Quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước khi tham gia hoạt động công ích (Điều 19 Luật doanh nghiệp nhà nước)

Một phần của tài liệu Giáo trình chủ thể kinh doanh - Chương 7 pptx (Trang 45 - 49)

c Tổng giám đố: Tổng giám đố là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt

2.5.4. Quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước khi tham gia hoạt động công ích (Điều 19 Luật doanh nghiệp nhà nước)

hot động công ích (Điều 19 Luật doanh nghiệp nhà nước)

Công ty nhà nước có thể phải thực hiện các nhiệm vụ công ích do nhà nước giao. Trong trường hợp đó, ngoài việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã được trình bày ở các mục 2.5.1, 2.5.2 và 2.5.3, công ty nhà nước này còn phải thực hiện các quyền nghĩa vụ cơ bản sau đây khi tham gia hoạt động công ích: - Sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trên cơ sở đấu thầu. Đối với hoạt động công ích theo đặt hàng, giao kế hoặch của nhà nước thì công ty có nghĩa vụ tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ công ích đúng đối tượng, theo giá và phí do nhà nước quy định; - Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động công ích của công ty; chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm, dịch vụ công ích do công ty thực hiện; - Được xem xét đầu tư bổ sung tương ứng với nhiệm vụ công ích được giao; phải hạch toán và được bù đắp chi phí hợp lý phục

vụ hoạt động công ích và bảo đảm lợi ích cho người lao động theo

quy định pháp luật.

- Xây dựng, áp dụng các định mức chi phí, đơn giá tiền lương trong giá thực hiện thầu, trong dự toán do Nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch; - Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của công ty nhà nước theo quy định của Luật này;

Tóm lại: Mặc dù do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, nhưng công ty nhà nước vẫn là tổ chức kinh tế có quyền chủ động trong hoạt động kinh doanh và hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình. Tuy nhiên mức độ chủ động của công ty nhà nước so với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác vẫn bị hạn chế hơn.

2.6. T chc li và gii th công ty Nhà nước

2.6.1. T chc li công ty nhà nước : a- Khái niệm: Tổ chức lại công ty nhà nước là việc áp dụng các biện pháp nhất định nhằm làm thay đổi hình thức tổ chức hoạt động của công ty nhà nước nhưng không làm thay đổi sở hữu nhà nước đối với công ty đó. Theo Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 việc tổ chức lại công ty nhà nước được thực hiện bằng các hìnhthứcsauđây:

-Sápnhập; -Hợpnhất; -Chia; -Tách;

- Chuyển công ty nhà nước thành công ty TNHH nhà nước 1 thành viên hoặc công ty TNHH Nhà nước 2 thành viên trở lên;

- Chuyển tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập thành Tổng công ty theo mô hình mẹ -con.

- Khoán, cho thuê công ty Nhà nước; - Các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Nội dung, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tổ chức lại công ty nhà nước được quy định cụ thể tại Luật doanh nghiệp nhà nước và Nghị định 180/2004/ND-CP ngày 28/10/2004 của Chính phủ về việc thành lập mới, tổ chức lại và giải thể công ty nhà nước, tại Nghị định 153/2004/NĐ-CP ngày 9/8/2004 của Chính phủ về tổ chức, quản lý công ty Nhà nước và chuyển đổi Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập theo mô hình công ty mẹ - con và các văn bản có liên quan khác. Còn khoán và cho thuê công ty nhà nước chỉ là việc thay đổi cách thức quản lý, thay đổi cách thức kinh doanh của nhà nước đối với công ty nhà nước; vì vậy việc khoán cho thuê công ty nhà nước phải được thục hiện trên cơ sở hợp đồng khoán cho thuê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết với người nhận khoán và thuê công ty nhà nước.

b- Điều kiện, trình tự thủ tục tổ chức lại công ty nhà nước - Công ty nhà nước độc lập hoạt động kinh doanh, thuộc danh mục nhà nước củng cố, phát triển, duy trì 100% sở hữu được chuyển đổi thành công ty TNHH nhà nước một thành viên hoặc công ty TNHH nhà nước hai thành viên trở lên. - Điều kiện sáp nhập, hợp nhất, chia tách công ty nhà nước là thứ nhất: phù hợp với đề án tổng thể sắp xếp và phát triển công ty nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thứ hai là không thuộc diện cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh cho thuê; thứ ba sau khi tổ chức lại các công ty nhà nước được tổ chức lại phải đảm bảo điều kiện về vốn điều lệ và các điều kiện khác tương ứng như đối với thành lập mới công ty nhà nước. - Điều kiện tổ chức lại tổng công ty nhà nước được thực hiện theo điều 74 Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003. - Trình tự thủ tục tổ chức lại công ty nhà nước được quy định tại điều 75 Luật doanh nghiệp nhà nước , điều 26,27 NĐ

180/2004/ND-CP ngày 28/10/2004 của Chính phủ về việc thành lập mới, tổ chức lại và giải thể Công ty nhà nước.

2.6.2. Gii th Công ty nhà nước a- Khái niệm: Giải thể Công ty nhà nước là việc chấm dứt hoạt động của công ty bằng thủ tục hành chính. Việc giải thể công ty Nhà nước được thực hiện trong các trường hợp quy định tại Điều 77 Luật doanh nghiệp nhà nước : - Hết thời hạn hoạt động ghi trong quyết định thành lập mà công ty không xin gia hạn; - Công ty kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản; - Công ty không thực hiện được các nhiệm vụ do nhà nước giao sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết; - Việc tiếp tục duy trì công ty là không cần thiết. - Các tổng công ty do nhà nước thành lập không thực hiện được các mục tiêu quy định tại khoản 5 điều 48 Luật doanh nghiệp nhà nước thì giải thể bộ máy quản lý tổng công ty, chuyển tổng công ty thành các công ty nhà nước độc lập.

b- Trình tự thủ tục giải thể công ty nhà nước . Việc giải thể công ty được thực hiện theo các bước sau đây: Bước 1: Đề nghị giải thể: người có thẩm quyền đề nghị giải thể công ty là chính công ty nhà nứơc, cơ quan quyết định thành lập hoặc cơ quan chức năng khi thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền, phát hiện công ty nhà nước rơi vào tình trạng phải giải thể. Đề nghị giải thể phải được thực hiện bằng văn bản và gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giải thể. Bước 2: Ra quyết định giải thể: người quyết định thành lập công ty nhà nước là người quyết định giải thể công ty nhà nước. Để có căn cứ quyết định giải thể người có thẩm quyền quyết định giải thể phải lập hội đồng giải thể để tham mưu cho người quyết định giải thể công ty nước thành phần cũng như quyền hạn, nhiệm vụ của hội đồng giải thể được quy định tại điều 32, 33,36 và điều 37 Luật

Một phần của tài liệu Giáo trình chủ thể kinh doanh - Chương 7 pptx (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)