1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 17 - cô Hiền

20 2,5K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 189 KB

Nội dung

Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 17 - cô Hiền.

Trang 1

Ngày 25 tháng 12 năm 2006

TUẦN 17 Tập đọc - Kể chuyện MỒ CÔI XỬ KIỆN

(2 tiết)

I MỤC TIÊU

A - Tập đọc

1 Đọc thành tiếng

Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : công trường, vịt rán, miếng cơm, giãy nảy, trả tiền,

 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ

 Đọc trôi chảy được cả bài và biết phân biệt lời dẫn chuyện và lời của nhân vật

2 Đọc hiểu

Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : công trường, bồi thường,

 Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện : Câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi Nhờ sự thông minh, tài trí mà Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà

B - Kể chuyện

 Dựa vào tranh minh hoạkể lại được toàn bộ câu chuyện

 Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 Tranh minh hoạ bài tập đọc và các đoạn truyện (phóng to, nếu có thể)

 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

Tập đọc

1 KIỂM TRA BÀI CŨ (4 phút)

- Yêu cầu 2 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Ba điều ước

- Nhận xét và cho điểm HS

2 DẠY - HỌC BÀI MỚI

* Giới thiệu bài (1phút)

- Trong giờ tập đọc này chúng ta cùng đọc và

tìm hiểu câu chuyện Mồ Côi xử kiện Qua câu

chuyện, chúng ta sẽ được thấy sự thông minh,

tài trí của chàng Mồ Côi, nhờ sự thông minh,

tài trí này mà chàng Mồ Côi đã bảo vệ được

bác nông dân thật thà trước sự gian trá của tên

chủ quán ăn

* Hoạt động 1: Luyện đọc (30 phút)

Mục tiêu:

 Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh

hưởng của phương ngữ : công đường, vịt rán,

miếng cơm, giãy nảy, trả tiền,

 Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa

các cụm từ

- Nghe GV giới thiệu bài

Trang 2

Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : công

trường, bồi thường,

Cách tiến hành:

a) Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, chúù ý :

+ Giọng người dẫn chuyện : thong thả, rõ ràng

+ Giọng chủ quán : vu vạ gian trá

+ Giọng bác nông dân khi kể lại sự việc thì

thật thà phân trần, khi phải đưa ra đồng bạc thì

ngạc nhiên

+ Giọng của Mồ Côi : nhẹ nhàng thong thả, tự

nhiên khi hỏi han chủ quán và bác nông dân ;

nghiêm nghị khi bảo bác nông dân xóc bạc ;

oai vệ trong lời phán xét cuối cùng

b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ

khó, dễ lẫn

- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ

khó

- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn

trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh

sửa lỗi ngắt giọng cho HS

- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới

trong bài

- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước

lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm

- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm

* Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài (8 phút)

Mục tiêu

 HS trả lời được câu hỏi

 Hiểu được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện :

Cách tiến hành:

- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp

- Trong truyện có những nhân vật nào ?

- Chủ quán kiện bác nông dân về việc gì ?

- Theo em, nếu ngửi hương thơm của thức ăn

- Theo dõi GV đọc mẫu

- HS nhìn bảng đọc các từ ngữ cần chú ý phát âm đã nêu ở mục tiêu

- Mỗi HS đọc 1 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài Đọc 2 vòng

- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV

- Đọc từng đoạn trước lớp Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và khi đọc các câu khó :

- Bác này vào quán của tôi / hít hết mùi thơm lợn quay,/ gà luộc, / vịt rán/ mà không trả tiền.// Nhờ Ngài xét cho.//

- Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền.// Một bên / "hít mùi thịt", / một bên / "nghe tiếng bạc".// Thế là công bằng.//

- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa

các từ mới HS đặt câu với từ bồi thường.

- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK

- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm

- 2 nhóm thi đọc tiếp nối

- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK

- Truyện có 3 nhân vật là Mồ Côi, bác nông dân và tên chủ quán

- Chủ quán kiện bác nông dân vì bác đã vào quán ngửi hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà lại không trả tiền

Trang 3

trong quán có phải trả tiền không ? Vì sao ?

- Bác nông dân đưa ra lí lẽ thế nào khi tên chủ

quán đòi trả tiền ?

- Lúc đó Mồ Côi hỏi bác thế nào ?

- Bác nông dân trả lời ra sao ?

- Chàng Mồ Côi phán quyết thế nào khi bác

nông dân thừa nhận là mình đã hít mùi thơm

của thức ăn trong quán ?

- Thái độ của bác nông dân như thế nào khi

chàng Mồ Côi yêu cầu bác trả tiền ?

- Chàng Mồ Côi đã yêu cầu bác nông dân trả

tiền chủ quán bằng cách nào ?

- Vì sao chàng Mồ Côi bảo bác nông dân xóc 2

đồng bạc đủ 10 lần ?

- Vì sao tên chủ quán không được cầm 20 đồng

của bác nông dân mà vẫn phải tâm phục, khẩu

phục ?

- Như vậy, nhờ sự thông minh, tài trí chàng

Mồ Côi đã bảo vệ được bác nông dân thật thà

Em hãy thử đặt một tên khác cho câu chuyện

* Hoạt động 3 : Luyện đọc lại (6 phút)

Mục tiêu:

 Đọc trôi chảy được cả bài và biết phân biệt

lời dẫn chuyện và

Cách tiến hành:

- GV chọn đọc mẫu một đoạn trong bài, sau đó

yêu cầu HS luyện đọc lại bài theo vai

- Yêu cầu HS đọc bài theo vai trước lớp

- Nhận xét và cho điểm HS

- 2 đến 3 HS phát biểu ý kiến

- Bác nông dân nói : "Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm Tôi không mua gì cả."

- Mồ Côi hỏi bác có hít hương thơm của thức ăn trong quán không ?

- Bác nông dân thừa nhận là mình có hít mùi thơm của thức ăn trong quán

- Chàng yêu cầu bác phải trả đủ 20 đồng cho chủ quán

- Bác nông dân giãy nảy lên khi nghe Mồ Côi yêu cầu bác trả 20 đồng cho chủ quán

- Chàng Mồ Côi yêu cầu bác cho đồng tiền vào cái bát, úp lại và xóc 10 lần

- Vì tên chủ quán đòi bác phải trả 20 đồng, bác chỉ có 2 đồng nên phải xóc 10 lần thì mới thành 20 đồng (2 nhân 10 bằng

20 đồng)

- Vì Mồ Côi đưa ra lí lẽ một bên "hít mùi thơm", một bên "nghe tiếng bạc", thế là công bằng

- 2 HS ngồi cạnh nhau thảo luận theo cặp để đặt tên khác cho câu chuyện, sau đó đại diện HS phát biểu ý kiến Ví dụ :

+ Đặt tên là : Vị quan toà thông minh vì

câu chuyện ca ngợi sự thông minh, tài trí của Mồ Côi trong việc xử kiện

+ Đặt tên là : Phiên toà đặc biệt vì lí do

kiện bác nông dân của tên chủ quán và cách trả nợ Mồ Côi bày ra cho bác nông dân thật đặc biệt

- 4 HS tạo thành một nhóm và luyện đọc bài theo các vai : Mồ Côi, bác nông dân, chủ quán

- 2 nhóm đọc bài, cả lớp theo dõi và bình chọn nhóm đọc hay

Kể chuyện

* Hoạt động 4: Xác định yêu cầu (1 phút)

Mục tiêu:

 Dựa vào tranh minh hoa ïkể lại được toàn bộ

câu chuyện

Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu 1 của phần kể - 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS khác đọc lại gợi

Trang 4

chuyện trang 132, SGK.

* Hoạt động 5 : Kể mẫu (3 phút)

Mục tiêu:

 Dựa vào tranh minh hoa ïkể lại được toàn bộ

câu chuyện

Cách tiến hành:

- Gọi HS kể mẫu nội dung tranh 1 Nhắc HS

kể đúng nội dung tranh minh hoạ và truyện,

ngắn gọn và không nên kể nguyên văn như lời

của truyện

- Nhận xét phần kể chuyện của HS

* Hoạt động 6: Kể trong nhóm (7 phút)

Mục tiêu:

Dựa vào tranh minh hoa ïkể lại được toàn bộ

câu chuyện

 Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn

Cách tiến hành:

- Yêu cầu HS chọn một đoạn truyện và kể cho

bạn bên cạnh nghe

* Hoạt động 7: Kể trước lớp (8phút)

Mục tiêu:

Dựa vào tranh minh hoa ïkể lại được toàn bộ

câu chuyện

 Biết theo dõi và nhận xét lời kể của bạn

Cách tiến hành:

- Gọi 3 HS tiếp nối nhau kể lại câu chuyện

Sau đó, gọi 4 HS kể lại toàn bộ câu chuyện

theo vai

- Nhận xét và cho điểm HS

ý

- 1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét :

Xưa có chàng Mồ Côi thông minh được dân giao cho việc xử kiện trong vùng Một hôm, có một lão chủ quán đưa một bác nông dân đến kiện vì bác đã hít mùi thơm trong quán của lão mà không trả tiền.

- Kể chuyện theo cặp

- 4 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét

Củng cố, dặn dò (4 phút)

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho

người thân nghe và chuẩn bị bài sau

Rút kinh nghiệm tiết dạy

Ngày 26 tháng 12 năm 2006

Chính tả VẦNG TRĂNG QUÊ EM

Trang 5

I MỤC TIÊU

Nghe - viết chính xác đoạn văn Vầng trăng quê em.

Làm đúng các bài tập chính tả điền các tiếng có âm đầu r/d/gi hoặc ăc/ăt.

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 Bài tập 2a hoặc 2b chép sẵn trên bảng lớpï

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1 KIỂM TRA BÀI CŨ (4 phút)

- Gọi 3 HS lên bảng đọc cho HS viết các từ cần chú ý phân biệt chính tả của tiết học trước

- Nhận xét, cho điểm từng HS

2 DẠY - HỌC BÀI MỚI

* Giới thiệu bài (1 phút)

- Tiết chính tả này các em sẽ viết đoạn văn Vầng

trăng quê em và làm các bài tập chính tả tìm tiếng

có âm đầu r/d/gi hoặc ăc/ăt.

* Hoạt động 1: HD viết chính tả (18 phút)

Mục tiêu:

Nghe - viết chính xác đoạn văn Vầng trăng

quê em.

Cách tiến hành:

a) Trao đổi nội dung đoạn văn

- GV đọc đoạn văn 1 lượt

- Hỏi : Vầng trăng đang nhô lên được tả đẹp

như thế nào ?

b) Hướng dẫn cách trình bày

- Bài viết có mấy câu ?

- Bài viết được chia thành mấy đoạn ?

- Chữ đầu đoạn viết như thế nào ?

- Trong đoạn văn những chữ nào phải viết hoa ?

c) Hướng dẫn viết từ khó

- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết

chính tả

- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được

d) Viết chính tả

e) Soát lỗi

g) Chấm bài

* Hoạt động 2: HD làm BT chính tả (10 phút)

Mục tiêu:

 Làm đúng các bài tập chính tả điền các

tiếng có âm đầu r/d/gi hoặc ăc/ăt.

Cách tiến hành:

Bài 2

- GV có thể lựa chọn phần a) hoặc phần b) tuỳ

.

- Theo dõi sau đó 2 HS đọc lại

- Trăng óng ánh trên hàm răng, đậu vào đáy mắt, ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già, thao thức như canh gác trong đêm

- Bài viết có 6 câu

- Bài viết được chia thành 2 đoạn

- Viết lùi vào 1 ô và viết hoa

- Những chữ đầu câu

- Vầng trăng vàng, luỹ tre, giấc ngủ.

- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con

Trang 6

theo lỗi của HS địa phương.

a) - Gọi HS đọc yêu cầu

- Dán phiếu lên bảng

- Yêu cầu HS tự làm

- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng

b) Tiến hành tương tự như phần a)

* Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (4 phút)

- Nhận xét bài viết, chữ viết của HS

- Dặn HS về thuộc câu đố, bài thơ ở Bài tập 2,

HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại

bài cho đúng và chuẩn bị bài sau

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK

- 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở nháp

- 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở nháp

- Đọc lại lời giải và làm bài vào vở

+ Cây gì gai mọc đầy mình

Tên gọi như thể bồng bềnh bay lên

Vừa thanh, vừa dẻo, lại bền Làm ra bàn ghế đẹp duyên bao người.

(Là cây mây)

+ Cây gì hoa đỏ như son

Tên gọi như thể thổi cơm ăn liền Tháng ba, đàn sáo huyên thuyên

Ríu ran đến đậu đầy trên các cành.

(Là cây gạo)

- Lời giải : + Tháng chạp thì mắc trồng khoai

Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà Tháng ba cày vỡ ruộng ra

Tháng tư bắc mạ, thuận hoà mọi nơi Tháng năm gặt hái vừa rồi

Bước sang tháng sáu, nước trôi đầy đồng

+ Đèo cao thì mặc đèo cao

Trèo lên đến đỉnh ta cao hơn đèo Đường lên hoa lá vẫy theo

Ngắt hoa cài mũ tai bèo, ta đi.

Rút kinh nghiệm tiết dạy

Ngày 27 tháng 12 năm 2006

Tập đọc ANH ĐOM ĐÓM

Trang 7

I MỤC TIÊU

1 Đọc thành tiếng

Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : chuyên cần, ngủ, lặng lẽ, quay vòng, bừng nở,

 Đọc trôi chảy được toàn bài và ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ

2 Đọc hiểu

Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : đom đóm, chuyên cần, cò bợ, vạc,

 Hiểu được nội dung bài thơ : Bài thơ cho ta thấy sự chuyên cần của anh Đom Đóm Qua việc kể lại một đêm làm việc của Đom Đóm, tác giả còn cho thấy vẻ đẹp của cuộc sống các loài vật ở nông thôn

3 Học thuộc lòng bài thơ

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to, nếu có thể)

 Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1 KIỂM TRA BÀI CŨ (4 phút)

- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Mồ côi xử kiện.

- Nhận xét và cho điểm HS

2 DẠY - HỌC BÀI MỚI

* Giới thiệu bài (1 phút)

- Cuộc sống của các loài vật ở nông thôn có

rất nhiều điều thú vị, trong giờ tập đọc hôm

nay, chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài thơ Anh

Đom Đóm của nhà thơ Võ Quảng để hiểu thêm

về điều đó

* Hoạt động 1: Luyện đọc (15 phút)

Mục tiêu:

Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do

ảnh hưởng của phương ngữ : chuyên cần, ngủ,

lặng lẽ, quay vòng, bừng nở,

Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : đom

đóm, chuyên cần, cò bợ, vạc,

Cách tiến hành:

a) Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng

thong thả, nhẹ nhàng Chú ý nhấn giọng ở các

từ ngữ gợi tả, gợi cảm : lan dần, chuyên cần,

gió mát, êm, suốt một đêm, lo, lặng lẽ, long

lanh, quay vòng, bừng nở, rộn rịp, lui.

b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ

- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ

khó, dễ lẫn

- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ

khó

- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn

trong bài, sau đó theo dõi HS đọc bài và chỉnh

- Nghe GV giới thiệu bài

- Theo dõi GV đọc mẫu

- HS nhìn bảng đọc các từ khó dễ lẫn đã

nêu ở phần Mục tiêu.

- Mỗi HS đọc 2 câu, tiếp nối nhau đọc từ đầu đến hết bài Đọc 2 vòng

- Đọc từng khổ thơ trong bài theo hướng

Trang 8

sửa lỗi ngắt giọng cho HS.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ mới

trong bài

- Yêu cầu 6 HS tiếp nối nhau đọc bài trước

lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm

- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm

- Yêu cầu HS cả lớp đồng thanh đọc lại bài thơ

* Hoạt động 2: HD tìm hiểu bài (7 phút)

Mục tiêu:

 HS trả lời được câu hỏi

 Hiểu được nội dung bài thơ

Cách tiến hành:

- GV gọi 1 HS đọc lại cả bài trước lớp

- Anh Đom Đóm làm việc vào lúc nào ?

- Công việc của anh Đom Đóm là gì ?

- Anh Đom Đóm đã làm công việc của mình

với thái độ như thế nào ? Những câu thơ nào

cho em biết điều đó ?

- Anh Đom Đóm thấy những cảnh gì trong đêm

?

- Yêu cầu HS đọc thầm lại cả bài thơ và tìm một

hình ảnh đẹp của anh Đom Đóm

* Hoạt động 3: HTL bài thơ (6phút)

*Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (4 phút)

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tả lại cảnh đêm ở

nông thôn được miêu tả trong bài thơ bằng lời

của em

- Nhận xét tiết học, dặn dò HS học thuộc lòng

bài thơ và chuẩn bị bài sau

dẫn của GV

- Đọc từng đoạn thơ trước lớp Chú ý ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, phẩy và cuối mỗi dòng thơ

- Yêu cầu HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các

từ mới HS đặt câu với từ chuyên cần.

- 6 HS tiếp nối nhau đọc bài, cả lớp theo dõi bài trong SGK

- Mỗi nhóm 6 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm

- 2 nhóm thi đọc tiếp nối

- Đồng thanh đọc bài

- 1 HS đọc, cả lớp cùng theo dõi trong SGK

- Anh Đom Đóm làm việc vào ban đêm

- Công việc của anh Đom Đóm là lên đèn

đi gác, lo cho người ngủ

- Anh Đom Đóm đã làm công việc của mình một cách rất nghiêm túc, cần mẫn, chăm chỉ Những câu thơ cho thấy điều này là :

Anh Đóm chuyên cần Lên đèn đi gác Đi suốt một đêm Lo cho người ngủ.

- Trong đêm đi gác, anh Đom Đóm thấy chị Cò Bợ đang ru con ngủ, thấy thím Vạc đang lặng lẽ mò tôm, ánh sao hôm chiếu xuống nước long lanh

- HS phát biểu ý kiến theo suy nghĩ của từng em

Rút kinh nghiệm tiết dạy

Ngày 27 tháng 12 năm 2006

Luyện từ và câu

Trang 9

ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM ÔN TẬP CÂU AI THẾ NÀO ? DẤU PHẨY

I MỤC TIÊU

 Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm

Ôn luyện về mẫu câu : Ai thế nào ?

 Luyện tập về cách sử dụng dấu phẩy

II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 Các câu văn trong bài tập 3 viết sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1 KIỂM TRA BÀI CŨ (4 phút)

- Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu làm miệng bài tập 1, 2 của giờ Luyện từ và câu tuần 16.

- Nhận xét và cho điểm HS

2 DẠY - HỌC BÀI MỚI

* Giới thiệu bài (1 phút)

- Trong giờ Luyện từ và câu tuần 17, chúng ta

sẽ cùng ôn luyện về từ chỉ đặc điểm, tập đặt

câu theo mẫu Ai thế nào ? để miêu tả, sau đó

sẽ luyện tập về cách sử dụng dấu phẩy

* Hoạt động 1: Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm (4 ‘)

Mục tiêu:

Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm.

Cách tiến hành:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1

- Yêu cầu HS suy nghĩ và ghi ra giấy tất cả

những từ tìm được theo yêu cầu

- Yêu cầu HS phát biểu ý kiến về từng nhân

vật, ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng, sau

mỗi ý kiến, GV nhận xét đúng/sai

- Yêu cầu HS ghi các từ vừa tìm được vào vở

bài tập

* Hoạt động 2: Ôn luyện mẫu câu Ai thế

nào ? (12 phút)

Mục tiêu:

- Nghe GV giới thiệu bài

- 1 HS đọc trước lớp

- Làm việc cá nhân

- Tiếp nối nhau nêu các từ chỉ đặc điểm của từng nhân vật Sau mỗi nhân vật, cả lớp dừng lại để đọc tất cả các từ tìm được để chỉ đặc điểm của nhân vật đó, sau đó mới chuyển sang nhân vật khác

Đáp án :

a) Mến : dũng cảm, tốt bụng, sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người khác, không ngần ngại khi cứu người, biết hi sinh, b) Anh Đom Đóm : cần cù, chăm chỉ, chuyên cần, tốt bụng, có trách nhiệm, c) Anh Mồ Côi : thông minh, tài trí, tốt bụng, biết bảo vệ lẽ phải,

d) Người chủ quán : tham lam, xảo quyệt, gian trá, dối trá, xấu xa,

Trang 10

Ôn luyện về mẫu câu : Ai thế nào ?

Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS đọc đề bài 2

- Yêu cầu HS đọc mẫu

- Câu Buổi sớm hôm nay lạnh cóng tay cho ta

biết điều gì về buổi sáng hôm nay ?

- Hướng dẫn : Để đặt câu miêu tả theo mẫu Ai thế

nào ? về các sự vật được đúng, trước hết em cần

tìm được đặc điểm của sự vật được nêu

- Yêu cầu HS tự làm bài

- Gọi HS đọc câu của mình, sau đó chữa bài và

cho điểm HS

* Hoạt động 4: Luyện tập về cách dùng dấu

phẩy (10 phút)

Mục tiêu:

 Luyện tập về cách sử dụng dấu phẩy

Cách tiến hành:

- Gọi HS đọc đề bài 3

- Gọi 2 HS lên bảng thi làm bài nhanh, yêu

cầu HS cả lớp làm bài vào vở bài tập

- Nhận xét và cho điểm HS

* Hoạt động cuối: Củng cố, dặn dò (4 phút)

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò HS về nhà ôn lại các bài tập vàchuẩn

bị bài sau

- 1 HS đọc trước lớp

- 1 HS đọc trước lớp

- Câu văn cho biết về đặc điểm của buổi sớm hôm nay là lạnh cóng tay

- Nghe hướng dẫn

- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập

Đáp án :

a) Bác nông dân cần mẫn, chăm chỉ /chịu thương chịu khó /

b) Bông hoa trong vườn tươi thắm / thật rực rỡ / thật tươi tắn trong nắng sớm / thơm ngát /

c) Buổi sớm mùa đông thường rất lạnh / lạnh cóng tay / giá lạnh / nhiệt độ rất thấp /

- 1 HS đọc đề bài, 1 HS đọc lại các câu văn trong bài

- Làm bài :

a) Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.

b) Nắng cuối thu vàng ong, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu.

c) Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây, hè phố.

Rút kinh nghiệm tiết dạy

Ngày 28 tháng 12 năm 2006

Tập viết ÔN CHỮ HOA: N

Ngày đăng: 21/11/2012, 10:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

• Bài tập 2a hoặc 2b chép sẵn trên bảng lớpï. - Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 17 - cô Hiền
i tập 2a hoặc 2b chép sẵn trên bảng lớpï (Trang 4)
- HS : Vở tập viết, bảng con, phấn III/ Các hoạt động : - Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 17 - cô Hiền
t ập viết, bảng con, phấn III/ Các hoạt động : (Trang 11)
- Giáo viên cho HS viết vào bảng con •Chữ N hoa cỡ nhỏ : 2 lần •Chữ Đ, Q hoa cỡ nhỏ : 2 lần - Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 17 - cô Hiền
i áo viên cho HS viết vào bảng con •Chữ N hoa cỡ nhỏ : 2 lần •Chữ Đ, Q hoa cỡ nhỏ : 2 lần (Trang 12)
Bảng con chữ Đường, Nghệ, Non. - Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 17 - cô Hiền
Bảng con chữ Đường, Nghệ, Non (Trang 12)
- Học sinh viết bảng con - Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 17 - cô Hiền
c sinh viết bảng con (Trang 13)
• GV : bảng lớp viết trình tự mẫu của một lá thư ( trang 83, SGK ): Dòng đầu thư…; Lời xưng hô với người nhận thư …; Nội dung thư …; Cuối thư :  Lời chào, chữ kí họ và tên - Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 17 - cô Hiền
b ảng lớp viết trình tự mẫu của một lá thư ( trang 83, SGK ): Dòng đầu thư…; Lời xưng hô với người nhận thư …; Nội dung thư …; Cuối thư : Lời chào, chữ kí họ và tên (Trang 15)
- : bảng phụ viết bài Âm thanh thành phố GV - Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 17 - cô Hiền
b ảng phụ viết bài Âm thanh thành phố GV (Trang 17)
- Học sinh viết vào bảng con - Giáo án môn Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 17 - cô Hiền
c sinh viết vào bảng con (Trang 18)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w