chức, cá nhân trong công tác phòng, chống tham nhũng
- Tăng cường năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Phải tăng cường sự phối hợp chặt chẽ với các ngành Công an, VKS và các cơ quan chức năng khác để khẩn trương phát hiện, điều tra, kiên quyết đưa ra truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh các tội phạm về tham nhũng; cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước. Việc xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo chỉ áp dụng đối với những bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đáng được khoan hồng đặc biệt, đúng với quy định của pháp luật và hướng dẫn của liên ngành tư pháp trung ương và TANDTC. Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 6/11/2013, hướng dẫn áp dụng Điều 60 BLHS về án treo, theo hướng quy định chặt chẽ, cụ thể hơn các điều kiện cho hưởng án treo, đặc biệt là đối với các bị cáo phạm tội về tham nhũng, chức vụ.
- Chú trọng vào thực tiễn. Cần có những đánh giá khách quan toàn diện về thực trạng tham nhũng. Qua đó, kịp thời phát hiện được những hành vi, thủ đoạn tham nhũng mới và xu hướng phát triển của những hành vi đó trong tương lai. Bên cạnh đó, chú trọng, quan sát thực tiễn để kịp thời khắc phục sơ hở, hạn chế bất cập trong cơ chế, chính sách pháp luật trong quá trình thực thi.
- Đảm bảo tốt hơn tính công khai, minh bạch và dân chủ trong hoạt động thi hành công vụ, cũng như mở rộng quyền và khả năng tiếp cận thông tin, giám sát của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức Đảng. Hoàn thiện hơn nữa các quy định của Luật Báo chí, để phát huy tối đa vai trò to lớn của các cơ quan báo chí trong việc giám sát, phản biện xã hội, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, cũng như tuyên truyền, phổ biến, đưa các
quy định, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến PCTN đến các tầng lớp nhân dân, nêu gương những cán bộ, đảng viên và người dân có thành tích tốt trong PCTN, cũng như phản bác các luận điêu sai trái của các thế lực thù địch.
- Các cấp ủy, tổ chức đảng cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị. đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại đấu tranh với những biểu hiện vi phạm. Đồng thời, có cơ chế bảo vệ, khuyến khích người dám đấu tranh, bảo đảm ngăn chặn kịp thời mọi biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngay từ cơ sở. Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng cần tích cực, chủ động và kịp thời bổ sung những nội dung phù hợp; phối hợp chặt chẽ với công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong phát hiện, xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm. Cần thực hiện nghiêm Quyết định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền.
- Tăng cường công tác giáo dục, truyền thông về phòng chống tham nhũng. Đảng và Nhà nước cần tăng cường chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác tuyên truyền pháp luật phòng chống tham nhũng đối với các ngành, các cấp.
- Coi trọng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Có thấm nhuần đạo đức cách mạng, cán bộ, đảng viên mới giữ gìn được lối sống trong sạch, kiên quyết đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng và mọi tệ nạn xã hội
- Học tập kinh nghiệm quốc tế và các nước trên thế giới về phòng chống tham nhũng. Đẩy mạnh và tăng cường hợp tác quốc tế trên lĩnh vực phòng chống tham nhũng. Chủ động hội nhập quốc tế trên lĩnh vực phòng chống tham nhũng. Tăng cường tương trợ tư pháp, nhất là tư pháp hình sự để xử lý hành vi tham nhũng có yếu tố nước ngoài và thu hồi tài sản tham nhũng. Triển khai nghiêm túc kế hoạch thực hiện Công ước và Quy chế phối hợp thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Tổ chức nghiên cứu, học tập, trao đổi để tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong việc xây dựng pháp luật về tội phạm tham nhũng.