1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty

71 945 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 393,5 KB

Nội dung

Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU.

Cùng với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế các doanh nghiệp đã và đang đổi mới mạnh mẽ và toàn diện cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Sự đổi mới này kéo theo sự phức tạp trong công tác quản lý cũng như công tác kế toán và báo cáo tài chính Sự phức tạp này đòi hỏi phải có giải pháp quản lý hữu hiệu và đòi hỏi kỹ năng của con người phải thích ứng để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển mới.

Để đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý, kiểm toán hoạt động do đó rất cần thiết đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần thuỷ sản Hoài Nhơn Bình Định, em nhận thấy một trong những khó khăn hiện nay của công

ty là giải quyết tốt khâu tiêu thụ nhằm thu hồi vốn kinh doanh và đem lại lợi nhuận Do đó, qua quá trình thực tập tại công ty em đã chọn đề

tài: “ Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty “ để nghiên cứu

và làm chuyên đề thực tập của mình.

Đề tài gồm 3 phần:

Phần 1: Những vấn đề cơ bản về kiểm toán và kiểm toán hoạt động tiêu thụ tại công ty.

Phần 2: Thực trạng hoạt động tiêu thụ và kiểm soát nội bộ tại công ty.

Phần 3: Tổ chức kiểm toán hoạt động tiêu thụ tại công ty.

Em xin chân thành cảm ơn thầy Ngô Hà Tấn đã tận tình hướng

dẫn em hoàn thành chuyên đề này.

Em xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đở của các anh chị ở công ty đã giúp em trong thời gian thực tập tại công ty.

Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên Luận Văn không tránh khỏi những thiếu sót rất mong thầy cô và bạn đọc góp ý để Luận Văn được hoàn thiện hơn

Đà Nẵng, tháng 06 năm 2003.

SVTH: Nguyễn Thị Xuân Thuỷ.

Trang 2

PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM TOÁN

VÀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN

1.1 Khái niệm:

Kiểm toán giữ một vai trò quan trọng và không thể thiếu được trongsự phát triển của nền kinh tế thị trường Là một công cụ không những thúcđẩy các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả mà còn tạo ra môi trườngthông tin kinh tế lành mạnh trong toàn bộ nền kinh tế

Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về kiểm toán, nhưng có thểđưa ra một định nghĩa chung nhất cho tất cả các loại hình kiểm toán Đólà:" Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động đượckiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán do các kiểmtoán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thốngpháp lý có hiệu lực"

1.2 Phân loại kiểm toán:

Có rất nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại kiểm toán Song cóhai cách phân loại chính yếu sau đây:

1.2.1 Phân loại theo đối tượng cụ thể của kiểm toán:

Theo cách phân loại này thì kiểm toán chia làm ba loại: kiểm toánhoạt động, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài chính

a Kiểm toán hoạt động:

Kiểm toán hoạt động là tiến trình kiểm tra và đánh giá về sự hữuhiệu và tính hiệu quả của một hoạt động để đề xuất phương án cải tiến Ởđây sự hữu hiệu là khả năng hoàn thành nhiệm vụ hay mục tiêu ; còn tínhhiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt đượckết quả đó

b Kiểm toán tuân thủ:

Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấphành luật pháp hay một văn bản một qui định nào đó của đơn vị

c Kiểm toán báo cáo tài chính :

Kiểm toán báo cáo tài chính là sự kiểm tra và trình bày ý kiến nhậnxét về những báo cáo tài chính của một đơn vị

Trang 3

1.2.2 Phân loại theo chủ thể kiểm toán:

Theo cách phân loại này, kiểm toán chia làm ba loại: Kiểm toán nộibộ, kiểm toán nhà nước, Kiểm toán độc lập

a Kiểm toán nội bộ:

Là loại kiểm toán do những kiểm toán viên nội bộ thực hiện, đượcthiết lập trong một tổ chức để kiểm tra và đánh giá các hoạt động của mộttổ chức như là một hoạt động phục vụ cho tổ chức Kiểm toán nội bộ đượctổ chức độc lập với các bộ phận khác trong đơn vị, tuy nhiên sự độc lậpnày chỉ mang tính tương đối vì người tiến hành kiểm toán là nhân viên củađơn vị

b Kiểm toán nhà nước

Là hoạt động kiểm toán do kiểm toán viên nhà nước tiến hành, chủ yếu làthực hiện kiểm toán tính tuân thủ, chẳng hạn như xem xét việc chấp hànhluật pháp ở đơn vị

c Kiểm toán độc lập

Là loại kiểm toán đươcï tiến hành bởi các kiểm toán viên độc lậpthuộc những tổ chức kiểm toán độc lập, họ thực hiện các cuộc kiểm toánbáo cáo tài chính và tuỳ theo yêu cầu của khách hàng họ còn có thể thựchiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và các dịch vụ tư vấn về kếtoán, thuế, tài chính

2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG

2.1 Khái niệm:

Trong quá trình phát triển, kiểm toán không chỉ giới hạn ở kiểm toánbáo cáo tài chính mà đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau như hiệuquả của các nghiệp vụ, các hoạt động, hiệu năng của quản lý Chính điềunày dẫn đến sự hình thành kiểm toán hoạt động

Kiểm toán hoạt động hiện nay vẫn còn đang mới mẻ, đang tiếp tụcphát triển và ngày càng hoàn thiện về nội dung, về phương pháp tiếnhành, về nguyên tắc đánh giá

Kiểm toán hoạt đôïng là loại kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, tínhhiệu quả và hiệu lực trong hoạt động của một bộ phận hoặc một tổ chứchành chính so với các mục tiêu quản lý

Tính kinh tế nói đến sự có được một số lượng và chất lượng thíchhợp các nguồn tài chính, nhân lực và vật chất ở thời gian thích hợp và chiphí thấp nhất

Trang 4

Tính hiệu quả nói đến việc sử dụng các nguồn tài chính, nhân lực vàvật chất như thế nào để tạo nên đầu ra cực đại ứng với mỗi bộ phận đầuvào đã cho, hoặc đầu vào cực tiểu ứng với một số lượng và chất lượng đầu

ra được cung cấp đã cho trước

Tính hiệu lực nói đến sự đạt được các mục tiêu hay các kết quả khácđã dự định của các chương trình, các nghiệp vụ hoặc hoạt động

2.2 Mục tiêu của kiểm toán hoạt động:

Kiểm toán hoạt động thường được thực hiện bởi các kiểm toán viênnội bộ của một tổ chức Và người sử dụng báo cáo kiểm toán hoạt độngchủ yếu là các nhà quản lý ở các cấp của tổ chức đó Những người lãnhđạo cao nhất của tổ chức cần sự đảm bảo rằng mọi thành viên, mọi bộphận của tổ chức đang hành động để đạt được mục tiêu của tổ chức Đểđáp ứng yêu cầu này kiểm toán hoạt động cần thực hiện các mục tiêu sau:

-Đánh giá sự thực hiện của đơn vị trong mối quan hệ với các mụctiêu quản lý hoặc các tiêu chuẩn thích hợp khác

-Đảm bảo rằng các hoạt động của đơn vị ( như các văn bản về mụctiêu, chương trình, dự toán ngân sách, các chỉ thị ) là đầy đủ không thayđổi và hiểu được các cấp hoạt động

2.3 Đặc điểm của kiểm toán hoạt động:

Kiểm toán hoạt động có các đặc điểm sau :

Đối tượng của kiểm toán hoạt động rất đa dạng, có thể là mộtphương án kinh doanh, một qui trình công nghệ, một nghiệp vụ mua sắmtài sản cố định chứ không thống nhất như đối với kiểm toán báo cáo tàichính

Chuẩn mực để đánh giá trong kiểm toán hoạt động không thể làchuẩn mực chung như đối với kiểm toán tài chính, và cũng khó có thể xâydựng chuẩn mực cho từng cuộc kiểm toán hoạt động thật khách quan vàđúng đắn

Trong kiểm toán hoạt động, việc kiểm tra thường liên quan đếnnhiều lĩnh vực Vì vậy, kiểm toán hoạt động sử dụng nhiều kỹ năng khácnhau: kế toán, tài chính, kinh tế, kỹ thuật và tiêu chuẩn tốt cho một kiểmtoán viên hoạt động chủ yếu là kiến thức về lĩnh vực được kiểm toán cóđược đào tạo thêm về kế toán và kiểm toán

Trang 5

Báo cáo của kiểm toán hoạt động chủ yếu phục vụ cho người quảnlý, trong đó trình bày kết quả kiểm toán và đưa ra đề xuất cải tiến hoạtđộng.

2.4 Mối quan hệ giữa kiểm toán hoạt động và kiểm toán nội bộ.

2.4.1 Khái niệm về kiểm toán nội bộ.

Kiểm toán nội bộ là chức năng đánh giá độc lập, được thiết lậptrong một tổ chức để kiểm tra và đánh giá các hoạt động của tổ chức nhưlà một hoạt động phục vụ cho tổ chức

Mục đích của kiểm toán nội bộ là giúp đỡ các thành viên trongdoanh nghiệp hoặc trong tổ chức hoàn thành trách nhiệm của họ một cáchhiệu quả Để đạt được mục đích này, kiểm toán nội bộ cung cấp cho họcác phân tích, đánh giá, kiến nghị và tư vấn thông tin liên quan đến hoạtđộng được kiểm tra Bộ phận kiểm toán nội bộ là một bộ phận quan trọngcủa một doanh nghiệp một tổ chức thúc đẩy việc kiểm soát hữu hiệu vớichi phí hợp lý

2.4.2 Chức năng và nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ

Theo chuẩn mực thực hành nghề nghiệp kiểm toán nội bộ (Standardsfor professional practice of Internal Auditing) Kiểm toán nội bộ có chứcnăng kiểm tra đánh giá sự đầy đủ và hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nộbộ của tổ chức và chất lượng hoạt động trong quá trình thực hiện nhiệm vụđược giao

Cụ thể hoá chức năng trên, kiểm toán nội bộ có những nhiệm vụsau:

 Thứ nhất:

Kiểm tra về tính trung thực, đáng tin cậy của các thông tin tài chính vàhoạt động cũng như các phương thức ghi nhận, đo lường, phân loại cho cácthông tin này

 Thứ hai:

Thẩm tra hệ thống đã được thiết lập để bảo đảm tính tuân thủ cácthủ tục, chính sách, pháp luật và qui định có thể ảnh hưởng quan trọng đếncác hoạt động báo cáo đồng thời phải xác định tổ chức có tuân thủ trongthực tế hay không

 Thứ ba:

Xem xét các phương thức bảo vệ tài sản và khi cần thẩm tra sự hiệndiện của chính tài sản đó

Trang 6

2.4.3 Mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán hoạt động

Kiểm toán nội bộ là chức năng đánh giá độc lập trong doanh nghiệp,được tổ chức nhằm kiểm tra và đánh giá về năng lực hiệu quả của hệthống kiểm soạt nội bộ cũng như chất lượng thực hiện các trách nhiệmđươcï giao Như vậy, nội dung công việc của kiểm toán nội bộ bao gồm cảkiểm toán hoạt động hay nói cách khác kiểm toán hoạt động là một trongnhững nội dung cơ bản của kiểm toán nội bộ

Còn kiểm toán hoạt động là loại kiểm toán được sử dụng để đánhgiá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của một đơn vị Màmuốn thực hiện tốt điều này thì kiểm toán viên phải có sự am hiểu sâu sắcvề tình hình thực tế tại đơn vị Do đó, mà kiểm toán viên thực hiện kiểmtoán hoạt động thường được thực hiện bởi kiểm toán viên nội bộ mặc dùcũng có thể là kiểm toán viên nhà nước hoặc kiểm toán viên độc lập, vìkiểm toán viên nội bộ là những người làm việc tại đơn vị nên họ là ngườihiểu biết về đơn vị nhiều nhất

2.5 Các chuẩn mực để đánh giá trong kiểm toán hoạt động :

Trong kiểm toán hoạt động không có các chuẩn mực chung để đánhgiá như đối với kiểm toán tài chính Song kiểm toán viên có thể sử dụngmột số nguồn sau đây để xây dựng chuẩn mực đánh giá:

Thực hiện trước đây: Cách xây dựng chuẩn mực đơn giản có thể dựa

trên các kết quả thực tế từ các kỳ trước ( Hoặc các cuộc kiểm toán trước )để xác định liệu sự việc có tốt hơn hoặc kém hơn trước không Ưu điểmcủa tiêu chuẩn này là dễ dàng trong xây dựng tuy vậy các chuẩn mựcthuộc dạng này kết quả đánh giá chỉ dừng lại ở sự biến động của đối tượngkiểm toán, không cho thấy thực sự hoạt động đó như thế nào, thí dụ: Tỷ lệphế phẩm của phân xưởng A chỉ có thể đánh giá là tốt hơn kỳ trước chứthực sự có tốt không thì chưa biết, vì có thể tỷ lệ phế phẩm sau khi giảmxuống có thể vẫn còn khá cao so với các phân xưởng khác

Trang 7

Thực hiện ở các đơn vị hoạt động tương tự : Kiểm toán viên có thể

đánh giá trên cơ sở so sánh hoạt động đang kiểm tra với các hoạt độngtương tự tại một bộ phận hay đơn vị khác Thí dụ: kiểm toán viên có thể sosánh tỷ lệ phế phẩm của phân xưởng A với các phân xưởng khác trong đơn

vị cùng sản xuất một loại sản phẩm hoặc mở rộng hơn, kiểm toán viên cóthể so sánh với tỷ lệ phế phẩm của các doanh nghiệp cùng nghành Việc

so sánh này cần chú ý đến các đặc điểm khác nhau về quy mô, trang bị kỹthuật

So sánh với định mức kỹ thuật hoặc dự toán: Trong nhiều trường

hợp, các định mức kỹ thuật là một tiêu chuẩn rất tốt Thí dụ: để đánh giásản lượng có thể so sánh với sản lượng định mức của máy Các tiêu chuẩnđịnh mức kỹ thuật có ưu điểm là khách quan và dễ được chấp nhận Tuynhiên, việc xây dựng các định mức thường tốn kém nhiều thời gian và chiphí, chưa kể phải có sự tham gia của các chuyên viên kỹ thuật Để có thểthực hiện được điều này, một phương pháp có thể sử dụng là phối hợp vớimột số đơn vị cùng nghành để thiết lập một hệ thống các định mức kỹthuật quan trọng Dự toán hay ngân sách cũng có thể là một cơ sở để thiếtlập tiêu chuẩn tương tự như định mức kỹ thuật

Trao đổi và thảo luận: Trong một số trường hợp, các cơ sở trên

không thể áp dụng để thiết lập tiêu chuẩn, khi đó một tiêu chuẩn khác cóthể được xây dựng trên cơ sở một cuộc thảo luận giữa các bên có liênquan: ban giám đốc, kiểm toán viên và đối tượng kiểm toán

2.6 Các hình thức của kiểm toán hoạt động.

Các hình thức của kiểm toán hoạt động bao gồm: kiểm toán chức năng,kiểm toán bộ phận và kiểm toán các nhiệm vụ đặc biệt

2.6.1 Kiểm toán chức năng

Kiểm toán chức năng là quá trình kiểm toán hoạt động liên quanđến một hoặc nhiều chức năng được trải dài đến một hoặc nhiều bộ phậncủa đơn vị, có rất nhiều cách để phân loại và phân chia các chức năng.vídụ: có một chức năng kế toán tiền mặt nhưng cũng có các chức năng thutiền mặt, chi tiền mặt

Cuộc kiểm toán chức năng có ưu điểm là cho phép sự chuyên mônhoá theo kiểm toán viên

Trang 8

2.6.2 Kiểm toán bộ phận

Cuộc kiểm toán hoạt động của một tổ chức liên quan với toàn bộ cơcấu tổ chức của một đơn vị.ví dụ: một phòng ban, một chi nhánh hoặc mộtcông ty phụ thuộc

Trọng tâm của kiểm toán bộ phận là nhằm vào các chức năng đã tácđộng qua lại một cách hiệu quả và hiệu lực như thế nào Kế của một tổchức và các phương pháp để liên kết các hoạt động đặc biệt quan trọngtrong hình thức kiểm toán này

2.6.3 Kiểm toán các nhiệm vụ đặc biệt

Kiểm toán hoạt động đối với các nhiệm vụ đặc biệt phát sinh theoyêu cầu của ban quản trị, có rất nhiều cuộc kiểm toán loại này

Ví dụ : kiểm toán phương pháp mua sắm mới tài sản cố định, kiểm toánquá trình góp ý để làm giảm chi phí sản xuất sản phẩm

2.7 Quy trình kiểm toán hoạt động

Quy trình kiểm toán hoạt động cũng tương tự như kiểm toán báo cáotài chính, gồm 4 giai đoạn: chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, báocáo kiểm toán và theo dõi sau kiểm toán

Giai đoạn 1: Chuẩn bị kiểm toán

Bước 1: Xác định đối tượng kiểm toán

Đối tượng kiểm toán có thể là một bộ phận, chi nhánh của đơn vịhay một hoạt động, một chương trình nào đó mà đơn vị đang tiến hành.Các kiểm toán viên có thể lựa chọn đối tượng kiểm toán theo các phươngpháp sau đây

Lựa chọn một cách hệ thống: Bộ phận kiểm toán soạn ra một danh

sách các đối tượng kiểm toán sẽ được kiểm tra trong năm Thông thườngdanh sách này lập chủ yếu dựa trên cơ sở rủi ro cao sẽ được lựa chọn đưavào chương trình kiểm toán trước, các đối tượng rủi ro thấp hơn sẽ đượcđưa vào kỳ sau

Kiểm toán các vấn đề khúc mắc: Phương pháp này dựa trên nguyên

tắc ưu tiên kiểm toán những bộ phận hay vấn đề đang có sự cố Ban giámđốc và hội đồng quản trị dựa vào sự xét đoán của họ mà đưa ra những vấnđề cần phải được kiểm toán ngay Do đó, theo phương pháp này, chínhngười quản lý lựa chọn các đối tượng kiểm toán

Kiểm toán theo yêu cầu của chính đối tượng kiểm toán: Phương pháp

này đối tượng kiểm toán được chọn xuất phát từ đối tượng Một giám đốc

Trang 9

các bộ phận muốn thực hiện việc kiểm toán để đánh giá tính đầy đủ vàhiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng đến hoạt động dướisự giám sát của họ.

Bước 2: lập kế hoạch kiểm toán nhằm xác định mục tiêu và phạm vi kiểm toán:

+ Nghiên cứu thông tin cơ bản

+ Xác định đội ngũ kiểm toán viên

+ Liên hệ đối tượng kiểm toán với các bộ phận khác

+ Lập chương trình kiểm toán

+ Xác định những vấn đề liên quan đến báo cáo kết quả kiểm toán.+ Trình duyệt kế hoạh kiểm toán

Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán

Bước3: Khảo sát sơ bộ:

Mục đích của bước khảo sát sơ bộ là thu thập thêm thông tin về đốitượng kiểm toán, thu thập một số bằng chứng ban đầu cũng như tạo mốiquan hệ hợp tác với đối tượng kiểm toán Trong giai đoạn này kiểm toánviên có thể thực hiện các công việc sau:

Tổ chức một cuộc họp mở rộng: Trong quá trình nghiên cứu tổng

quát, một cuộc hop được tiến hành giữa đoàn kiểm tra và người quản lýđối tượng kiểm toán Cuộc họp này thường được tổ chức tại văn phòng đốitượng kiểm toán Cuộc họp này xác định trách nhiệm của người quản lýđối với cuộc kiểm toán và phối hợp các hoạt động kiểm toán với các hoạtđộng của đối tượng kiểm toán

Tham quan đơn vị: Tham quan đơn vị giúp cho kiểm toán viên một ý

niệm về các dạng hoạt động, không khí làm việc, cơ sở vật chất, quan hệnội bộ trong đơn vị và quy trình công việc tại đối tượng kiểm toán

Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu tài liệu có chọn lọc cung cấp cơ sở

cho kiểm toán viên viết một bảng mô tả về hoạt động của đối tượng kiểmtoán Kiểm toán viên nghiên cứu các tài liệu như: sơ đồ tổ chức, các quyđịnh của nhà nước, các mục tiêu của đơn vị, các bảng mô tả công việc,hướng dẫn về chính sách, báo cáo tổng hợp

Bảng mô tả hoạt động của đối tượng kiểm toán:Kiểm toán viên phảilập và lưu trữ trong hồ sơ kiểm toán một bảng mô tả về hoạt dộng của đốitượng kiểm trong đó trình bày những hiểu biết của mình và qua đó làm cơ

Trang 10

sở tham chiếu với những đánh giá kiểm soát nội bộ của đơn vị và các thủtục kiểm toán viên tiến hành.

Thủ tục phân tích: Kiểm toán viên sẽ so sánh số liệu thực tê với số

liệu kế hoạch, xem xét xu hướng từ năm này sang năm khác, xem xét vàghi nhận các chi tiết bất thường, ước tính dữ liệu trên báo cáo bằng các dữliệu liên quan thủ tục phân tích không chỉ gúp kiểm toán viên lập kếhoạch các thủ tục kiểm toán khác, chẳng hạn kết quả bất thường thông quaviệc tính toán và so sánh sẽ đặt ra những câu hỏi và cần những thủ tụckiểm toán chi tiết hơn Ngoài ra, các thủ tục còn cung cấp định hướng đểkiểm tra và tạo bằng chứng về sự hợp lý của các chỉ tiêu hoạt động

Bước 4: Mô tả và phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ.

Các kiểm toán viên mô tả hệ thống kiểm soát thông qua vẽ các lưuđồ, trả lời các câu hỏi về kiểm soát nội bộ và các bảng tường thuật Ngoài

ra các kiểm toán viên thực hiện các thử nghiệm sơ bộ, thử nghiệm các thủtục kiểm soát đối với các hệ thống thông tin việc đánh giá hệ thống kiểmsoát nộ bộ được thông qua bảng đánh giá kiểm soát nội bộ trong đó phátthảo những phát hiện đối chiếu với tiêu chuẩn nhận dạng các rủi ro

Bước 5: Thực hiện các thử nghiệm mở rộng.

Thử nghiệm mở rộng bao gồm việc kiểm tra chứng từ, sổ sách,phỏng vấn người quản lý đối tượng kiểm toán và các nhân viên khác, quansát các hoạt động kiểm tra tài sản, so sánh việc ghi chép với thực tế và cácthủ tục khác nhằm hiểu biết chi tiết về chất lượng hoạt động kiểm soát tạiđơn vị

Bước 6: Xử lý các phát hiện trong quá trình kiểm toán.

Khi hoàn tất việc nghiên cứu và đánh giá đối tượng kiểm toán kiểmtoán viên có thể đưa ra các phát hiện và xác định cần phải làm gì để hoànthiện kiểm soát nội bộ Từ rất nhiều phương án khác nhau, kiểm toán viêncó thể lựa chọn và đề xuất kiến nghị mà họ thấy thích hợp

Phát hiện của kiểm toán viên bao gồm:

+ Thực trạng là những điều phát hiện trong thực tế

+ Tiêu chuẩn là cơ sớ để đánh giá thực trạng

+ Hậu quả là rủi ro phát sinh từ thực trạng

+ Nguyên nhân là nguyên nhân dẫn đến thực trạng

Giai đoạn 3: Báo cáo kiểm toán

Trang 11

Bước 7:

Ở bước này bao gồm việc trình bày và thông tin về kết quả kiểmtoán Báo cáo kiểm toán thường được thực hiện bằng văn bản Báo cáothường bao gồm các giải trình về mục tiêu và phạm vi kiểm toán, các thủtục tổng quát được áp dụng, các phát hiện của kiểm toán viên và các kiếnnghị được đề xuất

Giai đoạn 4: theo dõi sau kiểm toán

Bước 8:

Sau khi báo cáo kiểm toán được gởi đi và trình bày cho đối tượngkiểm toán và đối tượng kiểm toán đã có phúc đáp thích hợp, kiểm toánviên bắt đầu sang bước theo dõi sau kiểm toán.Tiến trình công việc nhưsau:

Ban giám đốc công ty sẽ tham khảo ý kiến đối tượng kiểm toán đểquyết định xem các kiến nghị của kiểm toán áp dụng khi nào và áp dụngnhư thế nào

Tiếp theo, đối tượng kiểm toán thưcï hiện các quyết định này

Kiểm toán viên sau khi chờ đợi một thời gian sẽ trở lại đối tượngkiểm toán để xem xét các sửa đổi có được thực hiện không và kết quả cónhư mong muốn không

Trong hầu hết các trường hợp, có sự phối hợp trong việc thực hiệncác thủ tục theo dõi sau kiểm toán Giữa đối tượng kiểm toán và kiểm toánviên để cùng giải quyết các vấn đề được đặt ra Sự phối hợp này vừa giúpđảm bảo sự độc lập cả kiểm toán viên với quá trình thiết kế và vận hànhhệ thống, vừa tận dụng được kinh nghiệm của kiểm toán viên nội bộ

Bước 9: Đánh giá cuộc kiểm toán.

Hoạt động sau cùng liên quan đến cuộc kiểm toán là đánh giá củachính bản thân các kiểm toán viên Trưởng nhóm quyết định những vấn đềliên quan, bao gồm hiệu quả của việc kiểm toán và làm thế nào để thựchiện tốt hơn các cuộc kiểm toán sau này

Đồng thời mỗi kiểm toán viên kể cả nhóm trưởng kiểm toán cònphải lập một báo cáo về công việc hoàn thành sau mỗi cuộc kiểm toán.Báo cáo này làm cơ sở cho việc phân công đề bạt phát triển nghề nghiệpvà tăng lương sau này

Trang 12

3 KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ.

3.1.Các hoạt động của quá trình tiêu thụ.

Quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá thường gồm một số hoạt độngchính sau đây:

3.1.1.Tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá

Đây là hoạt động nhằm giải quyết vấn đề sản phẩm, hàng hoá sẽđược tiêu thụ ở vùng thị trường nào, khách hàng nào sẽ mua sản phẩm,hàng hoá của doanh nghiệp Phần lớn các doanh nghiệp đều xác định chomình một vùng thị trường mục tiêu và kênh phân phối chủ đạo để tiếnhành tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá Để tìm kiếm thị trường và khách hàngtiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của mình thì doanh nghiệp tiến hành tìmkiếm, ký kết hợp đồng với các đại lý tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, mở chinhánh văn phòng đại diện, thành lập hệ thống cửa hàng bán sản phẩm,hàng hoá trực tiếp của doanh nghiệp

3.1.2 Nhận đặt hàng từ khách hàng:

Trước khi đặt hàng từ phía khách hàng thì doanh nghiệp thường làmthủ tục chào hàng, đưa ra các điều kiện bán hàng và thể hiện rõ ý định bánhàng của mình, về sản phẩm đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý

Sau đó trên cơ sở giá cả, chất lượng, phương thức thanh toán dokhách hàng đề nghị trong đơn đặt hàng, doanh nghiệp sẽ phân tích lựachọn có nên cung cấp sản phẩm hàng hoá hay không

3.1.3.Cung cấp sản phẩm hàng hoá

Sau khi đã có sự thoả thuận của hai bên bán và mua, doanh nghiệpsẽ tiến hành giao hàng hoá cho bên mua, phương thức giao hàng tuỳ theosự thoả thuận của hai bên

3.1.4 Nhận tiền thanh toán từ khách hàng

Thể hiện hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá như thế nào đượcquyết định ở khâu này, nó tạo nên doanh thu của doanh nghiệp Tất cả cácdoanh nghiệp đều muốn thu tiền bán hàng càng sớm càng tốt, ngược lạikhách hàng thì muốn chiếm dụng vốn bằng việc trả chậm tiền mua hàng

Vì vậy, mỗi doanh nghiệp đều có chính sách riêng về quản lý công nợ đểđảm bảo thu đúng, thu đủ các công nợ của khách hàng

3.1.5 Hoạt động khuyến mãi quảng cáo

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, phần lớn các doanhnghiệp đều có chiến lược riêng về hoạt động quảng cáo khuyến mãi để

Trang 13

sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng và thể hiện vị trí của mìnhtrên thị trường Vì thế hoạt động này trở thành một trong những công cụđắc lực để hoạt động tiêu thụ có hiệu quả hơn

3.2 Mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá của kiểm toán hoạt động tiêu thụ.

3.2.1 Mục tiêu của kiểm toán hoạt động tiêu thụ:

Kiểm toán hoạt động tiêu thụ thường hướng vào mục tiêu chính sau:

+ Đảm bảo các kiểm soát được qui định cho hoạt động tiêu thụ làphù hợp, được duy trì có hiệu quả và được tuân theo đúng

+ Đảm bảo các chính sách tiêu thụ là hợp lý, hiệu quả, có tác dụngthúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

+ Đảm bảo các hoạt động tiêu thụ đang được tiến hành có hiệu lực,hiệu quả

3.2.2 Tiêu chuẩn đánh giá của hoạt động tiêu thụ.

Khi tiến hành kiểm toán hoạt động tiêu thụ có thể sử dụng một vàitiêu chuẩn sau để đánh giá:

+Các chỉ tiêu về hoạt động tiêu thụ như : doanh thu, chi phí bánhàng, công nợ của các kỳ trước, của các đơn vị cùng nghành cùng quimô

+Các định mức kỹ thuật hoặc dự toán được thiết lập qua quá trìnhphân tích các chính sách, qui định liên quan đến hoạt động tiêu thụ

3.3 Kiểm toán hoạt động tiêu thụ

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình lưu thông hànghoá Hoạt động tiêu thụ được bắt đầu bằng đơn đặt hàng của khách hàngvà chấm dứt bằng sự chuyển đổi hàng hoá, dịch vụ thành một khoản thu vàcuối cùng thành tiền

Do đó, kiểm toán hoạt động tiêu thụ là đánh giá tính kinh tế, tínhhiệu quả và hiệu lực của các hoạt động: tìm kiếm thị trường và khách hàngtiêu thụ sản phẩm, xử lý đơn đặt hàng của khách hàng, kiểm soát tín dụngvà quản lý con nợ, định giá sản phẩm, hệ thống bán hàng của doanhnghiệp, chính sách marketing

3.3.1 Tìm kiếm thị trường và khách hàng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá:

Để hoạt động tiêu thụ đạt hiệu quả tốt, sản phẩm hàng hoá củadoanh nghiệp được khách hàng chấp nhận thì hoạt động tìm kiếm thịtrường tiêu thụ giữ một vai trò vô cùng quan trọng

Trang 14

Những yêu cầu cần thiết để tiến hành hoạt động tìm kiếm thị trường và khách hàng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá có hiệu quả:

Ban quản lý nên có một đội ngũ, phòng nghiên cứu thị trường, tiếpcận thị trường, thu thập thông tin về thị trường: nhu cầu thị hiếu của kháchhàng vềø sản phẩm hàng hoá, sức mua của thị trường, sản phẩm của đối thủcạnh tranh ( về số lượng, chất lượng, giá cả )

Định vị vị trí sản phẩm của doanh nghiệp mình trên thị trường

Xác định thị trường mục tiêu ( thị trường có nhiều cơ hội hấp dẫnnhất mà doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn lực của mình )

Trên cơ sở đó mở các văn phòng đại diện, chi nhánh của doanhnghiệp trên thị trường mục tiêu

Chọn các kênh phân phối chủ đạo: Ký kết với các đại lý tiêu thụ sảnphẩm hàng hoá của doanh nghiệp Mở các cửa hàng bán hàng trực tiếp củadoanh nghiệp trên thị trường mục tiêu

3.3.2 Xử lý đơn đặt hàng của khách hàng:

Việc xử lý một cách có hiệu quả đơn dặt hàng của khách hàng làcần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất cũng như các doanh nghiệpkinh doanh Việc chậm trễ hay những sai sót xảy ra trong quá trình xử lýdơn đặt hàng đều có thể dẫn đến việc đánh mất thiện chí của khách hàng,huỷ bỏ đơn đặt hàng và thậm chí làm mất đi cơ hội kinh doanh, giảm vị trícủa doanh nghiệp trên thị trường

Những yêu cầu cần thiết xử lý có hiệu quả đơn đặt hàng:

Ban quản lý nên có một chính sách rõ ràng về việc xử lý đơn đặthàng, chính sách này cần phải linh động tuỳ theo từng loại sản phẩm, tuỳtheo từng thị trường cũng như từng khách hàng Đối với những khách hàngkhó tính muốn hàng hoá được giao nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo về sốlượng và chất lượng thì doanh nghiệp phải rút ngắn thời gian xử lý đơn đặthàng để hàng hoá đến tay khách hàng sớm nhất Vì thế, ban quản lý nênthâu nhận những thông tin hàng tháng về những hướng dẫn sau và xem đónhư là nền tảng cơ bản để hướng dẫn sâu sát việc phục vụ khách hàng

- Khối lượng mậu dịch, giá trị của các đơn đặt hàng còn nợ

- Những đơn đặt hàng đang chờ hàng dự trữ

- Khối lượng hàng chuyên chở từng phần

- Định giá nhanh chóng và thực hiện yêu cầu của khách hàng(thường xuyên cập nhật thông tin về hàng dự trữ, qui cách sản phẩm và giá

Trang 15

cả ) Ở những công ty có cơ sở dữ liệu về nhóm sản phẩm trên máy cóthể cung cấp một lợi thế cạnh tranh trong việc phục vụ khách hàng.

Sự hoàn tất một đơn đặt hàng có thể phụ thuộc vào tốc độ tiến hànhkiểm tra tín dụng, kiểm tra chi tiết đơn đặt hàng, xác định hàng hoá tồnkho và nhập vào máy đơn đặt hàng

Công ty cần phải có kế hoạch hoàn tất các đơn đặt hàng tạm thờidựa trên các yêu cầu qua điện thoại của những khách hành được xác minh,có các phương tiện giúp kiểm soát nhanh tín dụng khách hàng, xác địnhnhững chậm trễ có thể xảy ra trong việc giao hàng và rà xót thường xuyênnhững đơn đặt hàng còn tồn đọng

3.3.3 Kiểm soát tín dụng và quản lý con nợ:

Mục đích của hoạt động này là đồng vốn của doanh nghiệp bỏ raphải được chu chuyển nhanh tức là nhận tiền thanh toán từ khách hàng đầyđủ, đúng hạn để hạn chế thấp nhất chi phí tín dụng mà không làm cản trởviệc bán hàng có thể đem lại lợi nhuận

Những chi phí kéo dài thời gian tín dụng cho khách hàng gồm nhữngchi phí sau:

- Chi phí tiền vốn kẹt lại ở con nợ

- Chi phí nhân viên quản lý sổ sách bán hàng

- Chi phí đòi nợ

- Chi phí cho nhân viên trong khi làm việc: In ấn, điện thoại, bưuphí

- Nợ không có khả năng thanh toán

Những chi phí này có thể phát sinh khác nhau đối với những đơn vịkinh doanh khác nhau Tuy nhiên để kiểm soát tín dụng có hiệu quả có thểtiến hành qua 4 giai đoạn sau:

- Thẩm định và xem xét khả năng cho vay tín dụng an toàn đối vớikhách hàng cũ và mới

- Kiểm tra đơn đặt hàng vừa nhận được

- Nhanh chóng xử lý sổ sách bán hàng và viết hoá đơn

- Thu hồi nợ

Cụ thể để kiểm soát tín dụng và quản lý nợ có hiệu quả cần thực hiện những yêu cầu sau:

Công ty phải có chính sách cụ thể, rõû ràng để quản lý con nợ hiệuquả Chính sách cần chỉ rõ điều khoản mua bán, tiêu chuẩn thiết lập giới

Trang 16

hạn tín dụng và điều kiện nào thì điều khoản mua bán hay giới hạn tíndụng có thể được thay đổi Điều khoản mua bán và tiêu chuẩn kiểm soáttín dụng phải linh động tuỳ từng khách hàng để không ảnh hưởng đến việcbán hàng có lãi.

Để theo dõi hoạt động kiểm soát tín dụng có thể sử dụng các chỉ dẫn sau:

- Bảng kê các con nợ về số ngày nợ, số và giá trị các tài khoản vượtgiới hạn tín dụng, số và giá trị đơn đặt hàng bị loại bỏ, số và giá trị của cáckhoản nợ khó đòi

- Đối với các công ty lớn nên có một ban kiểm soát tín dụng đóngvai trò chủ chốt, còn đối với các công ty nhỏ nên có ít nhất một ngườichuyên chịu trách nhiệm về quản lý tín dụng

- Thu hồi nợ phải được tiến hành thường xuyên đối với những

khoản nợ khó đòi thuộc nguyên nhân chủ quan phải bị truy trách nhiệmtrước ban quản lý bán hàng và đội ngũ nhân viên bán hàng, bộ phận chịutrách nhiệm thu nợ

Thủ tục thu hồi nợ gồm một số nội dung sau: Báo cáo hàng tháng,đánh dấu các chứng từ thanh toán trên báo cáo, giấy báo nhắt nợ (hoặcthường xuyên gọi qua điện thoại để nhắt nợ), có thể nhờ sự giúp đỡ củapháp luật đối với những khoản nợ lớn khó đòi được vì khách hàng cố ýkhông muốn trả nợ

Giới hạn tín dụng đối với tất cả các khách hàng phải được ấn địnhmột cách phù hợp tuỳ từng trường hợp khách hàng và phải thường xuyênrà soát lại, thường dựa vào khối lượng mậu dịch lớn nhất mà khách hàngcó thể thực hiện (Ví dụ: không đáng bỏ ra 1.000$ cho một khách hàng màngười ta không thể mua hàng với giá trị trên 5.000$) và uy tín của kháchhàng Việc xem xét lại thường xuyên cũng rất quan trọng để tránh đánhmất việc bán hàng khi khách hàng đạt đến mức nợ giới hạn, hoặc ngượclại để giảm bớt giới hạn đối với những khách hàng không mấy hài lòng

Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa bộ phận kế toán, quản lý tín dụng,bộ phận bán hàng và phân phối hàng Khi một con nợ bất ngờ bị lâm vàohoàn cảnh khó khăn về tài chính, việc giao hàng có thể ngưng lại và tất cảcácù nhân viên bán hàng vận chuyển cũng nên được báo trước và trườnghợp cho phép giao hàng thì tất cả các nhân viên bán hàng và vận chuyểnphải biết để tránh đánh mất việc bán hàng

Trang 17

3.3.4 Địùnh giá sản phẩm và khả năng sinh lời từ sản phẩm.

Đối với sản xuất cũng như các ngành công nghiệp dịch vụ, chínhsách định giá sản phẩm và theo dõi khả năng sinh lời từ sản phẩm là nềntảng trong việc chiếm vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp và hoạt động tàichính

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm và khảø năngsinh lời từ sản phẩm bao gồm:

- Kết cấu chi phí của công ty

- Chiến lược cạnh tranh và xác định vị trí sản phẩm trên thị trường

- Mức độ phục vụ

- Khả năng nhận biết giá cả, kết cấu, bản chất của các thị trườngthuộc công ty

- Khả năng xuất hiện các mặt hàng thay thế

- Chất lượng sản phẩm

3.3.5 Hệ thống bán hàng.

Không có một hệ thống kiểm soát đầy đủ, tiền mặt phát sinh do bánhàng có thể bị mất hay bị gian lận, mối quan hệ với khách hàng có thể bịsuy thoái vì giao hàng không đúng hoặc trể, hoặc những con nợ còn tồnđọng có thể không thu được ngay hoặc không có khả năng thu được Dovậy, một hệ thống bán hàng hiệu quả là rất quan trọng đối với tất cả cácdoanh nghiệp

Những lĩnh vực kiểm soát chính ở hoạt động này:

- Hồ sơ hệ thông con nợ

- Đơn đặt hàng

- Chuyển hàng

- Hoá đơn bán hàng

- Giấy ghi nợ và điều chỉnh nợ

- Số liệu về hiện trạng các con nợ

- Tổ chức đội ngũ nhân viên bán hàng

Một số yêu cầu nhằm đảm bảo cho hệ thống bán hàng được hiệu quả:

Số liệu về hiện trạng các con nợ và hàng bán ra không bị khai báosai trong tổng số của những hồ sơ ở máy tính Thường xuyên cân nhắc cáchạng mục tổng cộng trên các hồ sơ lưu sẽ giúp đảm bảo rằng số liệu lưutrữ vẫn còn đúng

Trang 18

Có các biện pháp thực hiện từng kỳ để xác định tính đầy đủ chínhxác và hữu hiệu của hàng bán ra và các con nợ Tất cảc các hàng đượcchuyển đi và các dịch vụ được giao và được phép Các hàng hoá khôngđược phép rời chổ nếu không đi kèm theo bởi các văn bản chuyển hàngđược chấp thuận và đầy đủ Tức là việc chuyển hàng phải căn cứ trên sựđầy đủ của quá trình đặt hàng hoặc trên các thủ tục.

Các hoá đơn được lập nhanh cho tất cả hàng và dịch vụ bán ra vàđược kiểm tra đầy đủ Hàng bán ra phải phù hợp với hàng chuyển đi Nếukiểm soát đối với việc so sánh danh đơn hàng bán ra và hàng giao làkhông đầy đủ thì có thể hàng hoá hay dịch vụ bán ra không được lập hoáđơn hoặc được lập hoá đơn sai hoặc giao nhận trể trong việc lập hoá đơn

Các giao dịch trong hệ thống bán hàng được cập nhật đầy đủ vàchính xác vào sổ cái bán hàng

Công tác tổ chức phân công các nhiệm vụ trong hệ thống bán hàngphải phù hợp không được chồng chéo đồng thời giữa các khâu phải có mốiliên hệ hợp tác với nhau,hỗ trợ cho nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ

3.3.6 Chính sách Marketing.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp kinh doanhtrong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay Để khẳng định được chỗđứng của mình trên thị trường, mỗi doanh nghiệp không những cạnh tranhvề chất lượng, giá cả, mẫu mã mà còn cạnh tranh trên mọi phương diện:quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi chính vì vậy mà việc xác định một chínhsách marketing phù hợp hiệu quả, hiệu lực là rất quan trọng để đẩy mạnhhoạt động tiêu thụ

Một số vấn đề quan trọng trong hoạt động này:

- Phải hiểu được tâm lý của khách hàng mà có hình thức quảng cáo,tiếp thị phù hợp để không những giữ được khách hàng đã mua mà còn tìmkiếm đến khách hàng chưa mua, muốn mua và sẽ mua

- Tuỳ từng loại hình kinh doanh mà mở những đợt quảng cáo phùhợp trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Phải cho khách hàng thấy được lợi ích mang lại cho khách hàngnhiều hơn những đôí thủ cạnh tranh khác khi quyết định mua hàng hoá củadoanh nghiệp

- Tuỳ từng giai đoạn, thời kỳ cũng như từng loại sản phẩm hàng hoámà có những đợt khuyến mãi phù hợp

Trang 19

- Vấn đề quan trọng không kém là việc bày biện, trang trí cửa hàng,đội ngũ nhân viên bán hàng về cách ăn mặc, ứng xử đối với khách hàng.

- Cuối cùng là việc so sánh giữa chi phí bỏ ra với kết quả thu được.Tuy nhiên, hoạt động này mang tính lâu dài, có thể trong thời gian ngắnkết quả thu được chưa cao nhưng trong tương lai sẽ thu được kết quả cao sovới chi phí bỏ ra

Trang 20

PHẦN II:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ VÀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN THỦY SẢN HOÀI NHƠN BÌNH ĐỊNH

1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN HOÀI NHƠN BÌNH ĐỊNH.

1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty.

Tiền thân của công ty cổ phần thuỷ sản Hoài nhơn là trạm hải sảnHoài nhơn trực thuộc công ty thuỷ sản Nghĩa Bình, được thành lập năm

1976 để phục vụ cho nhu cầu thu mua chế biến thuỷ sản dịch vụ hậu cầnnghề cá của huyện Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh của mình, trạm hải sản đã khẳng định sự tồn tại và không ngừngphát triển Vì thế mà được nhà nước xem xét cho thành lập doanh nghiệpnhà nước theo tinh thần nghị định 388 HĐBT ( nay là chính phủ )

Căn cứ vào tình hình thực tế, cùng với xu hướng nhà nước ta từngbước cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Công ty thuỷ sản Hoài nhơn đãchọn hình thức cổ phần hoá, bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có đồng thờiphát hành thêm cổ phiếu để gọi vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp trên cơsở hội đồng thẩm định đã soát xét và UBND tỉnh đã có quyết định số 29/60

UB ngày 27 tháng 01 năm 1998 và lúc này công ty cổ phần thuỷ sản HoàiNhơn ra đời

Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN HOÀI NHƠN

Tên giao dịch : HOAI NHƠN FISHERY JOINT- STOCK COMPANY Tên viết tắt : HOAI NHON FISICO

Trong những năm qua để khẳng định mình trên thương trường, công

ty đã tìm mọi biện pháp để mở rộng địa bàn sản xuất, kinh doanh, nângcao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, từng bước tạo việc làm ổn định tăng thunhập cho người lao động và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước Công tyđã từng bước hoà nhập và thích nghi với nền kinh tế mới

1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty.

Công ty có các nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đông thời quản lý khai tháccó hiệu quả các nguồn vốn đảm bảo đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh

Trang 21

theo phương thức đa dạng, không ngừng đổi mới trang thiết bị, bù đắp chiphí cân đối thu chi và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước Công ty có tráchnhiệm bảo toàn và phát triển vốn.

Đầu tư liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần tuỳ theo khả năng củacán bộ công nhân viên công ty

Nghiên cứu các biện pháp đổi mới mặt hàng, nâng cao chất lượng vàgia tăng số lượng các mặt hàng

Tự chủ trong hoạt động quản lý tài sản, quản lý tài chính và chínhsách cán bộ theo luật định, thực hiện nguyên tắt phân phối theo lao độngđảm bảo công bằng xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần chongười lao động , bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹthuật và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên

Ghi chép sổ sách kế toán theo đúng pháp luật và qui định hiện hành,chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính

Trong chế biến thực hiện tốt khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, toànbộ hải sản trước khi nhập kho và xuất bán ra ngoài đều qua khâu kiểm trachất lượng nằm đảm bảo tuyệt đối cho sức khoẻ của người tiêu dùng Thựchiện tốt công tác bảo hộ an toàn lao động, bảo vệ môi trường

1.3 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty

Công ty vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị kinh doanhlĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty gồm: thu mua chế biến, nuôitrồng thuỷ sản, nông sản nội địa và xuất khẩu

Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại hải sản, vật tư, trang thiết bị vàdịch vụ hậu cần nghề cá

Chế biến kinh doanh gỗ, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền các loại

Tư vấn hồ sơ thiết kế và lập kỹ thuật hoàn công đối với tàu cá kinhdoanh xăng, dầu, dầu mở phụ

Kinh doanh dịch vụ ăn uống giải khát, nhà hàng, dịch vụ vui chơigiải trí

Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, cấp thoátnước, điện dân dụng, san lắp mặt bằng

Tuy nhiên hai lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là kinh doanhxăng dầu và thu mua chế biến mặt hàng thuỷ sản

Trang 22

1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý ở công ty.

1.4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý.

1.4.2 Chức năng của các phòng ban.

Đại hội cổ đông: là cơ quản quyết định cao nhất của công ty Đại hội

cổ đông tiến hành thường niên và bất thường, định kỳ mỗi năm một lần dochủ tịch HĐQT triệu tập trong thời gian 45 ngày kể từ ngày kết thúc nămtài chính

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty do Đại hội Cổ đông

bầu ra thay mặt cho cổ đông giữa 2 kỳ đại hội Chủ tịch HĐQT do Đại hội

Đại hội cổ đông

Quan hệ chức năng Quan hệ hổ trợ

Trang 23

cổ đông bầu ra theo nhiệm kỳ đồng thời chủ tịch HĐQT kiêm giám đốcđiều hành công ty.

Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cho Cổ đông để kiểm tra, kiểm

soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị điều hành của Công ty.Ban kiểm soát có thể 2 hoặc 3 người do đại hội Cổ đông bầu ra và bãimiễn nhiệm với đa số phiếu bằng thể thức trực tiếp hoặc bỏ phiếu kín

Giám đốc: là người đại diện pháp nhân cho Công ty trong mọi giao

dịch, giám đốc là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanhhàng ngày của công ty Giám đốc chịu trách nhiệm trước đại hội Cổ đôngvà Hội đồng quản trị về trách nhiệm điều hành Công ty

Phòng tài vụ: Có nhiệm vụ tổ chức công tác hạch toán kế toán toàn

Công ty, xác định kết quả kinh doanh, thực hiện các nhiệm vụ thu chi vàquản lý các khoản tiền vốn, tiền vay, tiền gởi, đồng thời theo dõi sát saotình hình công nợ để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh Đồngthời tham mưu cho ban lãnh đạo công ty về những thông tin tài chính quantrọng

Phòng kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc về công việc kinh

doanh thị trường, vật tư hàng hoá giúp cho giám đốc ký kết những hợpđồng mua bán tiêu thụ sản phẩm, định giá mua, bán ở từng thời điểm theosự biến động của thị trường

Các xí nghiệp và chi nhánh: có nhiệm vụ tổ chức sản xuất, tổ chức

quản lý ở từng xí nghiệp, định kỳ báo cáo kết quả ( hàng tháng ) chophòng kế toán tài vụ

Trang 24

1.5 Tổ chức kế toán tại công ty.

1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty

a Sơ đồ bộ máy kế toán:

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ hổ trợ

b Chức năng của từng bộ phận:

Hiện nay công ty tổ chức mô hình kế toán theo kiểu nữa tập trungnữa phân tán.Phòng kế toán trung tâm ( phòng tài vụ ) có nhiệm vụ tổnghợp số liệu theo dõi chi tiết từng chi nhánh, từng xí nghiệp đồng thời theodõi ghi chép kiểm tra toàn bộ công tác kế toán tại công ty Ở các đơn vịphụ thuộc như xí nghiệp xây dựng thuỷ sản, xí nghiệp đông lạnh cũng cóphòng kế toán riêng làm nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin theo sựphân cấp của phòng kế toán tập trung

Kế toán trưởng: Là người trực tiếp chỉ đạo các nhân viên kế toán.

Điều hành toàn bộ hệ thống kế toán ở công ty và chịu sự lãnh đạo trực tiếpcủa giám đốc.Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp có nhệm vụ tổng hợpsố liệu lên chứng từ ghi sổ, vào sổ cái các tài khoản, lập báo cáo tài chính

Kế toán vật tư, tài sản cố định, tiền lương và bảo hiểm: Theo dõitình hình tăng giảm TSCĐ, tiến hành tính khấu hao đồng thời theo dõi tiềnlương phải trả cho công nhân viên và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, kinh phí công đoàn

Kế toán công nợ, tiêu thụ, thanh toán: Theo dõi tình hình công nợ,

Thủ quĩ

Kế toán vật tư, TSCĐ,

tiền lương, bảo hiểm

Kế toán xí nghiệp

xây dựng thuỷ sản

Kể toán công nợ tiêu thụ, thanh toán

Kế toán xí nghiệp chế biến đông lạnh

Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp

Trang 25

lập báo cáo tiêu thụ hàng hoá hàng tháng, theo dõi tình hình thu chi quĩtiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tạm ứng, thanh toán tạm ứng của cán bộ côngnhân viên công ty và các xí nghiệp phụ thuộc Đồng thời cung cấp chứngtừ cần thiết cho kế toán tổng hợp.

Thủ quĩ: Trực tiếp thu chi quĩ tiền mặt và bảo quản tiền mặt, ghi

chép sổ quĩ và hàng tháng lập báo cáo thu chi tiền quĩ

Kế toán các chi nhánh, các xí nghiệp: là người theo dõi chung

trong chi nhánh xí nghiệp từ việc thu chi, tạm ứng Hàng tháng lập các báocáo, bảng kê gửi lên cho phòng kế oán tập trung để tập hợp số liệu lập báocáo tài chính

1.5.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty:

Với mô hình đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ nhân viên kếtoán tại công ty, công ty đã áp dụng hình thức kế toán : Chứng từ ghi sổ

Hiện nay, công ty đã vận dụng máy vi tính vào việc xử lý thông tinkế toán

(1)(1)

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng

Sổ chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Báo cáo kế toán

Trang 26

Đối chiếu Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy sốliệu vào chứng từ ghi sổ Đối với tài khoản cần mở chi tiết thì từ chứng từgốc sẽ được vào sổ theo dõi chi tiết theo từng đối tượng cần quản ly.

Chứng từ ghi sổ sau khi lập xong được đăng ký vào sổ đăng kýchứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian để quản lý tập trung số liệu kế toán.Đồng thời cũng từ chứng từ ghi sổ số liệu sẽ được ghi vào sổ cái

Cuối quý số liệu tổng cộng ở sổ cái được dùng để lên bảng cânđối số phát sinh , sau khi đối chiếu giữa sổ đăng ký chứng từ ghi sổ vàbảng cân đối số phát sinh; bảng tổng hợp chi tiết và bảng cân đối số phátsinh

Số liệu từ bảng cân đối số phát sinh được dùng để lập bảng cânđối kế toán và các báo cáo kế toán khác

2 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN THUỶ SẢN HOÀI NHƠN

2.1 Khái quát tình hình tiêu thụ tại công ty:

Trong những năm gần đây, đặc biệt là ba năm vừa qua công ty đãtạo được chổ đứng cho mình trên thị trường lãnh đạo của công ty đã từngbước chứng tỏ được năng lực của mình từ khi chuyển sang hình thức cổphần hoá Công ty đã đi vào hoạt động có hiệu quả, điều này thể hiện quamột số chỉ tiêu trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh như sau:

Bảng 1: Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá tại công ty.

Đvt: tr đồng

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

Doanh thu hàng xuất khẩu 0 176 6.900

Giá vốn hàng bán 97.813 113.454 139.472

Chi phí bán hàng 946 2.070 4.945

Chi phí quản lý 628 531 487

Trang 27

Qua bảng số liệu phân tích ta có thể thấy doanh thu của Công ty quamỗi năm đều tăng lên đáng kể tương ứng với mức lợi nhuận trước thuếcũng tăng Qua đó, ta có thể kết luận rằng: công ty đã từng bước thâmnhập thị trường, đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá Nhìnvào bảng số liệu ta thấy xu hướng phát triển của công ty trong những nămsắp tới.

Trước đây công ty chỉ thu mua một số mặt hàng thuỷ sản rồi sau đóbán lại mà chủ yếu là thu mua cá Ngừ đại dương Hiện nay, Công ty đãđầu tư đưa máy móc thiết bị kỹ thuật hiện đại vào để chế biến một số mặthàng thuỷ sản để bán và xuất khẩu.Có thể nêu 1 số mặt hàng thuỷ sảnchính của Công ty như sau:

Bảng 2: Một số mặt hàng thuỷ sản chính của công ty.

STT Tên mặt hàng

1 Cá Ngừ đại dương

+ Cá nguyên con xuất nội địa + Cá nguyên con xuất khẩu + Cá fillel xông gas

2 Cá chuồn tẩm gia vị

3 Cá ngừ sọc dưa vàng vi

4 Cá dũa fillel hoặc nguyên con cấp đông

5 Cá nục cấp đông

6 Tôm cấp đông

Tôm sắc cấp đôngTôm sú gia công

7 Cá bò da tẩm gia vị

Mặt hàng thuỷ sản là mặt hàng cao cấp cho nên thị trường tiêu thụ làthị trường mà ở đó người dân có mức sống cao Do đó, phần lớn kháchhàng của công ty là các Công ty TNHH, khách sạn, nhà hàng ở TP Hồ ChíMinh và một số mặt hàng để xuất khẩu sang nước ngoài: Nhật, Mỹ, EU.Đối với Công ty đây cũng là bước đầu thành công Tuy nhiên còn nhiềukhó khăn trước mắt mà công ty phải đối đầu

Trang 28

Bên cạnh kinh doanh chế biến mặt hàng thuỷ sản Công ty còn kinhdoanh mặt hàng xăng dầu các loại Đây cũng là lĩnh vực kinh doanh chínhtạo nên doanh thu của Công ty Công ty la øtổng đại lý bán xăng dầu củatỉnh gồm các loại: Xăng Mogas 90, Xăng Mogas 92, dầu lửa, dầu Diezel,dầu Mazút, dầu nhớt các loại.

Đối với mặt hàng xăng dầu, Công ty mua của Công ty xăng dầuBình định, Công ty xăng dầu khu vặc V, Công ty xăng dầu Quảng Ngãi Thị trường tiêu thụ phần lớn là nằm trong tỉnh, các điểm bán xăng dầu cácCông ty và các quầy hàng để bán xăng dầu cho người dân địa phương, báncho các tàu thuyền đi biển Nhìn chung thị trường tiêu thụ xăng dầu ổnđịnh Vấn đề khó khăn là nguồn đầu vào là cho giá cả xăng dầu không ổnđịnh

Để thấy được tình hinh tiêu thụ một số mặt hàng chính của hai lĩnhvực chính kinh doanh xăng dầu và chế biến thuỷ sản được thể hiện ở bảng

3 như sau:

Nhìn vào số liệu bảng 3, ta thấy doanh thu tiêu thụ hai lĩnh vực kinhdoanh xăng dầu và thuỷ sản của Công ty nhìn chung là tăng qua các năm.Trong đó, tình hình tiêu thụ một số mặt hàng thuỷ sản tăng nhanh năm

2001 Điều này cho thấy việc kinh doanh lĩnh vực thuỷ sản đã bắt đầu đivào hoạt động có hiệu quả từ khi chuyển sang hình thức cổ phần hoá Đếnnăm 2002 doanh thu có tăng nhưng chậm hơn, thậm chí mặt hàng cá ngừđại dương lại giảm so với năm 2001( vì đây là mặt hàng xuất khẩu nên gặpnhiều khó khăn) Tuy nhiên doanh thu các mặt hàng thuỷ sản của công tyđều tăng qua ba năm

Còn đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu thì doanh thu tăng đều quacác năm và ổn định

Nhìn chung doanh thu hai lĩnh vực chính của công ty đạt được trong

ba năm qua là thể hiện bước đầu thành công trên con đường đổi mới củacông ty Qua đó cho ta thấy xu hướng tăng trưởng và ổn định về tăngtrưởng hàng hoá và ổn định trong những năm sắp đến

Trang 30

Hiện tại, mặt hàng thuỷ sản của công ty phần lớn là tiêu thụ ở thịtrường nước ngoài Công ty vừa xuất khẩu trực tiếp vừa bán cho các đơn vịkhác xuất khẩu:

Bảng 4: Thị trường tiêu thụ mặt hàng thuỷ sản.

Thị trường

Xuất khẩu trực tiếp(Mỹ, Nhật) Bán cho các đơn vịkhác xuất khẩu.Số

lượng Doanh thu(ng.đồng) lượngSố Doanh thu(ng.đồng)Cá ngừ đại dương

nguyên con

Cá ngừ đại dương

Qua bảng số liệu này, ta có thể thấy rõ, hầu hết các mặt hàng thuỷsản của công ty đều bán cho các đợn vị khác xuất khẩu còn công ty chỉxuất khẩu cá ngừ đại dương nguyên con Đây cũng là mặt hạn chế củacông ty có thể do điều kiện về thủ tục pháp lý Do đó, trong tương lai tacó thể hy vọng công ty có thể đưa ra nhiều giải pháp để đẩy mạnh hoạtđộng xuất khẩu thay vì phải qua trung gian

Đối với kinh doanh xăng, dầu thì công ty là đại lý xăng, dầu của tỉnhcho nên phần lớn khách hàng đều nằm trong tỉnh, đây là mặt hàng kinhdoanh thường xuyên công ty mua đi bán lại Xăng, dầu mua về phân phốicho các quầy thuộc công ty do nhân viên công ty và phân phối cho các đơn

vị kinh doanh khác

Bảng 5: Thị trường tiêu thụ xăng, dầu hàng năm

Thị trườngMặt hàng

Đvt

Các đơn vị thuộc công ty Các đơn

vị ngoàicông ty

Chi nhánhQuy Nhơn Các quầyhàng

Trang 31

5 Mazut Kg 400.000 700.000Nhìn vào số liệu bảng 4 ta thấy phần lớn lượng xăng, dầu bán rađều thuộc kênh phân phối của phân phối của công ty Do đo,ù vấn đề kiểmsoát gặp nhiều thuận lợi Các cửa hàng bán xăng, dầu của công ty chủ yếulà dầu Diezel cho tàu, thuyền đi biển ngoài ra còn các mặt hàng khác( xăng, dầu lửa ) Qua đó, ta có thể kết luận rằng: lượng xăng dầu tiêu thụcủa công ty tương đối ổn định so với mặt hàng thuỷ sản.

Cách thức giao dịch đàm phán của công ty

Tuỳ theo từng khách hàng mà công ty sử dụng các cách thức đàmphán khác nhau Đối với khách hàng quen biết công ty phải dùng điệnthoại để chào hàng, nếu khách hàng đồng ý mua hầng Công ty sẽ làm hợpđồng gởi cho khách hàng để ký kết

Đối với khách hàng mới công ty thường giao dịch đàm phán qua thưhay bằng cách gặp gỡ trực tiếp Với khách hàng này Công ty đã tìm hiểuhọ qua quá trình nghiên cứu thị trường, sau đó công ty giao dịch đàm phánqua thư tín vì qua thư tín công ty có thể trình bày cụ thể rõ ràng hơn vềhàng hoá mình định bán và tốn ít chi phí, trường hợp này công ty vẫnthường hay dùng

Trường hợp giao dịch đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp, thườnglà khách hàng trực tiếp đến tại công ty để đặt hàng hoặc thông qua cácnhân viên bán hàng của công ty

Hiện nay, tình hình giao dịch đàm phán với khách hàng mới củacông ty chưa nhiều, chủ yếu là khách hàng quen thuộc Họ thường đặthàng với qui cách, phẩm chất nhất định do họ yêu cầu Do đó, công tykhông chủ động sản xuất các mặt hàng theo ý của mình để chào hanøg chonhiều khách hàng khác nhau

Đối thủ cạnh tranh:

Tham gia hoạt động kinh doanh trên thương trường xuất khẩu thuỷsản, công ty không thể không đương đầu với các đối thủ chủ yếu và trựctiếp trong lĩnh vực xuất khẩu

Hiện nay, trong tỉnh Bình Định công ty phải dương đầu với các công

ty phát triển thuỷ sản của tỉnh nằm tại thành phố Qui nhơn.Đây la công tythuỷ sản lớn của tỉnh nên gây khó khăn rất lớn cho công ty trong việc thumua nguyên liệu và xuất bán các sản phẩm

Trang 32

Ngoài việc đương đầu với các đối thủ cạnh tranh trong tỉnh, công tycòn phải đương đầu với các công ty ngoài tỉnh như: Seaprodex Đà Nẵng,Seaprodex Nha Trang, Hồ Chí Minh, Basea food Vũng Tàu nhũng đơn vị này có những điểm mạnh như:

- Hầu hết đó là những công ty lớn đóng trên địa bàn phía Nam có cơsở tại thành phố Hồ Chí Minh, có hệ thống Marketing khá mạnh, họ cókhách hàng lớn có khả năng thu hút số lượng khách hàng lớn trên thịtrường trong khu vực

-Họ đã tạo được mối liên kết khá bền chặt với các xí nghiệp trongkhu vực, muốn có những điều kiện thuận lợi về khả năng chế biến, nângcấp sản phẩm đông lạnh thành tinh chế có giá trị gia tăng Nên họ khôngnhững cạnh tranh trên phương diện sản xuất sản phẩm mà còn cạnh tranhcả nguyên liệu bán thành phẩm

Đó là những khó khăn nhưng đồng thời là những động cơ thúc đẩy công ty phát triển và tìm ra được hướng đi của mình.

2.2 Một số chính sách liên quan đến hoạt động tiêu thụ tại công ty

2.2.1 Chính sách sản phẩm:

Đối với mặt hàng thuỷ sản, công ty đã đưa chiến lược đa dạng hoásản phẩm, lúc đầu chỉ mua bán cá ngừ đại dương cho xuất khẩu, sau đócông ty đã nhân rộng ra các mặt hàng ( tôm, cá, các loại khác ) Công tyđã chú ý đến chất lượng mẫu mã sản phẩm, vì đây chính là đều mà kháhhàng quan tâm Công ty đã đầu tư máy móc thiết bị hiện đại vào qui trìnhchế biến hàng thuỷ sản đông lạnh với kinh phí khoảng 5 tỷ đồng Công tyđang từng bước hoàn thiện chế biến về mẫu mã cũng như chất lượng;chương trình quản lý chất lượng và an toàn hực phẩm theo HACCP( HACCP - Hazard Annlysis critical ctrol point - Phân tích các mối nguy vàhạn chế những điểm tới hạn) đang được đưa vào qui trình chế biến cá ngừđại dương Fillet đông lạnh Còn mặt hàng xăng, dầu thì công ty là một đơn

vị thương mại mua đi bán lại, do đó mà mua bán theo nhu cầu của thịtrường và theokhả năng của công ty Tuy nhiên mặt hàng xăng, dầu ủacông ty cũng đa dạng và cơ cấu mặt hàng phù hợp với nhu cầu của thịtrường

2.2.2 Chính sách giá cả.

Hiện nay, công ty sử dụng chính sách hướng nội tức là giá cả phải bùđắp được chi phí và có lãi ( mức lãi cho phép 10% - 15% giá thành sản

Trang 33

phẩm ) Tuy nhiên mức lãi này không ổn định vì công ty còn chú ý đến giácả thị trường, các đối thủ cạnh tranh Đối với mặt hàng xăng , dầu thì giácả hầu hết là do tổng công ty xăng dầu Việt Nam qui định, vấn đề bán rathế nào lãi cao hay thấp thì công ty có quyền quyết định trong phạm vimức lãi ( hoa hồng) mà tổng công ty cho phép.

Sau đây là bảng giá một số mặt hàng chính thuộc hai lĩnh vực thuỷsản và xăng dầu của công ty

Bảng 6: Bảng giá xăng dầu ba tháng cuối năm 2002

Tên mặt hàng Đvt (đvt: đồng)Giá bán lẻ Giá bán buôn (đvt: đồng)

Bảng 7: Bảng giá một số mặt hàng thuỷ sản năm 2002

Đơn giá bình quânNội địa Xuất khẩu(Tỷ giá:1usd=16.000)Cá ngừ đd nguyên con Kg 60.000 3.2 usd

Cá chuồn tẩm gia vị Kg 25.000

Cá bánh đường tẩm gia vị Kg 35.000

2.2.3 Qui định về ký kết hợp đồng với các nhân viên bán hàng của công ty:

Đây là chính sách qui định đối với mặt hàng xăng, dầu hiện nay,công ty có 17 quầy bán xăng, dầu của 17 nhân viên ở địa phương và trongtỉnh

Về hình thức tổ chức các nhân viên đươcï thực hiện theo nguyên tắccông ty và nhân viên cùng đầu tư vốn, các nhân viên có trách nhiệm đầu tư

Trang 34

ít nhất 2/3 chi phí mặt bằng phương tiện và có tài sản thế chấp tương đương70% giá trị hàng hoá cung cấp hoặc có cổ phần tại công ty.

Việc phân phối xăng, dầu cho các quầy bán xăng dầú được thựchiện căn cứ vào tình hình thị trưòng, khả năng của công ty và nhu cầu củacác quầy Các nhân viên bán hàng theo giá cả của công ty qui định( theokhung giá nhà nước qui định) và được hưởng tỉ lệ hoa hồng trên doanh sốbán theo qui định Việc thay đổi sẽ căn cứ vào tình hình thị trường và đượcgửi cho các cửa hàng bằng văn bản

Về chế độ báo cáo, thông thường công ty qui định thời hạn thanhtoán tiền bán hàng chậm nhất là sau 7 ngày kể từ lúc nhận hàng, nếu cửahàng nào sau 7 ngày không nộp tiền bán hàng sẽ nộp tiền thanh toán chậmtheo lãi suất ngân hàng trên tổng số tiền thanh toán chậm Tuy nhiên khicó những trường hợp đôït xuất thì cần báo trước cho công ty

Bảng sau sẽ cho thấy mức tiêu thụ xăng, dầu tại các quầy bán củacông ty

Bảng 8: Sản lượng dầu tiêu thụ bình quân hàng năm tại các

quầy bán của công ty.

Tên nhân viên Sản lượng bán ra bình quânhàng năm (đ.v.t: lít)

3 KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY.

Kiểm soát nội bộ là một hệ thống gồm các chính sách thủ tục đượcthiết lập tại đơn vị nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu bảo ệ tài sản củađơn vị không bị sử dụng lãng phí, gian lận hoặc không hiệu quả; cung cấp

Trang 35

dữ liệu kế toán chính xác và đáng tin cậy; thúc đẩy và đánh giá sự chấphành các chính sách của đơn vị ; đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị.Hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị bao gồm những yếu tố sau:

3.1 Môi trường kiểm soát:

Bao gồm các nhân tố tác động đến việc xây dựng thiết kế sự hoạt động và tính hiểu hiệu của các chính sách thủ tục của đơn vị Các nhân tốnày gồm:

3.1.1 Triết lý quản lý và phong cách hoạt động của nhà quản trị cao cấp

Giám đốc Công ty đồng thời kiêm chủ tịch hội đồng quản trị là ngườilãnh đạo và điều hành mọi hoạt động tại công ty Ông là người nhạy béngiàu kinh nghiệm và mạnh dạn trong kinh doanh Ông đã quyết định đầu

tư máy móc thiết bị hiện đại vào qui trình chế biến hàng thuỷ sản với kinhphí khoản 5 tỷ đồng Đây là bước đột phá lớn của toàn công ty mà đặt biệtlà dưới sự chỉ đạo của giám đốc Bên cạnh giám đốc thì các cấp dưới làmviệc với tinh thần trách nhiệm cao, tích cưcï làm việc, luôn tìm tòi học hỏisáng tạo để hoàn thành công việc được tốt

3.1.2 Cơ cấu tổ chức

Để chỉ đạo và kiểm soát hoạt động của đơn vị thì cơ cấu tổ chứcđóng một vai trò quan trọng Một cơ cấu hợp lý giúp cho quá trình thựchiện sự phân công phân nhiệm, sự uỷ quyền, quá trình xử lý nghiệp vụ vàghi chép sổ sách được kiểm soát nhằm ngăn ngừa mọi dạng vi phạm

Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến,theo đó giám đốc trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty dưới sự hổtrợ của phòng kế toán và phòng kinh doanh Các bộ phận phòng ban chịutrách nhiệm trước giám đốc, mọi hoạt động của Công ty đều dược điềuhành và kiểm soát tương đối chặt chẽ

3.1.3 Chính sách nhân sự:

Sự phát triển của các đơn vị luôn gắn liền với đội ngũ cán bộ, nhânviên và họ luôn luôn là nhân tố quan trọng trong kiểm soát nội bộ Nếu lựclượng này của đơn vị lại yếu kém về năng lực tinh thần làm việc và đạođức, thì dù cho đơn vị có thiết kế và duy trì một hệ thống kiểm soát nội bộrất đúng đắn và chặt chẽ vẫn không thể phát huy hiệu quả Ngược lại mộtđội ngũ cán bộ, nhân viên tốt sẽ giúp giảm bớt những hạn chế vốn có củakiểm soát nội bộ

Ngày đăng: 21/11/2012, 16:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý. - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
1.4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý (Trang 22)
Hieôn nay cođng ty toơ chöùc mođ hình keâ toaùn theo kieơu nöõa taôp trung nöõa phađn taùn.Phoøng keâ toaùn trung tađm ( phoøng taøi vú ) coù nhieôm vú toơng  hôïp soâ lieôu theo doõi chi tieât töøng chi nhaùnh, töøng xí nghieôp ñoăng thôøi theo  doõi ghi - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
ie ôn nay cođng ty toơ chöùc mođ hình keâ toaùn theo kieơu nöõa taôp trung nöõa phađn taùn.Phoøng keâ toaùn trung tađm ( phoøng taøi vú ) coù nhieôm vú toơng hôïp soâ lieôu theo doõi chi tieât töøng chi nhaùnh, töøng xí nghieôp ñoăng thôøi theo doõi ghi (Trang 24)
laôp baùo caùo tieđu thú haøng hoaù haøng thaùng, theo doõi tình hình thu chi quó tieăn maịt, tieăn göûi ngađn haøng, tám öùng, thanh toaùn tám öùng cụa caùn boô cođng  nhađn vieđn cođng ty vaø caùc xí nghieôp phú thuoôc - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
la ôp baùo caùo tieđu thú haøng hoaù haøng thaùng, theo doõi tình hình thu chi quó tieăn maịt, tieăn göûi ngađn haøng, tám öùng, thanh toaùn tám öùng cụa caùn boô cođng nhađn vieđn cođng ty vaø caùc xí nghieôp phú thuoôc (Trang 25)
1.5.2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
1.5.2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty: (Trang 25)
2. ÑAỊC ÑIEƠM TÌNH HÌNH TIEĐU THÚ TÁI COĐNG TY COƠ PHAƠN THUYÛ SẠN HOAØI NHÔN - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
2. ÑAỊC ÑIEƠM TÌNH HÌNH TIEĐU THÚ TÁI COĐNG TY COƠ PHAƠN THUYÛ SẠN HOAØI NHÔN (Trang 26)
Bảng 1: Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng  hoá tại công ty. - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
Bảng 1 Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá tại công ty (Trang 26)
Bảng 2: Một số mặt hàng thuỷ sản chính của công ty. - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
Bảng 2 Một số mặt hàng thuỷ sản chính của công ty (Trang 27)
Bảng 4: Thị trường tiêu thụ mặt hàng thuỷ sản. - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
Bảng 4 Thị trường tiêu thụ mặt hàng thuỷ sản (Trang 30)
Bảng 5: Thị trường tiêu thụ xăng, dầu hàng năm - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
Bảng 5 Thị trường tiêu thụ xăng, dầu hàng năm (Trang 30)
2.2.3. Qui ñònh veă kyù keât hôïp ñoăng vôùi caùc nhađn vieđn baùn haøng cụa cođng ty: - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
2.2.3. Qui ñònh veă kyù keât hôïp ñoăng vôùi caùc nhađn vieđn baùn haøng cụa cođng ty: (Trang 33)
Veă hình thöùc toơ chöùc caùc nhađn vieđn ñöôcï thöïc hieôn theo nguyeđn taĩc cođng ty vaø nhađn vieđn cuøng ñaău tö voân, caùc nhađn vieđn coù traùch nhieôm ñaău tö  - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
e ă hình thöùc toơ chöùc caùc nhađn vieđn ñöôcï thöïc hieôn theo nguyeđn taĩc cođng ty vaø nhađn vieđn cuøng ñaău tö voân, caùc nhađn vieđn coù traùch nhieôm ñaău tö (Trang 33)
Bảng 9: Một số chỉ tiêu phản ánh sơ lược tình hình tiêu thụ tại công ty. - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
Bảng 9 Một số chỉ tiêu phản ánh sơ lược tình hình tiêu thụ tại công ty (Trang 41)
Bảng câu hỏi đã được trả lời bởi những người có liên quan và sự  quan sát tìm hiểu của bản thân, sẽ cho chúng ta thấy được hệ thống kiểm  soát nội bộ đối với hoạt động tiê thụ tại công ty. - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
Bảng c âu hỏi đã được trả lời bởi những người có liên quan và sự quan sát tìm hiểu của bản thân, sẽ cho chúng ta thấy được hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tiê thụ tại công ty (Trang 42)
18. Chaøo haøng chụ yeâu döôùi hình thöùc - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
18. Chaøo haøng chụ yeâu döôùi hình thöùc (Trang 44)
Bảng11: Bảng đánh giá về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tiêu  thụ tại công ty. - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
Bảng 11 Bảng đánh giá về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tiêu thụ tại công ty (Trang 45)
Bảng 13: Bảng so sánh giá bán của công ty với các đối thủ cạnh  tranh chủ yếu về các mặt hàng xuất khẩu. - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
Bảng 13 Bảng so sánh giá bán của công ty với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu về các mặt hàng xuất khẩu (Trang 48)
Bảng 15: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ hàng hoá qua 2 năm ĐVT:tr. đồng Chổ tieõu - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
Bảng 15 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ hàng hoá qua 2 năm ĐVT:tr. đồng Chổ tieõu (Trang 49)
Bảng 14: so sánh giá bán xăng tại các quầy so với giá công ty qui định - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
Bảng 14 so sánh giá bán xăng tại các quầy so với giá công ty qui định (Trang 49)
Nhaôn xeùt: Qua bạng phađn tích tình hình thöïc hieôn keâ hoách tieđu thú haøng hoaù tái cođng ty qua hai naím 2001-2002, ta thaây giöõa keâ hoách vaø  thöïc hieôn coù söï cheđnh leôch töông ñoâi lôùn - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
ha ôn xeùt: Qua bạng phađn tích tình hình thöïc hieôn keâ hoách tieđu thú haøng hoaù tái cođng ty qua hai naím 2001-2002, ta thaây giöõa keâ hoách vaø thöïc hieôn coù söï cheđnh leôch töông ñoâi lôùn (Trang 50)
4. Hại sạn ñođng lánh xuaât khaơu. - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
4. Hại sạn ñođng lánh xuaât khaơu (Trang 50)
Bảng 15: Một số đơn đặt hàng bị từ chối năm 2001. - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
Bảng 15 Một số đơn đặt hàng bị từ chối năm 2001 (Trang 50)
Bảng 17: Bảng phân tích hiệu quả của hoat động tiêu thụ tại công  ty qua ba naêm: - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
Bảng 17 Bảng phân tích hiệu quả của hoat động tiêu thụ tại công ty qua ba naêm: (Trang 51)
Bảng 16: Một số mặt hàng tồn kho: - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
Bảng 16 Một số mặt hàng tồn kho: (Trang 51)
Hình thöùc thanh toaùn - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
Hình th öùc thanh toaùn (Trang 55)
Qua vieôc xem xeùt naøy giuùp cho giaùm ñoâc kieơm soaùt ñöôïc tình hình thöïc hieôn hôïp ñoăng, quạn lyù ñöôïc caùc phoøng ban, caùc boô phaôn ñeơ khi coù  baât traĩc xạy ra khaùch haøng khođng vöøa loøng, traùch nhieôm thuoôc veă  boô phaôn  naøo lieđn  - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
ua vieôc xem xeùt naøy giuùp cho giaùm ñoâc kieơm soaùt ñöôïc tình hình thöïc hieôn hôïp ñoăng, quạn lyù ñöôïc caùc phoøng ban, caùc boô phaôn ñeơ khi coù baât traĩc xạy ra khaùch haøng khođng vöøa loøng, traùch nhieôm thuoôc veă boô phaôn naøo lieđn (Trang 55)
Hình thức thanh toán - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
Hình th ức thanh toán (Trang 55)
BẠNG 3: Tình hình tieđu thú maịt haøng thuyû sạn vaø xaíng, daău qua 3 naím: - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
3 Tình hình tieđu thú maịt haøng thuyû sạn vaø xaíng, daău qua 3 naím: (Trang 70)
BẢNG 3 : Tình hình tiêu thụ mặt hàng thuỷ sản và xăng, dầu qua 3 năm : - Kiểm Toán Hoạt Động Tiêu Thụ Tại Công Ty
BẢNG 3 Tình hình tiêu thụ mặt hàng thuỷ sản và xăng, dầu qua 3 năm : (Trang 70)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w