Nhập khẩu song song theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam

81 4 0
Nhập khẩu song song theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH 0o0 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT: “NHẬP KHẨU SONG SONG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM” Chuyên ngành: Luật Dân sự Sinh viên thực hiện: Trần Thái Nguyên Mã số sinh viên: 1253801010230 Niên khóa: 2012-2016 (Lớp 29DS37) Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Hồng Phượng TP Hồ Chí Minh, năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng dưới sự hướng dẫn của giảng viên Nguyễn Ngọc Hồng Phượng Mọi số liệu, các thông tin được sử dụng bài viết này đều được trích dẫn một cách đầy đủ và chính xác theo quy định Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ nhà trường, gia đình và bạn bè Chính vì thế: Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến với quý thầy cô giáo trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, đã cùng đồng hành cùng với em suốt bốn năm học, cung cấp những kiến thức, kỹ nền tảng giúp chúng em có thể vững bước đường phía trước Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Ngọc Hồng Phượng, giảng viên Khoa Luật Dân sự, người đã giành nhiều thời gian, công sức hỗ trợ em suốt thời gian thực hiện khóa luận này Mặc dù thời gian làm việc với cô không nhiều, những điều truyền dạy từ cô thật sự có giá trị, đó là điều mà bản thân em không bao giờ quên Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến với cha mẹ, những người tuyệt vời nhất giành trọn những điều tốt đẹp nhất cho của mình Và không thể thiếu đối với đời sinh viên đó chính là những người bạn, xin cảm ơn các bạn đã giúp đỡ mình quá trình học tập và rèn luyện dưới mái trường này Xin chân thành cảm ơn tất cả! MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NHẬP KHẨU SONG SONG 1.1 Một số vấn đề lý luận bản về nhập khẩu song song 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nhập khẩu song song 1.1.2 Học thuyết hết quyền – Cơ sở lý luận cho nhập khẩu song song 14 1.1.3 Mối quan hệ giữa nhập khẩu song song và quyền sở hữu trí tuệ, vai trò của nhập khẩu song song 17 1.2 Quy định của pháp luật về nhập khẩu song song 20 1.2.1 Pháp luật nước ngoài về nhập khẩu song song 20 1.2.2 Pháp luật Việt Nam về nhập khẩu song song 37 Kết luận chương 44 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU SONG SONG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 45 2.1 Nhập khẩu song song đối với quyền sở hữu công nghiệp 45 2.1.1 Bất cập quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng 45 2.1.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật 47 2.2 Nhập khẩu song song đối với quyền tác giả, quyền liên quan 50 2.2.1 Bất cập quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng 50 2.2.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật 54 2.3 Hàng hóa nhập khẩu song song được tân trang 59 2.3.1 Bất cập quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng 59 2.3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật 62 Kết luận chương 68 KẾT LUẬN 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ luật dân sự năm 1995 Bộ luật dân sự năm 2005 Cộng đồng kinh tế Châu Âu Công ước quốc tế về bảo vệ giống trồng mới Hiệp ước WIPO về quyền tác giả Hiệp ước WIPO về bản ghi âm và biểu diễn Hiệp định các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ Hiệp định chung về thương mại và thuế quan Hiệp định thương mại và dịch vụ 10 Hiệp định khu vực kinh tế Châu Âu BLDS 1995 BLDS 2005 EEC UPOV WCT WPPT Hiệp định TRIPs 11 Hội đồng Châu Âu EC 12 Liên minh Châu Âu EU 13 Nhãn hiệu hàng hóa NHHH 14 Nhập khẩu song song 15 Sở hữu trí tuệ 16 Sở hữu công nghiệp NKSS SHTT SHCN GATT GATS EEA 17 Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPs và vấn đề sức khỏe Tuyên bố Doha cộng đồng 18 Tổ chức Y tế thế giới WHO 19 20 21 22 Tổ chức thương mại thế giới Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế Tòa án tư pháp Châu Âu Tòa án khu vực tự thương mại Châu Âu WTO WIPO ECJ EFTA LỜI NÓI ĐẦU Lý chọn đề tài Từ xã hội loài người xuất hiện đến nay, những thành quả sáng tạo của người đã đóng góp vai trò to lớn cho sự phát triển khoa học, công nghệ của mỗi cộng đồng dân cư Các nhà kinh tế học cổ điển và hiện đại đều thừa nhận rằng, sự phát triển kinh tế được thúc đẩy bởi hai nguồn chính là nguồn lao động và công nghệ Nếu trước người ta thường đánh giá sự giàu có của quốc gia dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên, quan điểm đó hiện đã có sự thay đổi mạnh mẽ “Tài sản hữu hình đất đai, lao động và tiền vốn đã từng là tiêu chuẩn so sánh tình trạng kinh tế, điều đó không còn đúng nữa Động lực mới tạo sự thịnh vượng xã hội đương thời là tài sản dựa tài sản trí thức”1 Trước tình hình đó, việc thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là yêu cầu bức thiết mà các quốc gia phải thực hiện nhằm bảo vệ tài sản của quốc gia họ Tuy nhiên, các tiêu chuẩn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng gia tăng sự độc quyền cho các chủ sở hữu Điều này một mặt lại gây những tác động xấu đối với xã hội Sự độc quyền của chủ sở hữu ngày càng cao thì khả chi phối thị trường ngày càng lớn, ngăn cản quyền tiếp cận các sản phẩm chứa đựng quyền sở hữu trí tuệ của người dân Do đó, để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực xuất phát từ hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, có nhiều giải pháp được đề Trong số đó, nhập khẩu song song được đánh giá là giải pháp hiệu quả nhất mà tác động của nó đến nền kinnh tế là thấp nhất so với biện pháp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế Thứ nhất, nếu áp dụng biện pháp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế thì chỉ có một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là sáng chế mới áp dụng biện pháp này những trường hợp hiếm hoi vì mục tiêu quốc phòng, an ninh, sức khỏe cộng đồng Trong đó, đối tượng có thể được áp dụng nhập khẩu song song đa dạng hơn, ít nhất là tất cả các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp và có thể nhiều hơn, bao gồm cả sản phẩm được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan Thứ hai, vì quyết định bắt buộc chuyển giao là quyết định hành chính từ các quan nhà nước nên quyết định áp dụng, các quan có liên quan phải chứng minh việc quyết định đó là nhằm mục đích công cộng theo quy định của pháp luật chứ không xuất phát từ tính tùy tiện của quan nhà nước Còn nhập khẩu song song không phải xuất phát từ quyết định hành chính của các quan nhà nước, nếu pháp luật thừa nhận nhập khẩu song song thì một chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đưa hàng hóa thị trường bởi chính họ hoặc chủ thể khác được họ đồng ý thì thương nhân nhập khẩu song song có thể tiến hành nhập khẩu hàng hóa đó mà không gặp cản trở nào từ phía quan nhà nước Thứ ba, những trường hợp khẩn cấp các đại dịch, nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng các quan nhà nước phải tìm kiếm nguồn dược phẩm khổng lồ, nếu áp dụng bắt buộc chuyển giao thì thời gian sản xuất sẽ lâu so với việc nhập khẩu loại dược phẩm đó từ nước ngoài, giúp giải quyết tình trạng khẩn cấp nhanh chóng Thứ tư, nếu các quan nhà nước lạm dụng Kamil Idris (2005), Sở hữu trí tuệ - Một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế, Tổ chức Sở hữu trí tuệ quốc tế (WIPO), bản Tiếng Việt, tr 54 1 quy định về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế thì nguy các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút khỏi thị trường nội địa sớm là rất nhanh chóng vì họ sẽ không cảm thấy an toàn sáng chế của họ có thể bị quan nhà nước áp dụng quyết định bắt buộc chuyển giao bất cứ lúc nào Trong đó, nhập khẩu song song chỉ góp phần làm giá các hàng hóa thị trường nước, không tước các quyền lợi tài chính của các chủ thể sáng tạo Tuy nhiên, nếu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế được thừa nhận một cách rộng rãi tại nhiều quốc gia thì vấn đề thừa nhận và mức độ thừa nhận của nhập khẩu song song hiện vẫn còn chưa ngã ngủ bởi các nhà khoa học cũng các quốc gia thế giới, mỗi bên lại có những ý kiến khác nhau, đặc biệt vấn đề này tại Việt Nam còn chưa rõ ràng, pháp luật sở hữu trí tuệ quy định còn mập mờ hoặc có quy định còn có sự chồng chéo, không thống nhất giữa các quy định nên việc tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề này sẽ mang lại cái nhìn tổng quát nhất về nhập khẩu song song và học thuyết hết quyền – nguyên tắc xương sống của nhập khẩu song song, quan điểm của các quốc gia thế giới về vấn đề này, từ đó có những đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, đó là lý tác giả chọn đề tài “Nhập khẩu song song theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam” để làm khóa luận tốt nghiệp Tình hình nghiên cứu Liên quan đến đề tài nhập khẩu song song, có nhiều tác phẩm được công bố và đóng góp phần nào cho sự phong phú của vấn đề cũng thể hiện sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về chủ đề này Thứ nhất, mặc dù hai giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Đại học Luật TP Hồ Chí Minh và Đại học Luật Hà Nội biên soạn không đề cập trực tiếp đến các quy định có liên quan đến nhập khẩu song song, hai cuốn sách này là nền tảng lý luận sở cho việc nghiên cứu vấn đề này các khái niệm về quyền tác giả, quyền liên quan, các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp Những kiến thức nền tảng đó là sở cho sự phát triển về mặt lý luận của nhập khẩu song song tiến hành phân tích các quyền độc quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, các ngoại lệ của độc quyền Thứ hai, liên quan đến sách chuyên khảo thì cuốn sách Nhập khẩu song song dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ, hợp đồng và cạnh tranh của hai tác giả Nguyễn Thanh Tú và Lê Thị Thu Hiền cùng với cuốn sách Quyền sở hữu công nghiệp hoạt động thương mại của tác giả Nguyễn Thanh Tâm được đánh giá là có chiều sâu nghiên cứu Nếu tác phẩm đầu tiên, nhập khẩu song song được mổ xẻ ở nhiều góc độ khác nhau, vừa dưới lăng kính của pháp luật sở hữu trí tuệ, vừa là pháp luật hợp đồng và cạnh tranh Tác giả giới thiệu rất kỹ về nguồn gốc của học thuyết hết quyền, nhập khẩu song song cũng phân tích pháp luật, các án lệ từ nhiều quốc gia khác làm phong phú, sinh động cho nội dung của sách Còn sách của tác giả thứ hai, nhập khẩu song song chỉ là một nội dung nghiên cứu của tác phẩm nên không cho ta cái nhìn toàn diện tác phẩm đầu tiên, ngoài ra, tác giả cũng chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề nhập khẩu song song đối với quyền sở hữu công nghiệp mà không nghiên cứu các quy định của các nước hay quan điểm của các học giả về quyền nhập khẩu song song đối với sản phẩm mang quyền tác giả, quyền liên quan Thứ ba, tác giả xin đề cập đến hai khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật với đề tài nghiên cứu liên quan đến nhập khẩu song song Đó là khóa luận Nhập khẩu song song và sử dụng hạn chế nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp của tác giả Ngô Phương Trà và khóa luận của Đoàn Thị Mỹ Tiên với đề tài Nhập khẩu song song dược phẩm và quyền sở hữu trí tuệ Đối với khóa luận đầu tiên, vì tác phẩm này được viết trước năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ đầu tiên được ban hành) nên những tư về nhập khẩu song song đã có những khác biệt đáng kể Luật được áp dụng đó là Bộ luật dân sự năm 1995 cùng các văn bản hướng dẫn, tác phẩm này tác giả xem nhập khẩu song song là một những trường hợp sử dụng hạn chế, và chỉ là sử dụng hạn chế đối với nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp Ngoài ra, tác giả cũng chỉ nêu lên những quy định của pháp luật về vấn đề này mà không thể hiện thái độ ủng hộ hay phản đối nhập khẩu song song Còn khóa luận của tác giả Đoàn Thị Mỹ Tiên lại thiên về nghiên cứu một loại hàng hóa đặc biệt nhập khẩu song song là dược phẩm Không những thế, tác giả còn phân tích kỹ về hoạt động li-xăng bắt buộc và xem đó là sở lý luận của nhập khẩu song song dược phẩm tại Việt Nam Theo tác giả, quan điểm là không phù hợp vì đối tượng, mục đích của hai hoạt động này là trái ngược và thường hoạt động li-xăng bắt buộc là một đề tài khó, phức tạp và được nghiên cứu thành một chủ đề độc lập chứ không gộp chúng để nghiên cứu tác giả Thứ tư, có rất nhiều bài viết khoa học liên quan đến học thuyết hết quyền và nhập khẩu song song Tác giả xin chia làm hai nhóm sau: Nhóm 1: các bài viết Lí thuyết hết quyền sở hữu trí tuệ và vấn đề nhập khẩu song song và Pháp luật về hết quyền sở hữu trí tuệ và nhập khẩu song song ở một số nước thuộc hiệp hội các nước Đông Nam Á của tác giả Nguyễn Như Quỳnh; Một số vấn đề về nhập khẩu song song” của tác giả Nguyễn Thanh Tâm Nhóm các bài viết này chủ yếu giới thiệu cho người đọc các nội dung bản về thuyết hết quyền và khái niệm nhập khẩu song song Ngoài ra, các tác giả còn giới thiệu các trường hợp hết quyền sở hữu trí tuệ cũng khái quát về pháp luật nhập khẩu song song của một số quốc gia khu vực Nhóm 2: các bài viết Quy định về chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng đối với sáng chế và nhập khẩu song song dược phẩm theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ” của tác giả Nguyễn Hồ Bích Hằng; Nhập khẩu song song dược phẩm: Một số vấn đề pháp lý” của hai tác giả Lê Thị Bích Thọ và Nguyễn Thanh Tú; Kinh nghiệm của Hoa Kỳ xử lý vụ việc sửa chữa hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ, Thực hiện cam kết của Việt Nam WTO đối với nhập khẩu song song dược phẩm của tác giả Hồ Thúy Ngọc Các bài viết này nghiên cứu chuyên sâu về một khía cạnh của nhập khẩu song song lĩnh vực dược phẩm hay vấn đề hàng hóa mang nhãn hiệu được sửa chữa Từ việc phân tích pháp luật của các quốc gia thế giới, giới thiệu những án lệ có liên quan đến các vấn đề phát sinh nhập khẩu song song giúp người đọc có thêm những hiểu biết về cách giải quyết của các quốc gia thế giới, làm kinh nghiệm cho Việt Nam các quy định về nhập khẩu song song Như vậy, các công trình nghiên cứu đã phần nào mang đến cái nhìn khái quát chung về học thuyết hết quyền và nhập khẩu song song Tuy nhiên, các tác phẩm lại chưa đưa những giải pháp cụ thể và toàn diện đối với vấn đề này hoặc đưa những giải pháp mang tính chất chung chung và định hướng, chưa đưa đề xuất rõ ràng cho từng vấn đề Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của khóa luận này đó là: nghiên cứu nhập khẩu song song dưới góc độ của pháp luật sở hữu trí tuệ chứ không nghiên cứu dưới góc độ hợp đồng hay cạnh tranh các tác giả đã nghiên cứu trước đó Do đó, các văn bản được sử dụng khóa luận này tập trung chủ yếu là Luật sở hữu trí tuệ hiện hành và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến nhập khẩu song song Ngoài ra, mặc dù khóa luận nghiên cứu tập trung về pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, để có sở so sánh, hoàn thiện hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về nhập khẩu song song thì khóa luận còn nghiên cứu quy định của pháp luật nước ngoài (Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Singapore,…) có liên quan đến hoạt động nhập khẩu song song Mục tiêu nghiên cứu Khóa luận này được thực hiện nhằm hai mục tiêu: Thứ nhất, cung cấp cho người đọc những vấn đề lý luận chung nhất về nhập khẩu song song và học thuyết hết quyền – nền tảng lý luận của nhập khẩu song song Ngoài ra, phần lý luận chung, tác giả cũng mang đến quy định của pháp luật một số quốc gia thế giới cũng của Việt Nam về nhập khẩu song song Thứ hai, thông qua việc phân tích các quy định của pháp luật hiện hành, tác giả đưa những hạn chế, bất cập quy định của pháp luật cũng thực tiễn áp dụng Từ đó tác giả đưa các đề xuất nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam liên quan đến nhập khẩu song song Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận này, tác giả đã vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác tùy thuộc vào nội dung nghiên cứu của từng chương Trong chương 1, tác giả sử dụng phương pháp so sánh và đánh giá các quan điểm của các học giả về khái niệm nhập khẩu song song để tìm hiểu sự giống và khác giữa các khái niệm đó cũng so sánh quy định của pháp luật Việt Nam so với pháp luật một số quốc gia thế giới về vấn đề này Phương pháp tiếp theo được sự dụng đó là phương pháp phân tích Vì học thuyết hết quyền ở từng quốc gia và khu vực khác được sử dụng những thuật ngữ khác với nguồn gốc hình thành khác nên chúng có một phần khác biệt với Việc phân tích này giúp người đọc có thể phân biệt được học thuyết hết quyền ở Hoa Kỳ và khu vực Liên minh Châu Âu được sử dụng thế nào Phương pháp này cũng được sử dụng thường xuyên phân tích pháp luật các quốc gia thế giới Đối với pháp luật Việt Nam, tác giả dùng phương pháp nghiên cứu lịch sử và phân tích để thấy được quá trình phát triển của pháp luật liên quan đến nhập khẩu song song Ngoài những phương pháp thì phương pháp thống kê cũng được sử dụng luận văn thống kê giá thuốc nhập khẩu song song và giá thuốc tại thị trường nội địa để thấy được vai trò của nhập khẩu song song việc làm giảm giá thuốc Trong chương 2, phương pháp chủ đạo được sử dụng chính là phương pháp phân tích và tổng hợp các quy định của pháp luật để thấy được những bất cập các quy định hiện Phân tích và tổng kết kinh nghiệm pháp luật các nước thế giới Hoa Kỳ, Singapore và một số quốc gia khác để giúp hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam ngày càng hoàn thiện đặc biệt là liên quan đến vấn đề thừa nhận nhập khẩu song song đối với quyền tác giả, quyền liên quan và vấn đề tân trang hàng hóa được nhập khẩu Phương pháp phân loại cũng được sử dụng đưa những kiến nghị đối với từng loại đối tượng sở hữu trí tuệ Bố cục đề tài Trên sở nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nhập khẩu song song, bố cục chính của khóa luận gồm hai chương Chương 1: Những vấn đề lý luận bản và quy định của pháp luật về nhập khẩu song song Chương 2: Thực trạng nhập khẩu song song và một số kiến nghị hoàn thiện cứu những vấn đề pháp lý phát sinh đằng sau vụ việc này có vai trò rất quan trọng cho việc hoàn thiện pháp luật SHTT Việt Nam giai đoạn tới, mà các vụ việc có tính chất tương tự sẽ xảy một cách thường xuyên 2.3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Như nêu, hiện Luật SHTT Việt Nam chưa có quy định nào đề cập đến vấn đề “tái tạo”, “sửa chữa” hàng NKSS, đó các quy định Nghị định 99/2013/NĐ-CP và Thông tư 11/2015/TT-BKHCN liên quan đến hành vi xâm phạm quyền SHCN lại đề cập không rõ ràng trường hợp tân trang hàng hóa NKSS Hơn nữa, pháp luật Việt Nam chưa có điều khoản nào nhằm điều chỉnh vấn đề phân biệt giữa hành vi “sửa chữa” và “tái tạo” hàng hóa NKSS Cho nên, việc nghiên cứu pháp luật quốc gia thế giới, cụ thể ở là Hoa Kỳ, là điều cần thiết giúp pháp luật Việt Nam hoàn thiện về vấn đề NKSS hàng hóa được tân trang Trường hợp sửa chữa và tái tạo đối với nhãn hiệu Vấn đề hàng hóa sau được NKSS hợp pháp bị sửa chữa hoặc thay đổi được Thẩm phán Tòa án tối cao Hoa Kỳ giải thích rất rõ và cụ thể một vụ án điển hình giữa Champion Spark Plug Co v Sanders liên quan đến thiết bị ổ cắm điện của Champion Bị đơn tiến hành mua các ổ cắm điện đã qua sử dụng, sau đó sửa chữa và bán lại chúng, bị đơn vẫn giữ lại dòng chữ “Champion” thân ổ cắm, vỏ ngoài đựng ổ cắm còn ghi “Champion” cũng kiểu ổ cắm cụ thể và “Ổ cắm phát sáng theo quy trình chuẩn có thể tin cậy” Mỗi hộp chứa đựng nhiều hộp nhỏ để đựng ổ cắm Những hộp nhỏ đều ghi chú rằng “Ổ cắm được làm mới” Tên thương mại hoặc địa chỉ của bị đơn không được chỉ những hộp đựng ổ cắm Trên mỗi ổ cắm có dịng chữ nhỏ màu xanh trên nền đen khó đọc “Được làm mới”110 Trong phán quyết của Tòa án sơ thẩm Liên Bang (District Court), Tòa án cho rằng bị đơn đã xâm phạm đến NHHH của bên nguyên Với lập luận rằng, việc bị đơn được hưởng quyền từ việc bán các hàng hóa có nguồn gốc từ bên nguyên khi: Thứ nhất, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu, loại hàng hóa thân của thiết bị cắm điện phải bị gỡ bỏ; Thứ hai, thiết bị đó được sơn lại với những màu sắc không bị phá hủy theo thời gian sử dụng; Thứ ba, từ “sửa chữa” để chỉ hàng hóa này được sửa chữa phải được in với cỡ chữ và độ sâu đủ để phân biệt từ đó với những từ còn lại sản phẩm; Ngoài ra, các hộp carton đựng ổ cắm cũng phải in những câu ghi chú để thể hiện rằng các sản phẩm này có nguồn gốc từ bên nguyên đơn và được sửa chữa cho phù hợp với mục đích sử dụng của bên bị đơn 110 Champion Spark Plug Co v Sanders, 331 U.S 125 (1947) Champion Spark Plug Co v Sanders, No 680, nguồn [https://supreme.justia.com/cases/federal/us/331/125/] (truy cập ngày 28/5/2016) 62 Quan điểm tiếp tục được Tòa phúc thẩm Liên bang phát triển, ngoài việc cho rằng bị đơn đã vi phạm nhãn hiệu của bên nguyên thì bên bị đơn còn có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, theo bản án của Tòa này Thẩm phán tòa phúc thẩm phát triển các ý liên quan đến việc in từ “hàng hóa được sửa chữa” hoặc “hàng hóa đã qua sử dụng”, liên quan đến các cụm từ đó được in sản phẩm thì họ khẳng định rằng việc sử dụng các thiết bị in bằng điện cùng với việc tạo những màu sắc tương phản sẽ giúp người tiêu dùng nhận dạng một cách dễ dàng hàng hóa mà mình mua Trong một vụ án tương tự giữa Champion Spark Plug Co v Reich Tòa phúc thẩm thứ đã giải quyết với những lập luận tương tự và bảo vệ quyền SHTT của bên nguyên Một vụ việc khác liên quan đến quyền được sửa chữa hàng hóa của thương nhân Đó là vụ việc giữa Nitro Leisure Products, LLC v Acushnet Co Acushnet là công ty chuyên sản xuất các loại bóng chơi golf nổi tiếng của Hoa Kỳ từ năm 2001, doanh nghiệp này sở hữu và đã đăng ký toàn liên bang các nhãn hiệu liên quan đến loại bóng chơi golf này bao gồm TITLEIST, ACUSHNET, PINNACLE, và PRO V1 Bị đơn là công ty Nitro chuyên mua và bán các loại bóng đã qua sử dụng với giá thấp Loại bóng đầu tiên mà công ty này bán thị trường là “bóng tái chế” với chất lượng trái bóng ban đầu là tương đối tốt, nhà sản xuất này chỉ cần rửa sạch, đóng gói lại và có thể bán được Loại bóng thứ hai là các trái bóng bị rách, sứt mẻ hay bong tróc màu sơn quá trình sử dụng và cần phải sửa chữa (refurnishing) Quá trình sửa chữa các trái bóng thứ hai bao gồm trang trí lại bằng cách loại bỏ lớp sơn, lớp màu mạ, tên nhãn hiệu hàng hóa và loại hàng hóa đó để phủ một lớp sơn mới Sau đó, công ty này tiến hành đính vào quả bóng tên nhà sản xuất gốc cũng mỗi quả bóng đều có dòng ghi chú “được sử dụng và sửa chữa lại” hoặc “được sử dụng và được sử chữa bởi GOLFBALLSDIRECT.COM” Ngoài ra, một số quả bóng còn được ghi dưới tên thương mại của Nitro chứ không sử dụng tên thương mại của công ty Acushnet Không dừng lại ở đó, các quả bóng được sửa chữa của Nitro được đóng gói cùng với dòng chữ cảnh báo “Bóng chơi Golf đã qua sử dụng và được sửa chữa” Tuy nhiên, việc bán các quả bóng này không được sự cho phép của nhà sản xuất gốc và cũng không được bảo hành bởi nhà sản xuất đó Mặc dù không có ý kiến nào với loại bóng đầu tiên mà Nitro bán, đối với các trái bóng được sửa chữa thì Acushnet khẳng định rằng quy trình sản xuất bóng của Nitro không có gì tương đồng với chất lượng, hình dáng mà một sản phẩm gốc của Acushnet có, quy trình đó đã làm thay đổi thành phần của quả bóng của công ty này và điều này là không phù hợp gọi tên ban đầu của sản phẩm là công ty Acushnet Tuy nhiên, Tòa sơ thẩm bác yêu cầu của bên nguyên và cho rằng bên bị đơn không có vi phạm quyền SHTT của bên nguyên nguyên đơn chưa thể đưa được những chứng cứ và lý lẽ thuyết phục việc vi phạm của bên bị đơn Vụ án sau đó được Tòa phúc thẩm thứ 11 xét xử lại để xem xét kháng cáo của bên nguyên đơn cho rằng Tòa sơ thẩm đã áp dụng sai án lệ Champion Spark Plug Co v Sanders và lạm quyền phán quyết của mình Thẩm phán tòa phúc thẩm cho rằng để buộc tội 63 hành vi xâm phạm quyền SHTT thì bên nguyên phải chứng minh bên bị đơn sử dụng NHHH nhằm mục đích thương mại mà không được sự chấp nhận từ chủ thể có quyền và việc sử dụng không được phép đó giống hành vi lừa dối, phải gây tình trạng nhầm lẫn cho khách hàng hoặc tạo lỗi Một bên phải chứng minh bốn yếu tố để tòa án có thể lệnh áp dụng các biện pháp thương mại bất lợi cho bên thực hiện hành vi vi phạm, đó là: Thứ nhất, khả thành công chắc chắn của biện pháp áp dụng; Thứ hai, nếu các biện pháp đó bị từ chối sẽ gây thiệt hại không thể bù đắp được cho nguyên đơn; Thứ ba, các thiệt hại đe dọa cho bên chủ thể nắm quyền là nhiều những thiệt hại mà biện pháp áp dụng gây cho bên vi phạm quyền; Thứ tư, nếu được ban hành và áp dụng, các biện pháp đó không được trái với lợi ích công cộng Với quan điểm xuyên suốt quá trình giải quyết vụ án này Tòa phúc thẩm đưa phán quyết rằng111: “Tôi nghĩ rằng không gì được xem là phá hủy giá trị của một nhãn hiệu nổi tiếng là pháp luật thừa nhận cho các chủ thể không được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu được quyền ghi chú lại nhãn hiệu của hàng hóa đó, những hàng hóa không hoàn thiện sau quá trình sử dụng Những “vết thương” đó phải được che dấu trước bán trở lại Tòa án quyết định rằng chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa không thể ngăn cản hành vi đính lại nhãn hiệu hàng hóa mà nhà sản xuất gốc đã làm nếu các hàng hóa đó đã được bên sửa chữa chú thích rõ rằng là hàng hóa đã qua sử dụng và được sửa chữa”112 Thông qua các phán quyết của quan tư pháp ta có thể thấy rõ quan điểm của Tòa án về sự khác biệt giữa sửa chữa và tái tạo Cụ thể, Thứ nhất, Sửa chữa không mang lại cho sản phẩm một hình dáng mới, không vượt quá sự khôi phục lại tình trạng ban đầu của sản phẩm đến mức có thể làm mất những đặc điểm và tính ban đầu mà sản xuất tạo ra, điều này có thể được thấy rõ ràng vụ việc được nêu ở trên, vụ việc này Tòa án đã khẳng định quyền sửa chữa hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ của chủ sở hữu tài sản mà không vi phạm quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu Ngoài ra, vụ án Jazz Photo, sửa chữa trì tính hữu ích của sản phẩm Sửa chữa còn được Tòa án Hoa Kỳ mô tả một cách định tính và không rõ ràng là “sửa chữa nhỏ hoặc sửa chữa khơng đáng kể” Trong vụ việc Jazz Photo, Tồ án phán quyết rằng “quyền của chủ sở hữu không bao gồm quyền làm sản phẩm mới về bản khuôn mẫu của sản phẩm ban đầu, quyền tạo sản phẩm mới vẫn thuộc về chủ sở hữu sáng chế” Mặc dù chủ sở hữu sản 111 United States Court of Appeals, Federal Circuit, NITRO LEISURE PRODUCTS, L.L.C (doing business as Golfballsdirect.com and as Second Chance), Plaintiff-Appellee, v ACUSHNET COMPANY, DefendantAppellant, No.02-1572, nguồn [http://caselaw.findlaw.com/us-federalcircuit/1410780.html#sthash.VXSlfm9w.dpuf] (truy cập ngày 28/5/2016) 64 phẩm không được quyền tạo sản phẩm mới, họ có thể sửa chữa sản phẩm đã mua bởi qùn sở hữu bao gờm “qùn trì tính hữu ích của sản phẩm ban đầu” Thứ hai, tái tạo là các trường hợp tạo một sản phẩm mới hoặc mang tính khác biệt Việc tiến hành thay thế các bộ phận thiết yếu của sản phẩm được xem là hành vi làm mới sản phẩm vụ án Karal Storz v Surgi-Tech, bị đơn đã thay thế các bộ phận thiết yếu của đèn nội soi Theo Tòa án Hoa Kỳ thì hành vi thay thế của Surgi-Tech tạo sản phẩm mới Cụ thể, Surgi-Tech đã tháo bỏ phần trục dài đưa vào thể bệnh nhân, bộ phận tập trung ánh sáng, bộ phận chủn tải ánh sáng, bợ phận phóng đại hình ảnh, mắt kính bác sĩ phẫu thuật những bộ phận hỡn hợp khác Sau đó, Surgi-Tech làm kính mang nhãn hiệu mới Đèn mới được tạo thành có những bộ phận của Surgi-Tech một bộ phận của đèn Storz tạo - đó bộ phận mang nhãn hiệu Storz Đèn Surgi-Tech tạo nhìn hoạt đợng nhiều đèn mang nhãn hiệu Storz113 Thứ ba, sửa chữa hàng hóa được chấp nhận sản phẩm được sửa chữa không làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn giữa hàng hóa được sửa chữa và hàng hóa mới Theo pháp luật Hoa Kỳ, việc kiểm tra hàng hóa có khả gây nhầm lẫn không là việc làm cần thiết nhằm xác định việc sửa chữa đó có được chấp nhận hay không Thứ tư, cần cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hoá được sửa chữa nhằm mục đích ngăn chặn người tiêu dùng nhầm lẫn giữa hàng hoá được sửa chữa hàng hố mới Các Tồ án Hoa Kỳ coi những thông báo đầy đủ về hàng hoá được sửa chữa bảo vệ vững chắc cho người sửa chữa chống lại cáo buộc xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Tòa án tối cao Hoa Kỳ nhận định “Quyền đối với nhãn hiệu chỉ cấm sử dụng nhãn hiệu nhằm bảo vệ uy tín, danh tiếng của chủ sở hữu nhãn hiệu chống lại việc bán sản phẩm của người khác sản phẩm của anh ta… Khi nhãn hiệu được sử dụng mà không gây nhầm lẫn, nhận thấy không có cứ nào để ngăn chặn nhãn hiệu được sử dụng để nói sự thật Điều đó không bị ngăn cấm” Trường hợp sửa chữa liên quan đến sáng chế Trong vụ việc giữa Mallinckrodt và Medipart liên quan đến sáng chế của nguyên đơn, Mallinckrodt là chủ sở hữu sáng chế liên quan đến dụng cụ y tế Khi bán dụng cụ này thị trường thì nguyên đơn có dán kèm theo một thông báo “chỉ sử dụng một lần” Sau dụng cụ được sử dụng ở bệnh viện, bên bị đơn đã thu gom các dụng cụ đó, làm vệ sinh, thay thế một số bộ phận và tiệt trùng dụng cụ, sau đó bán lại cho các bệnh viện với giá rẻ bên nguyên đơn đưa Ngay sau đó, nguyên đơn đã kiện bị đơn với lý việc các bệnh viện giao dịch với bị đơn đã làm giảm lợi nhuận của nguyên đơn qua việc vi phạm thông báo chỉ sử dụng một lần Nguyễn Như Quỳnh, “Kinh nghiệm của Hoa Kỳ xử lý vụ việc sửa chữa hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ”, nguồn [http://thanhtra.most.gov.vn/vi/cac-bai-nghien-cuu-shtt/kinh-nghi-m-c-a-hoa-k-trong-x-ly-v-vi-cs-a-ch-a-hang-hoa-mang-nhan-hi-u-d-c-b-o-h] (truy cập ngày 27/5/2016) 113 65 Dựa sở học thuyết hết quyền và ngoại lệ sửa chữa sản phẩm chứa đựng quyền SHTT cho rằng việc chủ sở hữu lần đầu tiên đưa sản phẩm của mình thị trường thông qua chính bản thân chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu đồng ý sẽ làm mất quyền kiểm soát của chủ sở hữu đối với tài sản đó, người mua có quyền định đoạt, nhập khẩu cho dù sản phẩm đó có thông báo “chỉ sử dụng một lần” hay bất cứ thông báo nào nhằm cản trở quyền của người mua vì nội dung của học thuyết hết quyền chỉ yêu cầu điều kiện Còn theo pháp luật EU thì họ cũng có sự phân biệt giữa hành vi sửa chữa và tái tạo sản phẩm NKSS và tương tự quan điểm của Tòa án tối cao Hoa Kỳ Thượng Nghị viện Vương quốc Anh vụ việc “screen repair services”114 cho rằng quyền sửa chữa là quyền tất yếu của người mua Trong vụ án Dunlop Pneumatic Tyre Co Ltd v Neal, thẩm phán giải quyết vụ án này cho rằng “người mua các sản phẩm chứa sáng chế có quyền sửa chữa chúng không có quyền tái tạo bởi quyền sản xuất cái mới thuộc về chủ sở hữu sáng chế đó” Và rất nhiều các vụ việc được Tòa án của Anh và Hoa Kỳ giải quyết đều thống nhất quan điểm bảo vệ quyền được sửa chữa của người mua, xem việc sửa chữa các hàng hóa không vi phạm quyền SHTT của chủ sở hữu British Leyland Motor Corporation and Others v Armstrong Patents115; vụ việc Sirdar Rubber Co Ltd v Wallington, Weston & Co và vụ án Aro Manufacturing Co v Convertible Top Replacement Co116 Điều đó có nghĩa là việc tước quyền sửa chữa của người mua thông qua một phương thức nào bất kỳ đều không được chấp nhận dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ Khi sửa đổi Luật SHTT cần có những quy định về ranh giới giữa sửa chữa và tái tạo việc tân trang hàng hóa Bởi vì giữa sửa chữa và tái tạo có những đặc điểm rất giống nhau, ranh giới giữa chúng rất mong manh, tùy thuộc vào quan điểm của các thẩm phán xét xử từng vụ án Do đó, để tạo điều kiện cho hoạt động xét xử của Tòa án phải giải quyết các vấn đề có liên quan đến hàng hóa nhập khẩu được tân trang, thiết nghĩ các nhà làm luật nên quy định cụ thể vấn đề này bên cạnh công nhận hết quyền SHTT Theo đó, việc tân trang nhằm sửa chữa sản phẩm chứa đựng quyền SHTT là hành vi nhằm khôi phục tình trạng bình thường của sản phẩm bị tác động của những hiện tượng tự nhiên và không thể tránh khỏi hoặc tuổi thọ sử dụng của sản phẩm mà không có sự thay thế bất cứ bộ phận nào hàng hóa đó Việc sửa chữa được nêu nên được chấp nhận Tuy nhiên, nếu việc tân trang đó dẫn đến tái cấu trúc, tức là có sự thay thế nghiêm trọng các bộ phận của sản phẩm đó sẽ không được chấp nhận Chúng ta có thể kéo dài sự tồn tại của các sản phẩm SHTT không có quyền làm mới chúng, sửa chữa là hoạt động nằm chung ranh giới với tái tạo nó không thể nào vượt qua khu vực của chính nó117 Trong khoản Điều 2, Hiệp định United Wire Ltd v Screen Repair Services (Scotland) Ltd [2000] All ER 353 (H.L.), nguồn [http://www.publications.parliament.uk/pa/ld199900/ldjudgmt/jd000720/wire.htm] (truy cập ngày 29/5/2016) 115 British Leyland Motor Corporation and Others v Armstrong Patents, nguồn [http://swarb.co.uk/britishleyland-motor-corporation-ltd-v-armstrong-patents-co-ltd-hl-1986/] (truy cập ngày 30/5/2016) 116 Aro Mfg Co., Inc v Convertible Top Co., 377 U.S 476 (1964), nguồn [https://supreme.justia.com/cases/federal/us/377/476/case.html] (truy cập ngày 30/5/2016) 117 Shamnad Busheer and Mrinalini Kochupillai, “TRIPs, Patents and Parallel Imports in India: A proposal for amendment”, nguồn [https://www.nalsar.ac.in/IJIPL/Files/Archives/Volume%202/4.pdf] (truy cập ngày 30/5/2016) 114 66 đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), chương về nguyên tắc đối xử quốc gia và tiếp cận thị trường đối với hàng hóa có quy định về hàng hóa sửa chữa, thay đổi, theo đó hàng hóa không cho phép nhập khẩu hàng hóa chứa quyền SHTT bị “tiêu hủy các đặc điểm thiết yếu của một hàng hóa hoặc tạo một hàng hóa mới hoặc khác biệt về mặt thương mại hoặc biến hàng hóa dở dang thành hàng hóa hoàn thiện”118 Trong trường hợp việc tân trang dẫn đến việc làm thay đổi kết cấu, tạo sản phẩm mới thì sẽ bị xem là vi phạm quyền sử dụng đối tượng quyền SHTT Tóm lại, với những phân tích trên, theo tác giả cần bổ sung quy định liên quan đến tân trang hàng NKSS Luật SHTT Việt Nam Thông qua việc tìm hiểu cách thức giải quyết các tranh chấp liên quan đến sửa chữa hàng hóa mang quyền SHTT của Hoa Kỳ, ta có thể tham khảo những quan điểm xét xử của các thẩm phán quá trình giải quyết vụ án nhằm bổ sung cho pháp luật SHTT liên quan đến vấn đề này Trong Luật SHTT hiện hành thì Điều 125 là điều khoản công nhận hết quyền quốc tế đối với các sản phẩm quyền SHCN nên lựa chọn điều luật để bổ sung các quy định có liên quan đến tân trang hàng hóa sẽ được xem là phù hợp nhất Ngoài ra, liên quan đến hàng hóa được tân trang thì những sản phẩm liên quan đến quyền SHCN thường có xu hướng được sửa chữa nhiều so với các đối tượng khác của quyền SHTT Do đó, Điều 125 sẽ được tác giả lựa chọn để bổ sung các quy định liên quan đến tân trang hàng hóa Do đó, điểm b khoản Điều 125 nên được sửa đổi theo hướng sau: “Chủ sở hữu quyền SHCN không có quyền ngăn cấm người khác nhập khẩu sản phẩm đã đưa thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đưa thị trường nước ngoài; hoặc tồn những cứ hợp pháp cho chủ sở hữu chống lại những hành vi thương mại quá đáng mà các hàng hóa bị thay đổi đến mức làm thay đổi kết cấu, tạo sản phẩm mới hoặc việc sửa chữa hàng hóa đó làm cho khách hàng nhầm lẫn giữa hàng hóa được sửa chữa và hàng hóa mới” Thông qua việc quy định thế này, sẽ giúp cho những người thực thi pháp luật và các nhà nghiên cứu sẽ phân biệt rõ giữa hành vi “sửa chữa” và “tái tạo” hàng hóa NKSS Qua đó, pháp luật sẽ thừa nhận quyền được sửa chữa của người mua hàng hóa SHCN Tuy nhiên, sửa chữa hàng hóa đó và bán thị trường thì các chủ thể liên quan phải có những cảnh báo hay thông báo để người tiêu dùng không có sự nhầm lẫn giữa hàng hóa được sửa chữa và hàng hóa chủ sở hữu sản xuất mới Còn trường hợp tân trang hàng hóa theo hướng làm thay đổi kết cấu hay tạo sản phẩm mới thì không thể xem là hành vi sửa chữa mà là hành vi vi phạm quyền SHCN của chủ sở hữu Đây được xem là hành vi thương mại quá đáng, vượt quá những quyền mà nhà làm luật cho phép, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền lợi hợp pháp mà chủ sở hữu quyền SHCN được hưởng Pháp luật cho phép NKSS, cho phép sửa chữa các hàng hóa đó cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng nội địa không cho phép 118 Khoản Điều Hàng hóa tái nhập sau sửa chữa hoặc thay đổi, Hiệp định TPP 67 việc sửa chữa đó vượt khỏi biên độ cho phép của quyền sửa chữa, làm thay đổi những bộ phận thiết yếu của hàng hóa đó, tạo sản phẩm mới Kết luận chương Những quy định hiện của pháp luật sở hữu trí tuệ về nhập khẩu song song đã bộc lộ các bất cập cần khắc phục thời gian tới Thứ nhất, việc quy định không thống nhất giữa Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn gây sự khó khăn áp dụng pháp luật Với những bất cập đó, thiết nghĩ các văn bản pháp luật liên quan cần có sự đồng bộ theo hướng thừa nhận nhập khẩu song song đối với tất cả các đối tượng sở hữu công nghiệp Mặt khác, cũng cần bỏ các trường hợp nhập khẩu song song chủ thể mang hàng hóa thị trường là người được cấp li-xăng bắt buộc và người có quyền sử dụng trước vì không phù hợp với bản chất của nhập khẩu song song cũng pháp luật quốc tế Thứ hai, việc không thừa nhận nhập khẩu song song đối với quyền tác giả và quyền liên quan sẽ gây cản trở việc tiếp thu các tinh hoa văn hóa của các dân tộc thế giới, không phù hợp với nhu cầu thực tiễn đời sống xã hội hiên Thiết nghĩ, thời gian tới pháp luật sở hữu trí tuệ cần thừa nhận quyền nhập khẩu song song đối với các sản phẩm được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan Thứ ba, liên quan đến hàng hóa nhập khẩu được tân trang, vì hiện pháp luật SHTT không có quy đinh nào liên quan trực tiếp đến vấn đề này Do đó, theo nghiên cứu của tác giả về vấn đề tân trang hàng hóa pháp luật Hoa Kỳ, pháp luật cần thừa nhận quyền được sửa chữa các sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhiên cũng cần phải bảo vệ quyền của chủ sở hữu các hành vi xâm hại nghiêm trọng đến quyền sở hữu trí tuệ hành vi làm mới sản phẩm được nhập khẩu song song 68 KẾT LUẬN Thuyết hết quyền được xem là sở nền tảng cho sự thừa nhận tính hợp pháp của nhập khẩu song song Trong nhập khẩu song song, các thương nhân sẽ mua các hàng hóa được đưa thị trường bởi chính chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép từ quốc gia có giá cả thấp ở nước ngoài và sau đó nhập khẩu hợp pháp vào thị trường nước để tiêu thụ Giá cả hàng hóa nhập khẩu song song có tính cạnh tranh nhiều so với các hàng hóa được bán bởi chính chủ sở hữu hoặc bên nhận li-xăng từ chủ sở hữu ở nước Vì thuyết hết quyền và nhập khẩu song song hiện vẫn còn nhiều quan điểm khác giữa các quốc gia Do đó, các điều ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ cũng xuất hiện sự khác biệt này Một số điều ước thì cho phép nhập khẩu song song, một số khác thì trao quyền tự chủ cho các quốc gia thành viên của điều ước quốc tế đó Vì sự khác biệt quá lớn thế nên việc tìm hiểu pháp luật các quốc gia về vấn đề này cần được chú trọng, với việc tìm hiểu pháp luật Liên minh Châu Âu, Ấn Độ và Singapore về nhập khẩu song song sẽ giúp ta có cái nhìn tổng quát về quan điểm của các quốc gia này liên quan đến vấn đề hết quyền Các quốc gia này thừa nhận hết quyền sở hữu trí tuệ ở hai mức độ khác đều thừa nhận những lợi ích thiết thực mà nhập khẩu song song mang lại Với tính cấp thiết của vấn đề được đề cập trên, thì Việt Nam ta cần học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia thế giới, nơi mà có nền pháp luật sở hữu trí tuệ phát triển mạnh, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của chính mình Việc hoàn thiện này không những góp phần nâng cao chất lượng các văn bản pháp luật mà còn giúp các chủ thể có liên quan bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình Đặc biệt là khắc phục những hạn chế các quy định của pháp luật hiện vấn đề tân trang đối với hàng hóa nhập khẩu song song, thừa nhận quyền nhập khẩu song song đối với các tài sản mang được bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan và việc pháp luật có nên mở rộng các đối tượng hàng hóa được nhập khẩu song song đối với sản phẩm được đưa thị trường quyết định hành chính của nhà nước hoặc từ người có quyền sử dụng trước Tác giả hi vọng rằng những nghiên cứu và kiến nghị được tác giả đề xuất khóa luận văn này sẽ đóng góp phần nào đó việc hoàn thiện hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 18/4/1992 Bộ luật dân sự (Luật không số) ngày 28/10/1995 Bộ luật dân sự (Luật số 33/2005/QH11) ngày 14/6/2005 Luật Sở hữu trí tuệ (Luật số 50/2005/QH11) ngày 29/11/2005 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ (Luật số 36/2009/QH12) ngày 19/6/2009 Nghị định 63/CP của Chính phủ ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về Sở hữu công nghiệp Nghị định 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/9/2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp Nghị định 47/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/5/2009 về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan 10 Nghị định 97/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/9/2010 về xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp 11 Nghị định 122/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/9/2006 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí ṭ về sở hữu cơng nghiệp 12 Nghị định 109/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 2/12/2011 quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/5/2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan 13 Nghị định 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành lĩnh vực sở hữu công nghiệp 14 Nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/10/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan 15 Thông tư số 3055/TT-SHCN của Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ngày 31/12/1996 về hướng dẫn thi hành các quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác Nghị định 63/CP của Chính phủ ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp 16 Thông tư số 825/2000/TT-BKHCNMT của Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ngày 03/5/2000 về hướng dẫn thi hành Nghị định số 12/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/3/1999 về xử phạt vi phạm hành chính sở hữu công nghiệp 17 Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 26/6/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/8/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực sở hữu công nghiệp 18 Quyết định 1906/2004/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 28/5/2004 về ban hành quy định về NKSS thuốc phòng, chữa bệnh cho người Văn bản quy phạm pháp luật nước ngoài Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền của Liên Hợp quốc Hiệp định các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ năm 1994 (TRIPs) Hiệp định WIPO về quyền tác giả (WCT) Hiệp định WIPO về bản ghi âm và biểu diễn (WPPT) Công ước quốc tế về bảo vệ giống trồng mới (UPOV) Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPs và vấn đề sức khỏe cộng đồng The Copyright Act 1994 of New Zealand (Luật Bản quyền 1994 của New Zealand) The Copyright Ordinance of Hong Kong (Pháp lệnh Bản quyền của Hồng Kông) 10 The Copyright Act 1968 of Australia (Luật Bản quyền 1968 của Úc) 11 The Copyright Act 1987 of Singapore (amended in 2006) (Luật Bản quyền 1987 của Singapore, sửa đổi năm 2006) 12 The Copyright Act 1957 of India (amended in 2012) (Luật Bản quyền 1957 của Ấn Độ, sửa đổi năm 2012) 13 The Trademarks Act 1994 of India (Luật Nhãn hiệu hàng hóa của Ấn Độ năm 1994) 14 The Treaty on the functioning of the European Union (TFEU) (Hiệp định về chức của Liên minh Châu Âu) 15 The First Council Directive 89/104/EEC (Chỉ thị số 89/104/EEC) 16 The Directive 2001/29EC (Chỉ thị 201/29EC) 17 The Directive 91/250/EC dated 14th May 1991 (Chỉ thị 91/250/EC ngày 14/5/1991) 18 Community Trademarks of EU in 1993 (CTM Act) (Luật Nhãn hiệu hàng hóa của EU năm 1993) 19 European Economic Area Agreement (Hiệp ước kinh tế Châu Âu) B Tài liệu tham khảo 20 Khoa Luật – Đại học Quốc Gia Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận và Pháp luật về Quyền người, NXB Chính trị Quốc gia 21 Kamil Idris (2005), Sở hữu trí tuệ - Một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế, Tổ chức Sở hữu trí tuệ quốc tế WIPO, Cục sở hữu trí tuệ dịch và xuất bản 22 Hồ Thúy Ngọc (2013), “Thực hiện cam kết của Việt Nam WTO đối với nhập khẩu song song dược phẩm”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 12 (261) 23 Nguyễn Như Quỳnh (2009), “Pháp luật về hết quyền sở hữu trí tuệ và nhập khẩu song song ở một số nước thuộc hiệp hội các nước Đơng Nam Á”, Tạp chí ḷt học, sớ 12/2009 24 Nguyễn Như Quỳnh (2006), “Lý thuyết hết quyền sở hữu trí tuệ và vấn đề nhập khẩu song song”, Tạp chí Luật học số 01 25 Nguyễn Thanh Tâm (2004), “Một số vấn đề nhập khẩu song song”, Tạp chí Khoa học Pháp lý số 26 Nguyễn Thanh Tâm (2006), Quyền sở hữu công nghiệp hoạt động thương mại, NXB Tư pháp, Hà Nội 27 Lê Thị Bích Thọ và Nguyễn Thanh Tú (2004), “Nhập khẩu song song dược phẩm: Một số vấn đề pháp lý”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 28 Đoàn Thị Mỹ Tiên (2012), Nhập khẩu song song dược phẩm và quyền sở hữu trí tuệ, khóa luận cử nhân Luật, Đại học Cần Thơ 29 Ngô Phương Trà (2001) Nhập khẩu song song và sử dụng hạn chế nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp”, khóa luận cử nhân Luật, trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh 30 Arlen Duke, “The empire will strike back: the overload dimension to the parallel import debate”, Melbourne University Law Review, Volume 37:585; 2014 31 Daniel Gervais (1998), TRIPs agreement: Drafting history and Analysis, Sweet & Maxwell, London 32 Damian Simeonov (2006) “Parallel Import in Europe and Southeast Europe”, Borislav Boyanov & CO Attorneys at law, Balkan Legal Forum 2006 33 David T Keeling (2004), “Intellectual Property rights in EU Law, Volume I: Free Movement and Competition Law”, Oxford EC Law Library 34 Elizabeth A.Martin, A Dictionary of Law, Fifth Edition, Oxford University Press, 2002 35 Keith E Maskus (2001), “Parallel imports in pharmaceuticals: Implications for competition and prices in developing countries”, Final Report to WIPO in April, 2001 36 Guajakol-Karbonat (Reichsgericht, 26 Mar 1902) 51 RGZ 139, referred to in European Council, “Records of the Luxembourg Conference on the Community Patent 1975 (OPOCE, Luxembourg, 1982), 40–1 and D Keeling, Intellectual Property Rights in EU Law”: Volume I: Free Movement and Competition Law (Oxford University Press, Oxford, 2003) 37 Malcolm Maiden (2009), Publishing Report a Closed Book, The Age Pulishing House, Melbourne 38 Shamnad Basheer and Mrinalini Reochupillai (2008) ““Exhausting” Patent rights in India, Parallel Import and TRIPs Compliance”, Oxford Intellectual Property Research Centre, UK and International Technology Park, Whitefield Road, Bangalore, Journal of intellectual property rights, Vol 13 39 Sze Shu, George WEI (1990), Parallel imports and Intellectual property rights in Singapore, Singapore Management University, Singapore Academy of law Journal 40 World Health Organization (2006), “Investing in Health Research and Development: Report of the Ad-hoc Committee on Health Research relating to future Invervention Options” Tài liệu từ Internet Công ty Luật SBLaw, “Tác dụng của nhập khẩu song song”, [http://luatsu-vn.com/tacdung-cua-nhap-khau-song-song/] Khánh Huyền, “Nhận diện mẫu xe tay ga “hồn” Honda, “da” LX”, Báo Vneconomy, [http://vneconomy.vn/xe-360/nhan-dien-mau-xe-tay-ga-hon-honda-da-lx20100909022946511.htm] Lê Nết, “Nhập khẩu song song thuốc là giải pháp tốt nhất hiện nay”, Báo vnexpress, [http://vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/nhap-khau-song-song-thuoc-la-giai-phap-totnhat-hien-nay-1999453.html] Linh Nhi, “Bát nháo sách Photo”, Báo Lao động, [http://laodong.com.vn/doi-song-thitruong/bat-nhao-sach-photocopy-375824.bld] Nguyễn Như Quỳnh, “Kinh nghiệm của Hoa Kỳ xử lý vụ việc sửa chữa hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ”, [http://thanhtra.most.gov.vn/vi/cac-bai-nghiencuu-shtt/kinh-nghi-m-c-a-hoa-k-trong-x-ly-v-vi-c-s-a-ch-a-hang-hoa-mang-nhan-hi-ud-c-b-o-h] Yến Hoa, “Sinh viên vô tư vi phạm Luật bản quyền”, Báo Giáo dục TP Hồ Chí Minh, [http://www.giaoduc.edu.vn/sinh-vien-vo-tu-vi-pham-luat-ban-quyen.htm] Antoni Rubi Puig, “Copyright Exhaustion rationales and used Software – A law and economic approach to Oracle v Used Soft”, [http://www.jipitec.eu/issues/jipitec-4-3-2013/3842/rubi-puig.pdf] page Adams v Burke, 84 U.S 17 Wall 453 [https://supreme.justia.com/cases/federal/us/84/453/case.html] 453 Aro Mfg Co., Inc v Convertible Top Co., 377 U.S [https://supreme.justia.com/cases/federal/us/377/476/case.html] 10 Bobbs-Merrill Co v Straus, 210 U.S [https://supreme.justia.com/cases/federal/us/210/339/case.html] 476 339 162, (1873), (1964), (1908), 11 British Leyland Motor Corporation and Others v Armstrong Patents, [http://swarb.co.uk/british-leyland-motor-corporation-ltd-v-armstrong-patents-co-ltdhl-1986/] 12 Commission Communication on parallel imports of proprietary medicinal products frequently asked question, [http://europa.eu/rapid/press-release_MEMO-047_en.htm?locale=en] 13 Champion Spark Plug Co v Sanders, 331 U.S 125 (1947) Champion Spark Plug Co v Sanders, No 680, nguồn [https://supreme.justia.com/cases/federal/us/331/125/] 14 Christopher Heath, “Copyright and Competition Law”, Foreign and International Patent, Max Planck Institute for Munich, German, [http://www.wipo.int/edocs/mdocs/sme/en/atrip_gva_99/atrip_gva_99_6.pdf] 15 Christopher Stothers, “Patent Exhaustion: the UK perspective”, [http://fordhamipconference.com/wp-content/uploads/2010/08/Christopher-SothersPatent-Exhaustion.pdf] 16 Capitol Records, LLC v Redigi Inc 12-c-v-00095-RJS [http://ia600800.us.archive.org/30/items/gov.uscourts.nysd.390216/gov.uscourts.nysd 390216.25.0.pdf] 17 Case Guajakol – Karbornat, 51 RGZ 139, [http://web.archive.org/web/20040126132318/www.unileipzig.de/urheberrecht/ressrc/ material/vorles/grur/rgz51-139.pdf] 18 Case C 44/01 giữa Pippig Augenoptik GmbH & Co KG, [http://curia.europa.eu/juris/showPdf.jsf;jsessionid=9ea7d2dc30d5fcaaf9658fea4ac087 52fe47ee40778c.e34KaxiLc3qMb40Rch0SaxuSchv0?text=&docid=48187&pageInde x=0&doclang=EN&mode=lst&dir=&occ=first&part=1&cid=693081] 19 Case 15/74, Centrafarm v Sterling Drug, [http://www.biicl.org/files/2068_c-1574.pdf] 20 Case 187/80, Merck & Co.Inc v Stephar BV,1981 ECR 2003, 2089, 1981:3 CMLR 463, 470, content/EN/TXT/?uri=CELEX%3A61980CJ0187] [http://eur-lex.europa.eu/legal- 21 Case C-355/96 Silhouette International Schmied v Hartlauer [1998] ECR I-4799, [http://www.eftacourt.int/uploads/tx_nvcases/9_07_10_07_Judgment_EN.pdf] 22 Florian Scholz, Heiz-Werner Schulte và Frank Weibenfeldt, “Parallel Trade: which factors determine the flow of goods in Europe?”, [https://www.imshealth.com/files/web/Germany/Publikationen/ReportsWhitepapers/P arallel-trade-with-drugs-Whitepaper-IMSHealth-042015.pdf] 23 Gladys Mirandah, “Singapore: IP exploitation – Singapore’s attitude towards parallel imports”, International Trademark Association, [http://www.inta.org/INTABulletin/Pages/SINGAPOREIPExploitationSingapore%E2 %80%99sAttitudeTowardsParallelImports.aspx] 24 James B Kobak, Hughes Hubbard & Reed, “Exhaustion of intellectual property rights and International Trade”, page 2, [http://www.hugheshubbard.com/ArticleDocuments/Exhaustion_IP_Rights_2003.pdf] 25 Keith E Maskus, “Parallel imports in pharmaceuticals: Implications for competition and prices in developing countries” [http://www.wipo.int/export/sites/www/aboutip/en/studies/pdf/ssa_maskus_pi.pdf] 26 Kirtsaeng v John Wiley & Sons, Inc, 568 [http://www.supremecourt.gov/opinions/12pdf/11-697_d1o2.pdf] U.S (2013) 27 Hawley & Hazel Chemical Co Pte Ltd v Szu Ming Trading Pte Ltd, Suit 150/2007, RA 208/2007, [http://www.singaporelaw.sg/sglaw/laws-of-singapore/case-law/freelaw/high-court-judgments/13308-hawley-amp-hazel-chemical-co-s-pte-ltd-v-szuming-trading-pte-ltd-2008-sghc-13] 28 Mattias Gabslandt & Keith E Maskus, “Parallel import and the pricing of Pharmaceutical products: Evidence from the European Union”, page [http://www.ifn.se/Wfiles/wp/WP622.pdf] 29 National Council of applied economic research under Ministry of human resource development, “The Impact of parallel imports of books, films/Music and software on the Indian economy with special reference to students”, January 2014, [http://copyright.gov.in/documents/parallel_imports_report.pdf] 30 Bài viết “Parallel imports permitted on patented products in Singapore” được đăng www.mirandha.com, [http://www.mirandah.com/pressroom/item/82-parallelimports-permitted-on-patented-products-in-singapore] 31 Robert Neruda, Roman Barinka and Marián Minárik, “Parallel import in EU Law”, Havel, Holásek & Partners s.r.o, July 27, [http://www.lexology.com/library/detail.aspx?g=71bc5df8-766d-483d-96f0ba8be5c60dc1] 2015 32 Shamnad Busheer and Mrinalini Kochupillai, “TRIPs, Patents and Parallel Imports in India: A proposal for amendment”, [https://www.nalsar.ac.in/IJIPL/Files/Archives/Volume%202/4.pdf] 33 The Parliamentary Standing Committee of India, “November 2010 Report” [http://copyright.gov.in/documents/parallel_imports_report.pdf] 34 Television Broadcasts Ltsd & Ors v Golden Line Video & Marketing Pte Ltd (1989), M.C.J 201, [http://www.lawgazette.com.sg/2005-5/May05-feature2.htm] 35 US & Grey Market [http://www.bhphotovideo.com/find/HelpCenter/USGrey.jsp] products, 36 United States Court of Appeals, Federal Circuit, NITRO LEISURE PRODUCTS, L.L.C (doing business as Golfballsdirect.com and as Second Chance), PlaintiffAppellee, v ACUSHNET COMPANY, Defendant-Appellant, No.02-1572, see more at [http://caselaw.findlaw.com/us-federalcircuit/1410780.html#sthash.VXSlfm9w.dpuf] 37 United Wire Ltd v Screen Repair Services (Scotland) Ltd [2000] All ER 353 (H.L.), [http://www.publications.parliament.uk/pa/ld199900/ldjudgmt/jd000720/wire.ht] 38 Vijay Pal Dalmia and Pavit Singh Katoch, “Patent Law in India, everything you must know” [http://www.vaishlaw.com/article/indian_intellectual_property_laws/patents_law_in_i ndia_everything_you_must_know.pdf ] 39 WIPO, “International exhaustion and parallel importation”, [http://www.wipo.int/sme/en/ip_business/export/international_exhaustion.htm] 40 “Diversification of imports parallel import of brand clothes and Cosmetics facilitated in March”, Korea Business Newspaper [http://businesskorea.co.kr/english/news/money/2942-diversification-imports-parallelimport-brand-clothes-and-cosmetics-facilitated] ... thiện hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, đó là lý tác giả chọn đề tài ? ?Nhập khẩu song song theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam? ?? để làm khóa... 1.2 Quy định của pháp luật về nhập khẩu song song 20 1.2.1 Pháp luật nước ngoài về nhập khẩu song song 20 1.2.2 Pháp luật Việt Nam về nhập khẩu song song... trí tuệ Việt Nam, để có sở so sánh, hoàn thiện hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về nhập khẩu song song thì khóa luận còn nghiên cứu quy định của pháp luật

Ngày đăng: 21/02/2022, 21:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan