng nghiện điện thoại” với tên khoa học là Nomophobia Đây có thể coi làmột chứng bệnh tâm lý của thời đại công nghệ thông tin, ảnh hưởng xấu đến thểchất và tinh thần của người mắc phải Hội chứng nghiện điện thoại trở thành mộtvấn đề xã hội ngày càng nhận được sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới

Là một quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ thông tin cao với tỷ lệ người

Trang 4

dung điện thoại di động liên tục tăng, Việt Nam chắc chắn không nằm ngoàiphạm vi ảnh hưởng của hội chứng nguy hiểm này

Hội chứng nghiện điện thoại di động xuất hiện nhiều trong giới trẻ trong đó

có các bạn học sinh Tại trường X, phần lớn các bạn học sinh đều sử dụng điệnthoại di động, nhất là điện thoại thông minh, và là đối tượng rất dễ mắc phải

“Hội chứng nghiện điện thoại” Tuy nhiên, từ thầy cô đến các bạn học sinh có lẽchưa thực sự nhận thức rõ sự nguy hại của hội chứng này về cả thể chất lẫn tinhthần Chính vì vậy nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài này với mong muốn tìmhiểu thực trạng hội chứng nghiện điện thoại ở Trường X, phân tích nhữngnguyên nhân và tìm biện pháp giúp học sinh trong trường nhận thức rõ, hiểu vàhành động để tránh mắc phải Hội chứng nghiện điện thoại, từ đó biết sử dụngđiện thoại đúng cách, hỗ trợ việc học tập và phát triển bản thân

2 Mục đích nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng hội chứng nghiện điện thoại ở học sinh trường X

- Tìm nguyên nhân của hội chứng nghiện điện thoại ở học sinh

- Đề ra giải pháp cụ thể và kiến nghị giúp học sinh trường X phòng tránh

“Hội chứng nghiện điện thoại”, “cai nghiện” điện thoại và biết sử dụng điệnthoại đúng cách phục vụ nhiện vụ chính là học tập, nâng cao kiến thức, kỹnăng

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Học sinh khối dân tộc nội trú trường X ba khối: 10, 11,12.

- Phạm vi nghiên cứu: Trường X

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra khảo sát, tìm hiểu quan sát

Trang 5

5 Quy trình thực hiện dự án

1 Quan sát lựa chọn vấn đề cần tìm hiểu

2 Trao đổi thống nhất về vấn đề nghiên cứu

3 Xin phép Ban Giám Hiệu phê duyệt dự án

4 Thu thập tài liệu, tìm hiểu vấn đề nghiên cứu

5 Phân công nhiệm vụ thực hiện các phần của dự án

6 Phỏng vấn giáo viên chủ nghiệm; giáo viên ban quản lý học sinh; họcsinh trường X

7 Quan sát thực tế

8 Điều tra khảo sát trong học sinh khối 10, khối 11 và 12

9 Thống kê – phân tích – đánh giá thực trạng “Hội chứng nghiện điện thoại” ở học sinh trường X

10 Đề ra giải pháp

11 Tuyên truyền tham gia hoạt động ngoài giờ lên lớp

12 Hoàn thành dự án và viết báo cáo

- Chúng em đã thống kê, tổng hợp thực trạng nghiện điện thoại

-Tìm hiểu nguyên nhân

- Đưa ra giải pháp để khắc phục

Trang 6

-Từ đó giúp các bạn nhận thức rõ sự nguy hại khi mắc phải hội chứngnghiện điện thoại, làm sao để sử dụng điện thoại đúng cách, đúng mực phát huytốt nhất những lợi ích của điện thoại trong học tập và nâng cao kiến thức.

NỘI DUNG DỰ ÁN

I Tổng quan về “Hội chứng nghiện điện thoại”

1 Khái niệm “Hội chứng nghiện điện thoại”

Ngày mùng 10 tháng 3 năm 1876 Alexander Graham Bell phát minh ra điệnthoại mở ra một bước tiến công nghệ đột phá, một kỷ nguyên phát triển mớitrong lịch sử thông tin liên lạc Ngày mùng 03 tháng 04 năm 1973, tiến sỹ MartinCooper của Motorola thực hiện cuộc gọi đầu tiên từ chiếc điện thoại di động củamình Chiếc điện thoại này với hình dáng chính xác của một viên gạch với trọnglượng gần 1kg được công nhận là chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới

và Martin Cooper được xem là cha đẻ của điện thoại di động Kể từ đó, chiếcđiện thoại di động ngày càng thu nhỏ về kích thước và không ngừng mở rộng cácchức năng hữu ích Trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển, điện thoại di độngnhất là điện thoại thông minh (smartphone) ngày càng trở nên phổ biến và khôngthể thiếu được trong cuộc sống con người Vượt xa ý nghĩa ban đầu là mộtphương tiện liên lạc, điện thoại di động trong thời đại công nghệ thông tin hiệnnay là công cụ kết nội internet mở ra cả một thế giới rộng lớn của thông tin, trithức, giải trí, mạng xã hội; là công cụ chụp ảnh, ghi âm, xem lịch, xem thời tiết,mua sắm trực tuyến, đặt vé máy bay, xem phim, đọc báo, chơi game….và vôvàn tính năng khác trong hàng ngàn ứng dụng có thể được cài đặt trên một chiếcđiện thoại di động Có thể nói với một chiếc điện thoại thông minh trên tay, cảthế giới nằm gọn trên tay bạn

Tuy nhiên trong khi các hãng điện thoại vẫn đang trong cuộc đua cho ra đờinhững chiếc điện thoại “thông minh” hơn thì con người ngày càng sử dụng điệnthoại một cách “kém thông minh” hơn Người dùng điện thoại di động chìm

Trang 7

đắm trong những chức năng tuyệt vời của chúng, internet, mạng xã hội, camerachụp ảnh, các ứng dụng giải trí,… nhiều công việc có thể giải quyết qua điệnthoại, nhiều nhu cầu được đáp ứng bằng việc sử dụng điện thoại khiến nhiềungười dùng không nhận ra rằng họ càng ngày càng dành nhiều thời gian hơn chochiếc điện thoại của mình Ngày càng nhiều người dùng điện thoại dường nhưdành cả ngày bên chiếc điện thoại của mình từ khi mở mắt dậy đến khi ngủ.Điện thoại di động ảnh hưởng không nhỏ đến sự thay đổi hành vi cũng như cácvấn đề xã hội Như một hậu quả tất yếu, “hội chứng nghiện điện thoại di động”hay còn được biết đến với thuật ngữ - nomophobia xuất hiện, ngày càng phổbiến và trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới bởinhững tác hại khôn lường của hội chứng này.

"Nomophobia" là một thuật ngữ mới, là một kết quả của nghiên cứu đến

từ một nhóm các nhà nghiên cứu ở Anh về sự khó chịu, sợ hãi và lo lắng thườngcảm thấy khi cách xa điện thoại di động Hơn nữa, kết quả của các nghiên cứukhác cho thấy rất nhiều loại vấn đề tâm lý do sự phụ thuộc vào điện thoại thôngminh Các vấn đề tâm lý là lo lắng, hoảng sợ, sợ hãi, trầm cảm, các mối quan hệ

xã hội khiếm khuyết của cá nhân, triệu chứng cai nghiện (cảm thấy tức giận,căng thẳng và chán nản khi pin điện thoại thông minh bắt đầu giảm), rối loạnhành vi (chẳng hạn như tranh cãi, giảm thành tích, cô đơn, thiếu ngủ, nói chuyệnsai để tránh người khác, nói dối), nhìn tiêu cực về bản thân, lòng tự trọng thấpvà

sự tự tin, sự kích động không kiểm soát, bốc đồng và hiếu chiến Các nghiên cứukhác cũng chỉ ra rằng ngày nay mọi người trở nên lo lắng khi xa điện thoạithông minh hơn là xa gia đình hoặc bạn bè

Theo các nhà tâm lí học, chứng nghiện ĐTDĐ giống như các dạng nghiệnkhác, đều có liên quan đến việc rối loạn hormone dopamine Dopamine là chấttruyền thần kinh, rất cần cho hệ thần kinh trung ương, làm nhiệm vụ "khenthưởng" con người, khi rối loạn hay nghiện nó tạo ra những ý nghĩ tích cực mặc

dù thực tế là tiêu cực, làm cho con người trở nghiện, giống như ngửi thấy mùi

Trang 8

thuốc lá, mùi rượu hay heroin Tương tự khi nhận được một thông báo từ điệnthoại, lúc này dopamine tăng tiết, kích thích sự hấp dẫn, cho dù chỉ là một tinnhắn rác vô bổ, và khi người ta nghiện thì sự bài tiết dopamine lại càng tăng,thôi thúc con người phải dùng điện thoại

2 Những dấu hiệu nhận biết “Hội chứng nghiện điện thoại”

“Hội chứng nghiện điện thoại di động” ( Nomophobia) đã được các nhàkhoa học nghiên cứu và đưa ra những dấu hiệu nhận biết Theo các nhà khoahọc, người mắc hội chứng này có những dấu hiệu sau:

Luôn trong tình trạng giật mình tìm điện thoại

Nếu một ngày bạn thấy mình thường xuyên giật mình chúi đầu vào túi đểchắc chắn rằng chiếc điện thoại của mình vẫn ở đó trong khi thực tế nó đangđược để ngay trước mặt bạn, hoặc khi đang ngồi trò chuyện cũng người thân màbạn lại giật mình nhớ ra mình cần phải đi tìm chiếc điện thoại ngay, thì bạn cầnphải cảnh giác nhé, bạn đang có một trong những dấu hiệu của của hội chứng

“nghiện” điện thoại (Nomophobia)

Chiếc điện thoại xuất hiện trong cả giấc mơ

Khi con người ta có những nỗi sợ hay lo lắng thường xuyên, thì việc gặpphải ác mộng khi đi ngủ là điều rất bình thường Đó có thể là những giấc mơ ácmộng về việc bạn bị trượt đại học, hay thất bại trong công việc… Nhưng nếucơn ác mộng ấy lại là chính bạn đang đuổi theo chiếc điện thoại mà mãi không

có hồi kết thì bạn đang mắc hội chứng nghiện điện thoại

Không thể ngủ nếu không có điện thoại bên cạnh

Nhiều người có thói quen đọc sách hay tập thể dục trước khi đi ngủ,nhưng có những người lại chẳng thể chìm vào giấc ngủ nếu không có chiếc điệnthoại bên cạnh

Cứ như một thói quen được lập trình sẵn, những người mắc hội chứng

“nghiện” điện thoại di động thường sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ, thậm

Trang 9

chí họ còn dùng chúng đến khi ngủ gật trên tay vẫn giữ khư khư chiếc điệnthoại.

Để điện thoại xen vào tất cả cuộc trò chuyện

Bạn luôn để chiếc điện thoại xen vào mọi cuộc nói chuyện của mình vànhững người xung quanh Thậm chí, cũng không có chuyện gì quan trọng haycấp bách, bạn cũng phải cầm chiếc điện thoại lên “bấm” và “lướt” một vài lầnxuyên suốt cuộc nói chuyện

Bỏ quên điện thoại ở nhà, nhưng phải quay lại bằng được dù mất bao nhiêu thời gian

Bạn là người hiếm khi bỏ quên điện thoại ở nhà, dù bạn cũng không thực

sự cần đến nó lắm Và dù nhà bạn có đang ở cách nhà bao xa, hay sắp muộn giờhọc hoặc giờ làm rồi, nhưng vì quên điện thoại, bạn cũng sẵn sàng quay xe lại và

về nhà lấy bằng được chiếc điện thoại của mình

Vì điện thoại mà bất chấp mọi loại quy định

Mặc dù bạn đang ở những nơi cấm việc sử dụng điện thoại như trong mộtcuộc học, trong lớp học… nhưng bạn vẫn bất chấp hết, bạn bàng quan với mọiquy định và vẫn cố lén lút nhìn vào màn hình điện thoại, bận rộn với vô vàn cácứng dụng khác nhau

Không vào nhà hàng, quán xá không có wifi

Vì đi đến bất cứ đâu bạn cũng “ôm khư khư” chiếc điện thoại, nên sẽ làmột điều khó chịu nếu như những nơi bạn đặt chân đến không có sóng wifi hoặcsóng wifi bị mất, chậm… Bởi với bạn, bữa ăn hay tách cà phê chỉ trở nên tuyệtvời khi có chiếc điện thoại và sóng wifi nhanh nhất có thể

Bạn nghe chuông điện thoại khi chẳng có tiếng kêu nào cả

Điện thoại của bạn đang ở chế độ im lặng, nhưng bạn lại nghe tiếng

“beep” Bạn quên điện thoại ở nhà, nhưng bằng cách nào đó lại nghe tiếngchuông Đó chính là hội chứng “rung điện thoại ma”

Trang 10

Phản xạ nhìn màn hình: Dù có tin nhắn, cuộc gọi hay không Bạn không

muốn để lỡ cuộc gọi nào hay phải trả lời tin nhắn ngay lập tức Đôi khi, bạn mởđiện thoại lên xem mà chẳng có việc gì, rồi lại cất nó đi

3 Tác hại của hội chứng nghiện điện thoại.

Hội chứng nghiện điện thoại có khả năng gây nên những tác hại khônlường

Nó có thể làm mờ bộ nhớ của bạn Với điện thoại thông minh tiện dụng,

không có lý do để ghi nhớ những điều bạn biết bạn có thể dễ dàng tìm kiếm như số điện thoại và khi bạn quên ghi nhớ những sự kiện và số liệu, bộ nhớ củabạn có thể trở nên gầy mòn

-Nó có thể gây ra đau cổ và đau lưng trên Cúi gằm nhìn vào màn hình

điện thoại thông minh là tư thế quá phổ biến Các chuyên gia cảnh báo, việc cúiđầu 60° tạo một áp lực khoảng 27kg lên các đốt sống cổ Trung bình, mọi ngườidành tối đa bốn giờ mỗi ngày để sử dụng điện thoại, lướt Facebook, Twitter,Instagram hoặc nhắn tin cho bạn bè Điều này tương đương với 1.400 giờ mỗinăm chúng ta tự tăng áp lực lên cột sống, tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quanđến thoái hóa đốt sống cổ

Một nghiên cứu mới cho thấy rằng mỗi khi chúng ta lười nhấc điện thoạilên và cúi xuống thì sức ép sẽ tương đương với việc đặt khoảng 27kg lên cổ -căn nặng của 4 quả bóng bowling hoặc của một đứa trẻ 8 tuổi Và chúng ta vẫnkhông biết những ảnh hưởng lâu dài của việc này sẽ ra sao

Kenneth Hansraj - bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình cột sống ở New YorkSpine Surgery và Rehabilitation Medicine, Mỹ đã sử dụng mô hình 3D của cộtsống người để đo sự ảnh hưởng từ việc liên tục cúi đầu sử dụng điện thoại.Trọng lượng cổ của người trưởng thành thường vào khoảng 5.5kg và khi chúng

ta thường xuyên cúi xuống trong thời gian dài, chúng ta đang tạo lực ép lên cổ

Trang 11

Kết quả nghiên cứu của Hansraj được công bố trên tạp chí Surgical

Technology International: "Khi uốn cong cổ xuống để nhìn vào chiếc điện thoại

trên tay khiến trọng lực đè lên cột sống tăng lên và ở các mức độ khác nhau Cụ thể lệch 15° tăng 12kg, 30° tăng 18kg, 45° tăng 22kg, 60° tăng 27kg".

Dẫu biết rằng việc sử dụng điện thoại là điều không thể tránh, nhưngngười dùng nên cố gắng nâng điện thoại của họ cao hơn để giữ đầu ở tư thếđược thẳng nhất có thể

Tổn thương thần kinh

Điện thoại thông minh không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn trên cơ

sở hàng ngày - chúng cũng có thể gây ra các phản ứng phụ lâu dài và khôngchữa được

Giống như đau dây thần kinh chẩm - một tình trạng thần kinh mà các dâythần kinh chạy từ trên cùng của tủy sống qua da trở nên bị nén hoặc bị viêm.Tình trạng này gây ra các triệu chứng tương tự như những triệu chứng bạn gặpkhi đau đầu hoặc đau nửa đầu

Một nhà báo được chẩn đoán mắc bệnh này mô tả nó giống như đang bị

"đánh trúng đầu bằng một thanh thép" gửi "cơn đau" qua hộp sọ của mình

Thật không may, không có phương pháp điều trị chấn thương dây chằngchẩm - chỉ có phương pháp điều trị đau bao gồm tiêm steroid và tê,yoga, massage và cách sử dụng điện thoại thông minh một cách thông minh!

Lo lắng

Trang 12

Với việc giới thiệu điện thoại thông minh, chúng tôi có thể kết nối với thếgiới chỉ bằng một cú nhấp chuột.Tuy nhiên, công nghệ hiệu quả này có một sốnhược điểm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm và thân của chúng ta Sự lo lắng xảy rakhi nghe một tiếng ping nhỏ gây ra lo lắng nghiêm trọng.Sự thôi thúc liên tục đểkiểm tra điện thoại và không tìm thấy thông báo trên nó gây ra căng thẳng Mọingười bắt đầu căng thẳng tâm trí của họ và lo lắng về việc không nhận được bất

kỳ tin nhắn.Nhiều người nghiện điện thoại chờ đợi tin nhắn đến cũng gây căngthẳng và lo lắng

Trầm cảm

Dành nhiều thời gian nhìn chằm chằm vào màn hình có thể dẫn đến lolắng và thậm chí trầm cảm khi mọi người mong đợi cập nhật liên tục và tươngtác từ bạn bè, và lo lắng khi những điều này không được nhận

Trong mỗi phút bạn đang chơi Candy Crush, bạn sẽ bỏ lỡ một phút tập thểdục, nấu các bữa ăn lành mạnh, đi bộ và tương tác giữa con người thực - tất cảđều rất quan trọng đối với sức khoẻ tinh thần tốt

Một nghiên cứu từ Đại học Northwestern tiết lộ rằng càng có nhiều thờigian người tiêu dùng trên điện thoại của họ thì càng có nhiều khả năng họ sẽchán nản

Mức sử dụng trung bình hàng ngày cho người bị trầm cảm là 68 phút, sovới chỉ 17 phút đối với người có sức khoẻ tâm thần tốt hơn

Ngoài ra, việc thường xuyên kiểm tra điện thoại - nhất là để lên mạng xãhội - còn gây ra cảm thấy buồn bã và lạc lõng Chúng ta sẽ không nhận ra rằngmình đang cố “nâng giá” bản thân bằng số “like”

Nghiện điện thoại có ảnh hưởng xấu đến sự tự tôn của mỗi người Nó chophép chúng ta trốn sau màn hình và vẽ nên cuộc sống mà ta muốn người khácnghĩ là ta có Chúng ta thường nhìn thấy hình ảnh về các chuyến nghỉ mát, vuichơi và các thân hình đã qua photoshop

Điều này dẫn đến sự so sánh, khiến chúng ta rất dễ bắt đầu nghĩ rằng “Tạisao mọi người lại hạnh phúc như thế trong khi mình thật khổ sở” Nhưng sự

Trang 13

thực là bạn không thể đích xác điều gì đang xảy ra trong cuộc sống của nhữngngười khác.

Nó có thể làm bạn " suy nhược" hoặc " hội chứng rung máy ảo"

Hành vi của bạn chỉ là một vấn đề thực sự nếu nó bắt đầu ảnh hưởng đếnhoạt động hàng ngày (nghĩa là bạn kiểm tra điện thoại thường xuyên bạn khôngthể hoàn thành các công việc chuyên môn tại nơi làm việc) hoặc gây ra nhiềuphiền toái (nghĩa là bất kỳ căng thẳng nào - vậy nếu bạn bỏ lỡ một bản văn?!).Nếu bạn không thể thay đổi cách của mình bằng cách kiểm tra lại trên màn hình,liệu pháp hành vi nhận thức có luôn luôn là một lựa chọn

Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy rằng nhu cầu phải đọc và đáp ứng ngaylập tức mỗi một trong những cảnh báo đến này đang gây ra căng thẳng căngthẳng Và thực tế là stress đã trở nên tồi tệ đối với một số người, rằng họ thực sự

bắt đầu trải nghiệm những rung động ảo tưởng ,họ từng cảm thấy điện thoại

rung lên trong túi nhưng khi mở ra thì lại không thấy có tin nhắn hay cuộc gọinào cả

Hạn chế vận động thể chất

Việc dành quá nhiều thời gian vào sử dụng điện thoại cùng với các nộidụng giải trí trên điện thoại di động khiến nhiều người, nhất là giới trẻ danh rất ítthời gian, thậm chí là không dành thời gian cho các hoạt động thể dục, thể thao.Điểu này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất của người nghiện điện thoại

Làm gián đoạn giấc ngủ

Sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ để lên mạng xã hội, xem phim, chơigame, tạo nên những kích thích với não bộ gây nên chứng mất ngủ ở nhiềungười Thường xuyên kiểm tra điện thoại không chỉ khiến não bộ "tỉnh táo” màcòn ảnh hưởng và ức chế lượng melatonin.Ánh sáng từ màn hình cũng như cáchoạt động trên điện thoại khiến não bộ và cơ thể khó có thể thư giãn để chìmvào giấc ngủ.Tiếp xúc với ánh sáng thực sự có thể đẩy thời gian ngủ gấp đôi càphê , nhờ khả năng ức chế melatonin, hoocmon giúp ngủ ngon giấc Khi các nhànghiên cứu Harvard xem xét ảnh hưởng của 6,5 giờ tiếp xúc với ánh sáng xanh,

Trang 14

họ phát hiện ra rằng ánh sáng xanh đã ức chế melatonin gấp đôi so với màuxanh.

Theo National Sleep Foundation, nếu bạn là một phần của 95 phần trămnhững người sử dụng một loại thiết bị điện tử trong giờ trước khi đi ngủ, ánhsáng màu xanh nhân tạo có thể làm giảm các hormon kích thích giấc ngủ và làmcho khó đi ngủ hơn và dữ liệu bắt nguồn từ cuộc thăm dò giấc ngủ tại Mỹ năm

2011 Tất nhiên rung động ngẫu nhiên của điện thoại, tiếng bíp, hoặc ánh sángcũng có thể đánh thức bạn khi bạn ngủ

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Essex nhận thấy rằng những người thảoluận các chủ đề có ý nghĩa cá nhân khi có điện thoại di động ở gần (ngay cả khi

họ không sử dụng) báo cáo chất lượng mối quan hệ thấp hơn và ít tin tưởng hơnvào người bạn đời của họ Họ cũng cảm thấy người bạn đời của họ ít cảm thônghơn với mối quan tâm của họ Nghiên cứu của Đại học Maryland cho thấy việc

sử dụng điện thoại thông minh cũng làm cho chúng ta ích kỷ hơn và ít tham giavào hành động nhằm đem lại lợi ích cho người khác hoặc xã hội như một ngườitình nguyện toàn bộ hoặc chỉ đơn giản là giúp đỡ những người cần thiết

Chấn thương gián tiếp

Điện thoại di động có thể làm tăng nguy cơ thương tích gián tiếp chongười sử dụng, ví dụ như tai nạn xe máy hoặc tai nạn xe cộ Nhiều vụ tai nạn,chủ yếu là tai nạn giao thông đã xảy ra do người tham gia giao thông sử dụngđiện thoại khi đang lái xe hoặc đi bộ

Thị lực

Trang 15

Bất cứ khi nào bạn dành nhiều hơn một vài tiếng liên tục nhìn chằm chằmvào điện thoại của bạn (hoặc xen kẽ giữa điện thoại và màn hình máy tính), bạn

có nguy cơ mắt khô không nháy mắt, nhức đầu, thị lực mờ và mắt mí mắt nóichung - đặc biệt nếu bạn có bất kỳ vấn đề về mắt không được điều trị nơi đầutiên Không giống như đọc từ một trang in, sẽ khó khăn hơn cho mắt của bạn đểtập trung vào một màn hình kỹ thuật số bởi vì các chữ không sắc nét, có ít tươngphản giữa các chữ cái nền và nền, và bạn đang chống lại ánh chớp và phản xạ

Tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng màu xanh - giống như ánh sáng xuất phát

từ màn hình điện thoại di động - có thể gây tổn thương võng mạc mắt

Một cuộc khảo sát của 2.000 người cho thấy 55% người được hỏi chorằng khó chịu mắt là vấn đề chính gây ra cho họ bằng điện thoại của họ

Hội chứng TIC Khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1,

TP.HCM cho biết, trung bình mỗi ngày tiếp nhận từ 5 - 7 ca liên quan tới hộichứng TIC gây co cơ mặt, giật mắt, méo miệng Hội chứng TIC ngày càng xuấthiện nhiều ở nhóm trẻ "nghiện" xem ti vi, chơi điện thoại thông minh

Thính giác

Chỉ cần nói chuyện với ai đó trên điện thoại sẽ không làm hỏng buổi điềutrần của bạn, nhưng nếu bạn sử dụng điện thoại thông minh và tai nghe để nghenhạc thì có thể bạn sẽ phải lo lắng

Theo Viện về Khiếm thính quốc gia Mỹ , có khoảng 26 triệu người Mỹ bịnghe kém gây ra Một nguồn tiếng ồn như vậy là từ tai nghe, giống như tai nghe

đi kèm với điện thoại của bạn Nếu chúng ta nghe nhạc quá to, chúng ta có thểlàm hỏng những sợi tóc nhỏ trong tai trong, nó truyền tín hiệu hóa học qua thầnkinh tới não

Âm lượng tối đa của điện thoại thông minh là khoảng 105 decibel Lắng

nghe âm nhạc với khối lượng này trong hơn 4 phút có thể gây ra thiệt hại cho

thính giác Ngay cả khi bạn giảm xuống chỉ còn 94 decibel, bạn có thể gây rathiệt hại nếu bạn lắng nghe hơn một giờ

Sự bức xạ

Trang 16

Mặc dù không rõ liệu bức xạ từ điện thoại di động và các thiết bị kết nốikhác có gây ra các vấn đề về sức khoẻ hay không, một nhóm 200 nhà khoa học

về sức khoẻ và sinh học từ khắp nơi trên thế giới đang cố gắng nâng cao nhậnthức của công chúng về vấn đề này

Họ kêu gọi Liên hợp quốc, Tổ chức Y tế Thế giới và các chính phủ quốcgia xây dựng các quy định nghiêm ngặt liên quan đến điện thoại di động tạo racác trường điện từ

Các Tổ chức Y tế Thế giới đã loại điện thoại di động là 'có thể gây ungthư cho con người và các tổ chức sẽ tiến hành đánh giá rủi ro chính thức của tất

cả các nghiên cứu kết quả sức khỏe do tiếp xúc với lĩnh vực tần số vô tuyến vàonăm 2016

Nguy cơ mắc u não: Một nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu mỗi ngày sử dụng 1

tiếng, trong thời gian dài, tia bức xạ di động tích lũy đủ để gây nguy cơ u não

Vì thế, hạn chế tối đa việc để điện thoại gần tai, nên sử dụng tai nghe

Gây vô sinh: Nam giới có thói quen để điện thoại trong túi quần hoặc dắt

ở thắt lưng có nguy cơ bị vô sinh cao do sóng điện từ 'giết chết' 30% tinh trùng

Mất cân bằng nội tiết nữ giới nếu đeo điện thoại ở cổ ngay trước ngực

dẫn đến có nguy cơ ung thư vú Đặc biệt là phụ nữ mang thai nên hạn chế sửdụng di động tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi

4 Thực trạng hội chứng nghiện điện thoại di động trên thế giới và ở Việt Nam

4.1 Thực trạng hội chứng nghiện điện thoại di động trên thế giới

Hội chứng nghiện điện thoại di động- "nomophobia" được đặt ra lần đầutiên trong một nghiên cứu năm 2010 do Bưu điện Vương quốc Anh đã thựchiện, nhằm kiểm tra những lo lắng mà người sử dụng điện thoại di động đã trảiqua Nghiên cứu cho thấy gần 53% người sử dụng điện thoại di động tại Anh có

xu hướng lo lắng khi họ mất điện thoại di động, hết pin hoặc tín dụng, hoặckhông có bảo hiểm

Trang 17

Chỉ bốn năm sau đó, một nghiên cứu tương tự do SecurEnvoy tiến hành(người tiên phong về chứng thực không có mã số điện thoại di động) cho thấy lolắng về người dùng điện thoại di động đã tăng lên 66% Nghiên cứu cho thấytrung bình mọi người kiểm tra điện thoại di động của họ 34 lần một ngày; vànhững người trẻ tuổi từ 18-24 là những người gắn bó nhất với điện thoại di độngcủa họ, với 77% không thể ở xa điện thoại của họ trong hơn một vài phút.

Theo số liệu từ Pew Research Center từ năm 2014 , 90% người Mỹ sở

hữu điện thoại, 58% trong số đó dùng smartphone Tỉ lệ người mắc một hộichứng nghiện điện thoại di động đang ngày càng tăng cao

Theo một khảo sát tiến hành bởi Huffington Post và YouGov, 64% những

người ở độ tuổi từ 18 đến 29 đi ngủ với máy tính bảng hoặc smartphone trêngiường Mặc dù vậy, không nhiều người nhận ra họ đã mắc phải Hội chứngnghiện điện thoại di động-nomophobia

Theo số liệu được công bố bởi GSMA Intelligence - một nhánh nghiên cứu của cơ quan thương mại đại diện cho lợi ích của các mạng di động trên toàn thế giới, chỉ ra rằng tính đến năm 2017 có khoảng 5 tỷ người dùng di động cá nhân trên toàn thế giới, có khoảng 67% dân số toàn cầu đang sử dụng điện thoại

di động Sự gia tăng số lượng người dùng điện thoại di động một mặt phản ánh

sự phát triển không ngừng của khoa học- công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin; mặt khác làm dấy lên lo ngại về sự gia tăng số người mắc phải

“hội chứng nghiện điện thoại di động”

Cho đến nay, hội chứng nomophobia được nghiên cứu và nhắc đến ở hầuhết các quốc gia phát triển và đang phát triển trên thế giới và ở Việt Nam, hộichứng này cũng đang là vấn đề đáng lo ngại và được xã hội quan tâm

Theo một bài báo đưa tin về báo cáo mới nhất từ công ty chuyên nghiêncứu thị trường SuperAwesome (Anh), trẻ em từ 6-14 tuổi ở khu vực Đông Nam

Á đang dẫn đầu thế giới về tỷ lệ sử dụng smartphone, cao hơn tới 20% so vớimột cường quốc công nghệ như Mỹ Trẻ em trong độ tuổi này sử dụngsmartphone để phục vụ những nhu cầu giải trí, thay vì hỗ trợ công việc họp tập

Trang 18

4.2 Thực trạng hội chứng nghiện điện thoại di động ở Việt Nam

Theo thống kê của “Báo cáo tổng quan thị trường di động Việt Nam năm

2018” do Công ty Appota vừa công bố Tại thời điểm này, những con số về

nhân khẩu học của Việt Nam được coi là đẹp nhất với lượng người tiêu dùng trẻ

và thuộc tầng lớp trung lưu lớn Tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh cao lên tới

72%, có mức tiêu thụ phương tiện truyền thông trực tuyến và thói quen chơi

game di động cao Điển hình, người Việt xem video clip và nghe nhạc trên điện

thoại chiếm 69% Sự gia tăng nhanh chóng về tỉ lệ sở hữu điện thoại và hành vi lên mạng bằng điện thoại (68%) 25% những người sở hữu điện thoại thông

minh sử dụng internet trên di động thường xuyên, thực hiện nhiều tác vụ, dịch

vụ khác nhau khiến điện thoại di động không chỉ là công cụ giao tiếp, nó đangtrở thành công cụ làm việc chính thức của nhiều người Điều đó cũng có nghĩa,hơn 70% người dân sở hữu điện thoại thông minh nhưng không sử dụng hết cáctiện ích mà điện thoại thông minh mang lại Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiềumàn hình một lúc cũng là thói quen mới của người Việt với bình quân là 1,7thiết bị/ người

Cũng theo đó trong “Báo cáo tổng quan thị trường di động Việt Nam đầu

năm 2017” do Công ty Appota công bố, Việt Nam hiện đang có 38 triệu người

dùng mạng xã hội, trong đó có 94% sử dụng điện thoại để vào mạng xã hội hàng ngày Số lượng thuê bao di động đã đạt tới 131,9 triệu Cũng theo báo cáo này, Việt Nam đang nằm trong top 20 nước có số người sử dụng internet cao nhất thế giới với 49 triệu người kết nối với internet Số người chỉ sử dụng điện thoại để truy cập Internet ở Việt Nam, đặc biệt là ở độ tuổi từ 18-34 tuổi, chiếm

tỷ lệ rất cao so với tỷ lệ người chỉ sử dụng máy vi tính hoặc sử dụng nhiều thiết

bị khác nhau

Appota cũng đưa ra con số về Top các ứng dụng nhắn tin có nhiều ngườidùng nhất tại Việt Nam năm 2016 Trong đó, Zalo dẫn đầu với 80%, về nhì làứng dụng Facebook Messenger với 73% Thống kê cũng chỉ ra rằng, người sửdụng Internet bằng điện thoại tại Việt Nam dành nhiều thời gian cho việc vào

Trang 19

mạng xã hội, nhắn tin, tìm kiếm thông tin và giải trí Tuy nhiên, việc đọc sáchqua điện thoại lại chiếm tỷ lệ thời gian thấp nhất.

Bảng báo cáo tổng quan thị trường di động Việt Nam đầu năm 2017” do công

Trang 20

Theo số liệu thống kê, có tới 58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động tính đến đầu năm 2019, con số này tăng đến 8 triệu người dùng so với năm 2018 Cùng với sự phát triển của công nghê, các dòng điện

thoại phân khúc tầm trung – thấp liên tục được ra đời giúp cho nhiều người có thể dễ dàng sở hữu những chiếc điện thoại thông minh và tiếp cận với Internet Mặc dù dân số chỉ đạt 96.96 triệu người nhưng số thuê bao điện thoại đã được đăng ký lên tới 143.3 triệu số Điều này cho thấy phần đông người dân Việt Nam đã tiếp cận với điện thoại di động thông minh và cũng không ít người sử dụng 2-3 chiếc điện thoại cùng một lúc để phục vụ cho cuộc sống

Nghiên cứu mới nhất do Google và Tập đoàn tư vấn Boston (BCG) vừa công bố cho thấy, các hộ gia đình có kết nối internet tại Việt Nam đang chiếm tỷ

lệ cao và có tới 72% dân số sử dụng điện thoại thông minh có kết nối internet

Những con số trên phản ánh tốc độ phát triển công nghệ thông tin nhanh chóng ở Việt Nam, nhưng mặt khác cũng cho thấy nguy cơ gia tăng số người mắc phải hội chứng nghiện điện thoại di động Khi Việt Nam đang có sự gia tăng cả về số lượng người dùng điện thoại di động đến số thời gian sử dụng điệnthoại lúc chúng ta cần quan tâm hơn nữa những nguy cơ từ việc sử dụng điện thoại quá mức

II Thực trạng hội chứng nghiện điện thoại của học sinh khối DTNT trường X

1.Vài nét về Trường X và học sinh trường X

1.1 Vài nét về Trường X

Trường X là đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT Thực hiện chính sách đốingoại và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, nhiệm vụ của trường làđào tạo Tiếng Việt dự bị cho lưu học sinh Lào và Căm-pu-chia; giảng dạy bậcTHPT cho con em đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc vàhuyện đảo Cát Hải (Hải Phòng) Nhà trường đã đạt được nhiều thành tích đáng

kể, góp phần củng cố tình đoàn kết hữu nghị của ba nước Đông Dương: Việt

Trang 21

Nam – Lào – Căm-pu-chia và sự nghiệp xây dựng, phát triển giáo dục cho họcsinh miền núi và hải đảo

Thực hiện hiệp định hợp tác chính trị, văn hóa giáo dục, khoa học - kỹthuật giữa nước CHXHCN Việt Nam với nước CHDCND Lào và Vương quốcCăm-pu-chia, trường Phổ thông X được thành lập theo quyết định số 282/QĐcủa Bộ Giáo dục ngày 04/03/1980 (nay là Bộ GD&ĐT) với nhiệm vụ đào tạolưu học sinh Lào bậc THPT

Ngày 06/08/1988 trường được đổi tên thành "Trường X" theo quyết định số547/QĐ của Bộ Giáo dục để phù hợp với nhiệm vụ mới là đào tạo Tiếng Việt dự

bị cho lưu học sinh nước CHDCND Lào và Vương quốc Căm-pu-chia

Từ năm học 1992-1993, Nhà trường được Bộ GD&ĐT giao thêm nhiệm vụgiảng dạy học sinh dân tộc thiểu số bậc THPT thuộc một số tỉnh miền núi phíabắc và huyện đảo Cát Hải (thành phố Hải Phòng)

Từ ngày thành lập đến nay, cán bộ, giáo viên, công nhân viên Nhà trường

đã trải qua nhiều khó khăn, vất vả của những ngày đầu và từng giai đoạn khókhăn của đất nước, nhà trường đã vươn lên đạt được những thành tích đángkhích lệ trong sự nghiệp GD&ĐT và hợp tác quốc tế Nhiều thế hệ học sinh, lưuhọc sinh Nhà trường X đã được Nhà nước CHXHCN Việt Nam tặng thưởngcác Huân chương Lao động hạng ba, nhì, nhất

Hình ảnh trường X:

1.2 Vài nét về học sinh DTNT trường X.

Trường X là đơn vị đào tạo học sinh dân tộc thiểu số các tỉnh miền núiphía bắc tính từ Nghệ An trở ra Với nhiều nền văn hóa khác nhau của 28 dântộc anh em như: Tày, Mường, Dao, H’mông, Nùng, Sán Dìu, Dáy, Cao Lan, …của 15 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Điện Biên, Lai Châu,Nghệ An Cùng với sự có mặt của con em vùng hải đảo Cát Bà, Cát Hải(HảiPhòng)

Với đặc điểm của học sinh dân tộc nội trú phải sống xa gia đình cùng sự pháttriển kinh tế xã hội, công nghệ thông tin ở các địa phương, phần lớn các bạn học

Trang 22

sinh trong trường cũng đã được phụ huynh trang bị cho điện thoại di động đểtiện liên lạc với gia đình cũng như phục vụ mục đích học tập

Tuy nhiên phần lớn các bạn học sinh chưa thực sự nhận thức rõ về vấn đề sửdụng điện thoại đúng mực, đúng cách phục vụ liên lạc, học tập nâng cao kiếnthức

Hình ảnh học sinh trường X:

2 Thực trạng “ Hội chứng nghiện điện thoại” ở học sinh khối DTNT trường X

2.1.Phạm vi và phương pháp tiến hành khảo sát thực trạng.

Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát đối với 300 học sinh gồm 130 họcsinh nam và 170 học sinh nữ thuộc các khối lớp khác nhau ở trường X Khảo sátđược tiến hành thông qua việc lấy ý kiến qua Phiếu điều tra xã hội học đượcphát ngẫu nhiên cho các bạn học sinh, danh tính và các thông tin cá nhân của cácbạn học sinh được nhóm nghiên cứu cam kết giữ bí mật, người được lấy ý kiến

có thể ghi hoặc không ghi tên mình để đảm bảo ý kiến đưa ra được khách quannhất

Nhóm tiến hành phát Phiếu điều tra xã hội học để lấy ý kiến từ ngày5/12/2019- 7/12/2019 Phiếu điều tra gồm có 3 phần chính Phần thứ nhất lànhững thông tin về tên, tuổi,giới tính của đối tượng nghiên cứu Phần thứ hai làphần điều tra về “Hội chứng nghiện điện thoại di động” với các nội dung chủyếu gồm: đánh giá mức độ nhận thức về Hội chứng nghiện điện thoại di động,đánh giá các dấu hiệu nghiện điện thoại di động trên các bạn học sinh, mục đích

sử dụng điện thoại và mức độ nghiện điện thoại di động của các bạn học sinhtrường X Phần thứ ba khảo sát một số ý kiến nhận thức chủ quan của mỗi bạnhọc sinh về nguyên nhân cũng như giải pháp cho Hội chứng nghiện điện thoại diđộng Dưới đây là toàn bộ nội dung phiếu khảo sát:

Trang 23

PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

Các bạn thân mến! Như chúng ta đã biết cả thế giới đang ngày càng tiếnnhanh với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với sự phát triển chóng mặt củacông nghệ số, internet… và Việt Nam không nằm ngoài guồng quay đó Đó là

xu thế của thời đại nên giới trẻ chúng ta cũng đang hằng ngày và hàng giờ tiếpxúc với công nghệ với internet và tất cả mọi thứ đều chỉ thu gọn trong lòng bàntay bằng một chiếc điện thoại Rõ ràng, chúng ta không thể phủ nhận nhữngcông dụng, tiện ích tuyệt với mà điện thoại di động đã mang đến cho con người.Nhưng bên cạnh mặt tốt, việc sử dụng quá mức và không đúng mục đích, trởnên lệ thuộc vào điện thoại di độngdẫn đến sự xuất hiện của hội chứng “nghiện”điện thoại di động (nomophobia) của người dùng điện thoại di động, đặc biệt làgiới trẻ Đây là một hội chứng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả thể chất lẫntinh thần của người sử dụng điện thoại, nhất là giới trẻ trên toàn thế giới Hộichứng này liệu có xuất hiện ở học sinh trường X? Nếu có thì hội chứng này ảnhhưởng như thế nào đến học sinh trường X? Giải pháp nào cho hội chứng này?Đểtrả lời những câu hỏi này chúng mình đang thực hiện một đề tai nghiên cứu :

“Tìm hiểu về thực trạng và đưa ra giải pháp đối với Hội chứng "nghiện" điện thoại của HSDTNT trường X” Qua nội dung đề tài chúng mình mong muốn

nâng cao nhận thức của học sịnh trường X về Hội chứng “nghiện” điện thoại diđộng, tìm hiểu thực trạng và nghiên cứu đưa ra các giải pháp thiết thực giúp cácbạn học sinh phòng tránh hội chứng này

Đề tài nghiên cứu hết sức ý nghĩa này sẽ không thể hoàn thành nếu thiếu đi sựgiúp sức của mỗi bạn học sinh Trên hết, bạn đang thắc mắc liệu mình có mắcphải hội chứng nghiện điện thoại di động hay không? Hãy giúp chúng tôi trả lờicâu hỏi hoàn thành phiếu điều tra dưới dây, tin rằng bạn sẽ giúp bạn giải đápđược thắc mắc của mình

I NHỮNG THÔNG TIN CÁ NHÂN

1 Họ và tên (Có thể ghi hoặc không ghi):

Trang 24

2 Giới tính: Nam ;Nữ

3 Độ tuổi:……

II NHỮNG THÔNG TIN ĐIỀU TRA VỀ HỘI CHỨNG “NGHIỆN” ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

Bảng 1 Câu hỏi chung

1 Bạn có sử dụng điện thoại di dộng không?

3 Bạn có biết hay đã từng nghe nói về Hội chứng “nghiện” điện

thoại di động chưa?

Bảng 2 Bảng câu hỏi về dấu hiệu của “nghiện” điện thoại di động

1 Bạn rời khỏi nhà mà quên điện thoại, bạn có quay lại lấy

không?

2 Bạn có phải mất hơn ba giờ cho điện thoại mỗi ngày không?

3 Bạn có xem điện thoại trước khi đi ngủ không?

4 Buổi sáng khi thức dậy, việc đầu tiên của bạn có phải là kiểm

tra điện thoại không?

5 Bạn có thường xuyên giật mình tìm điện thọai trong khi thực

tế nó đang được để ngay trước mặt bạn không?

6 Bạn có sử dụng điện thoại trong khi đang nói chuyện với

người khác không?

7 Bạn có lén lút sử dụng điện thoại ở những nơi cấm sử dụng

điện thoại (trong lớp học hoặc các hoạt động khác )không?

8 Bạn có ưu tiên chọn căng-tin, quán nước có sóng wifi hơn

những nơi tương tự nhưng không có sóng wifi?

9 Bạn nghe thấy tiếng chuông điện thoại của mình kêu trong

khi thực ra chẳng có tiếng chuông nào cả

10 Đôi khi, bạn mở điện thoại lên xem mà chẳng có việc gì, rồi

lại cất nó đi

Trang 25

Hiếm khi

(1-2lần/tháng)

Thỉnh thoảng

(1-2lần/

tuần)

Thường xuyên

(3-5lần/tuần)

Rất thường xuyên

(hàngngày)

Trang 26

Bảng 4: Bảng câu hỏi đánh giá mức độ nghiện điện thoại thông minh.

Hãy trả lời 20 câu hỏi dưới đây bằng thang điểm từ 1 (hoàn toàn không đồng

ý) đến 7 (rất đồng ý) nếu bạn rơi vào một nơi nào đó ở giữa, hãy chọn số phù

hợp nhất với cảm giác của bạn và xem kết quả để biết mình thuộc dạng nghiện smartphone ở mức độ nào.

1 Hoàn toàn không đồng ý

1 Khi không được liên tục xem thông tin bằng

điện thoại tôi cảm thấy không thoải mái

2 Tôi cảm thấy khó chịu nếu tôi không được

xem thông tin trên điện thoạikhi tôi muốn

3 Khi không thể xem tin tức (tin tức đang diễn

ra, tin thời tiết vv…) trên điện thoại tôi cảm

thấy bức bối

4 Tôi sẽ cảm thấy khó chịu nếu tôi không thể

sử dụng điện thoại và/hoặc các chức năng

của điện thoại khi muốn

5 Khi điện thoạisắp hết pin làm tôi thấy lo sợ

6 Nếu điện thoại tôi hết tiền hoặc lưu lượng

3G trên điện thoại bị hết, tôi sẽ hoảng loạn

7 Nếu tôi không thể kết nối Wi-Fi hoặc sử

dụng 3G, tôi sẽ liên tục kiểm tra kết nối hoặc

tín hiệu của điện thoại

Ngày đăng: 04/03/2022, 20:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w