CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP
1. Tăng lợi nhuận:
Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp luôn là động lực kích thích doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để phát huy tối đa tiềm năng của mình nhằm đạt hiệu quả cao. Vấn đề cơ bản để doanh nghiệp tồn tại và phát triển là sản phẩm làm ra phải tiêu thụ nhanh để hoàn vốn và có điều kiện tiếp tục thực hiện chu kỳ sản xuất mới. Do đó, doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:
1.1.Tăng doanh thu:
* Chất lượng sản phẩm:
Nâng cao vai trò chức năng quản trị hệ thống chất lượng và kiểm tra giám sát các quá trình tại bộ phận quản trị chất lượng công ty.
Thiết lập cơ chế tự kiểm tra - giám sát ở các bộ phận, nhằm đảm bảo tại mỗi bộ phận, phân xưởng phải có đầy đủ dữ liệu, hồ sơ được thống kê phân tích phục vụ cho công tác quản lý điều hành và cải tiến liên tục.
* Đẩy mạnh công tác tiếp thị và bán hàng:
Trước mắt, cần tập trung mở rộng thị phần khách hàng cũ thông qua các biện pháp giảm giá hàng bán và tăng cường công tác chăm sóc khách hàng. Từng bước phát triển và mở rộng thị phần đối với khách hàng tiềm năng, khách hàng mới. Thành lập đội chuyên nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh để từ đó tư vấn cho ban lãnh đạo, bộ phận kinh doanh thay đổi – cải thiện công tác quản lý – công nghệ kịp thời duy trì lợi thế cạnh tranh.
Đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở thực hiện đúng các quy trình về khảo sát thị trường, kiểm soát các hoạt động thiết kế bao bì sản phẩm, nhằm đảm bảo mục
tiêu phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đồng thời mang lại hiệu quả cho công ty.
Tăng cường xúc tiến thương mại, tìm những cơ hội thương thông qua mạng internet, báo chí, những cuộc triển lãm hội trợ hoặc trực tiếp khảo sát thị trường.
1.2. Giảm chi phí:
Tiếp tục rà soát và cải tiến hệ thống kiểm soát chi phí ở từng bộ phận, phân xưởng với mục tiêu giảm giá bán để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Tổ chức đào tạo, hướng dẫn các biện pháp tiết giảm định mức.
Kiểm soát chi phí cho từng tổ sản xuất, bộ phận, phân xưởng nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm và loại bỏ các lãng phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Có cơ chế chế tài cũng như khen thưởng hợp lý nhằm động viên các cá nhân và bộ phận thực hiện tốt kế hoạch kiểm soát chi phí tại đơn vị mình.
2. Quản lý các khoản phải thu:
Công ty nên hạn chế lượng vốn tồn đọng trong thanh toán. Muốn làm được điều đó, công ty phải thực hiện một số giải pháp sau:
Đánh giá các chính sách bán chịu trong công ty để tìm ra chính sách bán chịu hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất với rủi ro thấp nhất.
Cần đánh giá, phân loại khách hàng dựa vào lịch sử quan hệ mua bán giữa công ty với khách hàng, hoặc đánh giá hoạt động kinh doanh và tài chính của khách hàng. Nếu khách hàng tốt thì bán với khối lượng lớn, khách hàng trung bình thì bán với khối lượng hạn chế, khách hàng yếu kém thì không nên bán chịu.
Cần đôn đốc theo dỏi công nợ và thu nợ.
Xử lý về mặt pháp lý đối với trường hợp nợ quá hạn cố tình dây dưa, chiếm dụng vốn của công ty.
3. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy quản lý:
Phân định chức năng, nhiệm vụ các phòng ban cụ thể. Tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ quản lý nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Để phát huy khả năng và hoàn thành các công việc được giao một cách hiệu quả, công ty cần khuyến khích động viên, khen thưởng kịp thời cho những cá nhân tập thể có thành tích nổi bật trong quản lý cũng như trong sản xuất.
C – KẾT LUẬN
. Để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệpđòi hỏi phải nhìn nhận từ tổng thể đến chi tiết của vấn đề mới có thể tổng hợp được các thông tin và thấy được thực trạng của doanh nghiệp trong kỳ phân tích, đồng thời có thể trả lời được những câu hỏi liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp về mức độ sinh lời, sự vướng mắc và tiềm lực của doanh nghiệp.
Thực tiễn đã chứng minh, nếu các nhà quản trị quan tâm đúng mức đến công tác phân tích tài chính thì họ sẽ cú quyết định đúng đắn và có nhiều cơ hội thành đạt trong kinh doanh. Phân tích tài chính là yêu cầu không thể thiếu đối với nhà quản trị, các nhà đầu tư, các chủ nợ và cơ quan quản lý nhà nước trong việc đưa ra quyết định kinh tế. Nó là cơ sở cho nhà quản lý lập kế hoạch tài chính trong tương lai và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.