DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu Giáo trình chủ thể kinh doanh - Chương 7 pptx (Trang 27 - 28)

Th.s Bùi Thị Khuyên 1. Khái quát về DNNN

1.1.Khái nim

Khái niệm doanh nghiệp nhà nước được sử dụng chính thức trong nghị định số 388 HĐBT ngày 20-11-1991, ban hành quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước. Theo nghị định này doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh doanh do nhà nước thành lập đầu tư vốn và quản lý với tư cách chủ sở hữu. Đến năm 1995 khái niệm doanh nghiệp nhà nước đã được luật hoá. Vì vậy, theo điều 1 Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995, doanh nghiệp nhà nước được hiểu là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước giao. Theo hai văn bản này doanh nghiệp nhà nước phải do nhà nước sở hữu toàn bộ tài sản và toàn quyền chi phối. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay quan niệm về khái niệm doanh nghiệp nhà nước như vậy không còn phù hợp. Vì thế năm 2003 nhà nước ban hành luật sửa đổi bổ sung Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995.

Theo Luật doanh nghiệp nhà nước 2003, doanh nghiệp nhà nước được hiểu là” tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, hoạt động dưới hình thức công ty nhà nước,, công ty Cổ phần, công ty THHH”.

Từ khái niệm trên cho thấy doanh nghiệp nhà nước có dấu hiệu pháp lý (đặc điểm) sau:

- Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc sở hữu một phần vốn điều lệ ở mức chi phối. Những doanh nghiệp mà nhà nước chỉ sở hữu một phần vốn điều lệ nhưng không nắm quyền chi phối thì doanh nghiệp đó không là doanh nghiệp nhà nước mà chỉ là doanh nghiệp có phần vốn nhà nước. Theo đặc điểm này đối tượng trở thành doanh nghiệp đã được mở rộng hơn so với Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995.

- Doanh nghiệp nhà nước hoạt động dưới hình thức công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH. Đây là đặc điểm mới của doanh nghiệp nhà nước so với Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995. Việc quy định hình thức doanh nghiệp nhà nước như trên nhằm xác định luật điều chỉnh đối với các loại doanh nghiệp nhà nước đồng thời đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

- Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó (trừ tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con).

1.2. Các loi doanh nghip nhà nước

Theo Điều 1 và 3 Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, doanh nghiệp nhà nước được phân loại theo các căn cứ sau:

Một phần của tài liệu Giáo trình chủ thể kinh doanh - Chương 7 pptx (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)