Giải pháp giải quyết các mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Tiểu luận GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 38 - 41)

II. PHẦN NỘI DUNG

2.3.2. Giải pháp giải quyết các mặt hạn chế

Tiêu chí 1: Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự chỉ đạo của chính

quyền các cấp đối với công tác gia đình. Cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp cần xác định công tác gia đình là một trong những nội dung quan trọng trong các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xem đây là nhiệm vụ thường xuyên; xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể giải quyết những thách thức khó khăn về gia đình và công tác gia đình; xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật về văn hóa, gia đình, định hướng đúng

đắn và cần thiết. Trong xã hội hiện đại, nhu cầu văn hóa và khả năng đáp ứng những nhu cầu ấy phong phú hơn, đa dạng, đa chiều hơn, đòi hỏi phải có một hệ thống luật pháp đồng bộ, toàn diện và cụ thể để điều chỉnh mọi thành viên trong cộng đồng. Việt Nam đang xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc hoàn thiện hệ thống luật pháp nói chung và luật pháp về văn hóa, gia đình nói riêng là một yêu cầu thực tế khách quan. Vì đời sống thực tiễn luôn phát triển kéo theo nhiều phát sinh đòi hỏi cần có những quy định để điều chỉnh.

Tiêu chí 2: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng

Thứ nhất, Nhà nước cần có những chính sách, phương án giải quyết những vấn

39

gia đình; đấu tranh chống lối sống thực dụng, vị kỷ, đồi truỵ; tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình. Quan tâm một cách thiết thực và toàn diện hơn nữa đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người để xây dựng gia đình "No ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc bền vững".

Thứ hai, xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ gia đình và

cộng đồng; tạo điều kiện cho mọi gia đình tiếp cận được kiến thức pháp luật, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật và phúc lợi xã hội....

Thứ ba, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động nhằm nâng cao nhận

thức của các cấp, các ngành, cộng đồng và các thành viên gia đình về vị trí, vai trò của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hôn nhân và gia đình; giúp các gia đình có kiến thức và kỹ năng sống, chủ động phòng chống sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội vào gia đình, kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển.

Tiêu chí 3: Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả

Quan tâm đến phát triển kinh tế gia đình, xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ có liên quan để góp phần củng cố, ổn định và phát triển kinh tế gia đình; có chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình cho các gia đình chính sách, gia đình các dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Tóm tắt chương 2

Nội dung của chương 2 là thực trạng xây dựng Gia đình văn hóa ở nước ta trong thời gian qua, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp để không những phát huy những thành tựu đạt được, mà còn hạn chế những bất cập, thiếu sót còn tồn tại.

40

Đầu tiên là khái quát về sự khởi đầu của phong trào gia đình văn hóa. Sau đó, bài viết đã nêu ra một cách đầy đủ và chi tiết về những tiêu chuẩn của gia đình văn hóa, cũng như cách chấm điểm cho danh hiệu này và vai trò của gia đình văn hóa đối với sự phát triển của xã hội.

Kế tiếp là những phân tích về các thành tựu đã đạt được trong thời gian. Những số liệu thống kê cho thấy tình hình xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định, xuất phát từ những nguyên nhân của gia đình và Nhà nước. Bên cạnh đó không thể thiếu việc chỉ ra những mặt hạn chế còn tồn đọng, gây ảnh hưởng đến mục tiêu và thành tựu của phong trào xây dựng gia đình văn hóa. Việc xác định nguyên nhân hạn chế sẽ giúp tìm được những giải pháp khắc phục hiệu quả.

Sau khi có những phân tích đầy đủ về các mặt tích cực và tiêu cực của vấn đề, những giải pháp phù hợp được đề ra. Nó vừa phát huy những yếu tố tích cực đạt được, vừa khắc phục những hạn chế còn thiếu sót theo từng tiêu chí của gia đình văn hóa. Có như vậy thì công cuộc xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta trong thời gian tới mới đạt được nhiều thành công hơn, góp phần xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

41

Một phần của tài liệu Tiểu luận GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (Trang 38 - 41)