1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngôn ngữ truyền hình việt nam vấn đề và thảo luận

17 670 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 398,12 KB

Nội dung

Ngôn ngữ truyền thông xã hội qua phân tích diễn ngôn các ca từ trong bài hát kháng chiến Lê Thị Phượng Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn; Khoa Văn học Chuyên ngành: Ngôn ngữ học; Mã số: 60 22 01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đinh Văn Đức Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Khảo cứu cấu trúc, chức năng các tiểu chức năng của diễn ngôn ca từ trong bài hát Cách mạng giai đoạn 1945 - 1975. Phân tích, miêu tả các chức năng: tư tưởng, liên nhân, văn bản của diễn ngôn ca từ trong bài hát Cách mạng giai đoạn 1945 - 1975. Khảo cứu chức năng tác động truyền thông xã hội của diễn ngôn ca từ trong bài hát Cách mạng giai đoạn 1945 - 1975. Keywords. Bài hát; Ngôn ngữ học; Diễn ngôn; Ngôn ngữ truyền thông; Ngôn ngữ xã hội Content. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, hướng nghiên cứu ngôn ngữ truyền thông xã hội đã thu được nhiều kết quả đáng kể, giúp chúng ta hiểu được sâu hơn bản chất của ngôn ngữ với tư cách là công cụ tương tác xã hội liên nhân. Ngôn ngữ truyền thông xã hội là một hướng nghiên cứu được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, trong Việt ngữ học, việc nghiên cứu này chưa nhiều chưa sâu. Trước thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt chủ yếu bàn đến ngôn ngữ truyền thông xã hội một cách toàn diện, tổng thể. Chính điều này đã thôi thúc chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu một cách sâu sắc hơn: Ngôn ngữ truyền thông xã hội qua phân tích diễn ngôn ca từ trong bài hát kháng chiến.Việc nghiên cứu vấn đề này góp phần chỉ ra sự thể hiện đa dạng, phong phú của ngôn ngữ truyền thông xã hội, đồng thời đáp ứng nhu cầu phù hợp với xu thế phát triển của ngành ngôn ngữ học hiện nay. Đây là một hướng đi mới, có thể phát hiện ra nhiều điều mới mẻ, lí thú, góp phần tìm hiểu những vấn đề về ngôn ngữ truyền thông xã hội. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn là tìm hiểu “ngôn ngữ truyền thông xã hội qua phân tích diễn ngôn các ca từ trong bài hát kháng chiến”. Với mục đích như trên, chúng tôi đặt cho mình những nhiệm vụ như sau: - Khảo cứu cấu trúc, chức năng các tiểu chức năng của diễn ngôn ca từ trong bài hát cách mạng giai đoạn 1945 - 1975. - Phân tích, miêu tả các chức năng: tư tưởng, liên nhân, văn bản của diễn ngôn ca từ trong bài hát cách mạng giai đoạn 1945 - 1975. - Khảo cứu chức năng tác động truyền thông xã hội của các diễn ngôn ca từ trong bài hát cách mạng giai đoạn 1945 - 1975. 3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn tiến hành nghiên cứu dựa trên quan điểm ngữ pháp chức năng ngữ dụng học. Nghiên cứu phát ngôn trong hoạt động hành chức của nó hay trong một ngữ cảnh ngôn cảnh cụ thể. Trong quá trình nghiên cứu luận văn, chúng tôi có sử dụng phương pháp miêu tả các thủ pháp: phân tích nghĩa, phân tích ngữ cảnh, mô hình hóa, thống kê,… Chúng tôi nghiên cứu theo phương pháp đi từ cụ thể đến khái quát, từ phân tích đến tổng hợp, từ hình thức đến nội dung, từ cấu trúc đến ý nghĩa, từ phương tiện đến mục đích, để tìm ra những đặc điểm về ngữ dụng cũng như các chức năng tác động xã hội thông qua tư liệu đã được khảo sát. 4. Phạm vi nghiên cứu Nguồn tư liệu được lấy từ những bài hát kháng chiến nổi bật nhất của một số nhạc sĩ tiêu biểu trong giai đoạn từ 1944 – 1975, trong đó có 50 bài hát hay được chọn lọc từ Tuyển tập “Những bài hát hay dùng trong các Hội diễn văn nghệ” của nhiều tác giả - Nhạc sĩ Cù Minh Nhật tuyển soạn, NXB Âm nhạc, Hà Nội, 2007. Ngoài ra, nguồn tư liệu còn được lấy từ một số bài hát kháng chiến khác cũng trong giai đoạn này ở nhiều website. 5. Đóng góp của đề tài Chúng tôi tin tưởng rằng, công trình nghiên cứu của chúng tôi sẽ có ý nghĩa cả về lí luận thực tiễn. Về lí luận, luận văn hi vọng góp phần làm rõ thêm khái niệm truyền thông nói chung truyền thông xã hội nói riêng; giới thiệu một số đặc điểm chung nhất của các bài hát kháng chiến. Mặt khác, luận văn cũng quan tâm sâu hơn các chức năng của diễn ngôn thông qua tư liệu được khảo sát: chức năng tư tưởng, chức năng liên nhân chức năng văn bản - những vấn đề mà xưa nay đã đề cập đến nhưng chưa được lí giải đầy đủ; từ đó góp phần vào việc hoàn thiện các kết quả nghiên cứu về ngôn ngữ truyền thông xã hội nói chung chức năng tác động xã hội của các ca từ trong bài hát kháng chiến nói riêng. Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể góp phần giải quyết nhiều vấn đề về cách sử dụng tiếng Việt là cơ sở để biên soạn nội dung, xác định phương pháp dạy tiếng Việt cho người nước ngoài học tiếng Việt. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa như hiện nay, kết quả nghiên cứu của luận văn cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chức năng sử dụng của các ca từ khi nhạc sĩ sáng tác nhạc phẩm mới kèm theo thông điệp muốn gửi đến thính giả; từ đó thuận lợi hơn trong việc giao tiếp thể hiện mục đích giao tiếp của mình. Tóm lại, việc lựa chọn ngôn ngữ truyền thông xã hội làm đối tượng nghiên cứu không phải là vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Cái mới của luận văn là tìm hiểu vấn đề ấy thông qua phân tích diễn ngôn các ca từ trong bài hát kháng chiến những vấn đề xung quanh nó. 6. Bố cục Phần mở đầu Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài 1.1. Các lí thuyết về truyền thông 1.2. Phân tích diễn ngôn 1.3. Diễn ngôn ca từ trong bài hát Cách mạng 1.4. Tiểu kết Chương 2: Kết cấu diễn ngôn của ca khúc cách mạng 2.1. Cấu trúc tên đề 2.2. Bố cục một ca khúc 2.3. Đặc điểm của câu mở câu kết 2.4. Thủ pháp so sánh/ví von 2.5. Phương tiện liên kết 2.6. Kết cấu đảo 2.7. Cấu trúc lồng 2.8. Các kiểu quan hệ diễn ngôn 2.9. Nguyên lí song song 2.10. Vị ngữ phụ 2.11. Trạng ngữ 2.12. Tiểu kết Chương 3: Chức năng tác động truyền thông xã hội của ca khúc cách mạng 3.1. Chức năng tác động qua các hành động ngôn từ 3.2. Chức năng tác động qua các tiểu chức năng 3.3. Chức năng tác động qua sự phối hợp giữa âm thanh ngôn từ 3.4. Tiểu kết Phần kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Danh mục nguồn tư liệu trích dẫn NỘI DUNG Chương 1: Những cơ sở lí luận liên quan đến đề tài 1.1. Các lí thuyết về truyền thông 1.1.1. Truyền thông là gì? Truyền thông (communication) là quá trình chia sẻ thông tin. Truyền thông là một kiểu tương tác xã hội trong đó ít nhất có hai tác nhân tương tác lẫn nhau, chia sẻ các quy tắc tín hiệu chung. Ở dạng đơn giản, thông tin được truyền từ người gửi tới người nhận. Ở dạng phức tạp hơn, các thông tin trao đổi liên kết người gửi người nhận. Phát triển truyền thông là phát triển các quá trình tạo khả năng để một người hiểu những gì người khác nói (ra hiệu, hay viết), nắm bắt ý nghĩa của các thanh âm biểu tượng, học được cú pháp của ngôn ngữ. 1.1.2. Thế nào là truyền thông xã hội? Hoạt động hướng tới cộng đồng như những đối tượng đích cần được tác động để làm thay đổi thái độ, hành vi theo hướng có lợi cho xã hội thì được gọi là truyền thông xã hội. Truyền thông là các phương tiện truyền tải thông tin. Xã hội là mục đích của truyền thông. 1.2. Phân tích diễn ngôn 1.2.1. Những nét chính trong nghiên cứu diễn ngôn Quan niệm về diễn ngôn được giới thiệu ở ta sớm nhất trong lĩnh vực ngôn ngữ học. Có thể kể đến các công trình: Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm (1985); Văn bản liên kết trong tiếng Việt, Giao tiếp diễn ngôn cấu tạo văn bản của Diệp Quang Ban (1998, 2009), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 của Đỗ Hữu Châu (2001), Dụng học Việt ngữ của Nguyễn Thiện Giáp (2000), Phân tích diễn ngôn – một số vấn đềluận phương pháp của Nguyễn Hoà (2003), Từ điển tu từ – phong cách – thi pháp học của Nguyễn Thái Hoà (2005),… 1.2.2. Phân loại diễn ngôn Có nhiều cách phân loại diễn ngôn. (*) Dựa vào dạng tồn tại của ngôn ngữ. (*) Dựa vào các lĩnh vực tri. (*) Dựa vào nội dung phát ngôn. (*) Dựa vào thể loại. (*) Dựa vào cấp độ của diễn ngôn. (*) Dựa vào chủ thể diễn ngôn. (*) Dựa vào cấu trúc. (*) Dựa vào chức năng của ngôn ngữ. 1.2.3. Phân tích diễn ngôn Trước hết, PTDN không phải là phân tích bất kì diễn ngôn nào, người ta chỉ phân tích những diễn ngôn có những hiện tượng cần xem xét, với những mục đích nhất định. Để phân tích một văn bản (viết) thông thường người ta đọc toàn văn bản để nắm ý tổng thể của nó. Tiếp theo là công đoạn đọc từ câu này đến câu khác, rồi đọc từ từ này đến từ khác. Chính công đoạn này giúp nhận ra những điều cần quan tâm. 1.2.4. Lí thuyết cấu trúc diễn ngôn Lí thuyết cấu trúc diễn ngôn (Rhetorical Structure Theory) là một phương pháp dùng để biểu diễn sự mạch lạc, chặt chẽ của văn bản. Trung tâm của lí thuyết CTDN là các quan hệ diễn ngôn (QHDN) giữa các đoạn văn bản không gối lên nhau. Đoạn văn bản quan trọng hơn trong một QHDN được gọi là nhân (nuclei - N), còn thành phần ít quan trọng hơn được gọi là vệ tinh (satellite – S). Nếu các đoạn văn bản đó có tầm quan trọng ngang nhau (như quan hệ tương phản hay quan hệ liệt kê) thì các đoạn văn bản đó đều đóng vai trò nhân trong mối QHDN giữa các thành phần đó. Điểm khác biệt cơ bản giữa các N S là: N chứa nhiều thông tin quan trọng hơn là S; trong một quan hệ diễn ngôn, N có tính độc lập cao hơn S. 1.2.5. Phân tích cấu trúc diễn ngôn của văn bản Bài toán phân tích cấu trúc diễn ngôn: Đầu vào : văn bản T. Đầu ra : cây cấu trúc diễn ngôn của T. 1.2.6. Phân đoạn diễn ngôn Theo lí thuyết của Mann Thompson, cấu trúc diễn ngôn được tạo nên từ các phân đoạn diễn ngôn nhỏ hơn. Mọi phân đoạn diễn ngôn đều phải mang một ý nghĩa trọn vẹn nào đó, ví dụ như câu đơn hoặc mệnh đề trong câu ghép. Đơn vị diễn ngôn nhỏ nhất được gọi là đơn vị diễn ngôn cơ bản (ĐVDNCB). Quá trình phân tách văn bản thành các ĐVDNCB gọi là quá trình phân đoạn diễn ngôn. Tính chính xác ở bước này có ảnh hưởng đến chất lượng của bước xác định quan hệ diễn ngôn sau này. Ngoài ra, mức độ gọn nhẹ của bản tóm tắt sau này cũng phụ thuộc vào độ chi tiết (kích thước) của các ĐVDNCB. Quá trình phân đoạn diễn ngôn gồm hai bước: 1. Tách các đoạn văn, câu. Bước này được thực hiện khá đơn giản dựa trên các dấu xuống dòng dấu chấm câu. 2. Tách các câu thành các ĐVDNCB. 1.2.7. Chức năng của diễn ngôn Theo Halliday, ngôn ngữ có 3 chức năng lớn: + Ideation (ý niệm, tư tưởng) Đây là chức năng thể hiện các thông tin thuần lí của ngôn ngữ trong thông điệp của giao tiếp ngôn ngữ, có 90% thông tin gạn lọc được là các thông tin thuần lí. Nghĩa là, các thông tin phản ánh thực tại, các sự kiện xảy ra trong đời sống mà chúng ta muốn giao tiếp. + Interpersonal (liên nhân) Chức năng liên nhân là chức năng mang tính xã hội rõ nhất vì bản chất ngôn ngữ, suy cho cùng, là làm mối dây liên hệ giữa người với người trong một cộng đồng đã được xác định. Đôi khi chúng ta nói không phải để truyền thông tin mà nói để tìm hiểu về nhau, thông cảm với nhau + Intergrative (văn bản) Đây là chức năng mang tính ngữ pháp văn bản rất rõ, các từ không thể rời rạc mà phải nối kết với nhau để tạo thành sức mạnh, đó là sức mạnh của hiệu lực lời nói. Để đạt được hiệu lực này, ngoài vài luật ngữ pháp quy định về các quan hệ cú pháp đặc thù cho một ngôn ngữ thì chúng ta còn phải sử dụng rất nhiều các nhân tố khác nhau để kết liên các từ lại thành một khối. 1.3. Diễn ngôn ca từ trong bài hát Cách mạng 1.3.1. Giới thiệu sơ bộ các bài hát cách mạng Nhạc cách mạng, thường được gọi nhạc đỏ, là một dòng của tân nhạc Việt Nam gồm những bài hát sáng tác trong thời kì Chiến tranh Đông Dương, ở miền Bắc Việt Nam vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam trong thời kì Chiến tranh Việt Nam sau năm 1975 khi Việt Nam thống nhất. Các ca khúc nhạc đỏ thường để cổ vũ tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, phục vụ kháng chiến, truyền đạt những chính sách của nhà nước, khuyến khích tình yêu lí tưởng cộng sản, lí tưởng xã hội chủ nghĩa, những bài hát trữ tình cách mạng, thể hiện tình yêu quê hương đất nước hoặc cổ vũ lao động, xây dựng. Nhạc đỏ cùng với nhạc dân ca, truyền thống là những thể loại âm nhạc duy nhất được phát trên đài phát thanh Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở miền Bắc. Tuy không có chủ trương kiểm duyệt công khai, nhưng âm nhạc thời kì trước 1975 tại miền Bắc nhạc đỏ có sự định hướng, chỉ đạo kiểm soát của lãnh đạo nhà nước. 1.3.2. Sự giống khác nhau giữa diễn ngôn ca từ với một số diễn ngôn nghệ thuật khác Chúng tôi nghĩ, để nhận diện rõ nhất sự khác nhau giữa diễn ngôn ca từ với các diễn ngôn nghệ thuật khác, trước hết chúng tôi chọn cách tiếp cận đối với văn học, trong đó có thơ. Bởi vì lời ca khúc có nhiều điểm gần gũi so với diễn ngôn văn học. a/ Một vấn đề khá quan trọng để ca khúc mang ấn tượng sâu sắc đối với người hát, người nghe còn là sự chứa đựng chất liệu điển hình của cuộc sống trong lời ca. b/ Lời trong ca khúc phải luôn luôn mang tính văn học: lời ca không nên chỉ mang thông báo tự nhiên đơn thuần mà phải cố gắng phản ánh hiện thực bằng hình tượng. Trong thực tế, lời ca trong ca khúc không thể diễn đạt giống như lời văn trong tác phẩm văn học được, tuy nó rất cần đến hình tượng văn học. Điều đáng chú ý là, khi dùng lời ca để phản ảnh hiện thực, các tác giả ca khúc thường gắn bó với nhau, nghĩa là phải dùng âm nhạc làm phương tiện chính để tải nội dung thông báo, trong đó lời ca là một yếu tố tác động vào nhận thức. Diễn ngôn văn chương có tính hư cấu. Nó khác dạng diễn ngôn ca từ, bởi nó không được tạo ra để đáp ứng các điều kiện thực hành sự xác nhận đích thực, hoặc nó không thực dụng. c/ Diễn ngôn ca từ giống với diễn ngôn thơ tạo nghĩa qua các yếu tố ngôn ngữ: nhịp điệu, âm vị, âm thanh, vần,… Một điểm giống nữa là, trong diễn ngôn ca từ diễn ngôn thơ, chủ thể phát ngôn luôn được giả định là tác giả. Sự giả định này không những giúp tác giả dễ thế ngôn, thác ngôn mà còn tạo cho độc giả cũng có cơ hội được sở hữu phát ngôn đó. Ở diễn ngôn thơ, các sự vật, sự việc trong thơ tượng trưng cho thế giới bên ngoài, toàn bộ cái tạo thành thế giới thơ chỉ mang tính chất tham khảo, để tìm ra ý nghĩa của nó chúng ta phải hướng đến cái thế giới bên ngoài tác phẩm. Còn diễn ngôn ca từ thì lại sinh ra để ghi lại cảm xúc thực lúc đó, thời khắc lịch sử, không gian thật của thời đại. Tóm lại, diễn ngôn ca từ tuy có một số nét khác biệt so với một số diễn ngôn nghệ thuật khác, nhưng về cơ bản là có nhiều điểm tương đồng. Như vậy, chương cơ sở lí luận đã đi vào tìm hiểu các vấn đề sau: + Một số khái niệm liên quan đến truyền thông: truyền thông là gì? Thế nào là truyền thông xã hội? + Điểm lại những công trình nghiên cứu về diễn ngôn từ trước tới giờ những quan niệm khác nhau về diễn ngôn. + Trình bày một số khái niệm về: phân tích diễn ngôn; lí thuyết cấu trúc diễn ngôn; các chức năng của diễn ngôn; phương pháp phân đoạn diễn ngôn; v.v. Ngoài ra cũng chỉ ra được những nét giống khác nhau giữa diễn ngôn ca từ so với một số diễn ngôn nghệ thuật khác. Chương 2: Kết cấu ngôn ngữ diễn ngôn trong các ca khúc cách mạng 2.1. Cấu trúc tên đề - Tên bài hát đơn giản hay phức tạp tùy thuộc vào nội dung của bài hát. - Tên ca khúc được đặt một cách trực diện. - Tên bài hát là một câu đơn. - Tên bài hát là một ngữ. - Tên bài hát là một từ loại. 2.2. Bố cục ca khúc Gồm 6 phần: Dạo đầu; Đoạn chính; Hợp xướng hoặc điệp khúc; Giang tấu; Phần nối; Phần kết. Mỗi phần đều đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên sự thành công của một ca khúc. 2.3. Đặc điểm của câu mở câu kết - Nghĩa chung của những câu mở thường trùng với nghĩa của tên ca khúc. - Nghĩa chung của những câu kết đều biểu thị sự tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, sự đoàn kết quyết tâm giành thắng lợi. Hướng niềm tin về một tương lai tươi sáng. Bày tỏ niềm hạnh phúc, hân hoan trong ngày độc lập. 2.4. Thường sử dụng thủ pháp so sánh ví von Tình yêu đất nước, sự đoàn kết, hi sinh vẻ đẹp của con người Việt Nam luôn được tác giả ví với những hình tượng rất hùng vĩ, trong sáng, tinh khiết: Bài thơ, sông dài; núi; cỏ hoa; mây; chim bồ câu; hoa hướng dương; thuyền; giấc mộng đẹp; cô Tấm; rừng; mùa xuân; ánh trăng đêm rằm; sao mai lấp lánh; dòng sông; con suối; cánh chim trời; biển khơi; đứa trẻ; lũy thành; bông hoa; ngón tay; lá xanh; con thoi; tiếng hát; tiếng hát; cánh hoa; lửa sôi; tiếng nhạc; sao mai;… 2.5. Phương tiện liên kết Chung quy lại là có 3 cặp từ thường được sử dụng: Dù/dẫu không/vẫn/quyết/dễ gì/cũng chẳng bằng/mong/nề/ Tuy nhưng Vì : 2.6. Kết cấu đảo Những bổ ngữ đảo trí này ngoài mang ý nghĩa nhấn mạnh ra, nó còn mang ý nghĩa nêu chủ đề của sự tình. Bát cơm; súng; chí căm thù; non nước mây trời; trong những ví dụ được nêu trong luận văn là những sự tình mà tác giả muốn gửi gắm đến người tiếp nhận. 2.7. Cấu trúc lồng Việc nhiều câu sử dụng cấu trúc lồng (1 chủ ngữ, nhiều vị ngữ; hoặc vị ngữ có kết cấu là một C-V; đã làm cho câu hát trở nên súc tích cô đọng hơn. Lời tuy ít nhưng ý thì nhiều. + Lặng nghe sáo ai bay dập dìu trên đèo. (Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó) 2.8. Các kiểu quan hệ diễn ngôn Có 6 kiểu quan hệ: - Quan hệ chứng minh - Quan hệ nhân nhượng - Quan hệ nhân quả - Quan hệ liệt kê - Quan hệ mục đích - Quan hệ thời gian 2.9. Nguyên lí song song Các ca khúc cách mạng đều được xây dựng dựa trên nguyên lí song song: - Song song trong nhịp điệu - Song song về thanh điệu - Lặp từ - Láy câu - Láy từ 2.10. Vị ngữ phụ Trong những trường hợp được khảo sát trong luận văn, vị ngữ phụ đều đứng trước chủ ngữ. Điều này tất nhiên không nằm ngoài dụng ý của các tác giả. Nó đứng đầu câu để mà nhấn mạnh những cảm xúc, những điều muốn được truyền đạt, được gửi đi tới người tiếp nhận. Vui trong nắng vàng từng đàn bướm trắng bay khắp rừng hoa. Ngập ngừng bên suối nước reo quanh mình như muôn tiếng đàn. Bâng khuâng nỗi lòng nhịp sáo ai đưa tiếng ca rộn vang. (Tình ca Tây Bắc) 2.11. Trạng ngữ Khảo sát trạng ngữ chỉ thời gian địa điểm không nằm ngoài việc chứng minh chức năng tác động của các ca khúc cách mạng. Những thời gian không gian nghệ thuật được các nhạc sĩ sử dụng như một chiếc bút màu đánh dấu, nhằm nhấn mạnh những khoảnh khắc, thời điểm của những sự kiện, những cảm xúc yêu thương, cũng như căm hờn, đã diễn ra trong thời chiến tranh oanh liệt đầy gian khổ ấy. Gà rừng gáy trên nương rồi. Dấn bước ta đi lên nào. Kéo pháo ta băng qua đèo trước khi trời hửng sáng (Hai ba nào). (Hò kéo pháo) 2.12. Tiểu kết - Bố cục của một ca khúc gồm 6 phần cơ bản sau: dạo đầu, đoạn chính, hợp xướng hoặc điệp khúc, giang tấu, phần nối phần dạo cuối. Mỗi phần đều có một vai trò rất quan trọng trong sự quyết định thành công của một bài hát. - Các bài hát đều được xây dựng theo nguyên lí song song. Có thể là song song về phương diện nhịp điệu, từ, ngữ, câu hay cả về cấu trúc của đoạn, lời. - Xét về mặt quan hệ diễn ngôn, chúng tôi thấy có 6 quan hệ: chứng minh, nhân nhượng, nhân quả, liệt kê, mục đích, thời gian. - Tùy vào nội dung của ca khúc mà tên ca khúc có thể là một câu đơn, một ngữ hoặc một từ loại. - Các nhạc sĩ thường sử dụng thủ pháp so sánh/ví von; các phương tiện liên kết; kết cấu đảo; cấu trúc lồng; vị ngữ phụ trạng ngữ làm tăng thêm tính chân thực, tính sinh động sâu sắc hơn cho các ca khúc cách mạng. Chương 3: Chức năng tác động truyền thông xã hội của các ca khúc cách mạng 3.1. Chức năng tác động qua các hành động ngôn từ  Hành động khẳng định Bốn phương gió mưa, buồn thương mùa đông mây mù sẽ qua. (Bài ca hi vọng) Những lời khẳng định ấy như đã thôi thúc thêm sự tin tưởng của toàn dân vào cuộc kháng chiến, xóa bỏ đi những cảm giác lo sợ của những ai yếu lòng, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng sức mạnh của toàn dân.  Hành động cầu khiến Tiến mau ra xa trường. Tiến lên! Cùng tiến lên! (Tiến quân ca) Cái chất hào hùng, khí phách, mãnh liệt của các ca khúc cách mạng ngoài giai điệu ra thì chính là nhờ các câu cầu khiến này mà có. Các nhạc sĩ như thổi thêm vào tâm can người Việt cái chí khí chiến đấu nóng bỏng.  Hành động hứa hẹn Điện Biên! Chúng ta sẽ toàn thắng. (Trên đồi Him Lam) Tất cả những ví dụ kiểu nêu trên đều mang âm hưởng của những lời hứa hẹn, những lời thề, lòng quyết tâm của những người ra đi chiến đấu, đem độc lập, tự do về cho Tổ quốc, gìn giữ non sông. Những câu hát đó thổi vào suy nghĩ, tâm can của người Việt yêu nước một hi vọng vào tín hiệu tốt đẹp trong tương lai.  Hành động bày tỏ Ơi câu hò chiều nay, tôi mang nặng tình ai. (Câu hò bên bờ Hiền Lương) Sử dụng nhiều câu cảm thán, đặc biệt, câu hỏi nhấn mạnh, câu trần thuật để thể hiện hành động này.  Hành động tuyên bố Toàn dân Việt Nam đứng đều lên góp sức một ngày. Thề đem xương máu quyết lòng chiến đấu cho tương lai. (19 tháng 8) Những lời tuyên bố ấy cũng là những ghi nhận về tình yêu nước, sự ngoan cường bất khuất của toàn quân dân ta trong cuộc chiến đấu giữa ta với địch. Đó cũng là những tuyên bố hùng hồn về chủ quyền của đất nước ta trong ngày chiến thắng. Quân thù không được xâm phạm. 3.2. Chức năng tác động qua các tiểu chức năng 3.2.1. Tính phiếm định - Lược bỏ chủ từ - Dùng từ phiếm định ”ai” - Dùng nhiều từ ”ta/chúng ta/tôi/chúng tôi” => Khi những câu ca được ai đó cất lên thì những cảm xúc trong đó lại được lộ ra nhân rộng hơn nữa. Chức năng tác động của bài hát cũng nhờ thế mà có phạm vi rộng hơn, xa hơn. 3.2.2. Kêu gọi [...]... học Quốc gia Hà Nội, 2004, tr365 13 Nguyễn Thị Hà, Khảo sát chức năng ngôn ngữ văn bản quản lí nhà nước qua phương pháp phân tích diễn ngôn, Luận án Tiến sĩ, ĐH KHXH&NV, 2009 14 Nguyễn Hoà, Khía cạnh văn hoá của phân tích diễn ngôn, tạp chí Ngôn ngữ số 12 -2005, Hà Nội 15 Nguyễn Hoà, Phân tích diễn ngôn – một số vấn đề luận phương pháp, chuyên khảo, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003 16 Nguyễn... Diệp Quang Ban, Văn bản liên kết trong tiếng Việt, Nxb.Giáo dục, 2008 4 Cấu trúc nhịp thơ nhạc âm của thơ, tạp chí Sông Hương số 240, 2/2009 5 Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học, Nxb.Giáo dục, tập 2, 2001 6 Đinh Kiều Châu, Ngôn ngữ Truyền thông Xã hội tiếng Việt qua các thông điệp Truyền thông Phát triển Cộng đồng, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Hà Nội, 2010 7 Chủ nghĩa cấu trúc văn học, Nxb.Văn học,... Diễn ngôn hiện diện ở khắp mọi nơi Diễn ngôn của các bài hát cách mạng mang một đặc trưng riêng, mà trong đó diễn ngôn ca từ là một loại diễn ngôn đặc biệt 2/ Về đặc điểm ngôn ngữ: Với những ca từ giản dị, ngắn gọn, các nhạc phẩm này giống như là cuộc hôn phối kì diệu giữa âm thanh, ý nghĩa hình ảnh Chữ nghĩa trong ngôn ngữ ca khúc hòa quyện với nhau như hình với bóng, như xác với hồn nên việc... phân tích diễn ngôn, Nxb.Giáo dục, 1998 18 Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ, Nxb.Giáo dục, 2000 19 Trần Thiện Khanh, Bước đầu nhận diện diễn ngôn, diễn ngôn văn học, diễn ngôn thơ, http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin- van-hoa/ 20 Khía cạnh văn hoá của phân tích diễn ngôn, tạp chí Ngôn ngữ, 12 -2005 21 Ngô Thị Thanh Mai (HV Cao học khoá 2004-2007, Chuyên ngành Ngôn ngữ Anh), Phan... Ngôn ngữ Anh), Phan Văn Hòa (Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng), Tìm hiểu về đề ngữ liên nhân trong các bài diễn văn chính trị Anh – Việt, Nghiên cứu khoa khọc, 2007 22 Một vài dạng cấu trúc nhân quả khó nhận biết trong diễn ngôn nghệ thuật ngôn từ, tạp chí Ngôn ngữ số 4 – 2009 23 Phạm Quốc Lộc, Lê Nguyên Long, Dịch lí thuyết dịch như một hệ hình, phê bình mới, Tạp chí Nghiên cứu văn học số... học, một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb.Giáo dục, 1997 26 Nhạc sĩ Cù Minh Nhật tuyển soạn, 101 ca khúc chào thế kỷ, Nxb.Âm nhạc, 2007 27 Phân tích diễn ngôn phê phán là gì?, tạp chí Ngôn ngữ, 2 -2005 28 Hoàng Trọng Phiến, Ngữ pháp tiếng Việt – Câu, Nxb.Đại học Trung học chuyên nghiệp, 1980 29 Nguyễn Trọng Phúc, Lê Thanh Hương, Tóm tắt văn bản tiếng Việt sử dụng cấu trúc diễn ngôn, Báo cáo khoa... nước ngoài số 3 – 2010 36 Tính chất nước đôi mầm mống phá huỷ nhãn quan thực dân về Việt Nam tính trong bộ phim Đông Dương, http://www.tienve.org 37 Trần Văn Toàn, Diễn ngôn về tính dục trong văn xuôi hư cấu Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 in trong Nghiên cứu văn học Việt Nam, những khả năng thách thức, Nxb.Thế giới, 2009 38 Khâu Chấn Thanh, Lý luận văn học nghệ thuật cổ điển Trung Quốc, Nxb.Văn... cái hay, cái đẹp của đất nước những người con yêu nước của Việt Nam ta Dù gian khổ thế nào, chúng ta vẫn một lòng một dạ chiến đấu để bảo vệ quê hương Dù anh em có xa nhau cách trở, thì tình yêu ấy cũng sẽ biến thành sức mạnh để anh em góp thêm sức mình vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc thân yêu Cả nước đoàn kết chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Bác Hồ kính yêu, vĩ đại, để... kết văn bản tiếng Việt, Nxb.ĐH THCN, Hà Nội, 1985 40 Đoàn Thiêm, Quan niệm sáng thơ - Theo lời thi nhân học giả phương Tây (trích dịch), Viện Đại học Huế, 1962, tr54 41 Trần Thuần dịch (theo Gillian Brown, George Yule), Phân tích diễn ngôn, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002 42 Thực hành phân tích diễn ngôn bài Lá rụng, tạp chí Ngôn ngữ, 2 – 2009 43 Lộc Phương Thuỷ chủ biên, Lý luận – phê bình... Nội, 2007, tr.411 tr.655 44 Đỗ Lai Thuý biên soạn giới thiệu, Sự đỏng đảnh của phương pháp, Nxb.Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2004, tr.501 45 Lê Ngọc Trà, Tư tưởng lí luận của nhà văn sáng tác văn học, Văn nghệ số 34, ngày 22.8.1987, Hà Nội 46 Hoàng Văn Vân dịch (theo Mak Halliday), Dẫn luận ngữ pháp chức năng, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 47 Về diễn ngôn tiểu thuyết Việt Nam đương đại, tạp

Ngày đăng: 24/01/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w