1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt 5

21 976 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 207 KB

Nội dung

Tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt 5.

Trang 1

Tuần 5 Thứ , ngày tháng năm 200 .

Tập đọc – Kể chuyện

NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

I MỤC TIÊU

A – Tập đọc

1 Đọc thành tiếng

 Đọc đúng các tư,ø tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:

- PB: cây nứa, thủ lĩnh, lỗ hổng, leo lên, tướng sĩ, luống, hoảng sợ, nhận lỗi,…

- PN: thủ lĩnh, ngập ngừng, tướng sĩ, hoảng sợ, buồn bã, dũng cảm,…

 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ

 Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với cácnhân vật trong truyện

2 Đọc hiểu

Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm

giọng, quả quyết,dứt khoát,…

 Nắm được trình tự diễn biến của câu chuyện

 Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện

B – Kể chuyện

 Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 Tranh minh họa các đoạn truyện (phóng to, nếu có thể)

 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc

 Một thanh nứa tép, một số bông hoa mười giờ

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1 KIỂM TRA BÀI CŨ

- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội

dung bài tập đọc Ông ngoại

- Nhận xét, cho điểm HS

2 DẠY - HỌC BÀI MỚI

2.1 Giới thiệu bài mới theo sách giáo viên

- Ghi tên bài lên bảng

2.2 Ho ạt động 1: luyện đọc

M

ục tiêu : HS đọc đúng các từ dễ sai và đọc trơi

chảy tồn bài

Cách tiến hành:

a) Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng hơi

nhanh Chú ý lời các nhân vật:

+ Giọng viên tướng: dứt khoát, rõ ràng, tự tin

+ Giọng chú lính: Lúc đầu rụt rè, đến cuối

chuyện dứt khoát, kiên định

+ Giọng thầy giáo: nghiêm khắc, buồn bã

- 3 HS lên bảng thực hịện yêu cầu

- Học sinh nghe giới thiệu

- Theo dõi GV đọc mẫu

- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đàuđến hết bài Đọc 2 vòng

Trang 2

b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

+ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm

từ khó, dễ lẫn:

+ Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ

khó:

- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp

- Giải nghĩa các từ khó:

+ Cho HS xem một đoạn nứa tép.

+ Vẽ lên bảng hàng rào hình ô quả trám và

giới thiệu từ ô quả trám.

+ Hoa mười giờ là loài hoa nhỏ, thường nở

vào khoảng mười giờ trưa Hoa có nhiều màu

như đỏ, hồng, vàng (Cho HS xem bông hoa

mười giờ)

+ Em hiểu từ nghiêm giọng trong câu “thầy

giáo nghiêm giọng hỏi.” Nhu thế nào?

+ Thế nào là quả quyết? Em hãy đặt câu với

từ này.

- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước

lớp, mỗi HS đọc một đoạn

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm

+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm

2.3 Ho ạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài

M

ục tiêu : HS hiểu được nội dung bài và trả lời

được các câu hỏi của bài

Cách tiến hành:

- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp

- Hỏi: Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò gì?

Ở đâu?

- Đánh trận giả là trò chơi quen thuộc với trẻ

em Trong trò chơi, các bạn cũng có phân cấp

tướng, chỉ huy, lính… như trong quân đội và

- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn củaGV:

- Đọc từng đoạn trước lớp Chú ý ngắt giọngđúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc lời củacác nhân vật:

- Vượt rào,/ bắt sống lấy nó!//

- Chỉ những thằng hèn mới chui.//

- Về thôi.// (giọng tướng ra lệnh dứt khoát, rõ

ràng)

- Chui vào à?// - Ra vườn đi!// (giọng ngập ngừng, rụt rè.) – Nhưng như vậy là hèn –

(giọng quả quyết, khẳng định.)

- Thầy mong em nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng

rào / và luống hoa.// (giọng khẩn thiết, bao

dung)

+ Quan sát thanh nứa tép

+ Quan sát hình minh họa để hiểu nghĩa củatừ

+ Quan sát bông hoa và nghe giáo viên giớithiệu

+ Nghĩa là thầy giáo hỏi bằng giọng nghiêmkhắc

+ Quả quyết nghĩa là dứt khoát, không do dự.

Đặt câu: Cậu bé quả quyết rằng cậu đã gặptôi ở đâu đó

- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõibài trong SGK

- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em đọc 1đoạn trong nhóm

- 2 nhóm thi đọc tiếp nối

- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK

- Các bạn nhỏ chơi trò đánh trận giả trongvườn trường

Trang 3

cấp dưới phải phục tùng cấp trên.

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1

- Viên tướng hạ lệnh gì khi không tiêu diệt

được máy bay địch?

- Khi đó, chú lính nhỏ đã làm gì?

- Vì sao chú lính nhỏ lại quyết định chui qua

lỗ hổng dưới chân hàng rào?

- Như vậy chú lính đã làm trái lệnh của viên

tướng, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2

xem chuyện gì xảy ra sau đó

- Việc leo hàng rào của các bạn khác đã gây

ra hậu quả gì?

- Hãy đọc đoạn 3 và cho biết: “ Thầy giáo

mong chờ điều gì ở học sinh trong lớp?”

- Khi bị thầy giáo nhắc nhở, chú lình nhỏ cảm

thấy thế nào?

- Theo em, vì sao chú lính lại run lên khi

nghe thầy giáo hỏi?

- Vậy là đến cuối giờ học cả tướng và lính

đều chưa ai dám nhận lỗi với thầy giáo Liệu

sau đó các bạn nhỏ có dũng cảm và thực hiện

được điều thầy giáo mong muốn không,

chúng ta cùng tìm hiểu đoạn cuối bài

- Chú lính nhỏ đã nói với viên tướng điều gì

khi ra khỏi lớp học?

- Chú đã làm gì khi viên tướng khoát tay và

ra lệnh: “Về thôi!”?

- Lúc đó, thái độ của viên tướng và những

người lính như thế nào?

- Ai là người lính dũng cảm trong truyện này?

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm

có 4 HS và yêu cầu đọc lại bài theo vai:

người dẫn chuyện, chú lính, viên tướng, thầy

- Vì chú sợ làm hỏng hàng rào của vườntrường

- 1 HS đọc đoạn 2 trước lớp, HS cả lớp đọcthầm theo

- Hàng rào đã bị đổ, tướng sĩ ngã đè lênluống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính

- Thầy giáo mong HS của mình dũng cảmnhận lỗi

- Chú lính nhỏ run lên vì sợ

- HS xung phong phát biểu ý kiến:

Vì chú lính quá hỗi hận./ Vì chú đang rất sợ./ Vì chú chưa quyết định được là nhận hay không nhận lỗi của mình./…

- 1 HS đọc thành tiếng đoạn 4, cả lớp theo

dõi bài trong SGK

- Chú lính nói khẽ: “Ra vườn đi!”

- Chú nói: “Nhưng như vậy là hèn!” rồi quảquyết bước về phía vườn trường

- Mọi người sững lại nhìn chú rồi cả đội bướcnhanh theo chú như theo một người chỉ huydũng cảm

- Chú lính chui qua hàng rào là người línhdũng cảm vì đã biết nhận lỗi và sửa lỗi

- Khi có lỗi cần dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi

- Luyện đọc trong nhóm, sau đó hai nhóm thiđọc bài theo vai

Trang 4

-Nhận xét và tuyên dương nhóm đọc bài tốt

Kể chuyện

1 XÁC ĐỊNH YÊU CẦU

- Gọi 1 đến 2 HS đọc yêu cầu của bài

2 Ho ạt động 4: THỰC HÀNH KỂ CHUYỆN

- Chú ý: Nếu HS lúng túng, GV đặt câu hỏi

gợi ý cho HS

Tranh 1: Viên tướng ra lệnh như thế nào?

Chú lính định làm gì?

Tranh 2: Cả nhóm đã vượt rào bằng cách

nào? Chú lính vượt rào bằng cách nào?

Chuyện gì đã xảy ra sau đó?

Tranh 3: Thầy giáo đã nói gì với các bạn?

Khi nghe thầy nói chú lính cảm thấy thế nào?

Thầy mong muốn điều gì ở các bạn học sinh?

Tranh 4: Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú

lính nhỏ đã nói và làm gì khi đó? Mọi người

có thái độ như thế nào trước lời nói và việc

làm của chú lính nhỏ?

- Tổ chức cho 2 nhóm thi kể chuyện Nhóm 1,

kể đoạn 1,2; nhóm 2 kể đoạn 3,4

- Nhận xét và cho điểm HS

- Em đã bao giờ dũng cảm nhận lỗi chưa? Khi

đó em đã mắc lỗi gì? Em nhận lỗi với ai?

Người đó nói gì với em? Em suy nghĩ gì về

việc đó?

- Tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà kể lại

câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị

bài sau

- Dựa vào các tranh sau, kể lại câu chuyện

Người lính dũng cảm.

Trang 5

Tuần 5 Thứ , ngày tháng năm 200 .

Tập đọc

MÙA THU CỦA EM

I MỤC TIÊU

1 Đọc thành tiếng

 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ

+ PB: lá sen, lật trang vở mới,…

+ PN: mở nhìn, rước đèn, hội rằm, vở mới,…

 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dòng thơ và giữa các khổ thơ Đọc trôi chảy được bài thơ vớigiọng vui tươi, nhẹ nhàng

2 Đọc hiểu

Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài:cốm, chị Hằng,…và các từ do GV tự chọn.

 Hiểu nội dung bài thơ: Mùa thu có vẻ đẹp riêng và gắn với kỉ niệm năm học mới Tìnhcảm yêu mến mùa thu của các bạn nhỏ

3 Học thuộc lòng bài thơ

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 Tranh minh hoạ bài tập đọc

 Bảng phụ có viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc

 Một bó hoa cúc, một ít cốm gói trong lá sen (nếu có)

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1 KIỂM TRA BÀI CŨ

- Yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi về

nội dung bài tập đọc Người lính dũng cảm.

2 DẠY – HỌC BÀI MỚI

2.1 Giới thiệu bài

- 4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu Mỗi HSđọc 1 đoạn và trả lời 1 trong các câu hỏi1,2,3,4 của bài

Trang 6

- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Tranh vẽ cảnh

- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng vui

tươi, nhẹ nhàng

b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

+ Hướng dẫn đọc câu và luyện phát âm từ

khó, dễ lẫn:

+ Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ

khó:

- Hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ trước lớp

- Giải nghĩa các từ khó:

+ GV cho HS quan sát, nếm thử cốm

+ Yêu cầu HS đọc chú giải từ chị Hằng và

tìm các tên gọi khác chỉ mặt trăng

+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm

+ HS cả lớp đọc đồng thanh bài thơ

2.3 Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài

Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài và trả lời

được các câu hỏi trong bài

Cách tiến hành:

- Gọi HS đọc lại đoạn 1,2 của bài

- Hỏi: Bài thơ miêu tả những màu sắc nào

của mùa thu?

- Cho HS quan sát bó hoa cúc vàng và yêu

cầu các em nhận xét về màu sắc của hoa

- Tác giả so sánh cúc với gì? Vì sao có thể so

sánh như thế?

- Tìm từ ngữ miêu tả bầu trời thu

- Em hình dung bầu trời êm là bầu trời như

thế nào?

- Theo em, cách nói của tác giả là “xanh cốm

mới” có gì khác với cách nói thông thường là

“cốm mới xanh”?

- Mùi hương của cốm mới có gì đặc biệt?

- Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp hai khổ thơ

cuối để biết mùa thu có gì vui

- Những hình ảnh nào gợi ra các hoạt động

- 2 đến 3 HS trả lời: Tranh vẽ cảnh đẹp củamùa thu

- Nghe GV giới thiệu bài

- Theo dõi GV đọc mẫu

- Mỗi HS đọc 2 câu thơ, tiếp nối nhau đọc từđầu đến hết bài Đọc 2 vòng

- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn củaGV:

- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài một lượt, mỗi HSđọc 1 khổ thơ Đọc 2 lượt

+ Quan sát, đọc chú giải

+ Chị Hằng, Hằng Nga, mặt Trăng, ôngTrăng, mặt nguyệt,…

- 4 nhóm thi đọc tiếp nối,

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm

- Bài thơ miêu tả màu vàng của hoa cúc, màuxanh của cốm mới

- Hoa cúc vàng tươi, rực rỡ, sáng

- Tác giả so sánh hoa cúc như nghìn con mắtđang mở nhìn trời êm Có thể so sánh nhưvậy vì hoa cúc vàng rực rỡ và sáng như mắt

- Từ trời êm.

- Là bầu trời êm ả, ít mây, thoáng đãng

- Cách nói của tác giả làm nổi bật màu xanhcủa cốm

- Đó là mùi hương được gợi từ màu lá sen vìcốm thường được gói trong lá sen

- 1 HS đọc 2 khổ thơ cuối trước lớp, cả lớpđọc thầm theo

- Hình ảnh rướt đèn họp bạn gợi ra hoạt động trong Tết Trung thu, hình ảnh ngôi trường,

thầy bạn, lật trang vở mới gợi đến một năm

Trang 7

của HS vào mùa thu?

- Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ?

2.4 Ho ạt động 3 : Học thuộc lòng bài thơ

Mục tiêu: HS học thuộc 8 , 10 dòng trong bài thơ

Cách tiến hành:

- GV tiến hành các bước giúp HS học thuộc

lòng bài thơ như ở tiết tập đọc Khi mẹ vắng

nhà, tuần 2.

3 Ho ạt động 4 : CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét tiết học

- Dặn dò HS học thuộc bài thơ và chuẩn bị

Rút kinh nghiệm tiết dạy :

Tập đọc

CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT

I MỤC TIÊU

1 Đọc thành tiếng

 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:

- PB:chú lính, tấm tắc, lắc đầu, từ nay,…

- PN: tan học, dõng dạc, hoàn toàn, mũ sắt, để ý, ẩu thế,…

 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ

 Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết phân biệt lời các nhân vật khi đọc bài

2 Đọc hiểu

Hiểu nghĩa các từ khó trong bài.

 Nắm được trình tự của một cuộc họp thông thường

 Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Thấy được tầm quan trọng của dấu chấmvà của câu Nếu đánh dấu chấm sai vị trí sẽ làm cho người đọc hiểu lầm ý của câu

 Hiểu cách điều khiển một cuộc họp nhóm (lớp)

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể)

 Bảng phụ viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc

Trang 8

I CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1 KIỂM TRA BÀI CŨ

-Yêu cầu HS đọc thuộc lòng và trả lời các

câu hỏi về nội dung bài tập đọc Mùa thu

của em.

2 DẠY – HỌC BÀI MỚI

2.1 Giới thiệu bài

- Treo tranh minh hoạ bài tập đọc và hỏi

HS: Bức tranh vẽ cảnh gì?

- Giới thiệu: theo sách giáo viên

GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng

hơi nhanh Chú ý lời các nhân vật:

+ Giọng người dẫn chuyện: vui vẻ, hóm hỉnh

+ Giọng chữ A: rõ ràng, dõng dạc

+ Giọng dấu chấm: rõ ràng, rành mạch

+ Giọng đám đông: lúc ngạc nhiên,khi

phàn nàn

b) H.dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

+ Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát

âm từ khó, dễ lẫn:

+ Hdẫn đọc từng đoạn và g.nghĩa từ khó:

+ Hướng dẫn HS chia bài thành 4 đoạn

+ Đoạn 1: Vừa tan học… lấm tấm mồ hôi.

+ Đoạn 2: Có tiếng xì xào… tấm mồ hôi.

+ Đoạn 3: Tiếng cười rộ lên… ẩu thế nhỉ.

+ Đoạn 4: Phần còn lại

- Hướng dẫn HS đọc từng đoạn trước lớp

- Cho cả lớp luyện đọc lời của chữ A (nếu

cần).

- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc bài

trước lớp, mỗi HS đọc một đoạn

+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm

+ Tổ chức thi đọc giữa các nhóm

2.3 Ho ạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài

M

ục tiêu : HS hiểu được nội dung câu

chuyện và trả lời được các câu hỏi của bài

Cách tiến hành:

- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp

- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 và hỏi: Các

- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu

- Tranh vẽ các chữ cái và dấu câu

- Theo dõi GV đọc mẫu

- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầuđến hết bài Đọc 2 vòng

- Đọc từng đoạn trong bài theo h.dẫn của GV:

- Dùng bút chì đánh dấu phân chia các đoạn văntheo hướng dẫn của GV

- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài lượt 1 Chú ý ngắtgiọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc lờicủa các nhân vật:

- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài (đọc lượt 2), cả lớp

theo dõi bài trong SGK

- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng em đọc một đoạn

trong nhóm

- 2 nhóm thi đọc nối tiếp

- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK

Trang 9

chữ cái và các dấu câu họp bàn việc gì?

- Yêu cầu HS đọc tiếp các đoạn còn lại và

hỏi: Cuộc họp đã đề ra cách gì để giúp

bạn Hoàng?

- Chia lớp thành 4 nhóm

- Phát cho mỗi nhóm HS 1 tờ giấy khổ

lớn, có ghi sẵn trình tự cuộc họp như câu

hỏi 3

- Yêu cầu thảo luận để trả lời câu hỏi 3

- Các chữ cái và dấu câu họp để bàn cách giúpđỡ bạn Hoàng, Hoàng hoàn toàn không biếtchấm câu nên đã viết những câu rất buồn cười

- Cuộc họp đề nghị anh Dấu Chấm mỗi khiHoàng định chấm câu thì nhắc Hoàng đọc lạicâu văn một lần nữa

- Chia nhóm theo yêu cầu

- Nhận đồ dùng học tập

- Thảo luận, sau đó 4 nhóm dán bài của mình lênbảng Cả lớp đọc bài của từng nhóm và nhậnxét

Diễn biến cuộc họpNêu mục đích cuộc họp Hôm nay, chúng ta họp đẻ tìm cách giúp đỡ em Hoàng.

Nêu tình hình của lớp Em Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu Có đoạn văn em viết thế này: “Chú lính bước vào đầu chú Đội chiếc mũ

sắt dưới chân Đi đôi giày da trên trán lấm tấm mồ hôi.”

Nêu nguyên nhân dẫn đến tình

M

ục tiêu : HS biết đọc theo vai ( giọng nĩi

của các nhân vật trọng truyện)

Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS đọc lại bài theo hình thức

phân vai

3 Ho ạt động 4 : CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- Dặn dò HS ghi nhớ trình tự của một cuộc

họp thông thường và chuẩn bị bài sau

- 1 nhóm 4 HS đọc lại bài theo hình thức: ngườidẫn chuyện, bác chữ A, đám đông, Dấu Chấm

RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :

Chính tả: Nghe-viết

NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM

Phân biệt: n/l; en/eng; Bảng chữ

I MỤC TIÊU

Nghe và viết lại chính xác đoạn: Viên tướng khoát tay… như là bước theo một người chỉ

huy dũng cảm trong bài Người lính dũng cảm.

Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l / n, en / eng.

 Điền đúng và học thuộc tên 9 chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái

Trang 10

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 Bài tập 2 viết 3 lần trên bảng

 Bài tập 3 viết vào giấy to (8 bản) + bút dạ

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1 KIỂM TRA BÀI CŨ

- Gọi 3 HS lên bảng, sau đó đọc cho HS viết

- Gọi 3 HS đọc bảng chữ cái đã học

- Nhận xét, cho điểm HS

2 DẠY – HỌC BÀI MỚI

2.1 Giới thiệu bài

- Trong giờ chính tả này các em sẽ viết đoạn

cuối trong bài Người lính dũng cảm, làm các

bài tập chính tả và học thuộc 9 tên chữ cái

tiếp theo trong bảng chữ cái

2.2 Ho ạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả

M

ục tiêu : HS viết được các từ khĩ và trình bày

được đoạn văn

Cách tiến hành:

a) Trao đổi về nội dung đoạn viết

- GV đọc đoạn văn một lượt sau đó yêu cầu

HS đọc lại

b) Hướng dẫn trình bày

- Đoạn văn có mấy câu?

- Trong đoạn văn có những chữ nào phải viết

hoa? Vì sao?

- Lời của các nhân vật được viết như thế nào?

- Trong đoạn văn có những dấu câu nào?

c) Hướng dẫn viết từ khó

- GV đọc các từ khó cho HS viết vào bảng

con 3 HS viết bảng lớp

- Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS

d) Viết chính tả

e) Soát lỗi

g) Chấm bài

- Thu và chấm 10 bài

- Nhận xét bài viết của HS

- 3 HS viết trên bảng lớp Cả lớp viết vàogiấy nháp

- 3 HS đọc lại 18 tên chữ đã học

- 2 HS đọc lại đoạn văn, cả lớp theo dõi vàđọc thầm theo

- Đoạn văn có 5 câu

- Các chữ đầu câu: Khi, Ra, Viên, Về, Nhưng,

Nói, Những, Rồi phải viết hoa.

- Lời của nhân vật viết sau dấu hai chấm,xuống dòng và dấu gạch ngang

- Dấu chấm, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấugạch ngang, dấu chấm than

- PB: quả quyết, sững lại, vườn trường.

- PN: quả quyết, viên tướng, sững lại, vườn

trường, dũng cảm.

- HS dùng bút chì tự soát lỗi trên vở viết

Ngày đăng: 21/11/2012, 16:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? 2.4. Ho   ạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ  Mục tiêu: HS học thuộc 8 , 10 dòng  trong bài thơ - Tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt 5
m thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? 2.4. Ho ạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ Mục tiêu: HS học thuộc 8 , 10 dòng trong bài thơ (Trang 7)
Hình đó. Tất cả là do Hoàng chẳng bao giờ giờ để ý đến dấu chấm - Tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt 5
nh đó. Tất cả là do Hoàng chẳng bao giờ giờ để ý đến dấu chấm (Trang 9)
- Gọi 2 nhóm dán bài lên bảng. - Gọi các nhóm khác bổ sung. - Tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt 5
i 2 nhóm dán bài lên bảng. - Gọi các nhóm khác bổ sung (Trang 11)
Bảng phụ chép bài tập 2 (3 lần). - Tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt 5
Bảng ph ụ chép bài tập 2 (3 lần) (Trang 12)
Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.  Vở Tập viết 3, tập một. - Tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt 5
n riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.  Vở Tập viết 3, tập một (Trang 16)
Bảng lớp viết sẵn các gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp. - Tài liệu Giáo án môn Tiếng Việt 5
Bảng l ớp viết sẵn các gợi ý về nội dung trao đổi trong cuộc họp (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w