Trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ta có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân. Với vai trò là nền tảng của nền kinh tế xã hội,chế độ sở hữu là một trog những vấn đề quan trọng, trọng yếu được nhà nước chú trọng bảo vệ bằng mọi biện pháp trong đó biện pháp hình sự thể hiện ý chí kiên quyết nhất ý chí quyền lực Nhà nước trong xử lý các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu. Ở nước ta quyền sở hữu được quy định và bảo hộ trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật trong cá lĩnh vực như sau: Dân sự, Hình sự,…Trong bộ luật Dân sự, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và bao gồm quyền định đoạt của chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản mình. Tất cả mọi cá nhân, tổ chức khác đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền của chủ sở hữu đó và không phân biệt tôn giáo. Nếu chủ thể nào xâm phạm đến chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại đó. Trong pháp luật hình sự, quyền sở hữu được bảo vệ thông qua các quy định về các tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu. Đây cũng chính là nhóm tội được quy định sớm nhất trong pháp luật hình sự trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Từ khi đất ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, diễn biễn của tội phạm hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại lớn đến tài sản của nhân dân.
Trang 1ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ KÔNG LƠNG KHƠNG HUYỆN KBANG TỈNH GIA LAI
Trang 2UBND : Ủy ban Nhân dân
Trang 3PHẦN 1-TỔNG QUÁT VỀ NGHIÊN CỨU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài 5
7 Kết cấu của đề tài 5
PHẦN 2- NỘI DUNG 7
CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNHVỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN 7
1.1.Khái niệm về tội trộm cắp tài sản 7
1.2 Thực trạng của tội trộm cắp tài sản 9
1.3 Dấu hiệu cuả tội trộm cắp tài sản 11
1.3.1.Về chủ thể 11
1.3.2.Về khách thể 11
1.3.3 Mặt khách quan 11
1.3.4.Mặt chủ quan: 13
1.3.5 Dấu hiệu khác 15
1.4 Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản 16
1.5 Tính chất của tội trộm cắp tài sản 17
CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN PHẠM TỘI 18
TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN 18
2.1.Nguyên nhân điều kiện phạm tội trộm cắp tài sản 18
2.1.1 Nguyên nhân khách thể 18
2.1.2 Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản 18
2.1.3 Nguyên nhân kinh tế 19
2.1.4 Nguyên nhân gia đình 20
2.1.5 Nguyên nhân nhà trường 20
2.1.6 Nguyên nhân của người quản lý tài sản 21
2.1.7 Những yếu tố tiêu cực thuộc môi trường nhóm (bạn bè; nơi làm việc) 22
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM 24
3.1 Những giải pháp 24
Trang 43.1.2 Các biện pháp về tổ chức quản lý xã hội 25 3.1.3 Trách nhiệm của các cơ quan khi tiến hành tố tụng và phối hợp kết hợp 34
KẾT LUẬN 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5PHẦN 1-TỔNG QUÁT VỀ NGHIÊN CỨU
1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ta có nghĩa vụ bảo
vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân Với vai trò là nền tảng của nền kinh tế
xã hội,chế độ sở hữu là một trog những vấn đề quan trọng, trọng yếu được nhà nước chú trọng bảo vệ bằng mọi biện pháp trong đó biện pháp hình sự thể hiện ý chí kiên quyết nhất ý chí quyền lực Nhà nước trong xử lý các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu Ở nước ta quyền sở hữu được quy định và bảo
hộ trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật trong cá lĩnh vực như sau: Dân sự, Hình sự,…Trong bộ luật Dân sự, quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và bao gồm quyền định đoạt của chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản mình Tất cả mọi cá nhân, tổ chức khác đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền của chủ sở hữu đó và không phân biệt tôn giáo Nếu chủ thể nào xâm phạm đến chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại đó Trong pháp luật hình sự, quyền sở hữu được bảo vệ thông qua các quy định về các tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu Đây cũng chính là nhóm tội được quy định sớm nhất trong pháp luật hình sự trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Từ khi đất ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, diễn biễn của tội phạm hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng, gây thiệt hại lớn đến tài sản của nhân dân
Trong số các tội xâm phạm sở hữu, tội trộm cắp tài sản là tội trực tiếp xâm phạm quyền sở hữu tài sản, nó xảy ra khá phổ biến Ở mỗ giai đoạn, Nhà nước ta đều có những quy định về những biện pháp xử lý và đấu tranh phong chống và laoij bỏ tội trộm cắp tài sản trên địa bàn xã hội Vào những năm gần đây tội phạm diễn biến phức tạp và gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội Riêng trên địa bàn xã Kông Lơng Khơng huyện Kbang tỉnh Gia Lai thì theo thống kê của công an xã Kông Lơng Khơng Từ năm 2016 đến năm 2018 trên địa bàn có 40 vụ Năm 2016 dựa vào báo cáo tổng kết năm của công an xã Kông Lơng Khơng trên địa bàn xảy ra
09 vụ hình sự, trong đó 01 vụ trộm cắp tài sản, 05 vụ đánh nhau, 03 vụ hủy hoại tài sản Và vào năm 2017 dựa vào báo cáo tổng kết năm của công an xã Kông Lơng Khơng trên địa bàn xảy ra 16 vụ hình sự, bao gồm 02 vụ trộm cắp tài sản, 02 vụ xích mích, 01 vụ bạo lực gia đình, 08 vụ tự tử, 02 vụ cố ý gây thương tích Vào năm 2018, trên địa bàn xã Kông Lơng Khơng trên địa bàn
Trang 6xảy ra 15 vụ hình sự trong đó xảy ra 08 vụ trộm cắp tài sản, 02 vụ đánh nhau,
01 vụ khai thác khoáng sản tội phạm về kinh tế môi trường và xảy ra 04 vụ cháy
Mặc dù các cơ quan công an xã đã phối hợp với công an huyện đã tích cực đấu tranh và phòng chống, ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến quyền
sở hữu, nhưng việc điều tra, xét xử, truy tố tội phạm vẫn chưa kịp thời, chưa
có quy mô, chưa đáp ứng được yêu cầu phòng chống tội phạm Để khắc phục tình trạng trên thì vấn đề cốt lỗi đầu tiên là phải nắm vững các quy định pháp luật về tội phạm, nhận thức đúng bản chất của hành vi phạm tội,xác định được các nguyên nhân, điều kiện loại tội phạm này để từ đó có những biện phạm phòng chống có hiệu quả, có đường lối xử đúng đắn, đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh công bằng của pháp luật Nhận thức được điều đó em xin chọn
đề tài “Đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn xã Kông
Lơng Khơng huyện Kbang tỉnh Gia Lai”
2 Tình hình nghiên cứu
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến nay, qua 33 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sốngxãhội cùng với
sự phát triển không ngừng về kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Đời sống nhân dân không những ổn định mà ngày một nâng cao
do có sự tác động tích cực của công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và chính sách mở cửa hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá Bên cạnh những thành tựu đạt được, nền kinh tế thị trường cũng có mặt trái của nó, có ảnh hưởng tiêu cực làm nảy sinh nhiều vấn đề trong đó có các vấn đề về dân
số, việc làm, tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng Có thể nói rằng, trong những năm gần đây tình hình tội phạm trộm cắp tài sản do nhiều nguyên nhân có xu hướng gia tăng,có những
vụ xảy ra ít nghiêm trọng và cũng có vụ ngiêm trọng và có những vụ đặc biệt nghiêm trọng do hành vi người phạm tội thực hiện vô cùng dã man, tàn ác Hậu quả gây ra nhiều cái chết thương tâm không gì bù đắp, để lại gánh nặng cho xã hội; gia đình và gây bất bình trong quần chúng nhân dân, gây mất trật tự trị an và tạo ra tâm lý hoang mang, lo lắng cho quần chúng nhân dân tại địa phương Việc xem thường pháp luật, xem thường tính mạng của người khác trong một bộ phận người dân là nguyên nhân phạm tội Có những vụ
Trang 7trộm cắp tài sản vì những lý do sau: Thiếu tiền, nghiện ngập, trả thù, kinh tế khó khăn, thù tức nhỏ; những tranh chấp không đáng kể; có những vụ giết chết mạng người chỉ vì tài sản làm cho giá trị đạo đức con người Việt Nam ngày càng giảm sút Nguy hiểm hơn, kẻ phạm tội còn thực hiện hành phạm tội với hành động vô cùng dã man như chặt đầu, tay, chân, thậm chí cướp đi tính mạng của họ chỉ vì lấy đi tài sản của họ đang sở hữu điều đó nói lên việc xem thường tính mạng của người khác Đã đến lúc cần báo động, đồng thời cần phải có biện pháp phòng, chống kịp thời hành vi nguy hiểm đó nhằm bảo vệ tài sản của nhân dân, bảo vệ tính mạng của con người, bảo vệ giá trị đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam Trước tình hình, diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp như hiện nay thì việc nghiên cứu về tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng đang là vấn đề hết sức cấp bách nhằm tìm ra những nguyên nhân, điều kiện thực hiện hành vi phạm tội, đưa ra những giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn, góp phần vào việc nâng cao tính hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội trộm cắp tài sản nói riêng và tiến tới đẩy lùi tội phạm trong thời gian tới Để góp phần đấu tranh và phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay cũng như việc áp dụng pháp luật đối với tội trộm cắp tài sản, và em chọn chuyên đề
tốt nghiệp với đề tài: “Đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn xã Kông Lơng Khơng huyện Kbang tỉnh Gia Lai”
3 Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ tình hình tội trộm cắp tài sản, tìm ra nguyên nhân và điều kiện, phân tích, đánh giá những yếu tố cấu thành nên tội trộm cắp tài sản để từ đó tìm ra những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm góp phần ổn định tình hìnhan ninh trật tự xã hội
Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời,
xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội;
Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn
đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Trang 8Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;
Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họ cho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục;
Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ
sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội; nếu
họ có đủ điều kiện do Bộ luật này quy định, thì có thể được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện;
Người đã chấp hành xong hình phạt được tạo điều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hòa nhập với cộng đồng, khi có đủ điều kiện do luật định thì được xóa án tích
Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo
vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm
Bộ luật này quy định về tội phạm và hình phạt
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tội trộm cắp tài sản là tài sản đang có chủ sở hữu Bao gồm: Tài sản đang ở trong sự chiếm hữu của người khác (ví dụ mượn xe), Tài sản đang nằm trong khu vực đang quản lý, Tài sản chiếm hữu hợp pháp hoặc bất hợp pháp (ví dụ A trộm xe B, và B trộm xe C), Tài sản chiếm hữu có thể có người bảo vệ, trong coi hoặc bảo vệ
Đối tượng của tài sản là tài sản đang có chủ sở hữu,đó là: Vật có thực (không phải mọi vật đều là đối tượng sở hữu), tiền, giấy tờ có giá trị thanh toán bằng tiền, và những giấy tờ thể hiện quyền về tài sản
Phạm vi nghiên cứu trong các tội xâm phạm quyền sở hữu,như tài sản vật, tiền, các loại giấy tờ có giá trị thanh toán bằng tiền và những giấy tờ thể hiện quyền tài sản của con người thì tội xâm phạm đến quyền sở hữu là hành
vi nguy hiểm trong xã hội vì hành vi này đã cướp đi tài sản của người khác, một tài sản nhất định của con người Tuy nhiên, trong nội dung nghiên cứu của đề tài này sẽ tập trung phân tích sâu các vấn đề liên quan đến tội trộm cắp
Trang 9tài sản, như các yếu tố cấu thành; phân tích dấu hiệu pháp lý, trách nhiệm hình sự; từng hành vi xâm hại đến từng đối tượng cụ thể; khung hình phạt cho mỗi loại tội, làm rõ về tội trộm cắp tài sản để thấy được tính nguy hiểm đến
xã hội của tội này và thực tiễn đấu tranh phòng chống tội trộm cắp tài sản của nước ta hiện nay, đồng thời cũng đưa ra một số giải pháp chủ quan của cá nhân nhằm góp phầnchung trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm này
5 Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề được xây dựng trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã được tiếp thu và sưu tầm, tổng hợp tài liệu có liên quan đến tội trộm cắp tài sản, kết hợp với xem xét vụ án trên thực tế tại địa phương để chứng minh và làm rõ vấn đề nghiên cứu Mặt khác, người viết cũng đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp thống kê và phương pháp phân tích tài liệu
- Phương pháp thứ nhất là thống kê:Là việc thu thập các tài liệu cần thiết liên quan đến đề tài, từ đó phân loại tài liệu, sắp xếp theo trình tự thời gian, đặc điểm tội phạm, thủ đoạn và phương pháp thực hiện tội phạm, công cụ và phương tiện phạm tội trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân mục đích của loại tội phạm này
- Phương pháp thứ hai là phân tích tài liệu: Là phương pháp xem xét các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án xảy ra trên địa bàn, từ đó phân tích, đánh giá rút ra những kết luận nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu
6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Chuyên đề có ý nghĩa về mặt lý luận và cả thực tiễn Giúp sinh viên củng
cố kiến thức đã được học tập ở trường, vận dụng và kết hợp với thực tiễn hoạt động của đơn vị thực tập để trình bày nghiên cứu của mình dưới dạng một chuyên đềtốt nghiệp Chuyên đề tốt nghiệp vừa thể hiện kiến thức mà sinh viên đã được trang bị vừa phản ánh tình hình thực tế tại đơn vị thực tập, qua
đó, có thể có những nhận định và đánh giá khách quan đối với của đơn vị Việc thực tập nghề nghiệp và viết chuyên đề tốt nghiệp nhằm mục đích giúp sinh viên hình thành ý tưởng về vấn đề nghiên cứu, biết cách tổng hợp và vận
dụng lý thuyết để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tế
7 Kết cấu của đề tài
Chuyên đề được trình bày gồm 2 phần (phần mở đầu và phầm nội dung) Phần 1- Mở đầu
Trang 10Phần 2 - Nội dung (bao gồm các chương)
Chương 1: Tình hình về tội trộm cắp tài sản
Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện phạm tội trộm cắp tài sản trên địa bàn
Chương 3: Một số giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm
Trang 11PHẦN 2- NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNHVỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
1.1.Khái niệm về tội trộm cắp tài sản
Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người khác quản lý Xét về phương diện lý luận, tội trộm cắp tài sản là một loại tội phạm
có dấu hiệu hành vi khách quan khá đơn giản: Người nào chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm
mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm
Trộm cắp tài sản là một trong những tội xảy ra phổ biến trong nhóm tội xâm phạm đến quyền sở hữu Dấu hiệu đặc trưng của tội trộm cắp tài sản là thủ đoạn lén lút của người phạm tội, lợi dụng sơ hở của người bị hại để chiếm đoạt tài sản của họ Người phạm tội luôn có ý thức che giấu hành vi của mình khi thực hiện, cố gắng thực hiện hành vi bằng cách thức mà người bị hại không phát hiện ra
Tuy nhiên, thực tiễn có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm của TTCTS nhưng đa phần các ý kiến đều dựa vào hành vi thuộc mặt chủ quan của tội phạm để định nghĩa và đều thống nhất nhau về hành vi chiếm đoạt, đặc điểm của tài sản bị chiếm đoạt là “có chủ” Tuy nhiên, đối với tính lén lút thì có 02 quan điểm khác nhau cơ bản sau: (1) Quan điểm thứ nhất cho rằng, tính lén lút là thủ đoạn phạm tội Đó là các định nghĩa: Trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút”,hoặc là “trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút”; (2) Quan điểm thứ hai cho rằng, tính lén lút là thuộc tính của hành vi chiếm đoạt
Đó là các định nghĩa: Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ, trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, hoặc là trộm cắp là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật
Ngoài ra, cón có ý kiến cho rằng, “trộm cắp là dùng thủ đoạn lén lút
nhằm chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản lý” Tuy nhiên, quan điểm này chưa phù hợp bởi vì, mặc dù, có nêu đúng thủ đoạn của người phạm tội khi thực hiện hành vi nhưng chưa nêu được bản chất của TTCTS là hành vi
Trang 12chiếm đoạt mà chỉ cho rằng việc chiếm đoạt tài sản là mục đích của thủ đoạn lén lút
Tuy nhiên, thực tiễn có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm của TTCTS nhưng đa phần các ý kiến đều dựa vào hành vi thuộc mặt chủ quan của tội phạm để định nghĩa và đều thống nhất nhau về hành vi chiếm đoạt, đặc điểm của tài sản bị chiếm đoạt là “có chủ” Tuy nhiên, đối với tính lén lút thì có 02 quan điểm khác nhau cơ bản sau: Quan điểm thứ nhất cho rằng, tính lén lút là thủ đoạn phạm tội Đó là các định nghĩa: Trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút”, hoặc là “trộm cắp tài sản
là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút”; (2) Quan điểm thứ hai cho rằng, tính lén lút là thuộc tính của hành vi chiếm đoạt Đó là các định nghĩa: Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có chủ, trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, hoặc là trộm cắp là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật
Ngoài ra, cón có ý kiến cho rằng, “trộm cắp là dùng thủ đoạn lén lút nhằm chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản lý” Tuy nhiên, quan điểm này chưa phù hợp bởi vì, mặc dù, có nêu đúng thủ đoạn của người phạm tội khi thực hiện hành vi nhưng chưa nêu được bản chất của tội trộm cắp tài sản
là hành vi chiếm đoạt mà chỉ cho rằng việc chiếm đoạt tài sản là mục đích của thủ đoạn lén lút
Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
1 Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều
168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
Trang 13d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Tài sản là bảo vật quốc gia;
g) Tái phạm nguy hiểm
3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh
4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp
5 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
1.2 Thực trạng của tội trộm cắp tài sản
Từ đầu năm đến nay công an xã đã lập được nhiều chiến công trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, góp phần giữ bình yên cho cuộc sống nhân dân.Tuy nhiên dự báo trong thời gian tới, tình hình hoạt động của các loại tội phạm vẫn diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng.Xuất phát từ tình hình thực tế về sự gia tăng tội phạm trộm cắp tài sản trên địa bàn xã Kông Lơng Khơng trong những năm gần đây, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn
xã hội, và nhận thấy cần phải nắm vững các quy định pháp luật, nguyên nhân, điều kiện của loại tội phạm này để từ đó có những biện pháp phòng, chống có hiệu quả do đó nội dung của đề tài: “Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn xã Kông Lơng Khơng, thực trạng, nguyên nhân và các biện pháp đấu tranh”
Trang 14Trong những năm gần đây tình hình tội phạm trên địa bàn xã Kông Lơng Khơng xảy ra rất phức tạp, số lượng các vụ án có tính chất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng có xu hướng tăng so với loại tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng
Trong năm 2016-2018 đã xảy ra các vụ, việc như: Đánh nhau, gây thương tích, gấy rối trận tự công cộng, trộm cắp tài sản, xâm phạm mồ mả, tự
an huyện giải quyết
- Hủy hoạch tài sản:03 vụ, công an xã xử lý xong 02 vụ phạt tiền 2.000.000, 01 vụ chuyển lên công an huyện
- Tự tử: 01 vụ làm chết 01 người
+ Năm 2017 trên địa bàn xã Kông Lơng Khơng xảy ra 16 vụ:
- 01 vụ đào mồ mả tại địa bàn làng Mơ Tôn xã Kông Lơng Khơng và đã chuyển lên công an huyện để làm việc và giải quyết,
- 01 vụ trộm bò tại lang Mơ Hra xã Kông Lơng Khơng và đã chuyển lên công an huyện để làm việc và giải quyết,
-Tội phạm về kinh tế, môi trường: Xảy ra 01 vụ khai thác khoáng sản trái (khai thác cát)
Trang 15-Xảy ra 04 vụ cháy
-Va chạm giao thông 03 vụ
Phối hợp với tổ tăng cường địa bàn gọi hỏi, răn đe 07 đối tượng thường xuyên vi phạm pháp luật Thực hiện kế hoạch khảo sát người chấp hành xong
án phạt tù trở về địa phương có 14 người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương, tiền án 14 người, tái hòa nhập cộng đồng 03 người, án treo 0
Nhiều vụ có tổ chức và quy mô lớn liên quan đến nhiều đối tượng trên địa bàn
1.3 Dấu hiệu cuả tội trộm cắp tài sản
1.3.1.Về chủ thể
Phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự Tuy nhiên người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp tại Khoản 1 và 2 Điều 173 bộ luật hình sự
vì đó là những tội phạm ít nghiêm trọng (Khoản 1) và nghiêm trọng (Khoản 2)
Phạm tội trong trường hợp quy định tại khoản 3,4 tại Điều 173 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự
1.3.2.Về khách thể
Tội trộm cắp tài sản xâm hại đến quan hệ sở hữu
Đối tượng tác động là tài sản đang có chủ
Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu thêm trách nhiệm hình sự về tội khác
Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyển sở hữu tài sản của người khác
1.3.3 Mặt khách quan
- Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
Về hành vi phạm tội: Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong sự quản lý của người khác Hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội phạm này phải bao gồm hai dấu hiệu là lén lút chiếm đoạt tài sản và tài sản đang trong sự quản lý của người khác
Có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác Được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình
Trang 16Trên thực tế, hành vi này làm cho chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản không thể thực hiện được các quyền năng (gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt hay quản lý) đối với tài sản của họ hoặc được giao quản lý, đồng thời những quyền này lại thuộc về người phạm tội và người này có thể thực hiện được các quyền này một cách trái pháp luật
Ví dụ: Tên trộm đã lấy trộm một chiếc tivi mang về nhà sử dụng, sau đó
bán đi
Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt được thực hiện (hành động) một cách lén lút, bí mậtvới thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt mà người quản lý tài sản không biết việc lén lút, bí mật là nhằm để che giấu hành vi phạm tội để chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết việc chiếm đoạt đó
Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt giữa tội trộm cắp tài sản với các tội
có tính chiếm đoạt khác (như tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, cướp tài sản, )
- Việc che giấu hành vi phạm tội có thể được thực hiện bằng những hình thức khác nhau, cụ thể là:
Che giấu toàn bộ hành vi: Trường hợp này, chủ sở hữu hoặc người quản
lý tài sản không biết được bất cứ thông tin nào về người phạm tội cũng như hành vi phạm tội (ví dụ: Lợi dụng đêm tối, lẻn vào nhà người khác lấy trộm tài sản)
Che giấu một phần hành vi: Tức chỉ che giấu riêng hành vi phạm tội (ví dụ: Kẻ phạm tội giả vờ vào hỏi chủ nhà xin nước uống, giả vờ hỏi thăm đường đi… và nhanh tay trộm tài sản giấu vào người) Trong trường hợp này chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản biết rõ người phạm tội nhưng không biết hành vi phạm tội
Che giấu tính chất của hành vi phạm tội: Được hiểu là hành vi phạm tội được diễn ra công khai nhưng không ai biết việc phạm tội (ví dụ: Lợi dụng đám cưới đông người, người giữ xe tưởng là bạn bè của cô dâu, chú rể nên để cho kẻ phạm tội tự do dắt xe khỏi nơi giữ do mình quản lý)
Tội phạm được coi là hoàn thành khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Tài sản có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên
Trang 17-Tài sản có giá trị dưới 02 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm, đã bị kết án về tội chiếm đoạt chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật
tự, an toàn xã hội, tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, tài sản là di vật, vật cổ
Hậu quả: Thiệt hại về tài sản, mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt Gây thiệt hại về tài sản có giá trị ít nhất 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau quy định tại điểm a đến điểm đ khoản 1 Điều 173 BLHS năm 2015
1.3.4 Mặt chủ quan:
Mặt chủ quan của tội phạm là dấu hiệu quan trọng trong cấu thành tội phạm, được biểu hiện thông qua ba yếu tố: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội Trong đó, lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất, là nội dung cơ bản thể
hiện mặt chủ quan của tội phạm
1.3.4.1 Khái niệm về lỗi
Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra Lỗi thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý
Một hành vi được coi là có lỗi khi có đủ hai điều kiện sau:
- Hành vi trái pháp luật hình sự: là những hành vi thực hiện không đúng quy định của pháp luật, xâ phạm tới khách thể mà luật hình sự bảo vệ
- Hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của người thực hiện hành vi khi có khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định xử sự khác không trái pháp luật hình sự
Để xác định được người thực hiện hành vi nguy hiểm, gây thiệt hại cho
xã hội có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó hay không, ta cần xác định tính
có lỗi của tội phạm Lỗi là một yếu tố quan trọng để nhận biết tội phạm, nó là yếu tố bên trong và là nguyên nhân chủ quan của tội phạm
Ví dụ: Xuất phát từ mâu thuẫn nhà đất, A ra tay đánh B gây thương tích với tỷ lệ thương tật là trên 20% Trong trường hợp này, hành vi ra tay đánh B của A là hành vi có lỗi, nó xuất phát từ yếu tố tâm lý bên trong của A làm A mất kiểm soát và đã dẫn tới việc A thực hiện hành vi mang tính nguy hiểm cho xã hội mà đối tượng trực tiếp ở đây là quyền con người được Nhà nước thông qua pháp luật Hình sự bảo vệ Đây là kết quả của sự tự lựa chọn đưa ra
Trang 18quyết định của A trong khi A có thể đưa ra sự lựa chọn khác không trái với quy định của pháp luật
Chủ thể của một hành vi được coi là có lỗi khi thỏa mãn 2 điều kiện: đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và không bị mất năng lực hành vi theo quy định của pháp luật
Biểu hiện về tâm lý của người phạm tội là nội dung dấu hiệu lỗi Cấu trúc trong quan hệ tâm lý của con người nói chung và người phạm tội nói riêng được hợp thành 2 bộ phận là lý trí và ý chí đối với các biểu hiện của mặt khách quan là hành vi khách quan và hậu quả của tội phạm, cụ thể:
- Lý trí: Là khả năng nhận thức tính chất nguy hiểm của hành vi và khả năng nhận thức hậu quả của hành vi đó
- Ý trí: Là khả năng điều khiển hành vi và khả năng điều khiển hậu quả Dựa vào cấu trúc trong yếu tố lỗi, hình thức lỗi được chia làm 2 loại là lối cố ý và lỗi vô ý
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý
1.3.4.2 Lỗi cố ý trực tiếp
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra Quy định tại Khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015
Với khái niệm trên cho thấy lỗi cố ý trực tiếp được hiểu như sau:
-Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi
và nhận thức rõ hậu quả tất yếu xảy ra hoặc có thể xảy ra
-Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra
1.3.4.3 Lỗi cố ý gián tiếp
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng
vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra Quy định tại Khoản 2 Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015
Với khái niệm trên cho thấy lỗi cố ý gián tiếp được hiểu như sau:
-Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi
và nhận thức rõ hậu quả tất yếu xảy ra hoặc có thể xảy ra
- Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra nhưng bỏ mặc không quan tâm đến hậu quả, hậu quả xảy ra như thế nào cũng không chấp nhận
Trang 19Chỉ có một vài tội được quy định trong BLHS với lỗi cố ý gián tiếp
Ví dụ: Tội bức tử, tội giết người, tội cố ý gây thương tích
1.3.4.4.Lỗi vô ý vì quá tự tin
Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể
ngăn ngừa được Quy định tại Khoản 1 Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015
Với khái niệm trên cho thấy lỗi vô ý vì quá tự tin được hiểu như sau: -Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của hành vi
và nhận thức rõ hậu quả tất yếu xảy ra hoặc có thể xảy ra
-Về ý chí: Người phạm tội loại trừ khả năng hậu quả xảy ra
1.3.4.5.Lỗi vô ý do cẩu thả
Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả
đó Quy định tại Khoản 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015
Với khái niệm trên cho thấy lỗi vô ý vì quá tự tin được hiểu như sau: -Về lý chí: Người phạm tội trong lỗi vô ý do cẩu thả nên không thấy trước được hậu quả của hành vi nhưng trong điều kiện phải thấy trước hoặc có thểthấy được hậu quả đó Như vậy, việc người phạm tội không thấy trước được hậu quả của hành vi là do nguyên nhân chủ quan từ phía người phạm tội
-Về ý chí: Trong lỗi vô ý do cẩu thả người phạm tội không có khả năng điều khiển được hành vi của mình 9 tức là người phạm tội không có ý chí) Vì thế lý trí người phạm tội không nhận thức được tính chất gây nguy hiểm cho
xã hội của hành vi và cũng không nhận thức được hậu quả của hành vi đó Mà giữa lý trí và ý chí trong quan hệ tâm lý của người phạm tội là 2 yếu tố có mối quan hệ biện chứng với nhau Trong đó, lý chí có trước để làm tiền đề,ý chí phụ thuộc vào lý trí Nếu khi hành động con người không có lý trí (không có khả năng nhận thức)thì không bao giờ có ý chí (không thể có khả năng điều khiển hành vi và hậu quả được)
Trang 20hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản (như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội cướp tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản…) nhưng chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì ngưòi thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội trộm cắp tài sản
1.4 Cơ cấu của tội trộm cắp tài sản
Hành vi trộm cắp tài sản chỉ bị coi là tội phạm khi thỏa mãn điều kiện
được quy định trong Điều 173 BLHS năm 2015:.Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
Tội phạm đã hoàn thành kể từ khi người phạm tội lén lút chiếm đoạt, dịch chuyển tài sản của người khác khỏi vị trí ban đầu là thời điểm thực hiện hành vi chiếm đoạt được xác định ngay từ thời điểm dịch chuyển đó
Hành vi chiếm đoạt của tội trộm cắp tài sản có hai dấu hiệu phân biệt với hành vi chiếm đoạt của những tội khác đó là dấu hiệu lén lút và dấu hiệu tài sản đang có chủ
Hành vi chiếm đoạt tài sản của tội trộm cắp tài sản có tính chất lén lút,
có nghĩa: hành vi chiếm đoạt có đặc điểm khách quan là lén lút và ý thức chủ quan của người thực hiện cũng là lén lút
Hành vi chiếm đoạt được coi là lén lút nếu được thực hiện bằng hình thức mà hình thức đó có khả năng không cho phép chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi hành vi này xảy ra
Ý thức chủ quan của người trộm cắp tài sản là lén lút nếu khi thực hiện hành vi chiếm đoạt, người đó có ý thức che giấu hành vi đang thực hiện của mình Việc che giấu này chỉ đòi hỏi đối với người có trách nhiệm đối với tài sản Nhưng trong thực tế, ý thức chủ quan của người trộm cắp tài sản cũng có thể là lén lút, che giấu đối với người khác Với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản Tài sản là đối tượng của hành vi chiếm đoạt phải đang nằm trong sự quản lý của chủ sở hữu về tài sản hoặc người có trách nhiệm quản lý Tài sản vô chủ hoặc đang không có người quản lý không phải là đối tượng của tội trộm cắp tài sản
Trong tội trộm cắp tài sản, hành vi lén lút không nhất thiết chỉ có hành vi rình mò, vụng trộm, rón rén, chui lủi để tiếp cận tài sản và thực hiện hành vi