II. PHẦN NỘI DUNG
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Những mặt còn hạn chế
Tiêu chí 1: Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú
Một bộ phận gia đình chưa chú trọng tham gia các hoạt động cộng đồng. Việc tham gia các hoạt đồng cộng đồng có vai trò rất lớn đối với công tác xây dựng văn hóa của các gia đình. Thông qua các hoạt động này, mỗi thành viên trong gia đình và các gia
29
đình có điều kiện trao đổi, giao lưu về mọi mặt trí, thể, mỹ để hoàn thiện bản thân, tiếp thu những giá trị mới, góp phần xây dựng gia đình ngày càng tiến bộ, văn minh. Tuy nhiên, qua khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh, một vấn đề đáng quan tâm là một bộ phận gia đình còn thiếu quan tâm đến các hoạt động cộng đồng. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 69,36% gia đình “ít tham gia”, “không bao giờ tham gia” là 7,66%.
Bảng 2.3 Mức độ tham gia các hoạt động cộng đồng của các gia đình (%)1
Vai trò của Ban Vận động một số ấp, khu phố chưa được phát huy triệt để, khả năng tuyên truyền vận động, thuyết phục nhân dân còn có mặt hạn chế. Công tác bình xét, công nhận danh hiệu gia đình văn hóa một số nơi chưa thực sự đảm bảo đúng quy trình, còn mang tính hình thức, nể nang, thiếu tính dân chủ; một bộ phận nhân dân còn thờ ơ, chưa thấy được ý nghĩa thiết thực của phong trào trong đời sống hiện nay...
Việc treo cờ Tổ quốc tại công sở, nơi công cộng và gia đình vào các ngày lễ, Tết lâu nay được thực hiện khá tốt. Tuy vậy, tại một số công sở, nhất là những khu nhà cao tầng hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị đóng trên đồi cao, nơi gió, mưa, nắng thất thường chưa thật chú ý bảo vệ lá cờ. Nhiều nơi cờ bị phai màu, có nơi cờ bị gió đánh rách. Có cơ quan cờ bị gió cuốn vướng vào cây, dây điện lâu ngày vẫn để nguyên. Ở nhiều địa phương vẫn xảy ra tình trạng treo Quốc kỳ không đúng quy định. Trong các ngày lễ lớn, một số gia đình cán bộ, đảng viên nhà ở trong hẻm không treo Quốc kỳ nhưng chẳng hề bị phê bình.
Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên nhiều địa bàn trong thời gian qua vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc bình xét công nhận các danh hiệu gia đình, khu dân cư, cơ quan văn hoá... ở các xã, thị trấn chưa áp dụng triệt để các tiêu chí về "thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội" đã được đề ra... Trong việc cưới, vẫn còn xảy ra tình trạng tảo hôn, tình trạng
1 Nguyễn Kim Hiền. (2017). Thực trạng xây dựng văn hóa gia đình ở TP.HCM hiện nay. Tạp chí khoa học, Khoa học xã hội và nhân văn, tập 14.
30
cưới không hôn thú (không đăng ký kết hôn). Một số đám cưới tổ chức linh đình, mời đông khách, hiện tượng thương mại hoá trong tiệc cưới vẫn tồn tại và có xu hướng gia tăng... Trong việc tang, việc để thi hài kéo dài ngày vẫn còn diễn ra; đốt, rải vàng mã vẫn diễn ra ở một số đám tang; việc phúng điếu quá nhiều vòng hoa, xây mộ nhiều tiền lãng phí; hiện tượng mời đội bát âm, mở nhạc với tần suất âm thanh quá lớn (treo loa phóng lên cao) trong các đám tang gây ồn ào trong khu dân cư có xu hướng phát sinh gây bức xúc trong dư luận. Việc dựng rạp, lấn chiếm lòng đường, hè phố để tổ chức lễ cưới, tang ma, gây cản trở giao thông. Trong lễ hội, tình trạng phô trương, lãng phí, thương mại hoá. Một số hiện tượng mê tín dị đoan vẫn còn như: bói toán, lên đồng,... Việc tổ chức lễ hội còn ảnh hưởng an toàn giao thông; vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, an toàn thực phẩm.
Mặc dù đã có quy định về xây dựng nếp sống văn minh đô thị, trong đó có quy định về xử lý rác thải, tuy nhiên, đến nay, nhiều người dân vẫn còn giữ thói quen vứt rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm môi trường. Qua khảo sát các khu dân cư tập trung trên địa bàn Thành phố Bạc Liêu như: Khu Địa ốc (Phường 1), Khu dân cư 577 (Phường 2), Khu dân cư Phường 5, hầu như nơi nào cũng xảy ra tình trạng rác thải bị vứt bừa bãi, không chỉ gây nhếch nhác cho bộ mặt đô thị mà còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Vấn đề đáng chê trách là ở những khu dân cư này đều có tổ chức lực lượng công nhân thu gom rác hàng ngày, nhưng nhiều hộ dân lại không tham gia vì sợ phải đóng phí (dù chỉ 20.000 đồng/tháng/hộ). Thế là họ lén lút vứt rác thải ở khắp nơi, thậm chí ngay cả những tuyến đường chính ở các khu dân cư cũng trở thành bãi rác công cộng thay nhau bốc mùi hôi thối.
Kể từ khi có ca dương tính đầu tiên với SARS-Covi-2, Việt Nam đã khẩn trương, tích cực phòng chống dịch bệnh. Chúng ta đã thực hiện chống dịch rất nghiêm túc và hiệu quả theo phương châm “chống dịch như chống giặc”; cả hệ thống chính trị đều vào cuộc, cơ bản kiểm soát được được tình hình dịch bệnh Covid-19. Thời gian sau này, một số địa phương và người dân bắt đầu có biểu hiện chủ quan, lơ là và xem nhẹ công tác phòng chống dịch. Có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều người không mang khẩu trang khi đi ra đường hay ở những nơi đông người, hoặc chỉ mang khẩu trang khi qua nơi kiểm soát, sau đó tháo ra. Bên cạnh đó, nhiều địa phương cho rằng đã kiểm soát tốt dịch bệnh
31
nên đã bắt đầu tổ chức các hội nghị, hội thảo hoặc người dân đã tổ chức nhiều tiệc giỗ, cưới, hỏi… với tần suất và quy mô khá lớn.
Thời gian qua, chỉ tính riêng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều người dân rất bức xúc bởi trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp. Tại nhiều tuyến đường, các phương tiện, hàng quán bủa vây và ngang nhiên dừng đỗ, buôn bán gây ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến việc di chuyển qua lại của người tham gia giao thông. Tại nhiều tuyến đường trên địa bàn Thành phố như: Cộng Hòa, Phạm Văn Bạch, Phan Văn Hớn, Hoàng Sa, Trường Sa, Quang Trung, Phạm Văn Chiêu, Phan Huy Ích, Nam Kỳ Khởi Nghĩa… tràn lan các phương tiện, quán hàng tự ý dừng đỗ, chiếm dụng diện tích vỉa hè, lòng đường để buôn bán, gây cản trở rất lớn đến việc di chuyển qua lại của người đi đường. Nhiều người dân còn tự ý mang xe hàng bán tại các ngã ba, ngã tư hay ngay giữa lòng đường, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng, làm người tham gia giao thông vô cùng bức xúc.
Tiêu chí 2: Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng
Bên cạnh những kết quả đạt được, phong trào xây dựng gia đình văn hóa cũng gặp không ít khó khăn, hạn chế. Dưới tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ máy tính đã đặt ra nhiều thách thức, khó khăn trong công tác xây dựng gia đình văn hóa. Một số giá trị truyền thống về đạo đức, lối sống của gia đình đang có nguy cơ phai nhạt. Tình trạng ly hôn ngày càng tăng dẫn đến hình thành nhiều mô hình gia đình mới như: gia đình đa huyết thống (anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha), mô hình gia đình khuyết (thiếu cha hoặc thiếu mẹ)…, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý và tính cách của trẻ nhỏ. Tình trạng bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em tuy có giảm về số lượng nhưng mức độ vi phạm còn nghiêm trọng.
Điều đáng chú ý là, dưới tác động của mặt trái cơ chế thị trường và sự tiếp nhận thiếu chọn lọc lối sống bên ngoài, một số giá trị truyền thống trong gia đình đang bị mai một và biến dạng. Mối quan hệ giữa các thành viên trong một số gia đình đang trở nên lỏng lẻo và thiếu gắn kết. Trước tác động trái chiều của công nghệ thông tin, giao tiếp trực tiếp của những thành viên trong gia đình có chiều hướng suy giảm, dẫn đến có chiều
32
hướng tăng hiện tượng cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. Mối quan hệ vợ chồng có những lúc, những nơi bị biến đổi theo chiều hướng xấu; sự thủy chung, tình nghĩa, hòa thuận vợ chồng có biểu hiện suy giảm; quan hệ hôn nhân của một số gia đình trẻ trở nên dễ vỡ, do bị chi phối bởi lối sống cởi mở, thực dụng, chạy theo lợi ích vật chất, khiến tỷ lệ ly hôn có xu hướng gia tăng nhanh trong những năm gần đây.
Mối quan hệ giữa cha mẹ, ông bà với con cháu có biểu hiện thiếu gắn kết, do không gian sống và giao tiếp gia đình thu hẹp, nhu cầu, sở thích cá nhân được đề cao. Không ít người làm cha, làm mẹ không làm tròn bổn phận, trách nhiệm, không chăm lo cho thế hệ tương lai và cũng có không ít nghịch cảnh con cháu thiếu trách nhiệm với cha mẹ, ông bà, bất hiếu, bất nghĩa. Quan hệ anh em cũng nảy sinh những bất ổn, có khi chỉ vì đồng tiền, lợi ích nhỏ nhoi, tầm thường mà đánh mất tình nghĩa anh em ruột thịt. Do những tính toán thiệt hơn, vun vén lợi ích cá nhân đã làm cho tình làng, nghĩa xóm có phần giảm sút.
Một số gia đình không chú trọng đến giáo dục, hoặc có quan tâm nhưng lúng túng cả về nội dung và phương pháp, gây ra nhiều hệ lụy, nhất là sự xuống cấp của đạo đức gia đình và xã hội. Thực tế những năm gần đây cho thấy, số lượng các vụ án mạng xảy ra trong gia đình chiếm tới 18% - 20%, có vụ việc chỉ vì lợi ích kinh tế hoặc những mâu thuẫn, xích mích nhỏ. Điều đáng lo ngại là xu hướng trẻ hóa tội phạm giết người thời gian gần đây, khi có tới 60% đối tượng ở độ tuổi dưới 30... Tỷ lệ gây án ở tuổi vị thành niên trên địa bàn cả nước là 5,2% đối với người dưới 14 tuổi, 24,5% đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và 70,3% đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi. Những hiện tượng đó đang rung lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với mỗi gia đình và cả xã hội, bởi hệ lụy mà nó gây ra là vô cùng đau xót, nhức nhối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền tảng đạo đức xã hội, nhân cách con người Việt Nam hiện đại.
Bạo lực gia đình không còn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về tinh thần; bạo hành trong tình dục; bạo lực kinh tế… mà còn là hành vi phạm tội nghiêm trọng. Trong những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã tích cực trong cuộc đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn còn xảy ra trong nhiều gia đình với rất nhiều hình thức bạo lực khác nhau. Số liệu thống kê của Ủy ban nhân dân Thành phố về số vụ, hình thức bạo lực gia đình được trình bày ở bảng sau:
33
Bảng 2.4 Số vụ và hình thức bạo lực gia đình1
Cùng với bạo lực gia đình, tình trạng ly hôn đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng gia đình. Có rất nhiều hệ quả từ việc ly hôn như sự đau khổ của vợ, chồng trước thất bại trong hôn nhân, gây ra những cú sốc tâm lý nặng nề, lâu dài, làm đảo lộn cuộc sống gia đình; đặc biệt, ly hôn ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng giáo dục gia đình. Tổ ấm gia đình bị tan vỡ dễ làm nảy sinh tâm trạng buồn chán, bất định và không tin tưởng vào người lớn của trẻ em. Điều đó thúc đẩy các em tìm đến bạn bè để giải khuây. Và chính điều này là môi trường thuận lợi để trẻ vị thành niên thực hiện những hành vi tiêu cực, phạm tội. Số vụ ly hôn ở Thành phố Hồ Chí Minh tăng nhanh: năm 2000 có 5871 vụ ly hôn thì năm 2005 là 7984 vụ và năm 2007 là 8734 vụ, năm 2014 xét xử 1964 vụ. Ly hôn dù với bất cứ lý do nào cũng để lại những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội, ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng gia đình văn hóa.
Mặc dù tính chất bình đẳng về mối quan hệ vợ - chồng trong các gia đình ngày càng thể hiện rõ, nhưng vẫn còn tồn tại tình trạng bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng ở một số gia đình. Trả lời cho câu hỏi “Ai làm chủ gia đình?”, nếu so sánh giữa các ý kiến chọn vợ hoặc chọn chồng thì có đến 32,77% lựa chọn là chồng, trong khi đó chỉ có 5,11% chọn vợ. Như vậy, một thực tế diễn ra là vẫn còn tồn tại trong nhiều gia đình ở Thành phố sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng, rút ngắn con số này là nhiệm vụ trong các giai đoạn tiếp theo. Trong nhiều gia đình công việc nội trợ vẫn do người vợ đảm nhận, điều này một phần cũng xuất phát từ chính tâm lí cam chịu của người phụ nữ. Không chỉ thể hiện trong mối quan hệ vợ - chồng, sự bình đẳng còn thể hiện trong mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái. Quan hệ giữa cha mẹ - con cái trong gia đình căng thẳng,
1 Nguyễn Kim Hiền. (2017). Thực trạng xây dựng văn hóa gia đình ở TP.HCM hiện nay. Tạp chí khoa học, Khoa học xã hội và nhân văn, tập 14.
34
thiếu gắn kết. Kết quả khảo sát có 4,26% con cái đánh cha mẹ - một con số báo động. Một số ý kiến cho rằng xã hội đang xuất hiện một nhóm người “hai ít, một nhiều” (con ít, ít điều kiện chăm sóc con mà chỉ có nhiều tiền).
Tiêu chí 3: Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều chung cả nước năm 2020 là 4,8%, giảm 0,9 điểm phần trăm so với năm 2019. Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều ở nông thôn là 7,1%, cao hơn nhiều ở khu vực thành thị là 1,1%. Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều có sự khác biệt giữa các vùng. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều cao nhất (14,4%), tiếp đến là các vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (11% và 6,5%). Vùng có tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều thấp nhất là Đông Nam Bộ (0,3%). Xét riêng về 10 chỉ số phản ánh mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản thì ba chỉ số có mức độ thiếu hụt cao nhất năm 2020 là bảo hiểm y tế, giáo dục người lớn và tiếp cận hộ xí hợp vệ sinh (mức độ thiếu hụt lần lượt là 18,9%, 11,4% và 6,0%).
Hiện nay các địa phương diễn ra thực trạng các trẻ em không được đi học hoặc bỏ học do nhiều nguyên nhân khách quan, hoặc hoàn cảnh kinh tế của trẻ không cho phép ngày càng gia tăng nhiều đòi hỏi các cha mẹ, gia đình người thân và toàn xã hội phải quan tâm. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hội Liên hiệp thanh niên và UNICEF vừa tiến hành nghiên cứu “Nguyên nhân bỏ học của trẻ em Việt Nam”. Qua điều tra về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY), có tới 24% thanh niên được điều tra đã bỏ học khi chưa đến 15 tuổi, tỉ lệ bỏ học từ lớp 1-5 là 12%, lớp 6-8 là 21%. Theo SAVY, chỉ có 46,3% thanh niên Việt Nam được đi học trung học. Đói nghèo là nhân tố được nhắc đến nhiều nhất gây ra tình trạng bỏ học ở trẻ em lứa tuổi 11-18. Do khó khăn về kinh tế, cha mẹ không đủ điều kiện chi trả học phí và các khoản chi phí