Theo nghị định này, Tổng cục Thống kê là cơ quan trực thuộchội đồng Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo tập trung và thống nhất toàn bộcông tác điều tra thống kê theo đường lối, chính sách
Trang 1PHẦN 1:
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CỤC THỐNG KÊ
1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 6 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 61/
SL quy định bộ máy tổ chức của bộ quốc dân kinh tế gồm các phòng, ban,nha trực thuộc, trong đó có nha thống kê Việt Nam Ngành thống kê đã lấyngày 6 tháng 5 năm 1946 là ngày thành lập ngành thống kê Việt Nam
Ngày 20 tháng 2 năm 1956, thủ tướng Chính phủ đã ban hành điều lệ
số 695/TTG về tổ chức cục thống kê trung ương, các cơ quan thống kê địaphương và các tổ chức thống kê các bộ Cục thống kê trung ương trong uỷban kế hoạch nhà nước là một cơ quan của nhà nước để lãnh đạo thống nhất
và tập trung mọi việc thống kê và kế toán trong nước Việt Nam dân chủ cộnghoà Nhiệm vụ chủ yếu là sưu tầm, thu thập, nghiên cứu và đệ trình Chínhphủ những tài liệu thống kê chính xác, phân tích một cách khoa học để có thểnêu được quá trình thực hiện kế hoạch nhà nước, sự phát triển kinh tế và vănhoá trong nước, những nguồn tài nguyên và cách sử dụng tài nguyên đó, tỷ lệphát triển của các ngành kinh tế, văn hoá và mức độ phát triển của từngngành
Ngày 8 tháng 4 năm 1957, thủ tướng Chính phủ ra nghị định số TTg quy định lại tổ chức, nhiệm vụ của các cơ quan thống kê các cấp cácngành Cục thống kê trung ương là cơ quan của nhà nước phụ trách, lãnh đạothống nhất và tập trung mọi việc thống kê về kinh tế, tài chính, văn hoá, xãhội trong cả nước Nhiệm vụ chủ yếu là sưu tầm, chỉnh lý, nghiên cứu, phântích những tài liệu điều tra thống kê cơ bản về các ngành kinh tế quốc dân,văn hoá, xã hội, rồi đệ trình uỷ ban kế hoạch nhà nước và chính phủ để làm
Trang 2142-căn cứ hoặc tài liệu tham khảo để định các chính sách, lập kế hoạch và kiểmtra kế hoạch.
Ngày 21 tháng 12 năm 1960, uỷ ban thường vụ quốc hội ban hànhquyết định số 15-NQ/TVQH về việc tách Cục Thống kê Trung ương ra khỏi
uỷ ban kế hoạch nhà nước, thành lập Tổng cục Thống kê
Đến ngày 29 tháng 9 năm 1961, hội đồng Chính phủ ban hành nghịđịnh số 131- CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổngcục Thống kê Theo nghị định này, Tổng cục Thống kê là cơ quan trực thuộchội đồng Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo tập trung và thống nhất toàn bộcông tác điều tra thống kê theo đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước;bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ sưu tầm, chỉnh lý phân tích các tài liệuthống kê có căn cứ khoa học về kinh tế, văn hoá, xã hội, nhằm phục vụ chocác công tác quản lý nhà nước, lãnh đạo và chỉ đạo công cuộc kế hoạch hoánền kinh tế quốc dân
Ngày 5 tháng 4 năm 1974, hội đồng Chính phủ đã ra nghị định số
72-CP ban hành điều lệ về tổ chức và hoạt động của Tổng cục Thống Tổng cụcThống kê là cơ quan trung ương thuộc hội đồng Chính phủ, có nhiệm vụ tổchức và quản lý thống nhất công tác hạch toán và thống kê Tổng cục Thống
kê thực hiện nhiệm vụ của mình trên cơ sở đường lối chính sách và các chỉthị, nghị quyết của Đảng và nhà nước
Từ năm 1979 đến năm 2003 chính phủ đã ban hành các nghị định số207/CP (ngày 2/6/1979), nghị định 23/CP (ngày 23/3/1994) và nghị định số101/2003/NĐ-CP (ngày 03/9/2003) về tổ chức lại bộ máy của cơ quan Tổngcục Thống kê
Trang 3Ngày 04 tháng 6 năm 2007 chính phủ ban hành nghị định số93/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và
cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê thuộc bộ kế hoạch và đầu tư thay chonghị định số 101/2003/NĐ-CP
Hiện nay Tổng cục Thống kê ở địa chỉ số 2 Hoàng Văn Thụ Ba Đình
kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định củapháp luật
- Tổng cục Thống kê có tư cách pháp nhân, có con dấu hình quốc huy, được
mở tài khoản tại kho bạc nhà nước; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nướccấp và được ghi riêng một mục trong tổng kinh phí hoạt động của bộ kế hoạch
và đầu tư.
2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
Tổng cục Thống kê thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:(1) Xây dựng, trình bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư tư các dự án luật,pháp lệnh và văn bản quy phạm pháp luật khác về thống kê theo sựphân công của bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư
Trang 4(2) Trình bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư về chiến lược, quy hoạch, kếhoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về thống kê và các dự án quantrọng của Tổng cục Thống kê.
(3) Trình bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư để trình thủ tướng chính phủ quyđịnh thẩm quyền ban hành các bảng phân loại thống kê (trừ các bảng phânloại thống kê thuộc ngành tòa án và kiểm sát)
(4) Trình bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư để trình thủ tướng chính phủ banhành hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, chế độ báo cáo thống kê cơ sở,chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, chương trình điều tra thống kê quốc giadài hạn, hàng năm và các cuộc tổng điều tra thống kê theo quy định củapháp luật
(5) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành,chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về thống kê, hệ thống chỉ tiêu thống kêquốc gia sau khi được phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật
(6) Hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn đối với các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc bhính phủ, toà án nhân dân tối cao, vện kiểm sát nhân dântối cao và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trongviệc báo cáo thống kê, điều tra thống kê và phân loại thống kê
(7) Tổng hợp và xử lý các báo cáo thống kê, kết quả điều tra thống kê của các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc bhính phủ, toà án nhân dân tối cao,vện kiểm sát nhân dân tối cao và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương
(8) Tổ chức thu thập thông tin thống kê kinh tế - xã hội, xây dựng và quản lý
cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin thống kê kinh tế - xã hội
(9) Báo cáo thống kê tổng hợp hàng tháng, quý, năm về tình hình kinh tế - xãhội, tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, mức độ hoàn
Trang 5thành các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; các báo cáo phân tích và dự báothống kê về tình hình phát triển kinh tế - xã hội hàng năm.
(10) Giúp bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư thống nhất quản lý việc công bốthông tin thống kê kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật
(11) Công bố thông tin thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội cho các cơ quan, tổ chức và cánhân theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về độ tin cậy của sốliệu, thông tin công bố và cung cấp
(12) Biên soạn và xuất bản niên giám thống kê, các sản phẩm thống kê kháccủa nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và số liệu thống kê củanước ngoài; thực hiện so sánh quốc tế về thống kê
(13) Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng được giao theo quy định của phápluật và phân cấp của bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư
(14) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê theo quy định của phápluật và phân cấp của bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư
(15) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học thống kê, ứngdụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong hệ thống tổ chức thống kê tậptrung
(16) Quyết định các biện pháp, tổ chức, chỉ đạo hoạt động cung ứng dịch vụcông về thống kê theo quy định của pháp luật và phân cấp của bộ trưởng
bộ kế hoạch và đầu tư; quản lý nhà nước đối với các tổ chức sự nghiệpthuộc Tổng cục Thống kê thực hiện theo chế độ tự chủ, tự chịu tráchnhiệm do chính phủ quy định
(17) Giúp bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư quản lý các doanh nghiệp hiện cóthuộc Tổng cục Thống kê theo quy định của pháp luật
(18) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêucực và xử lý vi phạm về thống kê theo thẩm quyền
Trang 6(19) Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cảicách hành chính của Tổng cục Thống kê đã được bộ trưởng bộ kế hoạch
và đầu tư phê duyệt
(20) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương vàcác chế độ chính sách, đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dưỡngchuyên môn, nghiệp vụ về thống kê đối với cán bộ, công chức, viên chứcthuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thống kê theo quy định của pháp luật
và phân cấp quản lý của bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư
(21) Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật vàphân cấp của bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư
(22) Thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của phápluật hoặc do bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư giao
3 Hệ thống tổ chức của Tổng cục Thống kê
(Theo nghị định số 93/2007/NĐ-CP của chính phủ).
Tổng cục Thống kê được tổ chức theo ngành dọc, gồm có:
- Ở Trung ương có cơ quan Tổng cục Thống kê trực thuộc bộ kế hoạch vàđầu tư
- Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Cục Thống kê trực thuộcTổng cục Thống kê
- Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có phòng thống kê trực thuộccục thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc tổng cục theo quy định củapháp luật
Trang 74 Cơ cấu tổ chức của tổng cục thống kê
4.1 Các tổ chức hành chính tham mưu, giúp việc tổng cục trưởng:
a) Vụ hệ thống tài khoản quốc gia
b) Vụ phương pháp chế độ thống kê và công nghệ thông tin
c) Vụ thống kê tổng hợp
d) Vụ thống kê công nghiệp và xây dựng
đ) Vụ thống kê nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
e) Vụ thống kê thương mại, dịch vụ và giá cả
g) Vụ thống kê dân số và lao động
h) Vụ thống kê xã hội và môi trường
4.2 Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
a) Viện nghiên cứu khoa học thống kê
b) Trung tâm tư liệu thống kê
Trang 8c) Tạp chí con số và sự kiện.
d) Trung tâm tin học thống kê
đ) Trung tâm tin học thống kê khu vực II
e) Trung tâm tin học thống kê khu vực III
5 Lãnh đạo Tổng cục Thống kê
- Tổng cục thống kê có tổng cục trưởng và không quá 3 phó tổng cục trưởng
- Tổng cục trưởng tổng cục thống kê do thủ tướng chính phủ bổ nhiệm, miễnnhiệm theo đề nghị của bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư, chịu trách nhiệm trước
bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động củatổng cục thống kê, được đảm bảo độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kêtheo qui định của pháp luật Tổng cục trưởng tổng cục thống kê có thể là thứtrưởng bộ kế hoạch và đầu tư
- Phó tổng cục trưởng tổng cục thống kê do bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu
tư bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của tổng cục trưởng tổng cục thống kê
và chịu trách nhiệm trước tổng cục trưởng tổng cục thống kê về lĩnh vực côngtác được phân công
6 Những thành tựu của ngành thống kê Việt Nam
Cho đến trước thời kỳ đổi mới, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tậptrung, số liệu thống kê vẫn giữ vai trò chủ yếu, quan trọng trong việc đánh giátình hình thực hiện kế hoạch nhà nước một cách rất chi tiết Hệ thống số liệutrong thời kỳ này là căn cứ không thể thiếu để xây dựng và đánh giá kết quảthực hiện các kế hoạch quý, năm và 5 năm, cũng như để nghiên cứu xây dựngchính sách chiến lược kinh tế- xã hội của Đảng và Chính phủ
Trang 9Bước sang thời kỳ đổi mới, từ hệ thống chỉ tiêu thống kê phục vụ cơchế quản lý, kế hoạch hoá tập trung với nhiều chỉ tiêu hiện vật, nặng về mô tả,chủ yếu phục vụ cho quản lý kinh tế vi mô, ngành thống kê đã nhanh chóngcải tiến hệ thống chỉ tiêu thống kê, bổ sung nhiều chỉ tiêu giá trị phục vụ quản
lý nhà nước ở tầm vĩ mô và nhiều nhu cầu thông tin đa dạng khác Nội dung
và phương pháp thống kê được chuyển đổi từng bước, đặc biệt phải kể đếnnhững vấn đề phương pháp luận quan trọng như: Chuyển hệ thống phươngpháp luận thống kê bảng cân đối vật chất (MPS) sang hệ thống tài khoản quốcgia (SNA), chuyển đổi phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng, nghiên cứu và
áp dụng chỉ tiêu năng suất, hiệu quả đối với một số ngành sản xuất chủ yếu vàchỉ số nguồn nhân lực, tăng cường áp dụng phương pháp điều tra chọn mẫu,xây dựng nhiều bảng danh mục theo chuẩn quốc tế, tăng cường thống kê xãhội, môi trường v.v… Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngày một hoàn thiện, phảnảnh đầy đủ hơn tình hình kinh tế xã hội trong điều kiện, hoàn cảnh mới, phùhợp với thông lệ thống kê quốc tế, nâng cao tính so sánh của số liệu thống kênước ta với các nước trên thế giới
Trong những năm đổi mới, ngành thống kê đã tiến hành có kết quảnhiều cuộc điều tra lớn như: tổng điều tra dân số năm 1989, tổng điều tra dân
số và nhà ở năm 1999, tổng điều tra nông nghiệp và nông thôn năm 1994,tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2001, tổng điều tra các
cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp năm 1995 và năm 2002, điều tra đời sốngkinh tế hộ gia đình, điều tra vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, điều tra doanhnghiệp, trang trại và nhiều cuộc điều tra chuyên ngành khác Nhờ vậy nguồnthông tin thống kê cung cấp ngày càng phong phú, chất lượng thông tin caohơn, trình độ kinh nghiệm nghề nghiệp của cán bộ toàn ngành thống kê cũng được nâng lên, đánh dấu một bước trưởng thành của ngành thống kê trong cơ chế mới
Trang 10Công tác xây dựng, tổ chức và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cũng đượcchú trọng củng cố và phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành thống kê đượctăng cường đáng kể Thực hiện nghị quyết số 49/CP của Chính phủ về việcphát triển công nghệ thông tin, từ năm 1996 ngành thống kê đã xây dựng được một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tương đối hiện đại ở Tổng cụcThống kê và ở nhiều cục thống kê Mạng tin học diện rộng và cơ sở dữ liệucủa ngành đã hình thành, giúp cho việc khai thác số liệu thống kê của các đốitượng sử dụng được dể dàng, nhanh chóng Cán bộ thống kê đã từng bướcđược đào tạo về công nghệ thông tin.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê được tăng cường, góp phầnnâng cao vị thế của thống kê Việt Nam trong cộng đồng thống kê quốc tế.Ngoài việc củng cố quan hệ với cơ quan thống kê liên hợp quốc, thống kêESCAP, thống kê ASEAN, với các tổ chức quốc tế Tổng cục Thống kê còntăng cường các quan hệ hợp tác song phương với cơ quan thống kê quốc giacác nước như: Trung Quốc, Lào, Thụy Điển, Pháp, Séc, Ba Lan, Nhật Bản,Hàn Quốc, các nước thành viên ASEAN và đã đạt được những kết quả đáng
kể Do tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế, ngành thống kê đã tiếp cận,hội nhập và ứng dụng các phương pháp thống kê và điều tra theo chuẩn mực
và thông lệ quốc tế Nhờ đó, trong những năm qua, ngành thống kê đã nhậnđược sự giúp đỡ có hiệu quả về kỹ thuật và tài chính của các tổ chức quốc tế
và một số nước như: chương trình phát triển của liên hợp quốc, quỹ dân số,quỹ nhi đồng, tổ chức phát triển công nghiệp tiên hợp quốc, ngân hàng pháttriển Châu Á, v.v…
Hiện nay, ngành thống kê Việt Nam đang được tăng cường và pháttriển theo định hướng phát triển của ngành thống kê đến năm 2010 đã đượcthủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 141/2002/QĐ-TTg ngày 21tháng 10 năm 2002
Trang 11Có thể nói gần 60 năm qua, ngành thống kê đã cố gắng chủ động vượtqua khó khăn không ngừng vươn lên, đổi mới và nâng cao chất lượng côngtác, đạt được bước phát triển mới Nhìn chung, ngành thống kê đã cố gắngđáp ứng yêu cầu về thông tin của các cơ quan Đảng, Chính phủ và cơ quanquản lý các cấp, các ngành Thông tin thống kê là cơ sở quan trọng để đánhgiá phân tích và dự báo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũngnhư của từng ngành, từng địa phương, góp phần quan trọng vào công tác chỉđạo, điều hành của chính phủ, của các cơ quan trung ương và địa phương
7 Tổ chức thông tin kinh tế và thống kê
Các thông tin kinh tế và thống kê được lưu trữ trong trung tâm tư liệuthống kê Đây là nơi tập hợp, lưu giữ, quản lý các tư liệu thống kê đã công bố;phổ biến các loại thông tin thống kê này đến các đối tượng dùng tin theo cơchế phù hợp; là đầu mối thực hiện dịch vụ thống kê theo quy định của phápluật và quy chế của Tổng cục Cụ thể:
- Thu thập, hệ thống hoá, cập nhật, lưu giữ và quản lý các tư liệu thống kê đãđuợc công bố, bao gồm:
+ Kết quả các cuộc điều tra và tổng điều tra
+ Các số liệu thống kê, báo cáo phân tích và dự báo thống kê
+ Các tài liệu về phương pháp thống kê, chế độ báo cáo, phương ánđiều tra, báo cáo của các chuyên gia thống kê, của các đoàn nghiên cứu,khảo sát
+ Các sách, báo, tạp chí, bản tin thống kê trong nước và quốc tế
- Chủ trì xây dựng, biên tập, cập nhật nội dung và quản lý các trang thông tinđiện tử (Website) thống kê
Trang 12- Xây dựng và quản lý Thư viện tư liệu thống kê.
8 Định hướng phát triển đến năm 2010.
8.1 Định hướng phát triển công tác thống kê Việt Nam đến năm 2010 :
a) Hoàn thiện và chuẩn hoá các sản phẩm thống kê về thời gian, nộidung, hình thức, quy trình biên soạn gồm : các báo cáo thống kê kinh tế - xãhội; niên giám thống kê; các sản phẩm công bố kết quả các cuộc tổng điều tra
và điều tra thống kê; các sản phẩm số liệu thống kê nhiều năm (5 năm, 10năm, 15 năm ); các sản phẩm phân tích và dự báo thống kê; tạp chí và bảntin thống kê
- Tăng cường công tác phổ biến thông tin thống kê đáp ứng tốt nhu cầucủa Đảng, nhà nước và các đối tượng sử dụng khác Xây dựng một cơ chế phổbiến thông tin thống kê rõ ràng và minh bạch, có biện pháp nâng cao năng lựcphổ biến thông tin thống kê đến mọi đối tượng sử dụng
Báo cáo thống kê kinh tế - xã hội định kỳ, báo cáo về tình hình thực hiện
kế hoạch kinh tế - xã hội hàng tháng phải đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo, điềuhành của Chính phủ và phải trở thành một trong những tài liệu chính thứctrong các phiên họp Chính phủ
b) Cải tiến và hoàn thiện phương pháp thống kê theo hướng ứng dụngphương pháp thống kê hiện đại, phù hợp với các tiêu chuẩn, thông lệ thống kêquốc tế và thực tiễn Việt Nam với các nội dung :
Xây dựng và thể chế hoá hệ thống chỉ tiêu quốc gia theo hướng đồng bộ,phản ánh được yêu cầu cơ bản về thông tin thống kê của các đối tượng sửdụng đủ để so sánh với hệ thống chỉ tiêu thống kê của các nước trong khu vực
và thế giới, trong đó chú trọng các chỉ tiêu kinh tế và xã hội tổng hợp
Mở rộng việc áp dụng hệ thống tài khoản quốc gia theo phương phápluận của Tổ chức thống kê Liên hợp quốc Tổ chức lại các thống kê chuyênngành cho phù hợp với yêu cầu biên soạn hệ thống tài khoản quốc gia
Trang 13Chuẩn hoá hệ thống các bảng phân loại, danh mục theo hướng tuân thủtính tương thích với các bảng danh mục chuẩn quốc tế và được mở rộng theothực tiễn và yêu cầu của Việt Nam.
c) Hoàn thiện hệ thống thu thập số liệu thống kê
Xây dựng hệ thống đăng ký các thông tin cơ bản về doanh nghiệp, đơn
vị cơ sở, đăng ký hộ tịch hộ khẩu, đất đai; tổ chức cập nhật kịp thời, các thôngtin về các yếu tố kinh tế - xã hội quan trọng, cơ bản nhất để cung cấp chocông tác quản lý, đặc biệt là cung cấp thông tin tổng thể phục vụ cho việc tổchức các cuộc điều tra chọn mẫu về sản xuất, kinh doanh của các doanhnghiệp, về kinh tế - đời sống hộ gia đình, về sản xuất nông nghiệp,
Cải tiến chế độ báo cáo thống kê doanh nghiệp theo hướng giảm báo cáođịnh kỳ, tăng cường thu thập thông tin thông qua việc tổ chức điều tra phùhợp với từng loại hình doanh nghiệp bảo đảm các thông tin của báo cáo thống
kê phản ánh đúng, đầy đủ về thực trạng doanh nghiệp, cung cấp được cácthông tin cần thiết để tính và xác định các chỉ tiêu về kết quả sản xuất, kinhdoanh của các ngành kinh tế quốc dân đáp ứng được yêu cầu tổng hợp thôngtin về doanh nghiệp Cải tiến chế độ báo cáo áp dụng đối với các đơn vị cơ sở,thực hiện chế độ ghi chép hành chính trong các ngành, lĩnh vực trước hết làhải quan, giáo dục, y tế, văn hoá, công an, tư pháp, tài chính, ngân hàng, thuế,đăng ký kinh doanh, bảo đảm được yêu cầu thông tin chung của hệ thốngthống kê nhà nước và yêu cầu quản lý của từng bộ, ngành; cải tiến chế độ báocáo áp dụng đối với các bộ, ngành có hệ thống ghi chép hành chính bảo đảmphản ánh đầy đủ, kịp thời các hoạt động của các bộ, ngành theo phân côngquản lý, điều hành, đồng thời giải quyết được yêu cầu cung cấp và bảo đảmthông tin ghi chép hành chính ban đầu giữa bộ, ngành trực tiếp quản lý vớiTổng cục Thống kê, phục vụ yêu cầu của công tác thống kê nhà nước
Trang 148.2 Căn cứ yêu cầu thông tin của Chính phủ, của các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục Thống kê có trách nhiệm chủ trì:
Tổ chức các cuộc tổng điều tra theo chu kỳ 10 năm về dân số và nhà ở,tổng điều tra theo chu kỳ 5 năm về nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản, vềcác cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp
Tổ chức các cuộc điều tra (định kỳ và hàng năm) trên cơ sở quy hoạch,sắp xếp hợp lý các cuộc điều tra trên phạm vi cả nước giữa Tổng cục Thống
kê với các bộ, ngành
Tăng cường sử dụng các nguồn số liệu có sẵn cho công tác thống kê nhưtài liệu kế toán, tài liệu của hệ thống thuế, hệ thống hải quan, tài liệu đăng kýkinh doanh, cấp phép đầu tư, cấp phép xây dựng nhằm nâng cao chất lượngcủa số liệu thống kê, góp phần tiết kiệm các nguồn lực của Nhà nước
Trang 15PHẦN 2:
TỔNG QUAN VỀ VỤ CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG
1 Lịch sử hình thành và phát triển của thống kê công nghiệp
Tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuấtcông nghiệp do đó đồng thời ảnh hưởng đến thống kê công nghiệp Lịch sử 60năm hình thành và phát triển (1947-2009) của vụ thống kê công nghiệpvà xâydựng có thể chia ra thành các thời kỳ sau:
1.1 Thời kỳ 1946-1954:
Đây là thời kỳ kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp của dân tộc
ta (từ tháng 2/1946 đến tháng 5/1954) Trong 9 năm kháng chiến đó chínhsách phát triển công nghiệp là phục vụ cho quốc phòng tại căn cứ địa cáchmạng, với một số xí nghiệp quốc doanh nhỏ Vì thế công nghiệp thời kỳ nàykhông phát triển
Số cán bộ thống kê thời kỳ này chỉ có 3 đến 4 người và thống kê côngnghiệp không có bộ phận chuyên trách mà chỉ có cán bộ làm thống kê Thựcchất về nghiệp vụ chỉ là một số công việc ghi chép, tổng hợp mang tính liệt kêvới một số cơ sở công nghiệp ít ỏi Có thể nói nền móng thống kê chưa hìnhthành về cả chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức bộ máy
1.2 Thời kỳ 1955 - 1975
Đây là thời kỳ miền Bắc hoàn toàn giải phóng tiến lên chủ nghĩa xã hội,miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước.Ở miềnBắc xác định hai nhiệm vụ rõ ràng là xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi việncho cách mạng giải phóng miền Nam
Giai đoạn 1955-1960: Ngành công nghiệp yêu cầu phải nắm được số
lượng và thực trạng các cơ sở công nghiệp của vùng mới được giải phóngđồng thời phải khôi phục sản xuất và cải tạo công thương nghiệp theo hướngchủ nghĩa xã hội Thống kê công nghiệp thời kỳ này mang tính chất kiểm kê