Phần II: Sự hình thành và tổ chức mô hình công ty mẹ công ty con ở Việt Nam
2.3.2. Các biện pháp chủ yếu
Với các phương hướng trên, để nâng cao hiệu quả hoạt động của việc thành lập và quản lý tập đoàn kinh doanh, cần thực hiện các biện pháp chủ yếu sau:
- Cân nhắc đầy đủ sự cần thiết, điều kiện và hiệu quả kinh tế khi quyết định thành lập tập đoàn kinh doanh:
Ngành được lựa chọn để thành lập tập đoàn kinh doanh phải bảo đảm được các điều kiện sau: Sản xuất kinh doanh của các đối tượng liên quan phải đạt được trình độ tích tụ, tập trung đến mức độ nhất định và để phát triển kinh doanh đòi hỏi phải có trình độ tích tụ, tập trung cao hơn. Nói cách khác, nếu để từng đối tượng độc lập sẽ không thể thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kinh doanh và không có khả năng phát triển kinh doanh. Từ đó có thể suy ra rằng không nhất thiết phải đưa tất cả các đối tượng liên quan vào Tổng công ty nếu tính độc lập của nó được bảo tồn ở mức độ cao và vẫn đảm bảo hiệu quả cao. Vì vậy trong hệ thống kinh tế quốc dân, bên cạnh những tổ chức kinh tế lớn vẫn còn tồn tại nhiều doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các loại doanh nghiệp này bổ sung, hỗ trợ nhau chứ không triệt tiêu nhau.
Các đối tượng đưa vào tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh phải có mối quan hệ với nhau. Chính mối quan hệ này sẽ tạo mối liên kết giữa các đối tượng ấy trong một thể thống nhất.
Trong giai đoạn hiện nay, việc thành lập các tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh phải nhằm vào những ngành (lĩnh vực) trọng yếu của nền kinh tế quốc dân, có nhu cầu và khả năng phát triển mạnh. Điều đó sẽ góp phần đạt được những yêu cầu cơ bản sau đây:
Bảo đảm điều kiện cho ngành được lựa chọn thực sự đóng vai trò trọng yếu, then chốt (hay mũi nhọn) trong quá trình phát triển hệ thống kinh tế quốc dân.
Tạo ra những đầu tầu và động lực cho phát triển bản thân ngành (Tổng công ty và các đơn vị không thuộc tổng công ty) và kéo theo sự phát triển các ngành khác trọng hệ thống nền kinh tế quốc dân góp phần thực hiện vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước.
Tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, tranh thủ các cơ hội kinh doanh ở trong và ngoài nước.
- Tiếp tục thúc đẩy việc thí điểm thành lập tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con
Các doanh nghiệp, công ty độc lập liên kết với nhau để tạo thành tập đoàn kinh doanh có tyềm lực kinh tế, tài chính đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, tyềm lực mạnh (kỹ thuật, công nghệ, vốn) sử dụng tyềm lực đó của mình để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và lĩnh vực hoạt động, hoặc đầu tư thâm nhập vào các doanh nghiệp khác dần biến nó thành sở hữu của mình.
Một doanh nghiệp quy mô lớn, mạnh mua lại hay sáp nhập, thôn tính các doanh nghiệp khác yếu hơn mình và biến chúng thành các công ty con, các chi nhánh của mình.
Các bước tiến hành:
Xác định số tập đoàn kinh doanh trong ngành cần thành lập và đưa ra phương án hình thành từng tập đoàn kinh doanh.
Lựa chọn, công bố công ty đủ điều kiện trở thành “công ty mẹ”. Muốn trở thành “công ty mẹ” phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định mới có khả năg thu hút, tập hợp xung quanh nó và được công ty khác chấp nhận một cách tự nguyện. Những yếu cầu đó là: Thứ nhất: đủ lớn về quy mô sản xuất kinh doanh: doanh thu, vốn, máy móc thiết bị và lao động. Thứ hai: có kinh nghiệm quản l làm ăn theo phong cách sản xuất lớn. Có chiến lược phát triển lâu dài, phù hợp với chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế biến đổi của thế giới. Thứ ba: có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Thứ tư: có hiệu quả kinh tế cao trong những năm gần đây.
Hình thành các công ty thành viên. Các công ty thànhviên có thể là những công ty thuộc sở hữu nhà nước, cũng có thể tư nhân hoặc các doanh nghiệp liên doanh. Tập đoàn được thành lập hoạt động theo nguyên tắc công ty cổ phần. Các công ty thành viên có thể thuộc bất kỳ chế độ sở hữu nào, chỉ cần công ty mẹ có khối lượng cổ phần lớn nhất, có thể tác động quyết định đến chiến lược của tập đoàn.
- Cần có biện pháp chống độc quyền trong thành lập và quản lý tập đoàn kinh doanh.
Biện pháp hữu hiệu nhất có thể áp dụng là nên thành lập không chỉ một tập đoàn kinh doanh duy nhất trong cùng một ngành, một lĩnh vực, mà có thể thành lập hai hoặc vài tập đoàn trong cùng một ngành, một lĩnh vực đó.
- Tổ chức lại sản xuất và thiết lập mô hình quản lý các tập đoàn kinh doanh.
Về cơ cấu tổ chức quản lý, tập đoàn kinh doanh bao gồm Hội đồng quản trị, tổng giám đốc và giám đốc các doanh nghiệp thành viên.
Về cơ chế vận hành: Công cụ chủ yếu được sử dụng để quản lý, điều hành hoạt động kinh tế của tập đoàn kinh doanh là:
Điều lệ hoạt động của tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên Chiến lược phát triển của tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên. Hợp đồng kinh tế được ký giữa các doanh nghiệp thành viên
Huy động, điều hòa, sử dụng vốn.
Các vấn đề về cơ cấu tổ chức quản lý và cơ chế vận hành nêu trên cần được thể hiện trong Điều lệ hoạt động của Tổng công ty.
-Tạo lập và hoàn thiện mội trường vĩ mô cần thiết và thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của các tập đoàn kinh doanh
Phải tạo lập, hoàn thiện môi trường kinh tế và môi trường kinh doanh thuận lợi để sao cho doanh nghiệp được tự do kinh doanh và được cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.
Tạo lập môi trường pháp lý và kinh doanh thuận lợi, trong đó có vấn đề cổ phần hóa và thành lập thị trường chứng khoán. Bởi vì có như vậy các doanh nghiệp mới có thể tyến hành thuận lợi việc mua bán cổ phiếu, tăng giảm vốn, sáp nhập, thay đổi hình thức sở hữu, mua bán công ty.
Khắc phục tâm lý thích phân tán, tự do tản mạn hơn là sáp nhập, tập trung. Đặc biệt là tâm lý sợ rằng tập đoàn kinh doanh sẽ đi vào vết xe đổ của Liên hiệp xí nghiệp trước đây.
KẾT LUẬN
Tập đoàn kinh tế có vai trò hết sức quan trọng trong tích tụ và tập trung hoá sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, tối đa hoá lợi nhuận. Sự ra đời của các tập đoàn kinh tế là biểu hiện của trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất, kinh tế xã hội. Nghị quyết Đại hội 9 của Đảng: trong 5 năm tới cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động các Doanh nghiệp nhà nước, xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty Nhà nước có sự tham gia của các thành phần kinh tế.
Việc hình thành các tập đoàn kinh tế ở nước ta không còn xa xôi nữa, đã đến lúc chúng ta phải xúc tiến chuẩn bị những điều kiện cho sự ra đời phát triển của những rập đoàn này. Các tập đoàn kinh tế không chỉ tạo ra mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân để vươn ra thế giới mà còn hình thành nên những trụ cột quan trọng làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.