Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
161,5 KB
Nội dung
Lãisuất và chínhsáchlãi xuất
MỤC LỤC
1
Lãi suất và chínhsáchlãi xuất
LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Lãi suất - một biến số quan trọng được theo dõi chặt chẽ trong nền kinh
tế. Và lãisuất còn trực tiếp tác động đến nhiều mối quan hệ trong nền kinh tế
liên quan trực tiếp đến các lợi ích vật chất trong xã hội. Do đó, nó cũng đồng
thời tác động đến đời sống của con người. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, vai trò của lãisuất đã bị xem nhẹ và còn được hiểu như sự phân chia
cuối cùng của sản xuất và người sản xuất, hay người đầu tư về vốn và người
cho vay. Còn trong nền kinh tế thị trường thì vai trò của lãisuất đã có sự thay
đổi, lãisuấttrong nền kinh tế thị trường đã được khẳng định là giá cả để vay
mượn hoặc thuê những dịch vụ tiền có liên quan đến việc tạo ra tín dụng, do
đó người ta có thể coi lãisuất là giá cả của thị trường.
Đối với nền kinh tế Việt Nam từ khi chuyển mình từ nền kinh tế tập
trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, lãisuất trở thành công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước. Lãi
suất đã góp phần kiềm chế lạm phát cũng như kích thích tăng trưởng và phát
triển kinh tế trong công cuộc đổi mới của đất nước. Thực tiễn đã cho thấy, do
những chínhsách không phù hợp, mặc cho nền kinh tế Việt Nam có tăng
trưởng nhưng vẫn đi vào ngõ cụt và không có cách nào vực lên được. Thực
tiễn cũng đã chứng minh với chínhsách đúng đắn về lãisuất đã giải quyết
được vấn đề về lạm phát từ nhữngnăm cuối thập niên 1980 từ lạm phát 3 con
số xuống còn 2 số ; riêng năm 1993 tỉ lệ lạm phát chỉ còn một chữ số mức
thấp nhất trong lịch sử điều tiết lãisuất ở Việt Nam. Một cơ chế lãisuất thực
từ âm sang dương từ sự phân biệt các thành phần kinh tế đến lãisuất tự do
bình đẳng cho tất cả mọi thành phần, tất cả đều nằmtrong cơ chế chung. Cơ
chế quản lý vĩ mô mà chínhsách tiền tệ là “liều thuốc” hiệu quả tác động
mạnh đến lãi suất. Quá trình tự do hóa chínhsách tiền tệ (CSTT) ở Việt Nam
là một yêu cầu tất yếu để hội nhập quốc tế về tài chính – tiền tệ, được đánh
dấu bằng sự ra đời của 2 luật ngân hàng, có hiệu lực từ ngày 1/10/1998 và thể
hiện rõ nét nhất thông qua tự do hóa lãi suất, điều hành linh hoạt tỷ giá, điều
tiết thị trường bằng các công cụ tiền tệ gián tiếp, tự do hóa ngoại hối và tháo
bỏ dần các quy định trong cơ chế tín dụng từ năm 1990 đến nay.
2
Lãi suất và chínhsáchlãi xuất
Trong nền kinh tế thị trường, chínhsáchlãisuất là bộ phận của chính
sách tiền tệ, tác động đến cung- cầu vốn và hiệu quả phân bổ các nguồn lực tài
chính trong nền kinh tế. Chínhsáchlãisuất của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam (NHNN) hiện nay đang bộc lộ những tồn tại, hạn chế cần được nghiên
cứu, hoàn thiện, nâng cao khả năng điều tiết kinh tế vĩ mô.
1.2. Nội dung, phạm vi nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề án môn học được trình bày
trong 3 chương.
-CHƯƠNG 1. LÃISUẤT VÀ CHÍNHSÁCHLÃISUẤTTRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
-CHƯƠNG 2. CHÍNHSÁCHLÃISUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM
- CHƯƠNG 3. GIẢIPHÁPHOÀNTHIỆNCHÍNHSÁCHLÃISUẤT
TRONG NHỮNGNĂM TỚI
Đề tài nghiên cứu tập trung nghiên cứu các chínhsáchlãisuất của ngân
hàng nhà nước Việt Nam qua các giai đoạn, vai trò của chínhsáchlãi suất. Từ
đó có đưa ra một số giảipháphoànthiệnchínhsáchlãisuấttrong thời gian
tới.
.
3
Lãi suất và chínhsáchlãi xuất
CHƯƠNG 1. LÃISUẤT VÀ CHÍNHSÁCHLÃI SUẤT
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Lãi suất
1.1.1. Khái niệm
Lãi suất là một trongnhững chỉ tiêu quan trọng, được cập nhật thường
xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến
quyết định đầu tư hay tiết kiệm của một cá nhân cũng như của tổ chức, doanh
nghiệp, bên cạnh đó nó còn là một trongnhững công cụ của ngân hàng trung
ương dùng để điều tiết lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế. Mỗi một sự biến
động, thay đổi nhỏ của lãisuất cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của cả
nền kinh tế, do đó chúng ta cần phải tìm hiểu lãisuất là gì?
Lãi suất là chi phí phải bỏ ra cho việc vay tiền, là giá cả của quyền được
sử dụng tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định, mà người sử dụng phải
trả cho người sở hữu nó.
Thông thường, lãisuất được biểu thị bằng một tỷ lệ phần trăm (%)
của tổng số tiền vay tính cho một đơn vị thời gian là tháng hoặc năm.
1.1.2.Các loại lãisuất trên thị trường tiền tệ
• Phân loại theo nguồn sử dụng:
-Lãi suất huy động: là loại lãisuất quy định tỉ lệ lãi phải trả cho các
hình thức nhận tiền gửi của khách hàng. Để đảm bảo sự công bằng, trong
nền kinh tế thị trường, về mặt kinh tế, việc định các mức lãisuất huy động
khác nhau chỉ căn cứ vào đối tượng huy động (tiền hay vật đảm bảo có giá
trị) và thời hạn huy động.
-Lãi suất cho vay: là loại lãisuất quy định tỷ lệ lãi mà người đi vay
phải trả cho người cho vay. Về mặt lý thuyết, các mức lãisuất cho vay
khác nhau được căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận bình quân của đối tượng đầu
tư và thời hạn cho vay. Tuy nhiên với ý nghĩa là một công cụ điều tiêt vĩ
mô nền kinh tế, điều đó không phải bao giờ cũng đúng, vì nó còn tùy thuộc
vào mục tiêu chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ.
Theo nguyên tắc hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng
khác mà hoạt động thường xuyên và chủ yếu của chúng là kinh doanh tiền
tệ là lãisuất cho vay bao giờ cũng phải lớn hơn lãisuất huy động để đảm
bảo ngân hàng có thể bù đắp được các chi phí hoạt động đã bỏ ra và có lợi
4
Lãi suất và chínhsáchlãi xuất
nhuân. Thông thường, lãisuất cho vay và lãisuất huy động có mối quan hệ
được xác định như sau:
Lãi suấtlãisuất Rủi ro
Cho vay = Huy động + Chi phí + tối thiểu + Lợi nhuận
• Phân loại theo giá trị thực:
Hàng ngày chúng ta thường gặp các loại lãisuất được công bố trên
các phương tiện thông tin đại chúng và nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ
chức sử dụng một số loại lãisuất đó để làm đơn vị tính toán trong các hoạt
động của mình. Tuy nhiên, hầu hết các loại lãisuất này là lãisuất chưa tính
đến yếu tố lạm phát, và để xác định được giá trị thực của các loại lãisuất
này, người ta phải tính thêm một yếu tố đó là tỷ lệ lạm phát dự tính.
-Lãi suất danh nghĩa: là loại lãisuất được xác định cho mỗi kỳ hạn
gửi hoặc vay, thể hiện trên quy ước giấy tờ được thoả thuận trước.
-Lãi suất thực: là loại lãisuất xác định giá trị thực của các khoản lãi
được trả hoặc thu được.
Lãi suất: Lãisuất Tỷ lệ thực = Danh nghĩa - Lạm phát
Sự phân biệt giữa lãisuất thực và lãisuất danh nghĩa có ý nghĩa rất
quan trọng, đối với người có tiền, nhờ đoán biết được lãisuất thực mà họ
quyết định nên gửi tiền vào ngân hàng hay mang đi kinh doanh trực tiếp.
Đối với người cần vốn, nếu dự đoán được tương lai có lạm phát và trong
suốt thời gian đó lãisuất cho vay không đổi hoặc có tăng nhưng tốc độ
tăng không bằng lạm phát tăng thì họ có thể yên tâm vay để kinh doanh mà
không sợ lỗ vì trượt giá khi trả nợ.
• Phân loại theo phương pháp tính lãi
-Lãi suất đơn: là tỷ lệ theo năm, tháng, ngày của số tiền lãi so với số
tiền vay ban đầu không gộp lãi vào tiền vay ban đầu để tính lãi thời hạn kế
tiếp.
-Lãi suất kép: là tỷ lệ theo năm, tháng, ngày của số tiền lãi so với số
tiền vay, số tiền vay này tăng lên do có gộp lãi qua từng thời kỳ cho vay
(lãi mẹ đẻ lãi con)
5
Lãi suất và chínhsáchlãi xuất
• Phân loại theo loại tiền
-Lãi suất nội tệ: là loại lãisuất áp dụng để tính toán cho đồng nội tệ
(kể cả lãisuất huy động và lãisuất cho vay)
-Lãi suất ngoại tệ: là lãisuất tính toán áp dụng cho đồng ngoại tệ
Lãi suất ngoại tệ có ảnh hưởng đến việc khuyến khích xuất khẩu hay
nhâp khẩu: để khuyến khích xuất khẩu, người ta thường áp dụng cơ chế lãi
suất ngoại tệ cho vay thấp hơn, trong huy động thì cao hơn so với lãisuất
nội tệ và ngược lại. Với cơ chế này sẽ khuyến khích các nhà xuất khẩu vay
tiền để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình trong trường hợp lãisuất
cho vay đối với đồng ngoại tệ thấp và ngược lại.
• Phân loại theo độ dài thời gian:
Theo cách phân loại này, cả lãisuất huy động và lãisuất cho vay,
thời gian càng dài thì lãisuất càng cao.
Cơ sở của cơ chế lãisuất này là ở chỗ thời gian thuê vốn (cả huy
động và cho vay) càng dài thì lợi nhuận làm ra càng nhiều, đồng thời tính
rủi ro mất vốn cũng càng cao.
-Lãi suất ngắn hạn: là loại lãisuất áp dụng cho các khoản huy động
và khoản vay ngắn hạn, có thời hạn dưới 1 năm.
-Lãi suất trung hạn: là loại lãisuất áp dụng cho các khoản huy động
và khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.
-Lãi suất dài hạn: là loại lãisuất áp dụng cho các khoản huy động và
khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm.
Theo cách phân loại này, cả lãisuất huy động và lãisuất cho vay,
thời gian càng dài thì lãisuất càng cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp
đặc biệt lãisuất ngắn hạn có thể cao hơn lãisuất trung và dài hạn, ví dụ:
khi nền kinh tế trong quá trình khôi phục lại sau chiến tranh, khủng hoảng
kinh tế…nhà nước cần một số lượng vốn lớn trong thời gian ngắn, lúc này
lãi suất huy động ngắn hạn sẽ được ưu tiên nâng cao hơn các loại lãisuất
khác.
1.1.3.Các nhân tố tác động đến lãi suất
• Mức cung cầu tiền tệ
6
Lãi suất và chínhsáchlãi xuất
-Cung tiền tệ là tổng thể tiền tệ được sử dụng để giao dịch thanh toán trên
thị trường. Các nhà kinh tế đã định nghĩa M là tiền giao dịch bao gồm: M1
là tổng số tiền kim khí và tiền giấy lưu thông bên ngoài ngân hàng cộng
với tiền gửi ngân hàng có thể rút ra bằng séc và định nghĩa rộng hơn (M2)
bao gồm những tài sản như tài khoản tiền gửi tiết kiệm ngoài tiền kim khí,
tiền giấy và tiền gửi ngân hàng có thể rút ra bằng séc.
Quyền kiểm soát mức cung tiền tệ được dành cho Chính phủ, bởi vì hạn
chế mức cung tiền tệ là điều cần thiết để tiền có giá trị.
-Cầu tiền tệ là nhu cầu về tiền của cá nhân, đơn vị, tổ chức để làm phương
tiện giao dịch, trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ…
Đường thẳng đứng S biểu thị ngân hàng trung ương giữ cung cấp tiền tệ ở
một lượng định trước gọi là M. Đường cong về mức cung tiền tệ được vẽ
thẳng đứng vì việc cung cấp tiền tệ được định ra ở M cho mọi lãi suất.
Công chúng (các gia đình và các hàng kinh doanh) muốn giữ lượng tiền
M1 khác nhau ở những mức lãisuất khác nhau, lãisuất thấp thì số tiền dôi
ra lớn hơn.
Giao điểm giữa cung và cầu trên đồ thị xác định lãisuất cân bằng. Đây là
mức lãisuất ở điểm số lượng tiền do ngân hàng trung ương đề ra làm mục
tiêu phù hợp với số tiền mà công chúng muốn nắm giữ.
Sự thay đổi cung cầu tiền tệ sẽ ảnh hưởng đến lãi suất. Ngoài ra những
thay đổi dự định trong cầu tiền tệ (không phải do sự thay đổi trong mức giá
cả, tổng sản phẩm, hoặc lãisuất gây ra) cũng ảnh hưởng đến lãisuất cân
bằng.
1.1.4. Vai trò của lãi suất
Lãi suất là biến số kinh tế nhạy cảm, sự thay đổi của lãisuất sẽ tác động
làm thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Về phương diện lý
thuyết cũng như thực tiễn các nước đã chứng minh, sự thay đổi lãisuất thực sẽ
có tác động nhạy cảm đến sản lượng và giá cả. Vì vậy, Ngân hàng Trung ương
(NHTƯ) đã rất coi trọng việc điều tiết lãisuất nhằm đạt được mục tiêu cuối
cùng của chínhsách tiền tệ (CSTT) là kiềm chế lạm phát và góp phần tăng
trưởng kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, lãisuất giữ vị trí khá quan trọng, nó được
thể hiện như sau:
7
Lãi suất và chínhsáchlãi xuất
° Lãisuất là đòn bẩy, kích thích sự tăng trưởng kinh tế, góp phần thực
hiện mục tiêu của chínhsách tiền tệ quốc gia. Chínhsáchlãi suất, nếu tạo ra
được mức lãisuất cho vay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân sẽ có tác dụng
thúc đẩy kích thích các doanh nghiệp tăng nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất,
đổi mới thiết bị, trang bị công nghệ sản xuất hiện đại bằng nguồn vốn vay
ngân hàng. Hiệu quả cuối cùng sẽ tạo ra một nguồn vốn của cải cho xã hội,
tổng thu nhập quốc dân tăng lên rất nhiều.
° Lãisuất là công cụ thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương
mại, lãisuất là giá cả của vốn, do vậy thông qua lãisuất các ngân hàng thương
mại sẽ tự điều chỉnh hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng của
mình mà kết quả cuối cùng là nền kinh tế, các doanh nghiệp, các tầng lớp dân
cư được lợi hơn vì sẽ được hưởng giá rẻ và chất lượng dịch vụ cao.
° Lãisuất là công cụ dùng để điều chỉnh các hoạt động đầu tư trong nền
kinh tế, hay nói cách khác, khi các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư có vốn,
muốn đầu tư vào lĩnh vực nào cũng phải lấy lãisuất tín dụng trong nền kinh tế
làm cơ sở và quyết định, ít nhất hiệu quả đầu tư vào các lĩnh vực khác để sinh
lời phải có tỷ lệ lớn hơn hoặc cùng lắm phải bằng lãisuất tín dụng.
° Lãisuất còn là công cụ để kềm chế lạm phát rất hữu hiệu thông qua
chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Trong trường hợp nền kinh tế có
lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ sử dụng chínhsách thắt chặt tiền tệ, tăng
lãi suất để thu hút tiền nhàn rỗi trong lưu thông về, nhằm điều hòa lượng tiền
trong lưu thông, cân đối với khối lượng hàng hóa.
Như vậy, lãisuấttrong nền kinh tế là công cụ kinh tế khá quan trong,
làm sao lãisuất phải phù hợp với lãisuất của các nước trên thế giới trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề được đặt ra và cần được giải quyết
1.2. Chínhsáchlãisuất của ngân hàng trung ương
1.2.1.Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường, chínhsáchlãisuất là bộ phận của chính
sách tiền tệ, tác động đến cung- cầu vốn và hiệu quả phân bổ các nguồn lực tài
chính trong nền kinh tế
1.2.2. Nội dung của chínhsáchlãi suất
Nội dung của chínhsáchlãisuất được xác định bằng mô hình:
Rf = f(x1, x2, x3, x4, x5, x6)
8
Lãi suất và chínhsáchlãi xuất
Trong đó:
- x1 là cân bằng cung - cầu vốn thị trường, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng
vốn huy động và vốn tín dụng của hệ thống TCTD phải tương ứng với nhau,
vì trongnhữngnăm tới, kênh tín dụng ngân hàng vẫn đóng vai trò chủ yếu
trong huy động tiết kiệm và cung ứng vốn cho đầu tư phát triển; việc sử dụng
quan hệ các chỉ số vốn tín dụng nói trên phản ánh tương đối chính xác quan hệ
cung - cầu vốn thị trường.
- x2 = R – CPI > 0, trong đó R là lãisuất tiền gửi danh nghĩa ngắn hạn
VND của TCTD, CPI là chỉ số giá tiêu dùng; áp dụng công thức hiệu ứng của
Fisher là lãisuất thực tế = lãisuất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát.
- x3 là cân bằng giữa cung - cầu vốn khả dụng của TCTD mà cầu vốn khả
dụng là số vốn các TCTD cần có để đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên
cho khách hàng, được NHNN dự báo, hàng tuần, tháng hoặc quý để điều tiết
tiền tệ; còn cung vốn khả dụng của TCTD bao gồm tiền mặt tại quỹ + tiền gửi
tại NHNN vượt mức DTBB + hạn mức chiết khấu chưa sử dụng + giá trị giấy
tờ có giá có thể bán trên thị trường liên ngân hàng phải đủ hoặc dư thừa so với
nhu cầu vốn của thị trường.
- x4 là cân bằng giữa lãisuất VND – tỷ giá hối đoái – lãisuất USD theo
phương trình lãisuất tiền gửi VND = lãisuất tiền gửi ngắn hạn USD + mức
tăng tỷ giá VND so với USD + hệ số k, trong đó hệ số 2% để đảm bảo≥k là
chênh lệch lợi tức giữa tiền gửi VND và tiền gửi USD và k tính hấp dẫn của
lãi suất VND, tránh chuyển dịch tiền gửi VND sang USD và hỗ trợ huy động
vốn ở trong và ngoài nước.
- x5 < tốc độ tăng GDP thực tế, tức là lãisuất thực là phần giá trị gia tăng
mà người gửi tiền nhận được từ kết quả hoạt động của nền kinh tế trong một
thời hạn nhất định phải nhỏ hơn mức độ gia tăng của cải thực của nền kinh tế,
thì mới khuyến khích tiết kiệm, đầu tư.
- x6 là chênh lệch giữa lãisuất cho vay và lãisuất huy động thực tế bình
quân của TCTD và 3% < x6 < 6%, vì theo thống kê chênh lệch này của các
TCTD trong 10 năm qua (1995 - 2004) giao động trong khoảng 3%-6% và với
mức này đủ để các TCTD có thể bù đắp chi phí; đồng thời, theo thông lệ quốc
tế và các kiến nghị của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thì chênh lệch lãisuất của
các NHTM Việt Nam phải ở mức 5% - 6% để bù đắp đủ dự phòng rủi ro và tái
đầu tư hiện đại hoá công nghệ.
9
Lãi suất và chínhsáchlãi xuất
1.2.3 Vai trò của ngân hàng trung ương trong việc kiểm soát lãisuất thị
trường tiền tệ
NHTƯ với chức năng bẩm sinh, là cơ quan duy nhất điều tiết được cung
tiền của nền kinh tế, chủ động tác động đến lãisuất thị trường, nhằm hướng
tới mục tiêu kiểm soát lạm phát. Trên thực tế, sự tăng lên của lãisuấtchính
thức của NHTƯ có thể có ảnh hưởng mạnh đến giảm lạm phát khi sự thay đổi
lãi suấtchính thức của NHTƯ có tác động nhanh, mạnh đến sự thay đổi lãi
suất trong nền kinh tế và tỷ giá hối đoái. Điều này càng đúng hơn trong nền
kinh tế có hệ thống tài chính mở và cạnh tranh hơn, khi đó nhiều hợp đồng
được ký kết trên cơ sở lãisuất thả nổi hơn là trên cơ cở lãisuất cố định, lúc đó
những thay đổi tronglãisuấtchính thức càng có ảnh hưởng đến lãisuất khác
và tỷ giá. Mặt khác, sự tăng lên của lãisuất NHTƯ có thể có ảnh hưởng nhanh
hơn trong việc giảm lạm phát và dẫn đến sản lượng giảm chút ít trong ngắn
hạn, khi: Kỳ vọng tiền lương và giá cả nhạy cảm hơn với những thay đổi trong
lãi suấtchính thức và tiền cung ứng( độ nhạy cảm này sẽ tăng lên nếu chính
sách có độ tin cậy); hoặc/và tiền lương nhạy cảm với những thay đổi của sản
lượng và việc làm ( sự nhạy cảm này tăng lên khi thị trường lao động linh
hoạt); khi tỷ giá là linh hoạt ; và khi giá cả trong nước nhạy cảm với những
thay đổi trong tỷ giá (sự nhạy cảm này phụ thuộc vào những thay đổi của giá
hàng nhập khẩu theo tỷ giá, theo đó cũng phụ thuộc vào những nhà xuất khẩu
nước ngoài không thay đổi lợi nhuận cận biên của họ, và phụ thuộc vào ảnh
hưởng của những thay đổi giá nhập khẩu lên giá cả trong nước. Mức độ ảnh
hưởng càng lớn khi nhập khẩu chiếm tỷ lệ lớn trong GDP, như đối với những
nước nhỏ, mở cửa hơn là những nước lớn mà đóng cửa).
1.2.4 Cơ chế điều hành và kiểm soát lãisuất thị trường tiền tệ của ngân
hàng trung ương
Các cơ chế điều hành và kiểm soát lãisuất TTTT: NHTƯ áp dụng hai
cơ chế chủ yếu:
Cơ chế điều hành và kiểm soát lãisuất trực tiếp mà theo đó, NHTƯ
quy định các mức lãisuất cụ thể cho hoạt động kinh doanh của NHTM. Thông
qua các hình thức quản lý lãisuất của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế,
như quy định các mức lãisuất cụ thể về tiền gửi, cho vay, khung lãi suất, trần
lãi suất cho vay, biên độ chênh lệch lãisuất bình quân… Thực chất là NHTƯ
quy định mức lãisuất cho vay tối đa hoặc tiền gửi tối thiểu của các tổ chức tín
dụng đối với nền kinh tế. Trong phạm vi lãisuất cho phép, các tổ chức tín
10
[...]... là lãisuất tiền gửi của NHTM hoặc lãisuất chiết khấu CHƯƠNG 2 CHÍNHSÁCHLÃISUẤT CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 2.1 Thực trạng của chínhsáchlãisuấttrong thời kỳ 1988- 2004 2.1.1 Chínhsáchlãisuất áp dụng trong thời kỳ trước năm 1988 Trong thời kỳ trước năm 1988, NHNN đã thực thi chínhsáchlãisuất thấp, bao cấp, phù hợp với cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung Đặc trưng cơ bản của lãi suất. .. nghiệp nhà nước (DNNN) chậm được sắp xếp lại CHƯƠNG 3 GIẢIPHÁPHOÀNTHIỆNCHÍNHSÁCHLÃISUẤTTRONGNHỮNGNĂMTỚI Sau đây là một số giảipháp cơ bản: Giảipháp về cơ chế điều hành và kiểm soát lãisuất thị trường tiền tệ trongnhữngnăm tiếp theo từ sau năm 2009 -Việc khống chế trần lãisuất cho vay như thời gian qua là một biện pháp can thiệp hành chính không phù hợp với nền kinh tế thị trường, làm... giai đoạn tháng 6/1992-1995: NHNN bỏ chínhsáchlãisuất “âm”, chuyển sang chínhsáchlãisuất “thực dương”, quy định mức “sàn” lãisuất tiền gửi và “trần” lãisuất cho vay; công bố lãisuất tái cấp vốn, lãisuất chiết khấu Đặc trưng của cơ chế này là Ngân hàng Nhà nước điều hành cơ chế lãisuất theo khung lãi suất, quy định rõ sàn lãisuất tiền gửi và trần lãisuất cho vay đối với nền kinh tế Các... trình tự do hóa lãisuất ở Việt Nam Quá trình tự do hóa lãisuất ở Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định: 2.2 Đánh giá chínhsáchlãisuất đã được áp dụng trong thời kỳ 1988- nay 2.2.1 Quá trình phát triển của chínhsáchlãisuất - Sự thay đổi thích hợp của chính sáchlãi suất: Trong từng giai đoạn, tuỳ theo diễn biến và mục tiêu kinh tế vĩ mô- tiền tệ, NHNN đã thực thi chính sáchlãisuất thích... dài, đó là áp dụng chínhsáchlãisuất bao cấp khá nặng nề, lãisuất đựơc xây dựng thoát ly lãisuất của nền kinh tế thế giới Dẫn đến lãisuất thực thi trong thời kỳ này với tình trạng lãi giả và lỗ thật” làm cho ngân hàng không thể bảo toàn vốn của mình do lạm phát tăng cao và lãisuất thực là số âm, vì tỷ lệ lạm phát đã lớn hơn lãisuất danh nghĩa 2.1.2 Chính sáchlãisuất áp dụng trong thời kỳ 1988-... soát lãisuất thị trường của NHNN còn yếu 18 Lãisuất và chínhsáchlãi xuất 2.2.3 Đánh giá chínhsáchlãisuất - Mặt được: Chínhsáchlãisuất phù hợp với điều kiện, mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế và thực hiện thành công tự do hoá lãi suất; NHNN chuyển đổi cơ chế kiểm soát trực tiếp lãisuất sang cơ chế kiểm soát gián tiếp; cơ chế truyền dẫn và tác động của chính. .. có lãisuất chuẩn; mặt bằng lãisuất TTTT sơ cấp và thứ cấp còn cát cứ; độ nhạy của hành vi tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng với lãisuất còn hạn chế; NHNN chưa xác định lãisuất mục tiêu; mô hình điều hành và kiểm soát lãisuất thị trường phức tạp; trên thị trường liên ngân hàng hiện đang có hai khung lãisuất NHNN chưa xác định cụ thể chínhsáchlãisuất áp dụng trongnhữngnămtới -Nguyên nhân của những. .. chế lãisuất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng trong nước Trongnăm 2008, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã tăng lãisuất cơ bản 3 lần và tới thời điểm tháng 6/2008, mức lãisuất là 14%, mức cao nhất ở Châu Á, từ mức 12% trước đó NHNN cũng giảm giá đồng VND 2% trong tháng này nhằm giải tỏa áp lực đối với đồng tiền trong nước Trongnhững tháng đầu năm 2008, tình hình lãisuất có những biến động, đầu năm. .. trong nước phát triển -Ngân hàng nhà nước có thể sử dụng mô hình hàng lang lãi suất: Mô hình hàng lang lãisuất sử dụng lãisuất Repo làm chủ đạo Lãisuất cho vay ngắn hạn tốt nhất của TCTD là lãisuất mục tiêu; lãisuất Repo (là lãisuất của hợp đồng mua lại giấy tờ có giá giữa NHNN và TCTD trong thời hạn ít nhất là 2 tuần) do NHNN ấn định được sử dụng làm lãisuất chủ đạo để điều 20 Lãisuất và chính. .. Từ tháng 6/1992, chuyển từ chínhsáchlãisuất “âm” sang chínhsáchlãisuất “thực dương” và có sự điều chỉnh linh hoạt trong các giai đoạn tiếp theo Tiến hành cải cách, điều chỉnh chính sáchlãisuất làm cho lãisuấttrong nền kinh tế đã trở thành công cụ quan trọng của Nhà nước nhằm thực thi chínhsách tiền tệ, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, kiềm chế được lạm phát Lãisuất góp phần nâng cao hiệu