1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

45 1,5K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Gia Đình Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Thực Trạng Và Giải Pháp Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa Ở Nước Ta Hiện Nay
Tác giả Trần Minh Luân, Nguyễn Khánh Ly, Bùi Lê Kim Lý, Bùi Hoàng Sông Mây, Võ Tuấn Minh
Người hướng dẫn THS. Đoàn Văn Re
Trường học Đại Học Bách Khoa
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 719,08 KB
File đính kèm DE-TAI-10-NHOM-10-LOP-L19.zip (660 KB)

Nội dung

Bài Tiểu Luận môn Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học. Đề tài: GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo, không nên copy nguyên mẫu tránh đạo văn, bị điểm thấp.MỤC LỤCTrang I. PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 6II. PHẦN NỘI DUNG................................................................................................... 9Chương 1. GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI1.1. Khái niệm, vị trí và các chức năng của gia đình.................................................. 91.1.1. Khái niệm gia đình........................................................................................ 91.1.2. Vị trí của gia đình trong xã hội..................................................................... 91.1.3. Chức năng cơ bản của gia đình.................................................................... 111.2. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội................ 131.2.1. Cơ sở kinh tế xã hội.................................................................................. 131.2.2. Cơ sở chính trị xã hội................................................................................ 141.2.3. Cơ sở văn hoá.............................................................................................. 141.2.4. Chế độ hôn nhân tiến bộ............................................................................. 15Tóm tắt chương 1……………………………………………………………… 16Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY2.1. Gia đình văn hoá và những vấn đề liên quan đến gia đình văn hoá ................ 172.1.1. Khởi đầu của phong trào Gia đình văn hóa ................................................ 172.1.2. Tiêu chuẩn của danh hiệu Gia đình văn hóa ............................................... 182.1.3. Cách chấm điểm danh hiệu Gia đình văn hóa ........................................... 202.1.4. Vai trò của Gia đình văn hóa ..................................................................... 202.2. Thực trạng xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta thời gian qua...................... 212.2.1. Những mặt đạt được và nguyên nhân…………………………………….. 212.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân ………………………………………… 282.3. Giải pháp xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta thời gian tới.......................... 365 2.3.1. Giải pháp tiếp tục phát huy những mặt đạt được ....................................... 36 2.3.2. Giải pháp giải quyết các mặt hạn chế ........................................................ 38Tóm tắt chương 2……………………………………………………………… 39III. KẾT LUẬN……………………………………………………………………... 41IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………… 44

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH

Giảng viên hướng dẫn: THS ĐOÀN VĂN RE Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL

Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (MSMH: SP1035)

Nhóm/Lớp: L19 Tên nhóm: 10 HK 211 Năm học 2021

Đề tài: 10

GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA

ĐÌNH VĂN HOÁ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

BTL

Điểm BTL Ký tên

1 1911555 Trần Minh Luân Phần 1.2 và tổng hợp nội dung

20% 2 1911563 Nguyễn Khánh Ly Phần mở đầu và phần 1.1

20% 3 1914100 Bùi Lê Kim Lý Phần 2.2 và 2.3

20% 4 1911576 Bùi Hoàng Sông Mây Phần 2.1

20% 5 1914189 Võ Tuấn Minh Phần 2.3 và kết luận

20%

Họ và tên nhóm trưởng: Võ Tuấn Minh , Số ĐT: 0328404859 Email: minh.vo1914189@hcmut.edu.vn

Nhận xét của GV:

Trang 3

GIẢNG VIÊN

(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên) NHÓM TRƯỞNG

Võ Tuấn Minh

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

I PHẦN MỞ ĐẦU 6

II PHẦN NỘI DUNG 9

Chương 1 GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1.1 Khái niệm, vị trí và các chức năng của gia đình 9

1.1.1 Khái niệm gia đình 9

1.1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội 9

1.1.3 Chức năng cơ bản của gia đình 11

1.2 Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 13

1.2.1 Cơ sở kinh tế - xã hội 13

1.2.2 Cơ sở chính trị - xã hội 14

1.2.3 Cơ sở văn hoá 14

1.2.4 Chế độ hôn nhân tiến bộ 15

Tóm tắt chương 1……… 16

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1 Gia đình văn hoá và những vấn đề liên quan đến gia đình văn hoá 17

2.1.1 Khởi đầu của phong trào Gia đình văn hóa 17

2.1.2 Tiêu chuẩn của danh hiệu Gia đình văn hóa 18

2.1.3 Cách chấm điểm danh hiệu Gia đình văn hóa 20

2.1.4 Vai trò của Gia đình văn hóa 20

2.2 Thực trạng xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta thời gian qua 21

2.2.1 Những mặt đạt được và nguyên nhân……… 21

2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân ……… 28

2.3 Giải pháp xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta thời gian tới 36

Trang 5

2.3.1 Giải pháp tiếp tục phát huy những mặt đạt được 36

2.3.2 Giải pháp giải quyết các mặt hạn chế 38

Tóm tắt chương 2……… 39

III KẾT LUẬN……… 41

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 44

Trang 6

I PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Gia đình, một khái niệm rất quen thuộc, gắn liền với cuộc sống hằng ngày của chúng ta Trong gia đình có mối liên kết với nhau từ quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng, là một nơi mà những con người gắn kết, sinh sống với nhau tạo nên mối quan hệ mật thiết Gia đình là hình ảnh phản ánh của một xã hội thu nhỏ

Trải qua nhiều thời kì phát triển của xã hội, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với nhiều thế hệ con người và những chuẩn mực đạo đức có giá trị cao quý Những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống tốt đẹp được gìn giữ, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Qua các thời kỳ, cấu trúc và quan hệ trong gia đình có thay đổi, nhưng những chức năng cơ bản của gia đình vẫn luôn tồn tại

Gia đình là tế bào của xã hội Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được Một gia đình hạnh phúc, hòa thuận sẽ tác động tới cộng đồng, thúc đẩy xã hội vận động tạo ra sự biến đổi và phát triển theo chiều hướng

tốt đẹp Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt Hạt nhân của xã hội là gia đình”1 Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước quán triệt trong Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng và trong các bộ luật liên quan, với các nội dung hướng tới việc củng cố vị trí, vai trò và chức năng của gia đình

Gia đình là một nền tảng không thể thiếu đối với sự phát triển của từng cá nhân con người, gia đình là ngôi nhà đầu tiên và mãi mãi đối với một người khi họ sinh ra và lớn lên trong cuộc đời, đó là cái nôi nuôi dưỡng và hình thành nên nhân cách, lối sống, lối suy nghĩ, cách đối nhân xử thế của một cá nhân Chính vì vậy, vai trò của gia đình là vô cùng quan trọng, cần được hiểu rõ và tiếp nhận một cách sâu sắc hơn

Xây dựng gia đình mới Xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên cơ sở kế thừa những giá trị tốt đẹp nhất của gia đình truyền thống, đồng thời tiếp thu những tiến bộ của thời đại, chính là tạo nên “Gia đình văn hóa” Gia đình văn hóa là một chỉ tiêu được chính

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.300

Trang 7

phủ Việt Nam đề ra để thực hiện trong nhiều gia đình ở cấp tổ dân phố nhằm tạo ra một số tiêu chuẩn về văn hóa và khuyến khích các gia đình đạt các tiêu chuẩn này Những gia đình được chính quyền công nhận là đã đạt tiêu chuẩn sẽ được cấp bằng khen cùng tên, bằng khen “Gia đình văn hóa” Đảng ta trên cơ sở vận dụng sáng tạo lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, đã đề ra chủ trương xây dựng gia đình văn hóa Chủ trương đó đã được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước, trở thành một phong trào thi đua sôi nổi

Đối với việc xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta thời gian qua, chúng ta đã gặt hái được nhiều thành tựu cũng như vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” tính trên địa bàn từng tỉnh là khá cao, có thể kể đến Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Bình Điều này đã góp phần tạo nên phong trào xây dựng gia đình văn hóa trên toàn quốc, tác động rất lớn vào mọi mặt của đời sống xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa - xã hội phát triển, củng cố quốc phòng - an ninh Qua phong trào, các gia đình đã tự ý thức nghĩa vụ, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tích cực lao động, sản xuất để ổn định cuộc sống; tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa và nông thôn mới ở khu dân cư; xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng Về những mặt hạn chế, một trong số đó là giá trị truyền thống về lối sống, đạo đức của gia đình đang dần biến chất: tỷ lệ ly hôn ngày càng cao; mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình dần mất đi sự gắn kết Trong khảo sát hộ gia đình năm 2019 của Tổng cục Thống kê cho thấy, trung bình hàng năm Việt Nam có 600.000 vụ ly hôn, và con số vẫn tiếp tục tăng lên, dẫn đến vô số hệ lụy1 Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, vận động phong trào chưa được triệt để; công tác xét duyệt danh hiệu “Gia đình văn hóa” còn tồn tại nhiều sự bất cập

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, nhóm chọn đề tài: “Gia đình trong thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội Thực trạng và giải pháp xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta hiện nay” để nghiên cứu

2 Đối tượng nghiên cứu

1Anh Kiệt (30/09/2020) Ly hôn ở giới trẻ ngày nay và những hệ lụy đi kèm Truy cập từ:

https://thanhgiong.vn/ly-hon-o-gioi-tre-ngay-nay-va-nhung-he-luy-di-kem-42279.html

Trang 8

Thứ nhất, gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Thứ hai, thực trạng và giải pháp xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta hiện nay

3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta

hiện nay 4 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Thứ nhất, làm rõ lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề dân tộc trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; gia đình văn hoá

Thứ hai, đánh giá thực trạng xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta thời gian qua Thứ ba, đề xuất giải pháp xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta thời gian tới

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu nhất là các phương pháp: phương pháp thu thập số liệu; phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp lịch sử - logic;…

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 2 chương: Chương 1: Gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Chương 2: Thực trạng và giải pháp xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta hiện nay

Trang 9

II PHẦN NỘI DUNG Chương 1 GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1.1 Khái niệm, vị trí và các chức năng của gia đình

1.1.1 Khái niệm gia đình

“Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình” 1

Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân (vợ và chồng) và quan hệ huyết thống (cha mẹ và con cái ) Những mối quan hệ này tồn tại trong sự gắn bó, liên kết, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau, bởi nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người, được quy định bằng pháp lý hoặc đạo lý

Quan hệ hôn nhân là cơ sở, nền tảng hình thành nên các mối quan hệ khác trong gia đình, là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của mỗi gia đình Quan hệ huyết thống là quan hệ giữa những người cùng một dòng máu, nảy sinh từ quan hệ hôn nhân Đây là mối quan hệ tự nhiên, là yếu tố mạnh mẽ nhất gần kết các thành viên trong gia đình với nhau Trong gia đình, ngoài hai mối quan hệ cơ bản trên, còn có các mối quan hệ khác

1.1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội 1.1.2.1 Gia đình là tế bào của xã hội

“Với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người, gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội” 2

Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển được

Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội, vào đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền, và phụ thuộc

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự

thật, tr.241

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự

thật, tr.242

Trang 10

vào chính bản thân mô hình, kết cấu, đặc điểm của mỗi hình thức gia đình trong lịch sử Vì vậy, trong mỗi giai đoạn của lịch sử, tác động của gia đình đối với xã hội không hoàn toàn giống nhau Trong các xã hội dựa trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, sự bất bình đẳng trong quan hệ xã hội và quan hệ gia đình đã hạn chế rất lớn đến sự tác động của gia đình đối với xã hội Chỉ khi con người được yên ấm, hòa thuận trong gia đình thì mới có thể yên tâm lao động, sáng tạo và đóng góp sức mình cho xã hội và ngược lại Chính vì vậy, quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh phúc là vấn đề hết sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

1.1.2.2 Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên

Từ khi còn nằm trong bụng mẹ đến lúc lọt lòng và suốt cả cuộc đời, mỗi cá nhân đều gắn bó chặt chẽ với gia đình Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành, phát triển Sự yên ổn, hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để trở thành công dân tốt cho xã hội Chỉ trong môi trường yên ấm của gia đình, cá nhân mới cảm thấy bình yên, hạnh phúc, có động lực để phấn đấu trở thành con người xã hội tốt

1.1.2.3 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của từng người Chỉ trong gia đình mới thể hiện được quan hệ tình cảm thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau mà không cộng đồng nào có được và có thể thay thế

Tuy nhiên, mỗi cá nhân lại không thể chỉ sống trong quan hệ tình cảm gia đình, mà còn có nhu cầu quan hệ xã hội, quan hệ với những người khác ngoài các thành viên trong gia đình Không có cá nhân bên ngoài gia đình, cũng không thể có cá nhân bên ngoài xã hội

Ngược lại, gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân Nhiều thông tin, hiện tượng của xã hội thông qua lăng kính gia đình mà tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức, lối sống,

Trang 11

nhân cách, v.v… Chính vì vậy, ở bất cứ xã hội nào, giai cấp cầm quyền muốn quản lý xã hội theo yêu cầu của mình cũng đều coi trọng việc xây dựng và củng cố gia đình Vậy nên, đặc điểm của gia đình ở mỗi chế độ xã hội có sự khác nhau

1.1.3 Chức năng cơ bản của gia đình 1.1.3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người Đây là chức năng đặc thù của gia đình, không một cộng đồng nào có thể thay thế Chức năng này không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con người, đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, dòng họ mà còn đáp ứng nhu cầu về sức lao động và duy trì sự trường tồn của xã hội Việc thực hiện chức năng tái sản xuất không chỉ là việc riêng của gia đình mà là vấn đề xã hội Bởi vì, thực hiện chức năng này quyết định đến mật độ dân cư và nguồn lực lao động của một quốc gia và quốc tế, một yếu tố cấu thành của tồn tại xã hội Vì vậy, tùy theo từng nơi, phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội, chức năng này được thực hiện theo xu hướng hạn chế hay khuyến khích Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực lao động mà gia đình cung cấp

1.1.3.2 Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục Gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội Chức năng này thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái, đồng thời thể hiện trách nhiệm của gia đình với xã hội Thực hiện chức năng này, gia đình có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của mỗi người

Gia đình là một môi trường văn hóa, giáo dục Trong môi trường này, mỗi thành viên đều là những chủ thể sáng tạo, chủ thể giáo dục đồng thời cũng là những người thụ hưởng giá trị văn hóa, và là khách thể chịu sự giáo dục của các thành viên khác trong gia đình Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục có ảnh hưởng lâu dài và toàn diện lên cuộc đời của mỗi thành viên, từ lúc lọt lòng cho đến khi trưởng thành và tuổi già

Đây là chức năng hết sức quan trọng, mặc dù trong xã hội có nhiều cộng đồng khác (nhà trường, các đoàn thể, chính quyền, v,v ) cũng thực hiện chức năng này, nhưng không thể thay thế chức năng giáo dục của gia đình Giáo dục của gia đình gắn liền với

Trang 12

giáo dục của xã hội Nếu giáo dục của gia đình không gắn với giáo dục của xã hội, mỗi cá nhân sẽ khó khăn khi hòa nhập với xã hội, và ngược lại, giáo dục của xã hội sẽ không đạt được hiệu quả cao khi không kết hợp với giáo dục của gia đình, không lấy giáo dục của gia đình là nền tảng Do vậy, cần tránh khuynh hướng coi trọng giáo dục gia đình mà hạ thấp giáo dục của xã hội hoặc ngược lại

1.1.3.3 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng Gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng Tuy nhiên, đặc thù của gia đình mà các đơn vị kinh tế khác không có được là ở chỗ, gia đình là đơn vị duy nhất tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động cho xã hội

Gia đình là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội, thực hiện chức năng tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời sống của gia đình về lao động sản xuất cũng như các sinh hoạt trong gia đình Đó là việc sử dụng hợp lý các khoản thu nhập của các thành viên trong gia đình vào việc đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của mỗi thành viên

Thực hiện tốt chức năng này không những tạo cho gia đình có cơ sở để tổ chức tốt đời sống, nuôi dạy con cái, mà còn đóng góp to lớn đối với sự phát triển của xã hội

1.1.3.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu tình cảm, văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người ốm, người già, trẻ em

Gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơi nương tựa về mặt tinh thần chứ không chỉ là nơi nương tựa về vật chất của con người Với việc duy trì tình cảm giữa các thành viên, gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của xã hội Khi quan hệ tình cảm gia đình rạn nứt, quan hệ tình cảm trong xã hội cũng có nguy cơ bị phá vỡ

Ngoài những chức năng trên, gia đình còn có chức năng văn hóa, chức năng chính trị

Trang 13

Với chức năng văn hóa, gia đình là nơi lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc cũng như tộc người, là nơi lưu giữ, là nơi sáng tạo và thụ hưởng những giá trị văn hóa của xã hội

Với chức năng chính trị, gia đình là một tổ chức chính trị của xã hội, là nơi tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và quy chế (hương ước) của làng, xã và hưởng lợi từ hệ thống pháp luật, chính sách và quy chế đó Gia đình là cầu nối của mối quan hệ giữa nhà nước với công dân

1.2 Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1.2.1 Cơ sở kinh tế - xã hội

“Cơ sở kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất và tương ứng trình độ của lực lượng sản xuất là quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa Cốt lõi của quan hệ sản xuất mới ấy là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất từng bước hình thành và củng cố thay thế chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất” 1

Trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, sự bất bình đẳng, phân biệt đối xử với phụ nữ đã tồn tại từ rất lâu và trở thành vấn đề nhức nhối Xã hội luôn gán cho người phụ nữ địa vị thấp hơn và đặt gánh nặng làm những công việc nhà không lương lên vai họ Chế độ xã hội chủ nghĩa mới được hình thành đã tạo điều kiện quan trọng giúp xóa bỏ những áp bức, bóc lột, bất công trong xã hội cũ Đây chính là cơ sở kinh tế quan trọng giúp xây dựng mối quan hệ bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình

Đã từ lâu định kiến của xã hội cho rằng: đàn ông là trụ cột của gia đình, là người quyết định mọi công việc Nguồn gốc của sự thống trị này bắt nguồn từ sự thống trị của đàn ông về kinh tế, khi họ là người tạo ra nguồn thu nhập chính Đây cũng chính là nguyên nhân hình thành sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa nam và nữ Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế xã hội mới, khi lao động tư nhân trong gia đình biến thành lao động xã hội trực tiếp, lao động của người phụ nữ đã đóng góp vào sự vận động và phát triển của xã hội, dù họ tham gia lao động xã hội hay lao động gia đình Ngày nay, việc

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự

thật, tr.250

Trang 14

kiếm tiền không còn là nhiệm vụ của duy nhất đàn ông nữa, phụ nữ cũng có quyền tham gia đóng góp vào kinh tế của gia đình

1.2.2 Cơ sở chính trị - xã hội

“Cơ sở chính trị để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhà nước xã hội chủ nghĩa” 1

Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử loài người, chưa có một hình thái kinh tế xã hội nào mà ở đó nhân dân lao động được thực hiện quyền lực của mình, ngoại trừ chế độ cộng sản chủ nghĩa Đây là lần đầu tiên nhà nước được lãnh đạo bởi giai cấp công nhân, những người phải chịu áp bức bóc lột Chính vì lẽ đó mà những luật lệ cũ kỹ, lối sống lạc hậu, những sự bất bình đẳng đối với phụ nữ trong chế độ tư sản đã được nhà nước mới loại bỏ hoàn toàn Bên cạnh đó, vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng gia đình thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn được thể hiện thông qua việc ban hành các bộ luật (Luật hôn nhân và gia đình), các chính sách an sinh xã hội,

1.2.3 Cơ sở văn hoá

“Những giá trị văn hóa được xây dựng trên nền tảng hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân từng bước hình thành và giữ vai trò chi phối nền tảng văn hóa, tinh thần của xã hội, đồng thời những yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, lối sống lạc hậu do xã hội cũ để lại từng bước bị loại bỏ” 2

Ngày nay, khi kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, thì giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ cũng ngày càng được chú trọng và nâng cao Việc tiếp cận tri thức, thông tin dễ dàng đã cung cấp cho các thành viên trong gia đình những kiến thức mới, giúp họ điều chỉnh hành vi và mối quan hệ trong gia đình sao cho phù hợp Những phong tục tập quán lạc hậu dần mất đi, thay vào đó là những lối sống văn minh hiện đại hình thành Điều đó đã góp phần to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự

thật, tr.252

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự

thật, tr.253

Trang 15

1.2.4 Chế độ hôn nhân tiến bộ

Hôn nhân tự nguyện: “Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ” 1

Đã qua rồi thời “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” trong xã hội phong kiến, giờ đây nam nữ đã có quyền tự do trong việc lựa chọn người sẽ kết hôn, không ai có quyền sắp đặt, cản trở hay ép buộc họ trong việc kết hôn, kể cả cha mẹ Tuy nhiên, gia đình vẫn được quan tâm, hướng dẫn con cái hiểu rõ trách nhiệm và tìm được đối tượng phù hợp để kết hôn Ngoài ra, hôn nhân tiến bộ cũng cho phép nam nữ có quyền tự do ly hôn khi tình cảm gia đình không còn nữa Nhưng đây không phải là điều được khuyến khích, vì ly hôn sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực cho cả vợ chồng và con cái, nhất là trong xã hội hiện đại khi tỷ lệ ly hôn ngày một tăng cao

Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng Trong xã hội cũ của Việt Nam từng tồn tại chế độ đa thê: đàn ông có thể lấy bao nhiêu vợ tùy ý, nhưng ngược lại, phụ nữ chỉ được phép kết hôn duy nhất một lần với một người đàn ông Sự bất công này dẫn đến việc tài sản và quyền lực trong gia đình hầu hết nằm trong tay người đàn ông Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, điều cấp bách phải thực hiện để đảm bảo bình đẳng giới đó chính là áp dụng chế độ hôn nhân một vợ một chồng để giải phóng phụ nữ, đồng thời cũng thể hiện đúng bản chất của tình yêu đó là không thể chia sẻ Khi đó, vợ chồng có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong mọi khía cạnh của đời sống gia đình Một mặt, họ có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, học tập, sở thích cá nhân Mặt khác, họ cũng có nghĩa vụ như nhau trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái

Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý Tình yêu là mối quan hệ riêng tư giữa nam và nữ, tuy nhiên, khi họ đi đến quyết định kết hôn thì đây không còn là vấn đề riêng nữa mà cần có sự thừa nhận của xã hội và pháp luật Khi cả hai bên đều không thuộc các diện đối cấm kết hôn được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình thì có thể tiến hành các thủ tục pháp lý như đăng ký kết hôn Thực hiện những thủ tục pháp lý hôn nhân không chỉ thể hiện sự tôn trọng tình

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự

thật, tr.254

Trang 16

yêu của nam nữ mà còn bảo vệ hạnh phúc của cá nhân và gia đình trước những hành vi lợi dụng kết hôn nhằm những mục đích không chính đáng

Phần thứ hai liên quan đến cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Cơ sở kinh tế - xã hội là việc hình thành chế độ xã hội chủ nghĩa đã tạo điều kiện xóa bỏ áp bức, bóc lột Cùng với đó, cơ sở chính trị - xã hội là sự thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Còn những giá trị văn hóa văn minh hiện đại thay thế cho những lối sống, hủ tục lạc hậu chính là biểu hiện của cơ sở văn hóa Sau cùng là chế độ hôn nhân tiến bộ với những quy định pháp luật mới được nhà nước ban hành Những điều kiện này là tiền đề quan trọng để công cuộc xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam được thành công

Trang 17

Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ

Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1 Gia đình văn hoá và những vấn đề liên quan đến gia đình văn hoá

2.1.1 Khởi đầu của phong trào “Gia đình văn hóa”

Theo Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 định nghĩa, “gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này” Nhà hoạt động Cách mạng Phan Bội Châu từng nói: “Nước là một cái nhà lớn, nhà là một cái nước nhỏ”, ý nói rằng gia đình là tổng hòa các mối quan hệ và nền tảng

hình thành xã hội

Gia đình có vai trò quan trọng trong việc xã hội hóa con người Sự hình thành những chuẩn mực và giá trị tốt đẹp không chỉ củng cố các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình mà còn kiến tạo môi trường hài hóa giúp mỗi cá phát triển toàn diện Mặt khác, gia đình là mắt xích thời gian của dòng chảy quá khứ – hiện tại – tương lai thông qua sự lưu truyền và tiếp nối giữa các thế hệ; là mắt xích quan hệ giữa người với người, tập thể với tập thể, cộng đồng với cộng đồng

Qua vạn trang sử, gia đình dù ở thời thế nào vẫn là tế bào của xã hội, nơi nuôi dưỡng và hình thành nhân cách con người, Cây cao phát triển từ gốc rễ, muốn xã hội tự do, đất nước hạnh phúc thì cần phải trở lại xây dựng từ gia đình văn hóa, tốt đẹp Thực tế đã cho thấy, gia đình thuận hòa là tiền đề cho sự phát triển đạo đức của cá nhân Những đứa trẻ lớn lên trong gia đình văn minh, nhận được giáo dục đúng đắn có xu hướng phát triển hơn về tâm lý, trở thành công dân tốt sau này

“Gia đình văn hóa” là thuật ngữ chỉ một danh hiệu, một kiểu mẫu phong tặng cho những gia đình thực hiện tốt những tiêu chuẩn đã được đặt ra Gia đình văn hóa được xem như là một kiểu gia đình mới, thoát ly khỏi chuẩn mực trong xã hội cũ Bởi lẽ trong gia đình, việc kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp được nâng lên thành giá trị văn hóa gia đình hiện đại, tiếp thu những yếu tố mới của thời đại, trở thành gia đình phát triển về vật chất và tinh thần

Trang 18

Bắt đầu chỉ là giao ước thi đua của 6 gia đình tại xã Ngọc Long, tỉnh Hưng Yên giúp nhau trong sản xuất, dạy bảo con cái chăm ngoan học tập, giúp đỡ láng giềng lúc khó khăn, sau trở thành một phong trào mang tính toàn dân toàn quốc, được Nhà Nước quan tâm và chăm lo ngay cả trong thời gian khốn khó nhất Bởi lẽ, gia đình là võng đưa nôi ngủ, là điểm tựa vững chãi nhất

Khi sách sử đang ở trang áo nâu cuốc súng, phong trào đã dần được mở rộng ra toàn xã, sang các thôn làng, các thành tỉnh khác, như một động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển về kinh tế - xã hội của Việt Nam lúc bấy giờ; đồng thời cũng thúc đẩy việc hình thành lối sống văn minh đạo đức từ cấp địa phương, góp phần xây dựng việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Xây dựng gia đình văn hóa là xây dựng nguồn lực mạnh mẽ cho công cuộc phát triển con người, phát triển đất nước, thực thi lý tưởng tiến đến xã hội mới hoàn thiện

2.1.2 Tiêu chuẩn của danh hiệu “Gia đình văn hóa” Các tiêu chuẩn văn hóa của phong trào này dựa nhiều vào các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam nhưng không khép kín trong những giá trị lỗi thời hay những tư tưởng không còn phù hợp với xã hội hiện đại đang thay đổi từng ngày Theo Nghị định số 122/2018/NĐ-CP, chương II về “Tiêu chuẩn, quy trình xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa”, tiêu chuẩn của danh hiệu Gia đình văn hóa bao gồm:

1 Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú:

a) Các thành viên trong gia đình chấp hành các quy định của pháp luật; không bị xử lý kỷ luật tại nơi làm việc và học tập;

b) Chấp hành hương ước, quy ước của cộng đồng nơi cư trú; c) Treo Quốc kỳ trong những ngày lễ, sự kiện chính trị của đất nước theo quy định; d) Có tham gia một trong các hoạt động văn hóa hoặc văn nghệ ở nơi cư trú; thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao;

đ) Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định;

Trang 19

e) Tham gia bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương;

g) Thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường, đổ rác và chất thải đúng giờ, đúng nơi quy định;

h) Tham gia đầy đủ các phong trào từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học khuyến tài; sinh hoạt cộng đồng ở nơi cư trú;

i) Không vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh; k) Không vi phạm quy định phòng, chống cháy nổ;

l) Không vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông như: Lấn chiếm lòng đường, hè phố, tham gia giao thông không đúng quy định

2 Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng: a) Ông, bà, cha, mẹ và các thành viên trong gia đình được quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng;

b) Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, bình đẳng, hòa thuận, thủy chung; c) Thực hiện tốt chính sách dân số; thực hiện bình đẳng giới;

d) Các thành viên trong gia đình tham gia bảo hiểm y tế và được chăm sóc sức khỏe; đ) Các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, văn minh, ứng xử có văn hóa trong gia đình, cộng đồng và xã hội;

e) Tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng khi khó khăn, hoạn nạn 3 Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả:

a) Kinh tế gia đình ổn định và phát triển từ nguồn thu nhập chính đáng; b) Tham gia các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội do địa phương tổ chức;

c) Người trong độ tuổi lao động tích cực làm việc và có thu nhập chính đáng; d) Trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường;

Trang 20

đ) Sử dụng nước sạch; e) Có công trình phụ hợp vệ sinh; g) Có phương tiện nghe, nhìn và thường xuyên được tiếp cận thông tin kinh tế, văn hóa - xã hội

2.1.3 Cách chấm điểm danh hiệu “Gia đình văn hóa” Theo Nghị định, thang điểm tối đa làm căn cứ xét công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa là 100 điểm Cách chấm điểm xét tặng danh hiệu tùy thuộc vào khu vực và tình trạng hộ gia đình, cụ thể:

a) Hộ gia đình thuộc quận, huyện tại thành phố trực thuộc trung ương đạt từ 90 điểm trở lên;

b) Hộ gia đình thuộc xã, phường, thị trấn tại miền núi, hải đảo hoặc các xã đặc biệt khó khăn hoặc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ đạt từ 60 điểm trở lên; c) Hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và b đạt từ 85 điểm trở lên

2.1.4 Vai trò của phong trào “Gia đình văn hóa” Nhận thức rõ vai trò quyết định của gia đình trong việc xây dựng con người, xây dựng xã hội mới, trong nhiều năm qua, phong trào xây dựng gia đình văn hoá đã trở thành một trong những nội dung quan trọng hàng năm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và trở thành phong trào thi đua toàn diện, sâu rộng, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình hưởng ứng Hàng năm, ban lãnh đạo các địa phương đều đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa; các địa phương tổ chức nhiều hoạt động, hội thi, hội diễn văn nghệ với chủ đề xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ và hạnh phúc, phòng, chống bạo lực gia đình…Qua đó, giúp mọi người cùng chia sẻ những cách làm hay, cùng lan tỏa những việc làm có ích trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ trước, trải qua nửa thế kỷ phát triển, thế hệ tiếp nối thế hệ, chứng kiến sự biến chuyển của lịch sử dân tộc, phong trào “Gia đình văn hóa” đã góp phần nuôi dưỡng, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của cha

Trang 21

ông và của đất nước 4000 năm tuổi Từ đó giúp giáo dục và khơi dậy tinh thần sống tốt – sống đẹp của người dân, tạo ra môi trường phát triển lành mạnh cho trẻ nhỏ Đồng thời, công tác tuyên truyền và triển khai đã góp phần không nhỏ trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị, bồi dưỡng đạo đức, tinh thần yêu nước, là điểm tựa vững chắc trong công cuộc phát triển kinh tế, đẩy lùi tệ nạn, nâng cao đời sống xã hội

Kế thừa tư tưởng của cố chủ tịch và chính sách của Đảng, các địa phương cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai các chương trình về gia đình, huy động các nguồn lực để thực thi các giải pháp giảm nghèo thiết thực và hỗ trợ việc làm cho lao động trong địa bàn Phong trào cũng được lồng ghép với nội dung sinh hoạt tập thể tại khu dân cư, trong hoạt động của các tổ chức đoàn thể nhằm tăng tính gắn kết giữa người dân với người dân, giữa gia đình với gia đình Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập của đất nước hiện nay, xây dựng gia đình văn hóa chính là xây dựng sự tài đức của con người từ “xã hội nhỏ” để chuẩn bị cho “xã hội lớn”, đồng nghĩa với kiến tạo tương lai vững bền

Vậy, gia đình là động lực thúc đẩy sự phát triển của con người, xã hội và đất nước, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh mà Đảng đề ra để toàn dân phấn đấu Sau nhiều năm triển khai phong trào thi đua Gia đình văn hóa, địa phương các cấp đã đạt được nhiều thành tựu nhưng vẫn còn tồn tại song song những hạn chế, cần sự quán triệt và khắc phục nhanh chóng để danh hiệu Gia đình văn hóa được tôn vinh và trao tặng xứng đáng

2.2 Thực trạng xây dựng gia đình văn hoá ở nước ta thời gian qua

2.2.1 Những mặt đạt được và nguyên nhân 2.2.1.1 Những mặt đạt được

Tiêu chí 1: Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú

Tại tỉnh Thái Bình, hơn nửa thế kỷ qua luôn là địa phương được đánh giá là điển hình trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và có thời điểm được coi là điểm sáng của cả nước Với việc quán triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả Luật Hôn nhân và gia đình và các văn bản của Đảng, Nhà nước về công tác gia đình, tỉnh đã tập trung chỉ đạo, đẩy

Trang 22

mạnh Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, đặc biệt là phong trào xây dựng gia đình văn hóa Công tác tuyên truyền được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng như: qua các buổi sinh hoạt thôn, tổ dân phố, đoàn thể, qua các phương tiện truyền thông đại chúng như Đài Phát thanh truyền hình, Báo Thái Bình, hệ thống truyền thanh địa phương; qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh còn duy trì nhiều loại hình của các Câu lạc bộ, mô hình như: nhóm phòng chống bạo lực gia đình, mô hình phòng, chống ma túy từ gia đình Những hoạt động cụ thể này đã làm cho nội dung phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày càng phong phú, đa dạng

Đối với việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang hay lễ hội, nhiều chuyển biến tích cực được ghi nhận Đơn cử như tại Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều hoạt động, mô hình, giải pháp hay được nhân rộng Điển hình trong việc cưới là mô hình “Thư chúc mừng” kèm thông điệp tổ chức đám cưới “Trang trọng - Lành mạnh - Tiết kiệm” cho các cặp đôi khi đến đăng ký kết hôn tại UBND các phường, xã, thị trấn; mô hình “Tổ dân phố văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội” đảm bảo việc cưới thực hiện đúng Luật Hôn nhân - Gia đình, tổ chức lễ cưới phù hợp nếp sống văn minh, tiết kiệm, đúng giờ, không phô trương hình thức; mô hình “Tổ tư vấn đám cưới chi phí thấp với phương châm 2 đúng - 3 không” (đúng pháp luật; đúng giờ - không đua đòi; không phô trương, không lãng phí) … Ngoài ra, thông qua thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các quận, huyện cũng có nhiều giải pháp, mô hình như: “Thư chia buồn” nhắn tin qua hệ thống SMS gửi lời chia buồn đến các gia đình có tang sự; trao “Thư chia buồn” cho các gia đình đến làm thủ tục khai tử và hỗ trợ kinh phí hỏa táng; không tổ chức uống rượu bia, đàn hát trong đêm, hạn chế đốt - rải giấy tiền vàng mã, vận động chọn giờ đưa tang tránh ùn tắc giao thông; đối với những gia đình không chấp điếu thì vận động đặt thùng từ thiện ủng hộ người nghèo…; giải pháp “Đồng hành cùng cơ sở” tiếp cận và vận động nhân dân cùng phật tử tại chùa không đốt nhang, vàng mã, chuyển chi phí đốt vàng mã thành kinh phí chăm lo an sinh xã hội…

Từ năm 2020 đến nay, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp Các quận, huyện, tỉnh thành đã tăng cường tuyên truyền vận động người dân không tổ chức, tham gia các hoạt động tập trung đông người Nhiều gia đình tổ chức đám cưới gọn nhẹ, báo hỷ chấp

Ngày đăng: 27/02/2022, 23:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Sự thật
Năm: 2021
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam. (2020). Báo cáo tóm tắt: Kết quả Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 - Hành trình để thay đổi. Truy cập từ:https://vietnam.unfpa.org/sites/default/files/pub-pdf/1._bao_cao_tom_tat.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tóm tắt: Kết quả Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 - Hành trình để thay đổi
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam
Năm: 2020
3. Bộ Văn hoá – Thông tin, Cục Văn hoá Thông tin cơ sở. (1997). Xây dựng gia đình văn hoá trong sự nghiệp đổi mới. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng gia đình văn hoá trong sự nghiệp đổi mới
Tác giả: Bộ Văn hoá – Thông tin, Cục Văn hoá Thông tin cơ sở
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
4. Chỉ thị số 49-CT/TW về xây dựng gia đình thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Truy cập từ: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Chi-thi-49-CT-TW-xay-dung-gia-dinh-thoi-ky-cong-nghiep-hien-dai-hoa-130938.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 49-CT/TW về xây dựng gia đình thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
5. Cổng thông tin điện tử Bộ văn hóa, thể thao và du lịch. (26/08/2021). Thái Bình với phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Truy cập từ: https://bvhttdl.gov.vn/thai-binh-voi-phong-trao-xay-dung-gia-dinh-van-hoa-20210826113002234.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái Bình với phong trào xây dựng gia đình văn hóa
6. Mỹ Duyên. (22/04/2020). Chú trọng công tác xây dựng gia đình văn hóa, phát huy vị trí, vai trò quan trọng của gia đình. Truy cập từ: https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/chu-trong-cong-tac-xay-dung-gia-dinh-van-hoa-phat-huy-vi-tri-vai-tro-quan-trong-cua-gia-dinh-1491870880 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chú trọng công tác xây dựng gia đình văn hóa, phát huy vị trí, vai trò quan trọng của gia đình
7. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia, các bộ môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. (2008). Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học. Hà Nội:NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học
Tác giả: Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia, các bộ môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2008
8. Minh Hương. (14/06/2020). Hơn 87 % hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Truy cập từ: https://thanglong.chinhphu.vn/hon-87-ho-gia-dinh-dat-danh-hieu-gia-dinh-van-hoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hơn 87 % hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa
9. Trần Thị Tuyết Mai. (17/06/2021). Xây dựng gia đình văn hóa trong phát triển bền vững. Truy cập từ: http://smot.bvhttdl.gov.vn/xay-dung-van-hoa-gia-dinh-trong-phat-trien-ben-vung/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng gia đình văn hóa trong phát triển bền vững
11. Hồng Minh. (17/11/2017). Giải pháp nào để 'cứu' danh hiệu 'Gia đình văn hóa'?. Truy cập từ: https://baophapluat.vn/giai-phap-nao-de-cuu-danh-hieu-gia-dinh-van-hoa-post262998.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nào để 'cứu' danh hiệu 'Gia đình văn hóa'
12. Nguyệt Minh. (20/08/2021). Hãy để gia đình là nơi an toàn nhất. Truy cập từ: http://baovanhoa.vn/gia-%C4%91inh/artmid/424/articleid/44357/hay-de-gia-dinh160la-noi-an-toan-nhat Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hãy để gia đình là nơi an toàn nhất
13. Ly Na. (30/11/2020). Lan tỏa phong trào Xây dựng gia đình văn hóa. Truy cập từ http://www.baodongnai.com.vn/vanhoa/202011/lan-toa-phong-trao-xay-dung-gia-dinh-van-hoa-3032960/index.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lan tỏa phong trào Xây dựng gia đình văn hóa
14. Minh Ngọc. (2021). Xây dựng gia đình văn hóa: quan trọng là hiệu quả thực tế. Truy cập từ: https://hanoimoi.com.vn/ban-in/Doi-song/656767/xay-dung-gia-dinh-van-hoa-quan-trong-la-hieu-qua-thuc-te Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng gia đình văn hóa: quan trọng là hiệu quả thực tế
Tác giả: Minh Ngọc
Năm: 2021
15. Phạm Kinh Oanh. (25/07/2021). Gia đình là gì? Ý nghĩa của gia đình? Truy cập từ: https://luathoangphi.vn/gia-dinh-la-gi/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình là gì? Ý nghĩa của gia đình
16. Vũ Hào Quang. (2006). Gia đình Việt Nam – Quan hệ quyền lực và xu hướng biến đổi. Hà Nội: NXB Đại học quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình Việt Nam – Quan hệ quyền lực và xu hướng biến đổi
Tác giả: Vũ Hào Quang
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia
Năm: 2006
17. Nguyễn Việt Tiến. (09/07/2021). Phát huy giá trị truyền thống trong xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc tiến bộ văn minh. Truy cập từ:https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/823639/phat-huy-gia-tri-truyen-thong-trong-xay-dung-gia-dinh-viet-nam-am-no%2C-hanh-phuc%2C-tien-bo%2C-van-minh.aspx# Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Phát huy giá trị truyền thống trong xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc tiến bộ văn minh
18. Trang tin điện tử Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh. (28/06/2017). Gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng nguồn nhân lực cho xã hội mới. Truy cập từ:https://www.thanhuytphcm.vn/tin-tuc/gia-dinh-co-vai-tro-rat-quan-trong-trong-viec-xay-dung-nguon-nhan-l-7-1491834733 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng nguồn nhân lực cho xã hội mới
19. Trường Đại học Luật Hà Nội. (2009). Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam. Hà Nội: NXB Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2009

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w