c Tổng giám đố: Tổng giám đố là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt
2.7.2. Thẩm quyền quyết định chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước
công ty nhà nước chấm dứt hoạt động; công ty bị xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh.
2.7. Chuyển đổi sở hữu công ty Nhà nước
Trì khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường thì giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có sự cạnh tranh ngày càng trở lên mạnh mẽ. Để ẩm bảo cho các công ty nhà nước có quyền chủ động trong cạnh tranh nhà nước có chủ trương và chính sách chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước. Theo Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 và Luật doanh nghiệp năm 2005 trong thời hạn 4 năm kể từ ngày Luật doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực; các công ty nhà nước phải chuyển đổi thành các công ty TNHH hoặc công ty cổ phần để hoạt động theo Luật doanh
nghiệp năm 2005.
2.7.1. Mục tiêu chuyển đổi:
Chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước nhằm: - Cơ cấu lại sở hữu của công ty nhà nước không cần tiếp tục giữ 100% vốn điều lệ để sử dụng có hiệu quả hơn số tài sản nhà nước
đã đầu tư ở công ty;
- Huy động thêm các nguồn vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức trong và ngoài công ty để hình thành công ty có nhiều nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của công ty; - Tạo điều kiện cho người lao động góp vốn thực sự làm chủ công ty và có việc làm.
2.7.2. Thẩm quyền quyết định chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước nước
- Căn cứ vào quy định tại Điều 81 của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn và quyết định hình thức chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xác định giá trị công ty; quyết định giá trị công ty; phê duyệt phương án chuyển đổi sở hữu công ty thuộc quyền quan lý.