1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN đề tài tìm hiểu về các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật việt nam

31 22 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Về Các Hành Vi Tham Nhũng Theo Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam
Tác giả Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Viết Hải, Trần Vương, Phan Thị Thảo Vi, Đặng Bảo Ngọc, Nguyễn Trương Anh Thư
Người hướng dẫn Nguyễn Thùy Dung
Trường học Đại học UEH
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 201,99 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC UEH KHOA KINH TẾ Ô&Í TIỂU LUẬN Đề tài: Tìm hiểu về các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật Việt Nam Giảng viên: Nguyễn Thuỳ Dung Mã học phần: 21C1LAW51100103 Sinh viên: MSSV Nguyễn Xuân Phúc 31211024241 Nguyễn Thị Giang 31211020235 Nguyễn Viết Hải 31211026090 Trần Vương 31211022921 Phan Thị Thảo Vi 31211020310 Đặng Bảo Ngọc 31211025724 Nguyễn Trương Anh Thư 31211023430 Khoá – Lớp: K47 – ĐT001 MỤC LỤC 1 2 A MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Tham nhũng là một trong những vấn nạn nghiêm trọng trong tình hình xã hội hiện nay Và hiện tượng này đã có từ lâu trong lịch sử loài người Hậu quả, tác hại của tham nhũng gây ra đối với xã hội là vô cùng lớn Thế giới ngày càng phát triển đến trình độ cao thì tình trạng tham nhũng lại ngày càng bùng phát làm kìm hãm, ngăn cản sự phát triển kinh tế - chính trị của đất nước, đe doạ đến sự ổn định vững vàng của chế độ chính quyền cũng như độc lập an ninh của Tổ quốc Hiện nay tham nhũng có ở hầu hết các nước trên thế giới, với những mức độ khác nhau Ở Việt Nam, tình hình tội phạm tham nhũng cũng đã gây ra những tác hại rất to lớn cho đời sống chính trị, kinh tế, làm xói mòn giá trị đạo đức, văn hoá, gia đình, xã hội, và đặc biệt, tham nhũng làm giảm sút niềm tin của nhân dân, làm sai lệch các chủ trương, chính sách của Đảng (Dẫn chứng sẽ được nêu chi tiết ở Phần D, chương 3- Thực trạng) Có thể thấy trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống, quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn tham nhũng Thế nhưng đây vẫn còn là một mối nguy hại tiềm tàng đến đời sống xã hội hiện nay Ngoài ra để đảm bảo cho việc PCTN được thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả và đạt được mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Quốc gia về PCTN đến năm 2020 tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009, Chủ tịch nước đã phê chuẩn Công ước của LHQ về CTN tại Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN ngày 30/6/2009 Trên cơ sở đó, thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2010 ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về PCTN đến 2020 và Kế hoạch thực hiện công ước của LHQ về CTN Trên thực tế, trải qua 5 năm thực hiện Luật PCTN có thể thấy được công tác PCTN đã có những thay đổi tích cực hơn Thế nhưng, do các tội phạm về tham nhũng thường là những người giữ chức vụ, quyền hạn, có trình độ kiến thức cao, có các mối quan hệ phức tạp Nên họ thực hiện những thủ đoạn tinh vi hơn so với các tội phạm thông thường khác Vì thế công tác điều tra, truy tố và xét xử các vụ án về tham nhũng là vô cùng trở ngại, khó khăn và không phải lúc nào cũng thu được kết quả như kì vọng Đó cũng chính là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng tham nhũng như hiện nay xuất phát từ các quy định của pháp luật về PCTN vẫn còn những hạn chế, trong đó có một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn cũng như yêu cầu của nhiệm vụ công tác PCTN, có một số quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo 3 Vì vậy, HTPL về PCTN hiện nay là một nhiệm vụ cấp thiết nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của công tác PCTN, bảo đảm nâng cao hiệu quả phòng chống, ngăn chặn và xử lí các hành vi tham nhũng Để HTPL, cần phải chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của pháp luật về PCTN hiện hành, từ đó đề xuất những giải pháp HTPL về PCTN Bắt nguồn từ những lí do nêu trên, chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu về các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật Việt Nam” 2 Tình hình nghiên cứu đề tài: Trong những năm gần đây, ở nước ta liên tiếp có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề đấu tranh chống tham nhũng Cụ thể: • Đề tài về “Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam cho đến năm 2020” do Thanh tra Chính phủ chủ trì • Sách “Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động công vụ ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Quốc Sửu • Chuyên đề “Chống tham nhũng của Việt Nam và một số nước trên thế giới” của Lê Văn Giảng • Đề tài khoa học cấp Bộ “Giải pháp đột phá đấu tranh phòng, chống hiệu quả tham nhũng trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Cảnh Quý • Đề tài khoa học cấp Bộ: “Phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan thực hiện chức năng phòng, chống tham nhũng” của Tạ Thu Thủy • Bài “chống tham nhũng xét từ góc độ quyền lực” của Vũ Quốc Tuấn • Đề tài khoa học cấp Bộ về “Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với phòng, chống tham nhũng: Thực trạng và giải pháp” của Lê Hồng Liêm • Bài “Một số vấn đề về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong phòng, chống tham nhũng”, của Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thùy Dung Ngoài ra còn có nhiều công trình khoa học, các bài viết nghiên cứu, đánh giá pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng để góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật về phòng chống tham nhũng B MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Luận văn có mục đích nghiên cứu các quy định của pháp luật về những hành vi tham nhũng dưới khía cạnh của luật pháp hình sự, thực trạng tham nhũng hiện nay trong đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng Để từ đó đưa ra một số giải 4 pháp nhằm hoàn thiện các quy định về loại tội phạm trong luật hình sự Việt Nam và nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các quy định của pháp luật trong thực tiễn giúp cho công tác đấu tranh chống, phòng ngừa tội phạm về tham nhũng Qua đó góp phần làm rõ vị trí, vai trò của cơ quan thanh tra trong phòng chống tham nhũng ở giai đoạn hiện nay C PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1) Phương pháp nghiên cứu của luận văn bao gồm tổng thể các phương pháp nghiên cứu của khoa học - xã hội Trong đó, vận dụng các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là chủ yếu 2) Vận dụng các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thanh tra để phân tích và tổng hợp, so sánh- thống kê và đối chiếu, phương pháp lịch sử và logic, khái quát hóa, phương pháp trao đổi, điều tra xã hội học… để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ mà đề tài luận văn đã đặt ra 3) Phương pháp phân tích bản án, phân tích tình huống để khảo sát thực tiễn thực hiện/ áp dụng pháp luật về phòng chống tham nhũng, từ đó làm rõ những hạn chế, bất cập 4) Phương pháp dự báo, đánh giá tác động pháp luật để đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật chống tham nhũng CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THAM NHŨNG 1.1 Khái niệm về hành vi tham nhũng: Tham nhũng là một vấn đề nóng trên toàn thế giới gắn liền với sự hình thành giai cấp và sự ra đời phát triển của bộ máy nhà nước Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về vấn đề này Ở Việt Nam, theo khoản 1, điều 3 Luật phòng chống tham nhũng 2018 thì: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng quyền hạn, chức vụ đó vì vụ lợi Cũng trong bộ luật này, ở khoản 7, điều 3 đã quy định: Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng Tức là, những người có chức vụ, quyền hạn đã dùng sự ảnh hưởng của mình để nhận tiền, tài sản hoặc một loại phi vật chất nào đó mang lại lợi ích cho mình hoặc cho người thân của mình mà không xuất phát từ nhu cầu công việc, không minh bạch, rõ ràng, trong sạch Tham nhũng đã gây ra những tổn thất vô cùng to lớn không chỉ về chính trị, về văn hóa, tinh thần mà còn cả nền kinh tế của đất nước 1.2 Biểu hiện của hành vi tham nhũng: Tham nhũng hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều và trở nên phổ biến ở mọi ngành nghề, cơ quan, tổ chức ở nhiều cấp bậc và trong nhiều lĩnh vực khác nhau không chỉ trong chính trị, bộ máy nhà nước mà còn xảy ra rộng hơn ở khu vực 5 ngoài nhà nước với những mức độ khác nhau Những hành vi tham nhũng cũng được thể hiện ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn Ở trong bộ máy nhà nước, những quan chức, viên chức đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi, thực hiện những hành vi trái với quy định của pháp luật đã đề ra Ở trong kinh tế, chúng được che đậy dưới các hình thức liên kết, liên doanh với nhau như trốn thuế, làm sai ngân sách, thủ quỹ của tổ chức … nhằm thu được lợi nhuận không chính đáng về tay của mình Những biểu hiện trên được thể hiện rất phong phú với rất nhiều hình thức khác nhau Theo quy định tại điều 3 Luật phòng chống tham nhũng 2005 được liệt kê thành 12 hành vi tham nhũng Tuy nhiên, trong luật phòng chống tham nhũng 2018, 12 hành vi tham nhũng đó vẫn được giữ nguyên và được chia thành 2 nhóm chính: - Nhóm hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước là những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước được quy định gồm 12 hành vi: + Tham ô tài sản là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của người dân nhằm thu về lợi ích cho mình + Nhận hối lộ là hành vi của những người đã lợi dụng chức vụ, sự ảnh hưởng của mình sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác thông qua bất kì hình thức nào để giúp đỡ hoặc đáp ứng yêu cầu, mong muốn của người hối lộ + Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản là hành vi của những người có chức vụ, vị thế trong tổ chức đã vượt ra khỏi quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức vì những vụ lợi của cá nhân mình + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi là hành vi của cá nhân vì lợi ích hoặc vì động cơ khác của người có chức vụ quyền lực đã làm trái những quyền hạn, nhiệm vụ hay công vụ nhằm mục đích vụ lợi Điều đó đã gây nên thiệt hại cho nhà nước, xã hội hay quyền lợi của công dân + Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ công vụ vì vụ lợi là hành vi của người có chức vụ vì vụ lợi mà đã vượt quá quyền hạn của mình, làm trái với công vụ gây thiệt hại cho nhà nước, xã hội, quyền lợi của công dân + Lợi dụng chức vụ, quyền lợi gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi là hành vi của người có chức quyền lợi dụng quyền hạn của mình ảnh hưởng đến người khác, đến công việc của họ làm một việc không được 6 phép làm nhằm trục lợi dưới bất kì hình thức nào, gây hậu quả nghiêm trọng đến người khác + Giả tạo trong công tác là hành vi của cá nhân vì những lợi ích các nhân của mình mà đã lợi dung chức quyền, quyền hành của cá nhân để làm sai lệch số liêu, giấy tờ, tài liệu, làm giả các loại giấy tờ, làm giả chữ kí của cá nhân, tổ chức hay đơn vị + Đưa hối lộ, mô giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức hay một đơn vị nào đó là hành vi của một cá nhân thuộc một cơ quan tổ chức hay một đơn vị nào đó đã tìm cách hối lộ cho người có quyền hạn, chức vụ đang phụ trách các dự án, chương trình đề thông qua đó đạt được lợi ích cho tổ chức cũng như cá nhân + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công là hành vi lợi dụng quyền quản lý tài sản của nhà nước để phục vụ cho lợi ích cá nhân thay vì phục vụ cho lợi ích công Đây là một hành vi khá phổ biến hiện nay + Nhũng nhiễu vì vụ lợi là hành vi gây khó khăn, hách dịch, không thể hiện một thái độ công tâm và tinh thần trách nhiệm mà còn lợi dụng, tạo ra những thủ tục rườm rà, nhiều bước gây khó khăn cho công dân nhằm mục đích vụ lợi Hành vi này như là một hình thức hối lộ gián tiếp mà chưa đến mức nghiêm trọng để có thể dùng các biện pháp xử lý + Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ công vụ là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn được giao nhiệm vụ nhưng không thực hiện, hoặc không thực hiện đầy đủ để hoàn thành nhiệm vụ hoàn chỉnh nhất nhằm mục đích vụ lợi cho cá nhân + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi là hành vi có sự che chắn, cản trở, can thiệp vào quy định của pháp luật, có sự đồng lõa với những người bên vi phạm pháp luật hoặc những người cấp cao hơn Do vậy, việc phát hiện và xử lý ở hành vi này rất khó khăn - Nhóm hành vi tham nhũng ngoài khu vực nhà nước là những người có chức vụ, quyền hành trong doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước được quy định gồm 3 hành vi: + Tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức quyền của cá nhân để trục lợi, chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp hay một tổ chức ngoài nhà nước + Nhận hối lộ là hành vi lợi dụng chức vụ của cá nhân nhận tiền, tài sản hoặc vật chất nào đó của bên hối lộ thông qua bất kì hình thức nào nhằm thực hiện, đáp ứng yêu cầu của bên hối lộ đưa ra 7 + Đưa hối lộ, mô giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi hối lộ không trong sạch nhằm giải quyết công việc và đạt được lợi ích, giành được lợi thế cho doanh nghiệp, tổ chức 1.3 Những phương thức hành vi tham nhũng: Từ những hành vi tham nhũng đã được nêu trên, ta thấy được những hành vi tham ô đều lợi dụng những sơ hở của pháp luật, các chính sách, các biện pháp tổ chức, điều hành, quản lý của các tổ chức, cơ quan, bộ máy nhà nước để đạt được những lợi ích của mình Những hình thức tham nhũng đã phát triển với muôn hình vạn trạng nhưng chung quy lại, các hành vi tham nhũng được thể hiện tập trung ở những phương thức sau: - Nhóm trực tiếp nhận hối lộ và sử dụng quyền hạn cũng như phương tiện của cơ quan, tổ chức phục vụ cho nhu cầu, mục đích của cá nhân, gia đình Đây là nhóm hành vi phổ biến nhất Bên cạnh đó, những cá nhân này còn mang lại những lợi ích không chính đáng cho bên thứ hai, từ đó hưởng lợi trong tương lai - Có địa phương, cơ quan tổ chức đưa ra những chỉ thị, nghị quyết không đúng với pháp luật, quy định của nhà nước để thu những khoản lợi bất chính - Đề ra những khoản phí hàng loạt bắt nhân dân đóng góp, thiếu công khai minh bạch để thu lợi cho mình - Gây những khó khăn, sách nhiễu, những thủ tục rườm rà nhằm mục đích để được hối lộ - Các chủ thể tham nhũng thông qua những lớp ngụy trang bằng các hoạt động hợp pháp - Lợi dụng buôn bán, vận chuyển trong nước hoặc đi nước ngoài để cấu kết với bọn buôn lậu bất chấp hậu quả ảnh hưởng đến người dân, đến xã hội như thế nào, miễn là thu được lợi nhuận về mình - Sử dụng tiền quỹ công, tiền tín dụng của nhà nước, các chính sách ưu đãi dành cho những người dân, gia đình có hoàn cảnh khó khăn để cho vay lấy lãi, lập quỹ đen - Tạo thành tích giả từ những hình thức quà cáp, khen thưởng, biếu xén nhau trong các dịp lễ để tham ô - Thành lập các công ty ma, những dự án ma để trục lợi, lấy tiền từ nhà nước - Những chủ thể tham nhũng còn lợi dụng những lỗ hổng trong quá trình thanh tra, kiểm tra để tham ô, hối lộ, sử dụng vốn vào những hoạt động không có mục đích nhằm thu được lợi nhuận về mình 8 1.4 Lịch sử hình thành và phát triển của hành vi tham nhũng: Về nguồn gốc, tham nhũng xuất hiện từ rất sớm, xuất phát từ khi có sự phân chia quyền lực và hình thành nhà nước Khi có quyền lực, người có quyền lực có rất nhiều phương thức, phương pháp sử dụng khác nhau Nếu sử dụng quyền lực khách quan, thì xã hội phát triển công bằng và minh bạch đồng thời đảm bảo được lợi ích của nhà nước và nhân dân, xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN – một xã hội thượng tôn pháp luật Mặt khác, nếu sử dụng quyền lực chủ quan, không công bằng dẫn đến hành vi lợi dụng quyền hành xuất hiện, khiến xã hội và nền kinh tế kém phát triển đồng thời làm mất đi lòng tin của nhân dân vào nhà nước “Quyền lực càng cao, trách nhiệm càng lớn” Nếu như trách nhiệm không kiểm soát được bản thân sẽ khiến cho lòng tham nổi dậy và sẽ thực hiện các hành vi vụ lợi cho cá nhân Ngoải ra, còn có nhiều cá nhân mặc dù không có quyền lực nhưng có xu hướng dựa dẫm vào người có quyền lực từ đó lợi dụng để tiến thành các hành vi tiêu cực Nhưng nhìn một cách khách quan, lỗi không hoàn toàn ở người nắm giữ quyền lực mà còn có những yếu tố khác Trong đó, quản lý kinh tế và xã hội lỏng lẻo cũng là một yếu tố Nếu như muốn người khác không làm việc xấu thì tốt nhất là đừng nên tạo cơ hội, do sự kiểm soát quyền lực trong xã hội chưa được chặt chẽ, có nhiều sơ hở là mầm mống cho các hành vi tiêu cực xuất hiện 1.4.1 Hành vi về tham nhũng theo pháp luật thời phong kiến Hành vi tham nhũng xuất phát từ sự phân chia quyền lực và hình thành nhà nước Đây luôn là vấn đề ở mọi thời đại, đã được sử sách ghi lại từ rất sớm từ thời phong kiến ở Việt Nam Tham nhũng luôn là một vấn đề tiêu cực, gây thiệt hại lớn cho xã hội và nền kinh tế, đe dọa sự tồn vong của đất nước, chế độ Nhận thấy được vấn đề, chống tham nhũng đã được đặt ra từ rất sớm và được thay đổi qua từng thời kỳ lịch sử cũng như phát triển của kinh tế, xã hội Từ hơn một ngàn năm trước đây, nhà nước phong kiến triều Lý (1009-1225) đã ban hành nhiều quy định pháp luật khắc khe và cụ thể về việc trừng trị các hành vi tham ô, hối lộ, ăn trộm công Trong việc thu thuế, các quan lại thu thuế dân, với mười phần đóng vào kho triều đình, được thu riêng một phần gọi là “hoành đầu” Và vua Lý Thái Tông ban chiếu “Những người thu quá số thuế quy định sẽ bị ghép vào tội ăn trộm Người dân tố cáo việc đó được miễn dịch 3 năm Ngoài việc thu thuế, triều đình nhà Lý còn có các quy định về chuộc tội bằng tiền, việc quy định chuộc tội này khiến cho các tầng lớp quý tộc đã giàu lại càng thêm giàu tạo điều kiện áp bực nhân dân cũng như các quy định này đã tạo mầm mống cho việc phát triển tham nhũng Tuy đã có cách biện pháp phòng, chống như việc thu quá số thuế sẽ ghép vào tội án trộm Đến triều Lê sơ, Lê Thánh Tông đã xây dựng và thực thi bộ luật Hồng Đức, bao quát nhiều luật khác nhau mà ngày nay gọi là Luật hình sự, Luật dân sự, Luật tố 9 tụng, … Trong Điều 138 của bộ luật Hồng Đức có ghi: “Quan lại mà tham nhũng, nhận hối lộ, làm sai phép nước thì bị phạt: tham ô từ 1 đến 9 quan tiền bị cách chức, từ 10 đến 19 quan thì bị đánh trượng rồi đi đày, từ 20 quan trở lên bị xử chém Các quan ăn hối lộ từ 1 đến 9 quan bị phạt 50 quan, từ 10 đến 19 quan thì bị phạt từ 60 đến 100 quan, từ 20 quan trở lên bị phạt làm phu Của hối lộ một phần trả lại chủ, một phần sung vào kho” đây là một trong 26 điều (trong tổng số 722 điều của bộ luật) quy định cụ thể và chặt chẽ về vấn đề phòng, chống tham nhũng Dưới triều Lê, đã cải thiện được những vấn đề thời nhà Lý việc chống tham nhũng được coi trọng, mặt khác, việc chiêu mộ, sử dụng nhân tài, trong sạch được đề cao Khi quan lại đã tham ô, thì việc định tội không phân biệt giàu nghèo, chức to hay chức nhỏ Tuy ngôn từ cũ nhưng bộ luật đã để lại giá trị cho ngày này vì tính rõ ràng, nghiêm minh Đến triều Nguyễn, đã đạt được những thành tựu khá quan trọng về xây dựng bộ máy và tăng cường kỷ cương phép nước Đặc biệt, xây dựng lên bộ luật Gia Long, tuy ban hành bộ luật Gia Long nhưng vẫn sử dụng những quy định, nguyên tắc trừng phạt của Hồng Đức Luật Gia Long có 17 quyển quy định riêng về Luật hình đối với tội nhận hối lộ và gần 20 điều khoản quy định cụ thể về vấn đề này Trong số 400 điều của bộ luật này, có 79 điều quy định về các tội liên quan đến tham nhũng, và rất nghiêm minh Thời đại phong kiến có thể thấy pháp luận đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được quan tâm và thay đổi liên tục để củng cố và đảm bảo Tuy nhiên những quy định này vẫn còn nhiều hạn chế Nguyên nhân khiến cho các triều đại phong kiến này chuyển sang triều đại phong kiến khác là do sự mục nát, suy tàn của triều đại phong kiến cũ Sự mục nát này thể hiện sự yếu kém trong việc quản lý, điều hành yếu kém, sự lợi dụng quyền hành của bộ máy chính quyền 1.4.2 Hành vi về tham nhũng theo pháp luật giai đoạn 1986 đến 2019 Năm 1986, đất nước ta bước vào giai đoạn đổi mới, đã cải cách toàn diện bao gồm kinh tế và đời sống xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 1980 Chính sách Đổi mới được chính thức thực hiện từ Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI, năm 1986 Về nền kinh tế, đã chuyển đổi từ nền Kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần Về chính trị vẫn giữ nguyên mô hình chính trị cũ nhưng có cải cách trên nhiều phương diện như tăng cường vai trò của cơ quan lập pháp và công cuộc chống tham nhũng tiếp tục được Đảng ta thúc đẩy Đại hội VI nêu rõ: “Hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển Công bằng xã hội bị vi phạm Pháp luật kỷ cương không nghiêm Những hành vi lộng quyền, tham nhũng của một số cán bộ, và nhân viên nhà nước chưa bị trừng trị nghiêm khắc” Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, một số yếu kém, 10 a) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức; người lao động; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và công dân; b) Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác; c) Công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; d) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch 2 Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác ngoài nội dung công khai, minh bạch quy định tại khoản 1 Điều này còn phải công khai, minh bạch về thủ tục hành chính • Thứ ba, các hình thức công khai, minh bạch có thể được thực hiện theo quy định sau: 1 Hình thức công khai bao gồm: a) Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị b) Niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị c) Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; d) Phát hành ấn phẩm; đ) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; e) Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; g) Tổ chức họp báo; h) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân Thứ tư, các trách nhiệm nghĩa vụ công khai minh bạch đã được quy định tại điều 12 của bộ luật này: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức thực hiện công khai, minh bạch đối với tổ chức mình Trường hợp phát hiện có vi phạm pháp luật về công khai, minh bạch thì phải xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý.” • Thứ năm, đối với trách nhiệm giải trình của các cơ quan tổ chức khi công khai, minh bạch Căn cứ vào điều 15 của Luật Tham Nhung 2018 được quy định: • 1.Cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có trách nhiệm giải trình về quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao Người thực 17 hiện trách nhiệm giải trình là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người được giao, ủy quyền hợp pháp thực hiện trách nhiệm giải trình 2 Trường hợp báo chí đăng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật và yêu cầu trả lời câu hỏi liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền phải giải trình và công khai việc giải trình trên báo chí 3 Việc giải trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giám sát hoặc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan 4 Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này • Thứ sáu, việc công khai báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng được thể hiện như sau thông qua điều 16 của bộ luật tham nhũng 2018: 1.Hằng năm, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương 2 Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Chính phủ trong việc xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước 3 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương 4 Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng bao gồm các nội dung sau đây: a) Đánh giá tình hình tham nhũng; b) Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng và các nội dung khác trong công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng; c) Đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng và phương hướng, giải pháp, kiến nghị 5 Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước hoặc phương tiện thông tin đại chúng • 18 Một số nội dung khác về việc công khai, minh bạch được quy định trong điều 13,14,15 và 17 của bộ luật này 2.3 Các quy định pháp luật về phát hiện và xử lý tham nhũng + Trước hết, đối với việc phát hiện tham nhũng, pháp luật Việt Nam đã quy định trong bộ Luật Tham Nhũng 2018 • Đầu tiên, việc phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử và xử lý đề nghị của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử được quy định trong điều 59 bộ luật tham nhũng 2018 như sau: 1 Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, … thông qua hoạt động giám sát nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì đề nghị Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân xử lý theo quy định của pháp luật 2 Khi nhận được đề nghị quy định tại khoản 1 Điều này, Cơ quan thanh tra, điều tra, viện kiểm sát nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phải xác minh, xử lý và thông báo kết quả cho cơ quan, đại biểu đã đề nghị 3 Khi nhận được đề nghị quy định tại khoản 1 Điều này, kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán hoặc xem xét, quyết định việc kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và thông báo kết quả cho cơ quan, đại biểu đã đề nghị • Thứ hai, phát hiện tham nhũng phải thông qua việc kiểm toán được quy định qua điều 60 của bộ luật này:” Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán có trách nhiệm chủ động phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Kiểm toán nhà nước ra quyết định thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng khi có căn cứ theo quy định của Luật Thanh tra, Luật Kiểm toán nhà nước.” • Thứ ba, thẩm quyền của Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước trong thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được thể hiện qua điều 61 của bộ Luật Tham Nhũng 1 Cơ quan thanh tra, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo thẩm quyền như sau: a) Thanh tra Chính phủ thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh 19 nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan ở trung ương thực hiện; người công tác tại Thanh tra Chính phủ thực hiện; b) Thanh tra Bộ thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này; c) Thanh tra tỉnh thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương thực hiện, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này 2 Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng tại các cơ quan, tổ chức có quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công theo phân công của Tổng Kiểm toán nhà nước 3 Trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về kiểm toán nhà nước 4 Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp xử lý trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng Thứ tư, trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện vụ việc nào mà có dấu hiệu tham nhũng thì người ra quyết định thanh tra phải chỉ đạo xác minh, làm rõ vụ việc tham nhũng và xử lý theo điều 62 của bộ luật này • Thứ năm, trong quá trình bên phía công khai kết luận thanh tra, Báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì được xử lý như sau: • Căn cứ vào điều 63 của bộ luật Tham Nhũng đã quy định: 1 Người ra quyết định thanh tra, người ra quyết định kiểm toán có trách nhiệm công khai Kết luận thanh tra, Báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng 2 Việc công khai Kết luận thanh tra, Báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về kiểm toán nhà nước + Khi các cơ quan, tổ chức bị phát hiện tham nhũng thông qua các căn cứ pháp lý trong các điều khoản của bộ Luật Tham Nhũng 2018 thì các tổ chức ấy sẽ bị xử lí các hành vi tham nhũng này thông các các điều khoản dưới đây của bộ luật này Căn cứ vào điều 92 về xử lí các hành vi tham nhũng như sau: “Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác Người có 20 hành vi tham nhũng quy định tại điều 2 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Trường hợp người có hành vi tham nhũng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng thì được xem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Người bị kết án về tội phạm tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên bị buộc thôi việc đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.” Các trường hợp xử lí tham nhũng về tài sản được pháp luật Việt Nam căn cứ vào điều 93 bộ luật tham nhũng 2018 như sau: Tài sản tham nhũng cần phải “thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật” Các thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra cần được “khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật” CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ THAM NHŨNG VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1 Thực trạng về tham nhũng Việt Nam hiện nay Cho đến hiện nay, năm 2021, Việt Nam ta đã có được sự phát triển nhất định về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, … mà chúng ta đã tích lũy và xây dựng trong một khoảng thời gian dài đấu tranh, sửa đổi, hoàn thiện về mọi mặt Cùng với sự phát triển đó, điều không thể tránh khỏi trong mọi vấn đề và lĩnh vực được ví như “2 mặt của đồng xu”, chúng ta có sự tiến liên, nhưng đồng thời chúng ta cũng phải thừa nhận rằng mình đang phải đối diện với những tiêu cực và thực trạng cần phải sửa đổi vì tính khẩn cấp và thiết yếu của nó Và với bộ máy nhà nước Việt Nam như hiện nay hay bất kì bộ máy nhà nước nào khác, sai phạm là điều không thể tránh khỏi Tham Nhũng tại nước ta đã và đang tồn tại ở đâu đó trong bộ máy nhà nước Việt Nam - Thực tế, tham nhũng cùng với thiệt hại lớn về tài sản của Nhà Nước làm suy đồi đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên; xâm hại trực tiếp tới lòng tin của nhân dân và sự uy tín của đảng và nhà nước ta - Sau đây, là những hành vi tham nhũng tại một số lĩnh vực cụ thể để cho bạn đọc có thể hình dung rõ ràng hơn về thực trạng tham nhũng tại nước ta: 21 + Tham nhũng trong hoạt động tư pháp và thanh tra kiểm tra: Báo cáo công tác năm 2021 của Viện trưởng VKSND tối cao gửi Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 hồi tháng 10 vừa qua cho biết, cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã thụ lý điều tra 46 vụ/61 bị can, trong đó có 24 vụ/30 bị can về tham nhũng, chức vụ trong hoạt động tư pháp (chiếm hơn 52%); đã xử lý, giải quyết 33 vụ/40 bị can, đạt tỷ lệ gần 72% + Tham nhũng trong quản lý và quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp: Lũy kế giai đoạn 2016 đến tháng 6/2021, đã có 183 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa Tuy nhiên, trong 183 doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có 39 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục 128 doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ đạt 30% kế hoạch cổ phần hóa Số doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch những tháng còn lại năm 2021 là 89 doanh nghiệp + Tham nhũng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và các tổ chức tín dụng: ví dụ như việc tổ chức giám định cho vay của Ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt liên quan đến vụ án cán bộ giao dịch viên Bưu điện huyện Cao Phong có hành vi xâm tiêu tiền thu nợ, vay ké vốn với khách hàng, lập khống hồ sơ để vay tiền Ngân hàng TMCP bưu điện Liên Việt (2016-2021) + Tham nhũng trong lĩnh vực quản lý đất đai: Tính đến T7/2021, hơn 30 tướng lĩnh công an, quân đội, hàng chục quan chức, lãnh đạo các địa phương như: TP.HCM, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa…và mới đây là tỉnh Bình Dương bị kỷ luật, hoặc trở thành bị can, bị cáo do sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực quản lý đất đai + Tham nhũng trong việc thực hiện chủ trương, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội: Như việc trì trệ các công trình công cộng, hay tham nhũng vốn đầu tư vào công trình công cộng + Tham nhũng trong lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo: Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp đáng chú ý là vụ án tham nhũng vật tư y tế tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) Với thủ đoạn thông đồng, "thổi giá," hệ thống xét nghiệm tự động Realtime PCR đã bị đội giá gấp nhiều lần Những cán bộ vốn mang trọng trách trong công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, đã trở thành những đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật + Tham nhũng trong công tác tổ chức cán bộ: Sự thiếu trong sạch vẫn còn tồn tại trong một bộ phận viên chức, công chức, đảng viên nhằm trục lợi bất chính Nếu như tham nhũng trong các lĩnh vực khác thường là những hành vi vụ lợi vật chất, tiền bạc, được luật pháp quy định rõ thành những hành vi cấu thành tội phạm, thì tham nhũng trong công tác cán bộ nhiều khi thuộc loại “tham nhũng quyền lực”, “tham nhũng quan hệ”, vụ lợi tinh thần, rất khó kết luận là tham nhũng, lại càng khó khởi tố, xét xử, như những chuyện “cả họ làm quan”, “cả nhà làm quan”, “nâng đỡ không trong sáng” 22 3.2 Thực trạng về phòng chống tham nhũng Việt Nam hiện nay - - - Năm 2020, các bộ, ngành, địa phương đã tăng cường thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động về tài chính - ngân sách, tổ chức cán bộ, quy hoạch, xây dựng, chính sách xã hội, đất đai, thanh tra… bảo đảm kịp thời, chính xác, rõ ràng, đầy đủ; hình thức công khai theo đúng quy định Kịp thời chủ động công bố thông tin, cung cấp thông tin cho báo chí những vụ việc dư luận xã hội quan tâm Kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giải quyết khiếu nại, tố cáo, PCTN được công bố, công khai theo đúng quy định của pháp luật Các bộ, ngành, địa phương cũng tăng cường kiểm tra việc thực hiện công khai, minh bạch; đã kiểm tra tại 6.800 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch; phát hiện 91 đơn vị vi phạm (tăng 43,9 % so với năm 2019) Cũng trong năm 2020, việc xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn được thực hiện nghiêm túc theo quy định Các bộ, ngành, địa phương đã ban hành 5.201 văn bản; hủy bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung 1.415 văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn Tiến hành 3.941 cuộc kiểm tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, phát hiện 394 vụ việc và 521 người vi phạm (tăng 38,5% số vụ và 80,1% số người so với năm 2019) Đã xử lý kỷ luật 65 người, xử lý hình sự 64 người; kiến nghị thu hồi và bồi thường trên 44,2 tỷ đồng, đã được thu hồi và bồi thường trên 24 tỷ đồng Những kết quả nêu trên thể hiện quyết tâm chính trị cùng với những hành động quyết liệt, thực hiện những giải pháp hiệu quả của Đảng và Nhà nước, của cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương trong công tác PCTN Cụ thể, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được thành lập với mong muốn đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng thêm một bước Trong nhiệm kỳ Đại hội ĐBTQ lần thứ XI, có 56.572 đảng viên bị xử lý kỷ luật, trong đó có 16.259 cấp ủy viên các cấp Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành kiểm tra 13 tổ chức đảng và 33 đảng viên Qua kiểm tra, kết luận các tổ chức đảng, đảng viên đều có khuyết điểm, vi phạm, trong đó đề nghị thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách 3 tổ chức đảng, thi hành kỷ luật 13 đảng viên Ủy ban kiểm tra các địa phương, đơn vị đã kiểm tra 15.898 tổ chức đảng và 55.217 đảng viên, trong đó số tổ chức đảng có vi phạm là 10.478, phải thi hành kỷ luật 791 tổ chức đảng; số đảng viên có vi phạm là 42.757, trong đó phải thi hành kỷ luật 20.344 trường hợp Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội ĐBTQ lần thứ XII của Đảng đến cuối năm 2018, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 45 nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng; Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua, ban hành 45 luật, pháp lệnh, 46 nghị quyết; Chính phủ đã ban hành 511 nghị định, 413 nghị quyết, 160 quyết định nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng; đã thi hành kỷ luật 53.306 đảng 23 viên với hơn 60 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 16 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, trong đó có cả Ủy viên Bộ Chính trị - Có thể khẳng định rằng, công tác PCTN ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; nạn tham nhũng đã bị ngăn chặn, đẩy lùi; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước được nâng lên Có thể khái quát một số đặc điểm của công tác PCTN ở Việt Nam như sau: + Không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không chịu sự tác động không đúng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào; + Làm từng bước, rõ đến đâu xử lý đến đó; + Nhân dân và cả hệ thống chính trị vào cuộc; + Nhân văn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; + Lấy phòng ngừa là chính, cơ bản; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách - Bên cạnh kết quả đạt được, công tác PCTN ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như: công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN hiệu quả chưa cao, hiện tượng phải hối lộ, bôi trơn hoặc tác động bằng hình thức khác để được thuận lợi hơn trong giải quyết công việc còn phổ biến; một số cơ chế, chính sách còn thiếu chặt chẽ, chưa phù hợp với thực tiễn; thực thi pháp luật có lúc, có nơi chưa nghiêm Công tác tổ chức, cán bộ, kiểm soát tài sản, thu nhập còn nhiều hạn chế, vướng mắc; vấn đề phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là tự phát hiện, xử lý tham nhũng trong nội bộ CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG 4.1 Hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng Các chính sách và các quy định liên quan đến phòng chống tham nhũng của nước ta hiện nay đã khắc phục được nhiều hạn chế Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm Tuy nhiên, vẫn cần hoàn thiện ở những vấn đề sau: - Thứ nhất, sửa đổi và bổ sung một số quy định về hình phạt đối với các tội phạm tham những, nâng cao mức hình phạt - Thứ hai, cần hình sự hoá hành vi tham nhũng - Thứ ba, ngành thanh tra đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng chống tham nhũng, vậy nên cần nâng cao, có những quy định rõ ràng cụ thể về nhiệm vụ quản lí và tổ chức của các cơ quan thanh tra Bên cạnh đó, nâng cao mức hình phạt vi phạm trong công tác quản lí thanh tra Khi vi phạm trong công tác thanh tra, cần 24 áp dụng mức hình phạt không chỉ đối với người vi phạm mà còn với người đứng đầu cơ quan thanh tra, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự - Thứ tư, cần mở rộng chủ thể đối với loại tội phạm tham nhũng đối với khu vực tư - Thứ năm, thực hiện hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về tham nhũng Đơn giản quy trình thực hiện khiếu nại tố cáo và quy trình từ tiếp nhận đơn khiếu nại tố cáo đến công tác điều tra - Thứ sáu, có những quy định rõ ràng hơn quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính công 4.2 Nâng cao trách nhiệm và đạo đức thực thi công vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống tham nhũng - Tăng cường năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân Phải tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các ngành Công an, VKS và các cơ quan chức năng khác để khẩn trương phát hiện, điều tra, kiên quyết đưa ra truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh các tội phạm về tham nhũng; cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước Việc xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo chỉ áp dụng đối với những bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đáng được khoan hồng đặc biệt, đúng với quy định của pháp luật và hướng dẫn của liên ngành tư pháp trung ương và TANDTC Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 6/11/2013, hướng dẫn áp dụng Điều 60 BLHS về án treo, theo hướng quy định chặt chẽ, cụ thể hơn các điều kiện cho hưởng án treo, đặc biệt là đối với các bị cáo phạm tội về tham nhũng, chức vụ - Chú trọng vào thực tiễn Cần có những đánh giá khách quan toàn diện về thực trạng tham nhũng Qua đó, kịp thời phát hiện được những hành vi, thủ đoạn tham nhũng mới và xu hướng phát triển của những hành vi đó trong tương lai Bên cạnh đó, chú trọng, quan sát thực tiễn để kịp thời khắc phục sơ hở, hạn chế bất cập trong cơ chế, chính sách pháp luật trong quá trình thực thi - Đảm bảo tốt hơn tính công khai, minh bạch và dân chủ trong hoạt động thi hành công vụ, cũng như mở rộng quyền và khả năng tiếp cận thông tin, giám sát của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức Đảng Hoàn thiện hơn nữa các quy định của Luật Báo chí, để phát huy tối đa vai trò to lớn của các cơ quan báo chí trong việc giám sát, phản biện xã hội, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, cũng như tuyên truyền, phổ biến, đưa các 25 quy định, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến PCTN đến các tầng lớp nhân dân, nêu gương những cán bộ, đảng viên và người dân có thành tích tốt trong PCTN, cũng như phản bác các luận điêu sai trái của các thế lực thù địch - Các cấp ủy, tổ chức đảng cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại đấu tranh với những biểu hiện vi phạm Đồng thời, có cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dám đấu tranh, bảo đảm ngăn chặn kịp thời mọi biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngay từ cơ sở Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng cần tích cực, chủ động và kịp thời bổ sung những nội dung phù hợp; phối hợp chặt chẽ với công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong phát hiện, xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm Cần thực hiện nghiêm Quyết định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền - Tăng cường công tác giáo dục, truyền thông về phòng chống tham nhũng Đảng và Nhà nước cần tăng cường chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác tuyên truyền pháp luật phòng chống tham nhũng đối với các ngành, các cấp - Coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên Có thấm nhuần đạo đức cách mạng, cán bộ, đảng viên mới giữ gìn được lối sống trong sạch, kiên quyết đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng và mọi tệ nạn xã hội - Học tập kinh nghiệm quốc tế và các nước trên thế giới về phòng chống tham nhũng Đẩy mạnh và tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực phòng chống tham nhũng Chủ động hội nhập quốc tế trên lĩnh vực phòng chống tham nhũng Tăng cường tương trợ tư pháp, nhất là tư pháp hình sự để xử lý hành vi tham nhũng có yếu tố nước ngoài và thu hồi tài sản tham nhũng Triển khai nghiêm túc kế hoạch thực hiện Công ước và Quy chế phối hợp thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng Tổ chức nghiên cứu, học tập, trao đổi để tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong việc xây dựng pháp luật về tội phạm tham nhũng 4.3 Xây dựng hệ thống chính sách về tiền lương, khen thưởng phù hợp đáp yêu cầu cuộc sống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Chính sách tiền lương là đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quan hệ chặt chẽ với các chính sách khác trong hệ thống chính sách kinh tế-xã hội Chính sách tiền lương nước ta đã được cải cách 4 lần: 1960, 1985, 1993, 2003 Nhưng vẫn còn nhiều bất cập, thiếu xót chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, đời sống của đa số người hưởng lương còn khó khăn; tiền lương trong khu vực công vẫn còn thấp so với khu vực doanh nghiệp và yêu cầu phát triển của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức;… từ đây có thể dẫn đến tham nhũng để giải quyết việc tư Để xây dựng hệ thống chính sách về tiền lương phù hợp Có một số giải pháp như sau: 26 + Xây dựng và thực thi chế độ tiền lương mới + Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách tiền lương + Nghiên cứu, thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách 4.4 Tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra giám sát, xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập hằng năm Một là, tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt các quy định, hướng dẫn của cấp trên, thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị và các quy định của Đảng và Nhà nước về kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập đối với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay, nhằm nâng cao nhận thức, phát huy tính tự giác, trung thực và ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời phát huy vai trò giám sát của các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân đối với việc kê khai tài sản của đối tượng thuộc diện kê khai Hai là, cấp trên cần có những hướng dẫn, kinh nghiệm cụ thể cho cấp dưới trong việc công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ kê khai và công khai bản kê khai tài sản cần đổi mới, chú trọng nâng cao chất lượng, giúp đối tượng thuộc diện kê khai hiểu đúng, hiểu đủ, rõ ràng, thực hiện đúng quy định nhằm bảo đảm việc thực hiện nghiêm túc và kịp thời chấn chỉnh, xử lý các sai phạm Cần quy định thêm về trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý, tổ chức kinh tế có nghĩa vụ cung cấp thông tin, số liệu về tài sản về việc xử lý tài sản, thu nhập không giải trình được một cách hợp lý Ba là, công khai bản kê khai tài sản của cán bộ tại các cuộc họp của cơ quan, đơn vị và niêm yết tại hội trường các tổ dân phố nơi cư trú, nhằm nâng cao vai trò giám sát của quần chúng nhân dân Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; chủ động phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa Ủy ban Kiểm tra, Ban Nội chính và cơ quan thanh tra để kiểm soát việc kê khai tài sản theo quy định; kiên quyết xử lý nghiêm những cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chậm kê khai, công khai hoặc không xử lý kịp thời những vi phạm về kê khai tài sản Bốn là, phát huy tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc việc kê khai, công khai bản kê khai tài sản và tăng cường công tác tự kiểm tra tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; xác định việc kê khai tài sản là giải pháp quan trọng trong phòng ngừa tham nhũng, xem là tiêu chí để đánh giá đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức hằng năm 27 4.5 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng là việc làm quan trọng và có ý nghĩa thiết thực trong việc phòng, chống tham nhũng Ở giai đoạn hiện tại, Đảng và Nhà nước cần tăng cường chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác tuyên truyền pháp luật về phòng chống tham nhũng đối với các ngành, địa phương Luôn luôn cập nhập, bổ sung nội dung pháp luật mới về phòng chống tham nhũng, đẩy mạnh hỗ trợ pháp lý cho người dân Tăng cường công tác phối hợp với các cấp, các ngành, các hội đoàn thể triển khai các văn bản pháp luật về phòng chống tham nhũng cho cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân Tại các địa phương, cần tiếp tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, viên chức và người dân Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức Có thể lồng ghép bổ sung trong việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên trong tập huấn về kiến thức pháp luật định kỳ hàng năm đối với báo cáo viên và đảm bảo đa số các báo cáo viên thực hiện đúng công tác, giáo dục pháp luật tại các cơ quan, đơn vị được bồi dưỡng, tập huấn Các cơ quan, đơn vị tổ chức cần khẩn trương bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội; tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng trong đơn vị mình bằng hình thức tổ chức những hội nghị quán triệt đến từng cán bộ , viên chức của đơn vị mình Ngoài ra các công chức, viên chức cần chủ động tìm hiểu thêm trên các phương tiện truyền thông hiện có về pháp luật phòng chống tham nhũng, từ đó nâng cao ý thức và tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện, tăng cường việc kiểm tra, giám sát đối với công tác phòng , chống tham nhũng, kịp thời phát hiện và xử lí những trường hợp có biểu hiện bất thường nhằm theo dõi, chấn chỉnh một cách nghiêm túc Để công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng chống tham nhũng có hiệu quả, cần đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật để tạo được lòng tin của nhân dân, đối với Nhà nước Cần tập trung hơn nữa công tác phát hiện,, xử lý các vụ việc tham nhũng, đảm bảo chính xác, đúng người, đúng tội và đủ sức răn đe, phòng ngừa tham nhũng Thêm vào đó, phải chú tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành và tăng cường việc chủ động hợp tác quốc tế trên lĩnh vực phòng, chống tham nhũng 28 D NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1) Những cơ sở lý luận về tham nhũng? 2) Những điều khoản của pháp luật hiện hành ở Việt Nam có quy định như thế nào về các hành vi tham nhũng? 3) Tình trạng tham nhũng tại Việt Nam hiện nay diễn ra như thế nào? 4) Nêu ra những giải pháp và định hướng giúp phòng, chống các hành vi tham nhũng? E TÀI LIỆU THAM KHẢO https://bom.so/DpvtWu https://bom.so/8BTSmA https://bom.so/kEDQE6 https://bom.so/VR8znY https://bom.so/aPoHk2 ( bộ luật tham nhũng 2018) https://bom.so/e3vShbn ( bộ luật tham nhũng 2005) https://bom.so/mLN0Re (nghị định 59/2013) https://bom.so/qCC2Sy https://bom.so/VmEkOK https://bom.so/mbbmPf https://bom.so/3Lsphg https://bom.so/uRFfPg https://bom.so/jneRzO https://bom.so/IIxZhD https://bom.so/RyaRi2 Nghị định số 47/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng; Tài Liệu giảng dạy về phòng chống tham nhũng không chuyên về luật PGS.TS Hoàng Thế Liên THAM NHŨNG VÀ VẤN ĐỀ VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở NƯỚC TA HIỆN TAY - LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC - BÙI QUANG HUY Khoa Luật - DHQG Hà Nội Luận văn thạc sĩ luật học – Nguyễn Đình Triết Luận văn thạc sĩ luật học- Nguyễn Thị Minh Nguyệt 29 —Ô HẾT Í— 30 ... điều khoản pháp luật hành Vi? ??t Nam có quy định hành vi tham nhũng? 3) Tình trạng tham nhũng Vi? ??t Nam diễn nào? 4) Nêu giải pháp định hướng giúp phòng, chống hành vi tham nhũng? E TÀI LIỆU THAM KHẢO... 13,14,15 17 luật 2.3 Các quy định pháp luật phát xử lý tham nhũng + Trước hết, vi? ??c phát tham nhũng, pháp luật Vi? ??t Nam quy định Luật Tham Nhũng 2018 • Đầu tiên, vi? ??c phát tham nhũng thông qua... bạch vi? ??c báo cáo nghe “ổn”, “tốt” thực tế “báo cáo láo” CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA LUẬT VỀ THAM NHŨNG VI? ??T NAM HIỆN NAY 2.1 Các quy định pháp luật phòng chống tham nhũng Nạn tham nhũng hay hành vi tham

Ngày đăng: 14/02/2022, 09:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w