c Tổng giám đố: Tổng giám đố là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt
2.5. Quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước:
2.5.1. Trong lĩnh vực quản lý vốn, tài sản của công ty Nhà nước:
Công ty nhà nước do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ vì vậy việc quy định cụ thể quyền và nghiã vụ của công ty nhà nước trong lĩnh vụ quản lý vốn tài sản là cần thiết. Theo điều 12 Luật doanh nghiệp nhà nước và các văn bản có liên quan vốn của công ty nhà nước bao gồm vốn do nhà nước đầu tư tại công ty, vốn do công ty tự huy động và các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật. Vốn của công ty có thể được phân loại thành vốn cố định, vốn lưu động. Các loại vốn này được thể hiện dưới hình thái nhất định gọi là tài sản của công ty. Tài sản cố định là tài sản tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mà vẫn giữ nguyên được trạng thái ban đầu, giá trị của nó chuyển dần vào giá trị sản phẩm theo mức độ hao mòn. Tài sản cố định thường có thời gian sử dụng lâu dài và giá trị lớn. Còn tài sản lưu động là tài sản tham gia vào một chu kỳ kinh doanh giá trị của nó chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm. nó thường thể hiện dưới các dạng nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu …. Vì vậy công ty được quy định các quyền và nghĩa vụ phù hợp với các loại vốn, tài sản nói trên.
Công ty nhà nước có các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực quản lý vốn và tài sản được quy định như sau: - Chiếm hữu, sử dụng vốn và tài sản của công ty để kinh doanh, thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của công ty. - Định đoạt đối với vốn và tài sản của công ty theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan; cụ thể công ty chỉ quyết định những dự án đầu tư có giá trị đến 50% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ kế toán của công ty đối với công ty nhà nước có Hội đồng quản trị, 30% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ kế toán của công ty không có Hội đồng quản trị - Sử dụng và quản lý các tài sản nhà nước giao, cho thuê là đất đai, tài nguyên theo quy định của pháp luật về đất đai, tài nguyên. - Nhà nước không điều chuyển vốn nhà nước đầu tư tại công ty và vốn, tài sản của công ty theo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp quyết định tổ chức lại công ty hoặc thực hiện mục tiêu
cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
- Công ty phải bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, vốn công ty tự huy động, chịu trách nhiệm về các khoản nợ các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số tài sản của công ty, còn người đại diện chủ sở hữu nhà nước chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của công ty, vì công ty nhà nước có tư cách pháp nhân. - Công ty phải định kỳ đánh giá lại tài sản theo quy định của Chính phủ.
2.5.2.Quyền và nghĩa vụ của công ty trong lĩnh vực kinh doanh: Công ty nhà nước là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân vì vậy theo Luật doanh nghiệp nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan nó có các quyền và nghĩa vụ như: (điều 15 và 16 Luật doanh nghiệp nhà nước) - Chủ động tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức bộ máy quản
lý theo yêu cầu kinh doanh; - Kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm, mở
rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của công ty và nhu cầu của thị trường;
- Tự tìm kiếm thị trường và kí hợp đồng với khách hàng; - Tự quyết định giá mua, giá bán sản phẩm, dịch vụ, trừ nhữnh sản phẩm, dịch vụ do nhà nước định giá thì theo mức giá hoặc khung giá do nhà nước quy định; - Quyết định các dự án đầu tư có giá trị dưới 31% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ sách kế toán của công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị và dưới 51% đối với công ty nhà nước có Hội đồng quản trị, sử dụng vốn, tài sản của công ty để liên doanh, liên kết, góp vốn vào doanh nghiệp khác trong nước; thuê mua một phần hoặc toàn bộ công ty khác; - Sử dụng vốn của công ty hoặc huy động vốn để đầu tư thành lập công ty TNHH nhà nước một thành viên, tham gia thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước; - Tuyển chọn, thuê, bố trí, sử dụng, đào tạo, kỉ luật, cho thôi việc đối với lao động, lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng phù hợp với yêu cầu kinh doanh v.v… - Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí; đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ do công ty thực hiện theo tiêu chuẩn đã đăng kí.
- Đổi mới hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. - Đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động. - Tuân theo các quy định của nhà nước về quốc phòng, an ninh, văn hoá, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. - Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài nguyên, báo cáo thống kê theo yêu cầu của pháp luật và theo yêu cầu của chủ
sở hữu nhà nước.
- Chịu sự giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu nhà nước; chấp hành các quyết định về thanh tra của cơ quan tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Chịu trách nhiệm trước người đầu tư vốn về việc sử dụng vốn
- Thực hiện các nghĩa vụ khác trong kinh doanh theo quy định của pháp luật.