Báo cáo thực tập chính trị xã hội việc hỗ trợ giáo dục về giới tính cho học sinh trường trung học cơ sở xã đình lập, huyện đình lập, tỉnh lạng sơn hiện nay

43 5 0
Báo cáo thực tập chính trị xã hội  việc hỗ trợ giáo dục về giới tính cho học sinh trường trung học cơ sở xã đình lập, huyện đình lập, tỉnh lạng sơn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó Nghề Công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, Công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề" Tiến trình công tác xã hội tập trung vào việc: Phát hiện những mối quan tâm của con người (ví dụ như việc làm, thu nhập, tâm lý-tình cảm ); Xác định các nhu cầu của con người (ví dụ nhu cầu về ăn, ở, mặc hoặc an toàn, vui chơi, giải trí ); Xác định các nguồn lực bên trong và bên ngoài của con người (Nguồn lực bên trong: sức khoẻ, mong muốn vượt qua hoàn cảnh khó khăn, trí tuệ, kỹ năng hoặc những tiềm năng khác; nguồn lực bên ngoài: sự hỗ trợ của chính quyền, các tổ chức, đất đai ); Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch và mục tiêu để dáp ứng các nhu cầu đó Hiện nay Nhiều vấn đề phức tạp đã xảy ra trong trường học như: bạo lực, tự tử, bỏ học, mang thai,vi phạm pháp luật, những tổn thương trong các mối quan hệ gia đình – học đường, định hướng nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng… dẫn đến nhiều hậu quả đáng lo ngại Để giải quyết những vấn đề trên, cần sự nỗ lực lớn của ngành giáo dục và toàn xã hội, trong đó có vai trò, trách nhiệm trực tiếp của công tác xã hội học đường Vì vậy hơn bao giờ hết công tác xã hội học đường thật sự cần thiết và là nhu cầu quan trong cần được nâng cao nhằm đóng góp một phần nào đó cho vấn đề phát triển và An sinh xã hội 2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, việc giảng dạy giáo dục giới tính cho học sinh chưa được thực hiện rộng rãi và phổ biến ở các trường trung học cơ sở (THCS) mà chi trên cơ sở lồng ghép vào một số môn học như giáo dục công dân, sinh học,… với thời lượng vô cùng ít ỏi (1-2 tiết) Trong khi đó, ở lứa tuổi này, tâm - sinh lí các em đã có sự thay đổi lớn: cơ quan sinh sản của các em đã phát triển, bản năng sinh dục xuất hiện một cách vô ý thức, song song đó thì bộ não của các em cũng đã phát triển khá hoàn thiện, nảy sinh tình cảm với bạn khác giới Các em thích tìm tòi, học hỏi những gì liên quan tới sự thay đổi của cơ thể mình Nhưng kiến thức thì vô hạn, thông tin thì đa dạng, hàng ngày các em phải tiếp xúc với nhiều môi trường, làm nhiều công việc khác nhau, trong đó sẽ có cả điều tốt xen lẫn với điều xấu, điều cần có ở các em là những kiến thức và sự nhận thức đúng đắn để các em bước vào đời vững vàng, không đi vào con đường lạc lối để ảnh hưởng tới tương lai, vì thế tôi nhận thấy rằng việc giáo dục giới tính cho học sinh THCS là rất cần thiết đối với các em Hiện nay, xã Đình Lập, huyện Đình Lập, tinh Lạng Sơn là một xã vùng cao, thuộc vùng khó khăn và trên địa bàn chi có một trường THCS, điều đó càng là rào cản trong việc trao đổi thông tin hoặc mở rộng các lớp, các khoá học hay bổ xung vấn đề giáo dục giới tính vào chương trình học Hơn hết theo Thống kê, báo cáo từ chính quyền địa phương và nhà trường cho thấy đã có tình trạng các em bỏ học vì có thai rất sớm, cũng như nghi học để lấy chồng…Có thể nếu các em được giáo dục giới tính sớm hơn thì mọi chuyện có thể đã không xảy ra Điều đó cho thấy một thực trạng là: Kiến thức về giới tính của học sinh còn quá nghèo nàn, ít ỏi Do vậy, việc giáo dục giới tính và cách ứng xử trong giao tiếp với bạn khác giới cho học sinh THCS là một việc cần thiết và cấp bách Vì những lý do trên, Tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Việc hỗ trợ giáo dục về giới tính cho học sinh trường Trung học cơ sở xã Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn hiện nay” để hoàn thành bài nghiên cứu của mình 3 PHẦN I: PHẦN LÝ LUẬN 1 Các khái niệm chung Khái niệm công tác xã hội 1.1 Theo Hội đồng Đào tạo công tác xã hội Mỹ: “CTXH là một nghề nhằm tăng cường các chức năng xã hội của cá nhân, hay nhóm người bằng những hoạt động tập trung vào can thiệp mối quan hệ xã hội để thiết lập sự tương tác giữa con người và môi trường hiệu quả” Hoạt động này bao gồm 3 nhóm: phục hồi năng lực đã bị hạn chế, cung cấp nguồn lực các nhân và xã hội, và phòng ngừa sự suy giảm chức năng xã hội CTXH gồm 3 phương pháp chính: CTXH cá nhân và gia đình, CTXH nhóm và phát triển cộng đồng Khái niệm công tác xã hội tại trường học 1.2 Công tác xã hội tại trường học hiện nay đã và đang thực sự có vai trò quan trọng trong nền giáo dục nước nhà Thông qua hoạt động Công tác xã hội mà ngành giáo dục được nâng lên rõ rệt cả về chất lượng và số lượng Công tác xã hội tại trường học trợ giúp cho các phòng ban trong nhà trường thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình về các vấn đề về quy chế đào tạo, quản lí học sinh, sinh viên, các chế độ chính sách, đãi ngộ cho cả cán bộ giáo viên, học sinh, sinh viên - Khái niệm 1: Công tác xã hội trường học: là những dịch vụ công tác xã hội được cung cấp trong lĩnh vực giáo dục bởi những nhân viên công tác xã hội được cấp giấy phép và chứng chi Chuyên nghành công tác xã hội này được định hướng giúp đỡ học sinh tạo ra những thay đổi tích cực, điều phối và tăng cường những nỗ lực của nhà trường , gia đình và cộng đồng để đạt được mục tiêu này - Khái niệm 2: Công tác xã hội trong trường học là một lĩnh vực thực hành chuyên biệt của Công tác xã hội Nhân viên xã hội mang những kiễn thức và kỹ năng được đào tạo bài bản đến trường học và hệ thông dịch vụ dành cho 4 học sinh Công tác xã hội trường học được thiết lập nhằm tạo ra những bước tiến xa hơn trong mục tiêu giáo dục: xây dựng một môi trường giảng dạy, học tập việc thực hiện nhân quyền và sự tự tin cho học sinh Các trường học cần nhân viên xã hội để nâng cao khả năng đáp ứng nhiệm vụ đào tạo; đặc biệt là sự hợp tác của gia đình – nhà trường – xã hội là chìa khóa để các trường hoàn thành xứ mệnh này (School Social Work Association of America 2005) - Khái niệm 3: Công tác xã hội và trường học được gắn kết một cách gần gũi Đó là “giáo dục tại các trường học và công tác xã hội cùng chia sẻ một mối quan tâm chung về các vấn đề của xã hội mà học sinh và gia đình đang gặp phải” Nhiều học sinh gặp khó khăn trong hoạt động phát triển và công tác xã hội tại trường học là một trong những lĩnh vực nhằm phát hiện ra vấn đề khó khăn ấy, để giúp những học sinh này vượt qua theo cách chuyên nghiệp (Introduction Social Work- edition, O William Farly, Larry Lorenzo Smith, Scott Wboyle University of Utah, 2006) 1.3 Khái niệm Giáo dục giới tính Theo định nghĩa của ngành y tế, giáo dục giới tính là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh dục, sinh sản, quan hệ tình dục, sức khoẻ sinh sản, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các trách nhiệm, tránh thai, và các khía cạnh khác của thái độ tình dục loài người Những cách giáo dục giới tính thông thường là thông qua cha mẹ, người chăm sóc, các chương trình trường học và các chiến dịch sức khoẻ cộng đồng Giáo dục giới tính giúp trẻ vị thành niên có một quan điểm tích cực về tình dục, đồng thời cung cấp các thông tin và kỹ năng để trẻ vị thành niên có được thái độ và hành vi đúng, hiểu biết và có trách nhiệm về những quyết định của mình Các chương trình giáo dục giới tính cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội Một số quan điểm lo ngại rằng nếu cung cấp cho trẻ vị thành niên những thông tin và giúp chúng phòng ngừa việc có thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ vô tình thúc đẩy trẻ có hoạt động 5 tình dục sớm và bừa bãi Tuy nhiên, thực tế thực hiện giáo dục giới tính ở nhiều nước cho thấy hoàn toàn ngược lại Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khảo sát 19 chương trình giáo dục giới tính trường học ở nhiều nước, tất cả đều cho thấy trẻ vị thành niên có hoạt động tình dục trễ hơn, giảm hoạt động tình dục, biết cách sử dụng các biện pháp ngừa thai một cách hiệu quả, và hoàn toàn không thúc đẩy trẻ có hoạt động tình dục sớm và nhiều hơn Giáo dục giới tính hiệu quả nhất khi thực hiện trước khi trẻ bước vào tuổi hoạt động tình dục 2 2.1 Các lý thuyết vận dụng Thuyết nhu cầu của Abraham Masslow Dựa theo lý thuyết nhu cầu của Maslow: 5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow: • Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghi ngơi • Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo • Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy 6 • Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng • Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt Thuyết nhận thức- hành vi 2.2 Thuyết nhận thức hành vi nêu thêm yếu tố nhận thức trong quá trình tạo ra hành vi Tác nhân kích thức không trực tiếp tạp ra hành vi, mà thông qua nhận thức của con người phương pháp này được phát triển trên nền tảng lý thuyết về quá trình nhận thức, thuyết học tập và phân tích hành vi Nội dung thuyết nhận thức- hành vi: mọi hành vi đều xuất phát từ sự nhận thức của con người Nhận thức đúng sẽ dẫn tới hành vi đúng và ngược lại, nhận thức chi phối hành vi Vì vậy, để thay đổi hành vi, chúng ta đòi hỏi phải thay đổi nhận thức Scott và Drylen (1996) đã phân chia hình thức làm việc với thân chủ thep lý thuyết nhận thức - hành vi: - Hình thức giáo dục những kĩ năng đối phó với tình huống xuất phát từ quan niệm cho rằng khó khăn trong việc đối mặt với các tình huống xuất phát từ việc không có khả năng thực hiện vì vậy, cần có một hình thức hướng dẫn cụ thể đối với các tình huống này Dĩ nhiên nhân viên xã hội cũng đông thời tác động cải tạo môi trường sống của thân chủ, nhằm tạo điều kiện để thân chủ thể hiện được các hành vi mong đợi - Hình thức giải quyết theo tiến trình: thân chủ được khuyến khích và chi ra được vấn đề, tạo ra được các giải pháp cho vấn đề đó, lựa chọn giải pháp tốt nhất, lập kế hoạch để thực hiện được giải pháp đã chọn và theo dõi, lượng giá việc thực hiện hình thức giải quyết theo tiến trình giống với mô hình tập trung giải quyết nhiệm vụ - Tái tạo lại nhận thức, là hình thức nổi tiếng và nổi tiếng nhất của trường phái nhận thức - hành vi Hình thức này bao gồm cả trị liệu nhận thức của Beck và trị liệu hành vi - xúc cảm hợp lý của Ellis 7 - Hình thức trị liệu nhận thức cấu trúc có liên quan đến 3 cấu trúc về niềm tin trong ý thức của thân chủ: niềm tin bên trong là những giả định về chính bản thân họ; niềm tin trung gian là là những suy nghĩ của thân chủ về cuộc sống và thế giới xung quanh; niềm tin bên ngoài là những chiến lược giải quyết vấn đề được sử dụng hàng ngày Các vấn đề thường được nhìn thấy thông qua những niềm tin bên ngoài, nhưng các nhân viên xã hội để giải quyết vấn đề cần phải tìm hiểu một cách sâu sắc những niềm tin bên trong của con người Thuyết hệ thống 2.3 Thuyết hệ thống tập trung đến các hệ thống đang tồn tại xung quanh thân chủ Nó còn được coi là các nguồn lực để có thể trợ giúp cho thân chủ Những hệ thống xung quanh đó gồm có hệ thống chính thức, hệ thống phi chính thức và hệ thống xã hội Pincus và minaham (1970) đã đưa ra một cách ứng dụng thuyết hệ thống vào công tác xã hội ông chia các tổ chức hỗ trợ con người trong xã hội thành ba loại hệ thống: - Hệ thống không chính thức hay còn gọi là hệ thống tự nhiên (ví dụ: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) - Hệ thống chính thức (ví dụ: công đoàn, đoàn thành niên, hội phụ nữ) - Hệ thống xã hội (ví dụ: nhà trường, bệnh viện) Thuyết hệ thống cung cấp cho nhân viên xã hội một phương tiện để tổ chức tư duy vấn đề, đặc biệt là khi vấn đề có sự tương quan phức tạp giữa các thông tin và khi khối lượng thông tin lớn Trong công tác xã hội cá nhân xem xét bản thân mỗi con người là một hệ thống, hệ thống này nằm trong hệ thống lớn hơn là hệ thống gia đình, và hệ thống gia đình là một phần tử trong hệ thống một cộng đồng nhất định chứa gia đình đó 8 3 Tổng quan nghiên cứu về những vấn đề trong trường học Công tác xã hội học đường ở Việt Nam 3.1 Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 20102020 Trong những năm qua, nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của các hoạt động trợ giúp trong trường học, Bộ GD&ĐT đã rất tích cực triển khai các văn bản liên quan đến tư vấn, tham vấn học đường - một nhiệm vụ của nhân viên CTXH trường học Nhưng cho đến nay, chưa có nhà trường nào có mã ngành đào tạo về CTXH trường học kể cả cử nhân và sau ĐH; cũng chưa có Luật CTXH hay Luật nghề CTXH, chưa có Nghị định về CTXH nói chung, CTXH trường học nói riêng - Để thúc đẩy việc đưa CTXH vào trường học, Khoa Xã hội học – Đại học Mở TPHCM với sự tài trợ của của Tổ chức Cứu trợ Thụy Điển (SCS – Save the children Sweden) và sự đồng ý của Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đã triển khai dự án thí điểm CTXH học đường ờ 2 trường Chu Văn An (Quận 1) và Hưng Phú (Quận 8) từ năm 1999 -2001 Tại mỗi trường có một nữ nhân viên xã hội làm việc thường xuyên với học sinh Học sinh gặp bất kỳ vấn đề gì về học hành, tình cảm, tâm sinh lý, mối quan hệ thầy cô, vấn đề gia đình… đều có thể gặp nhân viên CTXH để bộc lộ nhằm được giúp đỡ Nhân viên CTXH học đường đã áp dụng các phương pháp chuyên ngành của CTXH cá nhân, CTXH nhóm, tham vấn… để giải quyết vấn đề của trẻ có hiệu quả - Trong thời gian qua CTXH vào trường học, tổ chức SCS đã phối hợp hỗ trợ ngành dân số Gia đình và Trẻ em TPHCM xây dựng 8 điểm tư vấn học đường tại 8 trường thuộc các quận 3,8,10, Tân Bình, Gò Vấp đã mang lại hiệu quả rõ nét trong CTXH học đường hiện nay Vấn đề phát triển mạng lưới CTXH học đường hiện nay, các mô hình kinh nghiệm từ các địa phương trong CTXH, chương trình đào tạo nghề 9 CTXH phù hợp với tình hình hiện nay, các chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến ngành CTXH trong thời gia qua và chiến lược giáo dục, đặc biệt là ngành CTXH trong giai đoạn 2011 – 2020, như Đề án 32 của Chính phủ về phát triền nghề CTXH đã được ban hành trong tháng 3 vừa qua và một giải pháp cũng như kiến nghị đến các Bộ, ngành về phát triển nghề CTXH học đường trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay 3.2 Công tác xã hội học đường trên thế giới: Điển hình như tại Hoa Kỳ, ngay từ đầu CTXH học đường đã chú trọng cải thiện việc đến lớp của trẻ và mối quan hệ giữ gia đình và nhà trường Nhân viên xã hội học đường còn đảm nhiệm các công việc với trẻ khuyết tật, những học sinh vô gia cư hoặc đóng vai trò là chuyên gia phòng ngừa Theo thống kê, có khoảng 20.000 nhân viên xã hội học đường làm việc tại Hoa Kỳ, tập trung nhiều nhất ở vùng Trung Tây của nước này Ngày nay, hầu hết nhân viên xã hội học đường được các trường cấp quận tuyển dụng, với trình độ Thạc sĩ CTXH, nhân viên xã hội học đường làm việc trong các đội, nhóm đa ngành như: nhân viên giáo dục và ngành khác Mỹ có những quy định nghiêm ngặt đối với nhận diện nhân viên CTXH học đường Nhân viên CTXH học đường trước hết cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung về chuyên môn, về quy điều đạo đức của một nhân viên CTXH theo quy định của Hiệp hội nhân viên CTXH Quốc gia Bên cạnh đó, nhân viên CTXH học đường cần đạt những tiêu chuẩn đề ra trong Bộ tiêu chuẩn về nhân viên CTXH học đường của Hiệp hội CTXH quốc gia Hoa Kỳ 2012 Sự ra đời của CTXH học đường của Mỹ (school social work) được dựa trên một cơ sở pháp lý vững chắc Đầu tiên phải kể đến Đạo luật “Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau” năm 2002 (the 2002 No Child Left Behind Act) đã nhận diện CTXH học đường là một loại hình dịch vụ cần thiết trong hệ thống giáo dục Bên cạnh đó, Đạo luật “Giáo dục cho cá nhân khuyết tật” năm 2004 (The Individuals with Disabilities Education Act-IDEA) cũng xác định nhu 10 II KẾT LUẬN Giáo dục giới tính trong nhà trường đang dần trở thành vấn đề cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, nhiều phụ huynh tỏ ra lo ngại khi đây là vấn đề rất nhạy cảm, nên dạy và không nên dạy những gì để tránh “vẽ đường cho hươu chạy" Đã đến lúc chúng ta không thể “lờ đi” hoặc “lo sợ” những kiến thức về giới tính trong trường học sẽ “vẽ đường cho các em chạy” mà giáo dục là cần thiết Không chi giáo dục trong nhà trường mà cha mẹ, gia đình cũng nên cởi mở hơn trong việc truyền đạt các kiến thức về giới tính cho học sinh Khi các em hiểu được đúng đắn về cơ thể mình, các em sẽ biết cách phòng tránh những xâm hại, thậm chí bảo vệ được mình khỏi những cám dỗ, cạm bẫy ngoài xã hội Ngay cả trong trường học, hành vi trêu đùa, chọc ghẹo với những lời nói tục tĩu cũng là một hình thức xâm hại Các nhà giáo dục cũng cần phải xây dựng chương trình giáo dục giới tính phù hợp với từng giai đoạn, từng lứa tuổi với học sinh để các em được sớm tiếp cận và bảo vệ chính mình Tiến sĩ Vũ Thu Hương (Giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội) cho rằng: “Giáo dục giới tính không thể nói vài lần là hết, mà phải có sự đồng hành của cả xã hội từ lúc trẻ bắt đầu đến trường cho đến khi có đủ kiến thức để tự bảo vệ hoặc chịu trách nhiệm về việc mình làm” Đúng là như vậy, hơn bao giờ hết đã đến lúc cần và phải đem giáo dục giới tính vào trong việc hỗ trợ, nâng cao nhận thức đúng đắn cho các em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và ngay lúc này đây cần sự hỗ trợ giúp đỡ và can thiệp của công tác xã hội nhằm mục tiêu thông qua những hoạt động công tác xã hội để từng bước nhỏ nhất đem từng khía cạnh của trường học ra khai thác nói chung và vấn đề giới tính nói riêng Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, khi công tác xã hội là ngành mới đang được quan tâm và phát triển, đã có hơn 40 trường Đại học – Cao đẳng trong cả nước được mở mã ngành đào tạo Công tác xã hội – có thể thấy rõ rằng đội ngũ nhân viên công tác xã hội đang được bổ sung và lớn mạnh, 29 mạng lưới công tác xã hội chuyên nghiệp đang hình thành trên khắp cả nước Và thiết nghĩ, để nghề công tác xã hội trong trường học được phát triển hơn đòi hỏi dự quan tâm của các nhà quản lý ở các Bộ, ngành để đưa vào chiến lược phát triển giáo dục của nước nhà Nhằm mục đích tạo ra đội ngũ cán bộ công tác xã hội trong trường học phục vụ trong tương lai gần nhất TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Giáo trình Công tác xã hội nhóm, Ths Nguyễn Thị Thái Lan (chủ biên) Nxb Lao Động-Xã Hội, Hà Nội – 2012 [2] Giáo trình Công tác xã hội cá nhân và gia đình, Ths Nguyễn Thị Thái Lan, TS Bùi Thị Xuân Mai (chủ biên) Nxb Lao Động – Xã Hội, năm 2014 [3] School Social Work Association of America 2005 [4] Introduction Social Work- edition, O William Farly, Larry Lorenzo Smith, Scott Wboyle University of Utah, 2006 [5] Giáo trình Tham vấn TS Bùi Thị Xuân Mai (chủ biên), Ths Bùi Thị Xuân Mai – Lim Shaw Hui Nxb Lao Động – Xã Hội, năm 2014 30 PHẦN III NHẬT KÍ THỰC TẬP Họ và tên: VI THỊ GIANG Lớp: Công tác xã hội – K34 Cơ sở thực tập: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Đình Lập – tinh Lạng Sơn (Thời gian từ 19/03 đến ngày 11/05/2018) TUẦN 1 (từ 19/03 đến 25/03) Thứ 2: 19/03/2018 Ngày hôm nay theo như kế hoạch của khoa thì cả lớp chúng tôi sẽ gặp ban lãnh dạo khoa và giáo viên hướng dẫn của mình Chúng tôi đã được nghe phổ biến về kế hoạch và yêu cầu thực tập từ cô Huế Chúng tôi đã hỏi cô về những câu hỏi thắc mắc cần giải đáp để có thể đến cơ quan thực tập được hiệu quả hơn Sau khi kết thúc buổi nghe phổ biến kế hoạch thì nhóm chúng tôi đã gặp giáo viên hướng dẫn của mình là cô Nguyễn Thị Tố Quyên Cô đã hướng dẫn tận tình cho nhóm chúng tôi từ bước cơ bản là về cơ quan thực tập cần phải như thế nào? Cần phải có kế hoạch cụ thể trước khi về thực tập Cô có giao cho chúng tôi về nhà lập kế hoạch cụ thể và nộp vào ngày hôm sau Thứ 3: 20/03/2018 Nhóm tôi đã cùng ngồi lại với nhau để xây dựng lên một bản kế hoạch cụ thể chi tiết trước khi về thực tập Chúng tôi đã gửi bản kế hoạch cho giáo viên hướng dẫn Thứ 4: 21/03/2018 Sau khi nộp bản kế hoạch và xin chữ kí từ giáo viên hướng dẫn Tôi đã lấy giấy giới thiệu và di chuyển về địa phương thực tập Khi về đến thị trấn Đình Lập tôi đã tìm đến nhà trọ mà tôi đã liên hệ từ trước Sau đó sắp xếp đồ đạc và chuẩn bị cho không gian ở của mình sao cho thoải mái nhất 31 Thứ 5: 22/03/2018 Ngày hôm nay là một ngày rất đặc biệt đối với tôi Tôi và người bạn đồng hành của mình là Cà Huyền Trang đã dậy từ rất sớm để chuẩn bị cho buổi thực tập đầu tiên của mình Đúng 7h30p tôi có mặt tại Khối dân vận – Khu 3 thị trấn Đình Lập – huyện Đình Lập – tinh Lạng Sơn để đến gặp Đ/c Nông Đức Vượng Bí Thư Huyện đoàn Tôi đã lên gặp Đ/c Vượng sau đó trao đổi những thông tin của bản kế hoạch và giấy giới thiệu để cơ quan nắm rõ được kế hoạch thực tập của tôi Khi trao đổi xong các thông tin cần thiết đ/c Vượng có dẫn chúng tôi đến gặp các anh chị làm việc ở Huyện đoàn, đầu tiên tôi được biết là Đ/c Bùi Văn Cường phó bí thư Huyện đoàn, tiếp theo là Đ/c Nguyễn Thị Hòa chuyên viên và Đ/c Vi Thu Hà nhân viên hợp đồng tại cơ quan Tôi đã được Đ/c Vượng đưa sang phòng của Đ/c Hòa và Đ/c Hà và đó cũng là phòng mà tôi sẽ ngồi làm việc trong thời gian thực tập Ngày đầu tiên của tôi vẫn còn rất nhiều bỡ ngỡ nhưng được sự giúp đỡ chi bảo của các anh chị trong cơ quan đã giúp cho tôi phần nào được bĩnh tĩnh và tự tin hơn Thứ 6: 23/03/2018 Ngày hôm nay lên cơ quan tôi sẽ dành thời gian để tìm hiểu về hoạt động của Huyện đoàn và thu thập thông tin về cơ sở Trong tháng thanh niên Huyện đoàn Đình Lập đang chuẩn bị cho công tác “Ngày hội Tháng Ba biên giới” tôi được phân công vào công tác chuẩn bị cho chương trình Thứ 7: 24/03/2018 Buổi chiều 1h tôi có mặt tại SVĐ thị trấn Đình Lập tham gia công tác chuẩn bị cho hoạt động “Ngày hội Tháng Ba biên giới” cùng với Huyện đoàn Chủ nhật: 25/03/2018 Sáng tôi tham gia cùng với chương trình, đón tiếp đại biểu cũng như các hoạt động diễn ra tại ngày hội 32 Hình ảnh: Ngày hội Tháng Ba biên giới tại SVĐ thị trấn Đình Lập Chiều tôi dành thời gian viết nhật kí và kế hoạch cho tuần tiếp theo TUẦN 2 (TỪ 26/03 ĐẾN 01/04/2018) Thứ 2: ngày 26/03/2018 Tôi đã chuẩn bị đề tài nghiên cứu cho đợt thực tập lần này là về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên Tôi đã tìm hiểu về vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh các trường THCS quanh địa bàn thị trấn Đình Lập Sau đó chọn một trường cụ thể cho đề tài nghiên cứu Và tôi đã cùng tham gia vào hoạt động của ngày 26/03 với Huyện đoàn Thứ 3: ngày 27/03/2018 Sau khi tìm hiểu những thông tin tôi đã chọn trường THCS xã Đình Lập cạnh thị trấn Đình Lập để tiện cho đề tài nghiên cứu của mình Sau đó tôi đã nhờ Đ/c Bí thư Nông Đức Vượng liên hệ với Trường THCS xã Đình Lập để được đến nghiên cứu và cùng tham gia vào các hoạt động với các em học sinh và được nhận sự đồng ý của BGH nhà trường 33 Thứ 4: ngày 28/03/2018 Tôi đã di chuyển đến gặp gỡ BGH nhà trường đó là cô Sái Thị Loan hiệu trưởng nhà trường Tôi đã đưa bản kế hoạch cho cô và cô ủng hộ nhiệt tình về đề tài nghiên cứu của tôi Sau đó cô giới thiệu tôi cho GVCN lớp 9 là cô Trần Thị Thiện Tôi đã trao đổi những thông tin và những vấn đề mà tôi cần cho đề tài nghiên cứu của mình và cô có bảo tôi là ngày hôm sau theo cô lên lớp vào giờ giảng để nắm bắt được tình hình cụ thể của cả lớp Hình ảnh: Trường THCS xã Đình Lập Thứ 5: 29/03 Tôi có mặt tại trường đúng như lịch hẹn của cô Thiện Tôi đã cùng cô lên lớp và được cô giới thiệu với cả lớp Sau đó tôi xuống cuối lớp ngồi để nhận diện được tình hình của cả lớp Cùng với ngày hôm nay, theo như lịch hoạt động thì tôi sẽ có mặt tại trường THPT huyện Đình Lập để liên hệ với BGH nhà trường về công tác tuyển sinh tại trường và lên bản kế hoạch cụ thể cho buổi tuyển sinh 34 Thứ 6: 30/03 Tôi đã chọn ra trong lớp 10 thành viên có những ưu điểm và nhược điểm nổi bật trong lớp để có những thông tin ban đầu về hoàn cảnh, ưu điểm nhược điểm Sau khi đưa bản kế hoạch cho BGH nhà trường THPT huyện Đình Lập tôi đã được nhận sự đồng ý từ cô hiệu trưởng Bùi Thị Minh về vấn đề tuyển sinh tại trường, cô đã hẹn chúng tối 3h chiều ngày 02/04/2018 có mặt tại hội trường lớn của trường Thứ 7 và Chủ nhật: tôi tự nghiên cứu và viết nhật kí, lên lịch hoạt động cho tuần tiếp theo TUẦN 3: 02/04 ĐẾN 08/04 Thứ 2: 8h tôi có mặt tại trường THCS xã Đình Lập, tôi đã gặp các em sau tiết học chính khóa và tôi đã quyết định thành lập nhóm với 5 thành viên đang gặp những vấn đề nổi trội trong 10 thành viên mà tôi vừa chọn vào tuần trước 5 thành viên trong nhóm có 2 nữ và 3 nam các em đều trong độ tuổi là 16, hầu hết các em đều là người có hộ khẩu thường trú tại xã Đình Lập Sau buổi gặp nhóm TC, buổi chiều ngày hôm nay tôi đã có mặt tại trường cấp 3 để tuyển sinh cho khoa cũng như trường Học viện Báo Chí và Tuyên truyền Trước khi vào chương trình tôi đã phát tờ rơi cho các em học sinh để các em đọc trước và tham khảo, nếu có nội dung gì cần được giải đáp tôi sẽ giải đáp luôn cho các em Khi chương trình diễn ra tôi đã nói lên những đặc điểm của khoa, những chuyên ngành đào tạo, điểm đầu vào cũng như cơ hội việc làm Sau đó tôi có giới thiệu về những ngành học tại trường rất phong phú và đa dạng Tôi đã giải đáp những thắc mắc, những câu hỏi của các em học sinh về ngành học của khoa cũng như của trường 35 Được sự ủng hộ từ thầy cố trường cấp 3 cũng như sự góp mặt của các em học sinh khối 12 nên chương trình tuyển sinh được diễn ra thành công Hình ảnh: Tuyển sinh cho khoa lồng ghép với chương trình tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh và làm hồ sơ thi THPT quốc gia năm 2018 của trường THPT huyện Đình Lập Thứ 3 – thứ 5 Gặp gỡ và trao đổi những thông tin ban đầu với nhóm thân chủ, tôi đã chọn ra được 5 thành viên trong lớp đó là em Sơn, Linh, Thảo, Hiệp, Công Các em là các thành viên học sinh lớp 9, và tôi đã xin giáo viên chủ nhiệm cho các em về ngồi học cạnh nhau chung 1 nhóm để tôi dễ dàng quan sát những điểm mạnh, điểm yếu của các em Tôi đã xây dựng bộ công cụ cho hoạt động nghiên cứu và tham gia vào chương trình hoạt động ngoại khóa với nhóm thân chủ Qua các hoạt động của nhà trường cũng như của lớp tôi đã nhận thấy: 36 - Quan hệ của tất cả các có sự tương tác nhưng chưa cao, khá lỏng lẻo ở một số bạn - Sơn với Linh không có mối quan hệ đáng kể do Sơn không ưng Linh và Sơn cho rằng Linh là con gái nên không thích chơi cùng và thường bắt nạt Linh Với Linh thì không ghét Sơn, Linh vẫn tương tác nhưng không được đáp lại - Linh có mối quan hệ khá tốt với 2 bạn Công và Thảo - Trong nhóm Hiệp là hầu như không có sự tương tác với bạn nào mặc dù các bạn có quan tâm và tương tác nhưng cũng không nhận được sự phản hồi từ phía Công Thứ 7 và chủ nhật: Tôi đã viết nhật kí và lên lịch hoạt động cho tuần tiếp theo TUẦN 4 (09/04 – 15/04 ) Thứ 2: Tôi đã gặp gỡ nhóm TC trong giờ ra chơi tôi đã trò chuyện cùng như nói về nhưng thông tin về giáo dục giới tình và được biết là các em ít được tham gia vào các hoạt động này Nói về vấn đề giới tính nhóm TC dường như vẫn còn e ngại chưa thổ lộ hết Thứ 3 – thứ 6 Tôi đã có bộ công cụ là bảng hỏi đã xây dựng sẵn, tôi dùng bảng hỏi đó đề hiểu thêm về thân chủ của mình Trong bộ câu hỏi tôi đã chuẩn bị sẵn những vấn đề cụ thể như độ tuổi tâm sinh lý phát triển, độ tuổi dậy thì, cách phòng vệ để tránh bị xâm hại tình dục, sự thay đổi của cơ thể khi đến độ tuổi dậy thì như thế nào? Sau đó tôi đã chuẩn bị những trò chơi, những hoạt động cho hoạt động nhóm diễn ra vào tuần sau Thứ 7 – chủ nhật Tôi đã viết nhật kí và lên lịch hoạt động cho tuần tiếp theo 37 TUẦN 5: (TỪ 16/04 – 22/04/2018 ) Thứ 2: Ngày hôm nay tôi ở phòng và tự nghiên cứu Tôi đã xử lý những thông tin mà mình đã thu thập được Phân tích về thế mạnh và điểm yếu của nhóm thân chủ và tôi nhận thấy nhóm thân chủ đa phần là đã hiểu những câu hỏi mà tôi đưa ra, đôi lúc còn ngại ngùng chưa thổ lộ hết bản thân mình, vì tôi biết với thời đại công nghệ hiện nay trao đổi qua facebook và zalo nhóm TC đã có những em biết yêu và có người yêu trong độ tuổi này Tôi cảm thấy vấn đề về giáo dục giới tính cho các em trong độ tuổi này là rất cần thiết Thứ 3 – thứ 6 Tôi đã tổ chức họp nhóm TC sau các giờ học, tôi đã chuẩn bị những câu chuyện, đoạn kịch ngắn nói về giáo dục giới tính hay slide về hình ảnh trong độ tuổi dậy thì cần chuẩn bị những gì? Cách phòng vệ để tránh bị xâm hại tình dục, các cơ quan trong cơ thể thay đổi khi đến độ tuổi dậy thì,… Sau đó tôi sẽ để các em đưa lên nhưng ý kiến cá nhân của mình trong các hoạt động vừa diễn ra Cuối các buổi họp nhóm tôi cho các em chơi các trò chơi giải trí gắn liền với giáo dục giới tính Ngoài ra tôi đã cũng với nhóm TC tham gia vào buổi trồng cây do nhà trường phát động 38 Hình ảnh: Trồng cây tại sân trường Thứ 7 – chủ nhật Tôi đã viết nhật kí và lên lịch hoạt động cho tuần tiếp theo TUẦN 6: TỪ 23/04 – 29/04 Trong tuần này tôi tổ chức những buổi sinh hoạt nhóm lồng ghép với các trò chơi như ghép hình, đố chữ,… Vì loại hình nhóm chủ yếu là nhóm hỗ trợ nên tôi sử dụng các loại hình nhóm như giáo dục, giải trí để các em cảm thấy thích thú và hào hứng hơn Và nhu cầu của nhóm là tăng cường kiến thức và kỹ năng cho các thành viên trong nhóm về vấn đề giáo dục các kiến thức cơ bản của giới tính 39 Tôi sẽ để nhóm tham gia hoạt động trong cùng một môi trường sẽ đồng cảm và hiểu nhau, hiểu vấn đề nhanh hơn TUẦN 7: TỪ 30/04 – 04/05 Tham gia vào hoạt động chào cờ cùng với nhà trường và tôi đã trao đổi với GVCN về các thông tin của nhóm TC mà tôi đã hoạt động và theo dõi trong các tuần vừa qua Sau đó tôi có xin cô những ý kiến về những hoạt động đã làm và những điểm cần thay đổi Tuần này là tuần cuối khi tôi hoạt động thực tập của mình tôi đã tổ chức một buổi chia tay với nhóm TC cũng như GVCN lớp Đánh giá tổng quan về quá trình hoạt động nhóm những điểm mạnh, điểm yếu của nhóm thân chủ Những hoạt động mà thu lại hiệu quả trong quá trình nghiên cứu Khi kết thúc quá trình nghiên cứu tại trường tôi đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến BGH nhà trường và thầy cô tại trường cũng như các em học sinh đã giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua Ngày hôm sau tôi lên Huyện đoàn tặng quà và gửi lời cảm ơn đến toàn thể anh chị trong cơ quan đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt trong quá trình thực tập của mình 40 MỘT SỐ ẢNH HOẠT ĐỘNG TẠI HUYỆN ĐOÀN Hình ảnh: Làm đường bê tông và thăm cột mộc chủ quyền tại xã Bính Xá 41 42 43 ... cho học sinh THCS việc cần thiết cấp bách Vì lý trên, Tôi mạnh dạn chọn đề tài: ? ?Việc hỗ trợ giáo dục giới tính cho học sinh trường Trung học sở xã Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn nay? ??... thấy việc giáo dục giới tính cho học sinh THCS cần thiết em Hiện nay, xã Đình Lập, huyện Đình Lập, tinh Lạng Sơn xã vùng cao, thuộc vùng khó khăn địa bàn chi có trường THCS, điều rào cản việc. .. bàn huyện xã Đình Lập chiếm số lượng trẻ vị thành niên đông gần với địa điểm thực tập nên định trường THCS xã Đình Lập làm đề tài báo cáo thực tập Và xã Đình Lập, huyện Đình Lập, tinh 14 Lạng Sơn

Ngày đăng: 07/02/2022, 00:24

Mục lục

  • PHẦN I: PHẦN LÝ LUẬN

  • 1. Các khái niệm chung

  • 2. Các lý thuyết vận dụng

  • 3. Tổng quan nghiên cứu về những vấn đề trong trường học

  • 4. Phương pháp nghiên cứu và thực hành

  • 5. Mô hình can thiệp công tác xã hội trong Trường học

  • PHẦN II. PHẦN VẬN DỤNG

  • I. GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

  • 1. Giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu:

  • 2. Giới thiệu về cơ sở thực tập Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh huyện Đình Lập:

  • 3. Xác định và đánh giá thực trạng của vấn đề đã chọn theo cơ sở lý thuyết.

  • 4. Sử dụng cách thức, kỹ năng và phương pháp CTXH thực hiện, xác định vấn đề đề tài

  • 5. Kết luận vấn đề

  • I. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

  • II. KẾT LUẬN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHẦN III. NHẬT KÍ THỰC TẬP

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan