1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về luật hợp đồng so sánh

8 33 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 118 KB

Nội dung

TIỂU LUẬNMôn: LUẬT HỢP ĐỒNG SO SÁNH Đề tài: So sánh cách tiếp cận của hệ thóng dân luật civil law và hệ thống thông luật common law đối với chế tài buộc thực hiện hợp đồng và các quy địn

Trang 1

TIỂU LUẬN

Môn: LUẬT HỢP ĐỒNG SO SÁNH

Đề tài: So sánh cách tiếp cận của hệ thóng dân luật (civil law) và hệ thống thông luật (common law) đối với chế tài buộc thực hiện hợp đồng và các quy định tương

ứng của pháp luật hợp đồng Việt Nam hiện hành

Trang 2

Mục lục

Mở đầu 2

1 Mục tiêu nghiên cứu 2

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 3

4 Bố cục 3

Chương 1: Cơ sở lý luận về giải quyết tranh chấp đất đai khi chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất 3

1 Di sản thừa kế 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Hình thức giải quyết tranh chấp khi chia di sản thừa kế 4

1.3 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế 4

2 Giải quyết tranh chấp đất đai khi chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất 5

2.1 Khái niệm, đặc điểm 5

2.1.1 Xác định quyền sử dụng đất là di sản 5

2.1.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế 6

2.2 Hình thức 7

Chương 2: Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai khi chia di sản là quyền sử dụng đất 7

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị 9

Kết luận 11

Tài liệu tham khảo 11

1

Trang 3

Mở đầu

Hợp đồng và luật hợp đồng là chế định cốt lõi của luật tư nói riêng hay toàn bộ hệ thống pháp luật của một quốc gia nói chung1 Hợp đồng dân sự đã được hình thành từ rất sớm, bản chất của nó là một hành vi dân sự và là sự thỏa thuận của các bên để đi tới giao kết Con người từ khi có sự phát triển về nhận thức đã sớm hình thành các giao dịch dân sự

tự nhiên Trong các nghiên cứu cổ đại cho thấy, thủa bình minh của các nền văn minh trên thế giới đã xuất hiện các giao dịch dân sự Qua quá trình phát triển, và trải qua các thời kỳ lịch sử, giao dịch dân sự (hợp đồng) đã dần trở thành khái niệm được xây dựng trên phương diện tích lũy và nghiên cứu cũng như ảnh hưởng từ sự phát triển của kinh tế xã hội

Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, thông tin, đã thúc đẩy thế giới bước vào cuộc cách mạng toàn diện cả về nhận thức lẫn phương thức kinh tế xã hội Hợp đồng đã được chứng minh là một trong những mối quan hệ căn bản trong xã hội dân sự, nó vừa kế thừa những tinh hoa đã được tích lũy trong quá trình dài của lịch sử đồng thời phải củng cố vững chắc lý luận phát sinh từ thực tiễn mới Do đó việc xây dựng pháp luật về hợp đồng không chỉ đơn thuần xuất phát từ phương diện nghiên cứu lịch sử, mà có cả sự so sánh, tổng hợp giữa các hệ thống pháp luật dân sự với nhau Bên cạnh đó, những lý luận được đúc kết từ quá trình so sánh, nghiên cứu thực tiễn cần phải đưa

ra được những quan điểm có yếu tố định hướng, góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật dân sự chắc chắn và mạnh mẽ

Hiện nay trên thế giới có hai hệ thống pháp luật lớn nhất và ảnh hưởng nhất đó là hệ thống pháp luật Civil Law và Common Law, hai hệ thống này có những điểm đặc thù, tạo nên những “dòng họ” pháp luật, với những đặc trưng và pháp lý riêng2

Hệ thống pháp luật Civil Law – hệ thống Luật dân sự hay hệ thống pháp luật Pháp – Đức Đây là hệ thống pháp luật lớn nhất thế giới, được xây dựng trên nền tảng di sản của Luật La Mã3 phát triển ở các nước Pháp, Đức và một số nước lục địa Châu Âu Hệ thống pháp luật này ảnh hưởng từ Luật La Mã, luật vật chất được coi trọng hơn luật thủ tục, luật tư là lĩnh vực được chú trọng hơn cả

Trang 4

Hệ thống pháp luật Ănglô – xắcxông hay còn gọi là Common Law là hệ thống pháp luật Anh – Mỹ Đây là hệ thống pháp luật lớn thứ hai trên thế giới, lấy hệ thống pháp luật của Anh làm nền tảng và sau đó phát triển ở Mỹ Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ coi trọng tiền lệ4, phù hợp với quan niệm của người Anh ưa ứng biến phù hợp hoàn cảnh, coi trọng kinh nghiệm

Việt Nam chúng ta có lịch sử trải dài suốt mấy nghìn năm, tuy nhiên nền văn minh lập pháp hiện nay mới chỉ thực sự nở rộ từ 40 năm trở lại đây Pháp luật hay pháp luật về dân sự nói riêng đều là thành quả tích lũy chung của nhân loại do vậy, hệ thống pháp luật Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng và kế thừa các quan điểm cốt lõi từ các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới Tuy nhiên, Việt Nam không thừa nhận hệ thống pháp luật nào, mà chỉ dựa trên tinh thần pháp luật của mỗi hệ thống để xây dựng hệ thống pháp luật cho riêng mình

1 Mục tiêu nghiên cứu

Làm rõ bản chất, khái niệm của Hợp đồng và chế tài buộc thực hiện hợp đồng theo pháp luật Việt Nam hiện hành, đồng thời so sánh với khái niệm của hai hệ thống pháp luật lớn là Civil Law và Common Law Đưa ra các giải pháp kiến nghị đối với hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Hợp đồng và chế tài buộc thực hiện hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và hệ

thống pháp luật Civil Law và Common Law

Phạm vi: Đề tài tập trung nghiên cứu Hợp đồng và chế tài buộc thực hiện hợp đồng

được quy định trong Bộ Luật dân sự Việt Nam 2015 và trong hệ thống pháp luật Civil Law

và Common Law

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp so sánh làm phương pháp nghiên cứu chính, ngoài ra kết hợp với các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, diễn giải, quy nạp, liệt kê v.v

4 Bố cục

Chương 1: Khái niệm về Hợp đồng và chế tài buộc thực hiện hợp đồng

Chương 2: Thực trạng áp dụng quy định về chế tài buộc thực hiện hợp đồng tại Việt Nam

4 precedents/judge made law

3 Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai khi chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Trang 5

Chương 3: Kiến nghị và giải pháp

Chương 1: Khái niệm về Hợp đồng và chế tài buộc thực hiện hợp đồng

1 Khái niệm về Hợp đồng

Theo pháp luật Việt Nam hiện nay quy định thì khái niệm hợp đồng (giao kết dân sự) là

sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự -Điều 385 Bộ luật dân sự (BLDS) 2015 Về điểm này, BLDS 2015 vẫn kế thừa đầy đủ nội dung và tinh thần của BLDS 1995 và BLDS 2005 trước đó

Bên cạnh đó, việc xác định hợp đồng trên cơ sở là sự thỏa thuận giữa các bên của pháp luật Việt Nam không khác về mặt bản chất so với các quy định về hợp đồng của CISG

19805, PECL6 và các nguyên tắc cơ bản về hợp đồng của Anh7 Nhìn chung các hệ thống pháp luật lớn có nhiều quan điểm khác nhau về hợp đồng, tuy nhiên về mặt bản chất thì đều thừa nhận hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự mà đã được các bên thống nhất từ trước đó

Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản về giao kết dân sự của các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới và pháp luật Việt Nam đều nằm ở về sau của khái niệm mà BLDS 2015 xác định về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự Bởi vì quá trình xác lập hợp đồng, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự được ảnh hưởng bởi sự xác định các yếu tố có liên quan đến hợp đồng

Theo BLDS Việt Nam 2015 quy định về đề nghị giao kết hợp đồng như sau: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị)” Hệ thống pháp luật của Anh thì quy định đề nghị giao kết hợp đồng là một biểu hiện của sự sẵn sàng ký hợp đồng với các điều khoản cụ thể với ý định rằng nó sẽ được ràng buộc khi người được đề nghị chấp nhận lời đề nghị đó8 Còn hệ thống PECL thì đưa ra rằng một lời đề xuất có thể trở thành một đề nghị nếu nó dự định dẫn đến

5Công ước Vienna 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (viết tắt theo tiếng Anh là CISG -

Convention on Contracts for the International Sale of Goods)

Trang 6

một hợp đồng nếu bên kia chấp nhận nó và nó chứa đủ các điều khoản xác định để tạo thành hợp đồng9

Như vậy, cả ba quan điểm về đề nghị giao kết hợp đều giống nhau rằng một lời đề nghị giao kết sẽ trở thành hợp đồng khi và chỉ khi bên được đề nghị chấp nhận lời đề nghị mà trong đó các bên đã xác định các sự ràng buộc lẫn nhau về mặt quyền và nghĩa vụ Nhưng

có thể thấy BLDS Việt Nam 2015 và PECL đều xác định lời đề nghị có thể là các bên hoặc tới công chúng, tuy nhiên điều này cũng dẫn tới những trường hợp có khả năng xảy ra như việc quảng cáo hay lời chào bán có được coi là lời đề nghị hay không, khi mà nó được xác định tới công chúng Về vấn đề này thì PECL đã đưa ra quan điểm nó là một lời đề nghị nếu như bên đề nghị vẫn còn khả năng về hàng hóa, tức là khả năng cung cấp dịch vụ hay hàng hóa không bị cạn kiệt hoặc khó khăn BLDS Việt Nam 2015 thì chưa quy định cụ thể hay có

sự xác định về việc hướng tới công chúng thì khi nào mới là đề nghị Hệ thống pháp luật của Anh thì xác định bởi một bên thứ ba hợp lý, đủ tin tưởng, mà ở trong tình trạng bình thường anh ta thấy rằng đó là một lời đề nghị thì lời đề nghị đó có thể được chấp nhận Nhìn chung quan điểm này của pháp luật Anh xác định dựa trên yếu tố cá nhân, tập quán nhưng cũng có sự tách bạch rõ ràng giữa một lời mời chào và một lời đề nghị giao kết hợp đồng Điểm tiếp theo trong BLDS 2015 quy định về việc nếu đề nghị giao kết hợp đồng có thời hạn mà trong thời hạn giao kết hợp đồng bên đề nghị giao kết thực hiện giao kết với bên thứ

ba thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị Cũng như BLDS

2005 thì BLDS 2015 vẫn xác định thời hạn là một yếu tố để bảo vệ cho người được đề nghị Đây là điểm khác biệt lớn so với hai hệ thống pháp luật PECL và hệ thống pháp luật của Anh Trong quy định tại CISG (Công ước quốc tế 1980) đưa ra rằng một lời đề nghị là đủ rõ ràng khi nó nêu rõ hàng hóa và số lượng, giá cả một cách cụ thể, ở đây CISG cũng không xác định thời hạn trong lời đề nghị

Từ những phân tích ở trên, ta có thể thấy BLDS Việt Nam 2015 mặc dù không nêu rõ các điều kiện cần xác định trong giao kết giữa các bên nhưng lại thừa nhận sự ràng buộc, sự ràng buộc ở đây là về mặt lý trí giữa các bên với nhau Đây chính là quan điểm chủ đạo và cốt lõi của hợp đồng dân sự Bởi trong một lời đề nghị giao kết mới chỉ đơn thuần là ý chí

9 An offer may be revoked if the revocation reaches the offeree before it has dispatched its acceptance or, in cases of acceptance by conduct, before the contract has been concluded under Article

5 Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai khi chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Trang 7

xuất phát từ một phía nên để đề nghị đó được trở thành một giao kết thì sự ràng buộc từ phía bên được đề nghị là một hình thức bắt buộc

Mặc dù không xác định rõ nội dung trong một lời đề nghị, nhưng việc BLDS Việt Nam

2015 có quy định về trường hợp có thời hạn về đề nghị giao kết hợp đồng nhưng lại không đưa ra trường hợp không có thời hạn đối với giao kết, việc này có thể dẫn tới sự hiểu lầm hoặc là chưa cụ thể Đây là điểm hoàn toàn khác so với các hệ thống pháp luật lớn như PECL hay hệ thống pháp luật nước Anh, vì các hệ thống pháp luật này đều không phân trường hợp có thời hạn hay không có thời hạn mà giải thích bằng một bên thứ 3 (Anh) hay trường hợp bên đề nghị không có đủ điều kiện để thực hiện đề nghị (PECL)

2 Chế tài buộc thực hiện hợp đồng

Chương 3:

Nhìn chung, xét về mặt so sánh từ phương diện lịch sử và đối chiếu giữa các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới thì BLDS Việt Nam 2015 đã tương đối hoàn chỉnh, đồng thời thừa nhận đặc tính cơ bản của hợp đồng dân sự hay một lời đề nghị dân sự

Tuy nhiên, với việc cuộc cách mạng 4.0 đang phát triển mạnh mẽ đã làm thay đổi các tập quán và hình thức giao dịch10 thì việc hoàn thiện hơn nữa đối với hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và BLDS nói riêng là điều cấp thiết và quan trọng Việc hoàn thiện cần được hiểu theo nghĩa bao quát và toàn diện hơn, đó chính là thay đổi cách tư duy về xây dựng pháp luật Nhìn từ thực tiễn, chúng ta có thể thấy, nền kinh tế Việt Nam đang tiếp thu từ xu hướng chung của thế giới là rất lớn, đa dạng Do đó xây dựng luật dân sự hay cụ thể hơn nữa là giao kết hợp đồng dân sự cần có tính vừa bao quát vừa cụ thể Bao quát đủ để cánh tay của luật pháp có thể hướng tới mọi vấn đề, diễn tiến mới, còn cụ thể

là xác định được các vấn đề mới để từ đó xây dựng các điều luật phù hợp

Trang 8

Kết luận

Nhìn từ góc độ lịch sử, các BLDS 1995, BLDS 2005 thì BLDS 2015 có nhiều thay đổi và cũng như hoàn thiện hơn các BLDS trước đó của Việt Nam Trong đề nghị giao kết hợp đồng dân sự của BLDS 2015 đều kế thừa các nội dung chủ đạo về khái niệm hợp đồng, bên cạnh đó là sự kết hợp, bổ sung từ các hệ thống pháp luật lớn

Việt Nam không đơn thuần áp dụng một hệ thống pháp luật làm thước đo tiêu chuẩn,

mà có sự tham khảo từ nhiều hệ thống pháp luật Đây cũng chính là yếu tố then chốt dẫn tới sự linh hoạt và làm điều kiện tiền đề cho nền kinh tế Việt Nam tham gia sâu vào thương mại thế giới khi mà các nền kinh tế lớn trên thế giới đều có khung pháp lý rất chắc chắn hoặc áp dụng các án lệ đủ tiêu chuẩn để giải quyết được nhiều vụ tranh chấp thương mại Đây cũng là vấn đề để pháp luật Việt Nam cần nhìn nhận và thay đổi tích cực

Trong giới hạn khung nghiên cứu, tổng kết về môn học chắc chắn không thể thực hiện một cách đầy đủ, toàn diện nhất Tuy nhiên người viết vẫn cố gắng đưa được vấn đề

và so sánh vấn đề đó để có thể nhìn được bức tranh khái quát về chủ đề của bài đó chính

là đề nghị giao kết hợp đồng dân sự theo đúng tinh thần của Pháp luật về hợp đồng so sánh

7 Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai khi chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

Ngày đăng: 04/03/2022, 11:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w