1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngôn ngữ truyền hình việt nam vấn đề và thảo luận

10 383 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 251,47 KB

Nội dung

Vũ Quang Hào Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Giới thiệu những vấn đề cơ bản của truyền hình Việt Nam hiện nay dưới góc độ ngôn ngữ thông qua các tin, bài được sử dụng phát sóng trên các kê

Trang 1

Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam - Vấn đề và

thảo luận Phan Quốc Hải

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Báo chí học; Mã số: 60.32.01 Người hướng dẫn: PGS TS Vũ Quang Hào

Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Giới thiệu những vấn đề cơ bản của truyền hình Việt Nam hiện nay dưới

góc độ ngôn ngữ thông qua các tin, bài được sử dụng phát sóng trên các kênh sóng truyền hình trong cả nước Nghiên cứu đặc điểm của ngôn ngữ truyền hình Việt Nam

và vai trò của các yếu tố ngôn ngữ âm thanh và ngôn ngữ hình ảnh trong hệ thống tin, bài của truyền hình Việt Nam Phân tích, so sánh một cách tổng quát về hiện trạng sử dụng các yếu tố ngôn ngữ truyền hình ở Việt Nam Trình bày các phương thức sử dụng các yếu tố ngôn ngữ truyền hình Việt Nam, rút ra một số kết luận về đặc điểm ngôn ngữ truyền hình ở các đài truyền hình từng khu vực trong cả nước và nêu lên

những biện pháp xây dựng tin, bài trong tương lai

Keywords: Báo chí; Ngôn ngữ truyền hình; Truyền hình

Content

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, truyền hình đã trở thành phương tiện truyền thông mạnh mẽ và quan trọng bậc nhất đối với công chúng khắp nơi trên thế giới Chính truyền hình đã tạo nên một cuộc cách mạng thông tin và làm nên sự bùng nổ truyền thông bắt đầu từ những năm nửa cuối thế

kỷ 20 Truyền hình đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau với những mục đích khác nhau: về vai trò, vị trí của nó đối với các vấn đề xã hội, chính trị, kinh tế; về phương thức, cách thức thông tin…Trong khi tiếp cận nhiều vấn đề như vậy thì ngôn ngữ truyền hình là đề tài chưa được chú trọng mặc dù vấn đề này có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với chất lượng sản phẩm truyền hình

Ở Việt Nam hiện nay tình hình trên cũng diễn ra tương tự, chưa có một công trình nào nghiên cứu ngôn ngữ truyền hình một cách thấu đáo Vì thế, người làm nghề cũng như người nghiên cứu phải tự mình mò mẫm theo cách riêng của mình Người làm nghề thì phải vừa học vừa làm, vừa sáng tạo vừa đúc kết kinh nghiệm, các nhà nghiên cứu thì không có điều kiện đi

Trang 2

thẳng vào vấn đề, vậy nên trong một thời gian khá dài, vấn đề ngôn ngữ truyền hình vẫn là một khoảng trống vốn “một mình mình biết, một mình mình hay”

Trước thực tế này, việc nghiên cứu ngôn ngữ truyền hình ở Việt Nam trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Do đó, chúng tôi chọn đề tài “Ngôn ngữ truyền hình Việt Nam: vấn đề và thảo luận” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc đưa ra các vấn đề cần giải quyết cũng như các vấn đề cần thảo luận về một lĩnh vực nghiên cứu hết sức mới mẽ này

2 Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khảo sát các yếu tố ngôn ngữ truyền hình Việt Nam, đề tài góp phần khái quát hóa và chuẩn hóa hệ thống lý luận về ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn ngữ truyền hình nói riêng Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở cho việc nêu lên những vấn đề lý luận về ngôn ngữ truyền hình, góp phần làm sáng tỏ hệ thống lý thuyết về ngôn ngữ truyền hình ở Việt Nam hiện nay

Các vấn đề nêu ra và các hướng giải quyết trong Luận văn về ngôn ngữ truyền hình sẽ

là cơ sở cho các cấp quản lí, các phóng viên, biên tập viên, cơ quan báo chí có một cách nhìn nhận chính xác hơn về thực trạng ngôn ngữ truyền hình ở Việt Nam Từ cách nhìn nhận này, các cơ quan truyền hình ở Việt Nam sẽ có cách giải quyết hợp lý nhằm nâng cao chất lượng thông tin của truyền hình trong tương lai

2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

Nêu lên những vấn đề cơ bản của truyền hình Việt Nam hiện nay dưới góc độ ngôn ngữ thông qua các tin, bài được sử dụng phát sóng trên các kênh sóng truyền hình trong cả nước

Làm rõ đặc điểm của ngôn ngữ truyền hình Việt Nam và vai trò của các yếu tố ngôn ngữ âm thanh và ngôn ngữ hình ảnh trong hệ thống tin, bài của truyền hình Việt Nam Phân tích, so sánh một cách tổng quát về hiện trạng sử dụng các yếu tố ngôn ngữ truyền hình ở Việt Nam

Phân tích các phương thức sử dụng các yếu tố ngôn ngữ truyền hình Việt Nam, rút ra một số kết luận về đặc điểm ngôn ngữ truyền hình ở các đài truyền hình từng khu vực trong

cả nước và nêu lên những biện pháp xây dựng tin, bài trong tương lai

3 Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu ngôn ngữ truyền hình là địa hạt tương đối mới mẽ so với các lĩnh vực nghiên cứu báo chí khác.Hầu hết các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều có đề cập đến ngôn ngữ truyền hình như ở những góc độ liên quan chứ chưa trực tiếp đi vào nghiên cứu ngôn ngữ truyền hình với tư cách là đối tượng cụ thể Công trình đầu tiên đáng chú ý phải kể

Trang 3

đến là Media Writing của nhóm tác giả W Richard Whitaker, Janet E Ramsay, Ronald

D.Smith [68] Trong tác phẩm này, các tác giả đã dành một chương, chương 11 từ trang

284-318 với tiêu đề Reporting for TV để nói về những chức năng của âm thanh và hình ảnh trong

truyền hình.Theo các tác giả này, ngôn ngữ nói trong truyền hình phải là một bàn đỡ mà ở trên trên đó hình ảnh được sắp xếp một cách hợp lý Ở đây các tác giả muốn nói đến lời bình

của một tác phẩm truyền hình Tiếp đến là The Language of Television của Jill Marshall,

Angela Werndly [67] Đây là tác phẩm dày 128 trang nhưng chủ yếu chỉ nói về lịch sử, các thể loại, có bàn về ngôn ngữ của một vài thể loại cụ thể như tin, phóng sự truyền hình Trong

khi đó, tác phẩm Văn hóa, phương tiện truyền thông, ngôn ngữ của Staurt Hall, dành một

chương là “Mã hóa và giải mã trong ngôn bản truyền hình”dài 12 trang, được Đỗ Anh Đức dịch, thì chỉ bàn đến cách mã hóa và giải mã ngôn ngữ hình ảnh của các tác phẩm truyền hình Một số sách dịch khác của nước ngoài được Nhà xuất bản thông tấn ấn hành những năm gần

đây cũng có đề cập đến ngôn ngữ truyền hình Đáng chú ý là cuốn Báo chí truyền hình (T1,

T2) của G.V.Cuwdonhetxop, X.L Xvich, A.la.lưropxki [60] Trong cuốn sách này, tác giả bàn

đến ngôn ngữ của màn ảnh với tư cách là thành tố tạo nên một chỉnh thể hoàn chỉnh của tác phẩm truyền hình

Ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây đã có rải rác có các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ truyền hình nhưng chỉ kết cấu là một phần nhỏ trong các công trình đó và

bàn đến ngôn ngữ truyền hình một cách chung chung Ngôn ngữ báo chí –những vấn đề cơ

bản của Nguyễn Đức Dân [11] đã đề cập đến đặc điểm của ngôn ngữ truyền hình trong sự đối

sánh với ngôn ngữ báo in và chỉ ra sự khác biệt đó về cách tiếp thu, về từ ngữ, về ngữ pháp,

về những con số

Ở thể loại là các bài báo khoa học có lẽ phải kể đến các bài viết có liên quan đến ngôn ngữ truyền hình Việt Nam như “ Vài nét về sự đa dạng của phong cách ngôn ngữ trên truyền hình” và “Suy nghĩ về hệ quả của ngôn ngữ trên vô tuyến truyền hình” của tác giả Nguyễn

Thị Thanh Bình (Tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng, Hội ngôn ngữ học,Viện

ngôn ngữ học Việt Nam,Trường ĐHKHXH &NV TPHCM, 1999) Trong hai bài viết này, tác giả khẳng định ngôn ngữ âm thanh trên truyền hình phải thể hiện dưới ba hình thức là nói, đọc, viết và chỉ ra vị trí đặc biệt của phương ngữ Bắc Bộ và giọng Hà Nội cũng như phân tích những nét hay nét đẹp của phương ngữ các địa phương khác như giọng Huế

Ở một hướng tiếp cận khác, Nguyễn Thế Kỷ có hai bài viết “Mấy nhận xét về nói và

viết trên đài truyền hình (Tạp chí Ngôn Ngữ và Đời sống, số 8/99) và “Vài nhận xét về dạng thức nói trên đài truyền hình từ vai trò giao tiếp với công chúng” (Tạp chí Ngôn ngữ số

4/99).Bài báo đầu tiên, tác giả đã khảo sát và đưa ra những hạn chế của việc sử dụng ngôn ngữ nói và phương pháp nói, viết như thế nào để đạt hiệu quả cao trên các đài truyền hình

Trang 4

Việt Nam hiện nay Bài thứ hai, sau khi đã nêu khái quát các hình thức giao tiếp trên truyền hình, tác giả chỉ ra phong cách ngôn ngữ trên đài truyền hình là phong cách khẩu ngữ văn

hóa Đây cũng là hai bài báo có nội dung cơ bản cho luận án tiến sĩ của tác giả: Dạng thức nói

trên truyền hình được thực hiện vào năm 2004

Cũng tiếp cận dưới góc độ giao tiếp, Phạm Văn Thấu trong bài “Đặc trưng giao tiếp

lời nói truyền hình” (Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, số 5 (tháng 9+10/2003) đã khẳng định

rằng, lời nói trong truyền hình là lời nói có tính chuẩn mực cao, rằng người nói trên truyền hình dù không đối thoại trực tiếp với công chúng nhưng phải tưởng tượng đang đứng trước công chúng để ý thức về lời nói hơn Trong khi đó ngay phần mở đầu của bài báo “Ngôn ngữ truyền hình”(Tạp chí Người làm báo, số 12/2007), Khiếu Quang Bảo đã khẳng định: ngôn ngữ truyền hình là loại ngôn ngữ tổng hợp, có ngôn ngữ viết cho độc giả báo in, có ngôn ngữ nói cho thính giả phát thanh, hơn thế nữa có ngôn ngữ hình ảnh cho khán giả truyền hình Đặc biệt trong bài báo này tác giả còn đi sâu phân tích lời bình của tác phẩm truyền hình như một yếu tố quan trọng làm nên chất lượng của sản phẩm truyền hình

Ngoài ra, một số luận văn thạc sĩ trong nước cũng có đề cập đến ngôn ngữ truyền hình

như Ngôn ngữ truyền hình trong bản tin thời sự lúc 19h00 (2004) của Mai Thị Minh Thảo,

Tìm hiểu những dạng lỗi thường gặp về ngôn ngữ trong chương trình thời sự của truyền hình

Hà Nội (2004) của Vũ Thị Kim Dung…

Nhìn chung, các công trình đã được xuất bản nêu trên mới chỉ tiếp cận ngôn ngữ truyền hình ở những khía cạnh đơn lẽ, chưa có tính hệ thống và chưa khái quát thành vấn đề

lý luận ngôn ngữ truyền hình thống nhất Khắc phục những thiếu sót trên, Luận văn Ngôn ngữ

truyền hình Việt Nam-những vấn đề và thảo luận sẽ lần lượt nêu và đi đến giải quyết thấu đáo

các vấn đề về ngôn ngữ truyền hình Việt Nam, đồng thời khái quát những vấn đề đó thành lý thuyết có tính lý luận về ngôn ngữ truyền hình ở Việt Nam Ngoài ra, Luận văn cũng nêu ra những vấn đề đang còn gây tranh cãi, thảo luận và đi đến những kết luận hợp lý bổ sung cho

lý luận báo truyền hình hiện nay ở Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn khảo sát các yếu tố ngôn ngữ ở truyền hình Việt Nam những năm gần đây gồm ngôn ngữ âm thanh và ngôn ngữ hình ảnh thông qua các tin, bài truyền hình từ 5/2009 cho đến khi thực hiện viết luận văn Các đài truyền hình mà luận văn chọn để nghiên cứu khảo sát là Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), đại diện cho truyền hình quốc gia, Đài PT-TH

Hà Nội (HTV), Đài PT-TH Hải Phòng (THP), Đài PT-TH Thái Nguyên, đại diện cho các tỉnh, thành phía Bắc; Đài Truyền hình Tp HCM (HTV), Đài TH Vĩnh Long (THVL), Đài

PT-TH An Giang (ATV), đại diện cho các tỉnh, thành phía Nam (TV); Đài PT-PT-TH Thừa

Trang 5

Thiên-Huế (TRT),Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Thiên-Huế (HVTV), Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng (DVTV)…đại diện cho miền Trung

Mặc dù ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ âm thanh và ngôn ngữ hình ảnh, song trong quá trình khảo sát, do những điều kiện khách quan và thời gian hạn hẹp nên Luận văn tìm hiểu ngôn ngữ âm thanh (lời nói, âm nhạc, tiếng động) với dung lượng nhiều hơn ngôn ngữ hình ảnh Những yếu tố ngôn ngữ khác của truyền hình Việt Nam sẽ được bàn đến nếu có cơ hội nghiên cứu về sau

Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn không thể nêu tất cả các dẫn chứng, Luận văn chỉ chọn sử dụng ví dụ điển hình đã được chuyển thành dạng Text (văn bản) và dạng Image (hình ảnh tĩnh) thay cho dạng Audio và Video (âm thanh và hình ảnh động) của các tin, bài truyền hình

5 Phương pháp nghiên cứu

Khảo sát thực tế sử dụng ngôn ngữ trên các đài truyền hình ở Việt Nam theo đối tượng nghiên cứu Để có được dữ liệu thống kê, phân loại, chúng tôi ghi âm, ghi hình chuyển sang đĩa VCD hoặc chuyển thành dạng văn bản (Text) Dùng công cụ Phỏng vấn và Survey để tiếp nhận những ý kiến và thu thập thêm các dữ liệu thực tế để phục vụ cho công tác xử lý tư liệu sau này

Khi có đầy đủ các dữ liệu cho quá trình nghiên cứu, chúng dùng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để nêu và chứng minh những vấn đề cơ bản của ngôn ngữ truyền hình Việt Nam Dùng phương pháp Qui nạp và Diễn dịch để trình bày các luận điểm được nêu ra trong Luận văn

Bằng phương pháp định lượng chúng tôi khảo sát các tin bài và một số đối tượng liên quan để nêu ra các con số cụ thể hoặc con số tương đối tùy thuộc vào từng đối tượng khảo sát nhằm phục vụ cho việc giải quyết những vấn đề của Luận văn Phương pháp định tính bước đầu giúp chúng tôi đi đến những kết luận về những vấn đề của ngôn ngữ truyền hình Việt Nam

Về lý luận, chúng tôi theo sát lý luận báo chí hiện nay bao gồm các vấn đề tư tưởng, lý luận của Đảng, Nhà nước về báo chí, về chức năng nhiệm vụ của các loại hình báo chí và về chức năng, nhiệm vụ, đặc trưng của loại hình truyền hình nói chung và truyền hình Việt Nam nói riêng

6 Kết cấu Luận văn

Ngoài Phần Mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về ngôn ngữ truyền hình

Chương 2: Những vấn đề về ngôn ngữ truyền hình Việt Nam

Trang 6

Chương 3: Thảo luận về ngôn ngữ truyền hình Việt Nam và hướng giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ truyền hình trên truyền hình Việt Nam

References

A Tài liệu tiếng Việt

1 Nhật An (2006), Đường vào nghề Phát thanh-Truyền hình, Nhà xuất bản Trẻ, Tp

Hồ Chí Minh

2 Hoàng Anh (2008), Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền đại chúng,

Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội

3 Khiếu Quang Bảo (2007), “Ngôn ngữ truyền hình”, Tạp chí Người làm báo, số 12

4 Phạm Thị Sao Băng (2005), Công nghệ sản xuất chương trình truyền hình, Nhà

xuất bản KH-KT, Hà Nội

5 Nguyễn Thị Thanh Bình (1999) “ Vài nét về sự đa dạng của phong cách ngôn ngữ

trên truyền hình” Tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng, Hội ngôn ngữ học,Viện

ngôn ngữ học Việt Nam,Trường ĐHKHXH&NV TPHCM

6 Nguyễn Thị Thanh Bình “Suy nghĩ về hệ quả của ngôn ngữ trên vô tuyến truyền

hình”, (1999) Tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng, Hội ngôn ngữ học,Viện

ngôn ngữ học Việt Nam, Trường ĐHKHXH&NV TPHCM

7 Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội

8 Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước (phương ngữ học), Nhà

xuất bản KH-XH, Hà Nội

9 Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội

10 Mai Văn Chừ và…(1992), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nhà xuất bản

ĐH&THCN, Hà Nội

11 Nguyễn Đức Dân (2007), Ngôn ngữ báo chí-những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản

Giáo dục, Hà Nội

12 Đức Dũng (2003), Viết báo như thế nào, Nhà xuất bản VH-TT, Hà Nội

13 Nguyễn Văn Dững (2001), Báo chí-những điểm nhìn từ thực tiễn, Nhà xuất bản

VH-TT, Hà Nội

14 Hà Minh Đức (1999), Báo chí- những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản

ĐHQG Hà Nội, Hà Nội

15 Nguyễn Thiện Giáp (1997), Ngữ âm tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội,

Hà Nội

16 Nguyễn Thiện Giáp (1997), Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học, Nhà xuất

bản ĐHQG Hà Nội, Hà Nội

Trang 7

17 Nguyễn Thiện Giáp (2007), Dụng học Việt ngữ, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội 18.Vũ Quang Hào, “Vẻ đẹp của tiếng Hà Nội”, báo Hà Nội mới, ngày 18/9/2001 19.Vũ Quang Hào (2004), Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, Bộ Văn hóa Thông

tin Việt Nam, Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển, Hà Nội

20.Vũ Quang Hào (2009), Ngôn ngữ báo chí, Nhà xuất bản Thông Tấn, Hà Nội

21 Vũ Quang Hào (2009), Bài giảng: Ngôn ngữ truyền thông, Chuyên đề Cao học

Báo chí, lớp Cao học Báo chí K11, Khoa Báo chí-Truyền thông, ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội

22.Cao Xuân Hạo (2007), Tiếng Việt - Mấy vấn đề Ngữ âm, Ngữ pháp, Ngữ nghĩa,

Nhà xuất bản KH-XH, Hà Nội

23 Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới và xu hướng phát triển, Nhà xuất

bản Thông Tấn, Hà Nội

24 Thanh Hòa (2003), “Những đặc trưng cơ bản về đặc điểm ngữ âm và từ vựng của

tiếng Huế”, Tạp chí Huế xưa & nay, số 5

25 Vũ Đình Hoè (1999), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo và quản lí,

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội

26 Hội Ngôn ngữ học TP.Hồ Chí Minh -Viện ngôn ngữ học, ĐHKHXH&NV TP.Hồ Chí Minh, ĐHSP TP Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Xã hội tại TP Hồ Chí

Minh-ĐHKHXH&NV Hà Nội (2002), Bảo vệ và phát triển tiếng Việt trong thời kỳ công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, TP.Hồ Chí Minh

27 Hội Ngôn ngữ học TP Hồ Chí Minh, Viện Ngôn ngữ học Việt Nam,Trường

ĐHKHXH&NV TP.Hồ Chí Minh (1999), Tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại

chúng, TP.Hồ Chí Minh

28 Nguyễn Quang Hồng (2004), “Vấn đề chuẩn mực phát âm của tiếng Việt hiện

đại”, tạp chí Ngôn ngữ, số 04

29.Nguyễn Minh Huyền (1999), Tìm một lối thông tin khoa học từ trực trạng của

danh pháp báo chí, Khóa luận Cử nhân, khoa Báo chí-Truyền thông, ĐHKHXH&NV, ĐHQG

Hà Nội

30 Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ báo chí-Truyền thông, Nhà xuất bản ĐHQG

Hà Nội, Hà Nội

31 Nguyễn Thế Kỷ (1999), “Mấy nhận xét về nói và viết trên đài truyền hình”, Tạp

chí Ngôn Ngữ và Đời sống, số 8

32 Nguyễn Thế Kỷ (1999), “Vài nhận xét về dạng thức nói trên đài truyền hình từ vai

trò giao tiếp với công chúng”,Tạp chí Ngôn ngữ số 4

33 Nguyễn Bá Kỷ (2004) Dạng thức nói trên truyền hình, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ,

ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội

Trang 8

34 Nguyễn Thế Kỷ, Phạm Văn Tình (2002), “Tính ngẫu phát của các chương trình

truyền hình”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 16

35.Trần Bảo Khánh (2003), Sản xuất chương trình truyền hình, Nhà xuất bản VH-TT,

Hà Nội

36 Nguyễn Hiến Lê (2006), Nghệ thuật nói trước công chúng, Nhà xuất bản VH-TT,

Hà Nội

37 Bùi Văn Nguyên,(1977) “Thử tìm giọng nói Nghệ Tĩnh trong hệ thống giọng nói

chung cả nước”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4

38 Lê Thị Thanh Nhàn (2009), Viết cho truyền hình, Tài liệu lưu hành nội bộ,

ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP Hồ Chí Minh

39 Nguyễn Thị Nhung (2003), Bước đầu khảo sát phong cách ngôn ngữ nhà báo,

Khóa luận Cử nhân, khoa Báo chí-truyền thông, ĐHQG Hà Nội

40 Hoàng Phê (1997), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng

41 Hoàng Trọng Phiến (1981) “Đặc trưng ngôn ngữ nói tiếng Việt”, Một số vấn đề

ngôn ngữ học Việt Nam, Nhà xuất bản ĐH&THCN, Hà Nội

42 Thanh Phượng (2002), Những dạng lỗi về ngôn ngữ thường gặp trong chương

trình thời sự-Đài Truyền hình Việt Nam, Khóa luận Cử nhân báo chí học, khoa Báo chí-truyền

thông, ĐHQG Hà Nội

43 Dương Văn Quảng (2001), “Giao tiếp và thông tin”, Tạp chí Thông tin Khoa học

xã hội, số 6

44 Dương Văn Quảng (1998), “Phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ báo chí”, Tạp chí

Thông tin Khoa học xã hội, số 6

45 Dương Xuân Sơn và (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nhà xuất bản

Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

46 Dương Xuân Sơn (2009),Giáo trình báo chí truyền hình, Nhà xuất bản ĐHQG Hà

Nội, Hà Nội

47 Tạ Ngọc Tấn (1995), Tác phẩm báo chí, NXB Giáo dục, Hà Nội

48 Nguyễn Minh Tâm (2002), Thể hiện ngôn ngữ truyền hình, Lưu hành nội bộ, Đài

THVN, Hà Nội

49 Nguyễn Quí Thanh (2006), Xã hội học về dư luận xã hội, Nhà xuất bản ĐHQG Hà

Nội, Hà Nội

50 Mai Thị Minh Thảo (2004), Ngôn ngữ truyền hình trong bản tin thời sự, Đài

truyền hình Việt Nam, Luận văn thạc sĩ báo chí học, khoa Báo chí-Truyền thông, ĐHKHXH&NV, ĐHQG Hà Nội

51 Phan Thị Thanh Tâm (2002), Đâu là giọng chuẩn cho Phát thanh-Truyền hình

Nghệ An, Khóa luận Cử nhân, Đại học Vinh

Trang 9

52 Phạm Văn Thấu (2003), “Đặc trưng giao tiếp lời nói truyền hình”, Tạp chí Báo chí

và Tuyên truyền, số 5

53 Nguyễn Quyết Thắng (2008), Lý thuyết thông tin, Đại học Bách khoa Hà Nội

54 Nguyễn Đức Tồn (1999), “Hoạt động ngôn ngữ phát thanh và truyền hình từ cách

nhìn của tâm lý học”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 09

55 Nguyễn Quốc Việt (2010), Phong cách dẫn chương trình của các BTV chương

trình truyền hình, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân báo chí, ĐHKH Huế

B Tài liệu dịch sang tiếng Việt

56 Alvin Toffler (2002), Làn sóng thứ ba, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội

57 Alvin Toffler (2002),Cú sốc tương lai, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội

58 Alvin Toffler (2002), Thăng trầm quyền lực (T1, T2), Nhà xuất bản Thanh Niên,

Hà Nội

59 Bruno Toussaint (2007), Ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình, Nhà xuất bản Dixit và

Hội Điện ảnh Việt Nam đồng xuất bản

60 G.V.Cudonhepxop, X.L.Xvich, A.la.Iuropxki (2004), Báo chí truyền hình, Tập 1,

Nhà xuất bản Thông Tấn, Hà Nội

61 G.V.Cudonhepxop, X.L.Xvich, A.la.Iuropxki (2004), Báo chí truyền hình, Tập 2,

Nhà xuất bản Thông Tấn, Hà Nội

62 Loic Hervouet (1999), Viết cho độc giả, Hội Nhà báo Việt Nam, Hà Nội

63 Michael Schudson (2003), Sức mạnh của tin tức truyền thông, Nhà xuất bản Chính

trị Quốc gia, Hà Nội

64 X.A.Muratop (2004), Giao tiếp trên truyền hình, Nhà xuất bản Thông Tấn, Hà

Nội

65 Neil Everton (1999), Làm tin, phóng sự truyền hình, Quỹ Reuter xuất bản

66 Robert Dagary (1998), “Sự đóng góp của nhân loại vào việc nghiên cứu các

phương tiện thông tin đại chúng”, Tạp chí Thông tin Khoa học, số 2

C Tài liệu tiếng nước ngoài

67 Angela Werndly, Jill Marshall (2002), The Language of Television, Published by

Routledge Publication

68 Richard Whitaker (2004), Media Writing, Lawrence Erlbaum Associates,

Publishers, London

69 Thomas A.Bauer (2009), Research Methods in Communication Science,

University of Maribor

70 Tom Carter (2007), An intruction to information theory and entropy, New York,

D Trang web và Tạp chí

71 Tạp chí Người làm báo 2002-2010

Trang 10

72 Tạp chí Lý luận chí trị và Tuyên truyền 2009-2010

73 http://nghebao.vn, 2008-2010

74 http://www.vietnamjournalism.com, 2008-2010

75 http://www.journalist.org, 2008-2010

76 htttp://www.jprof.com, 2008-2010

77 htttp://www.journalism.com, 2008-2010

78 http://www.hcmussh.edu, 2008-2010

79 http://tv.xunghe.vn, 2008-2010

80 http://www.vtc.com.vn, 2008-2010

81 http://www.vietnamnet.vn, 2008-2010

Ngày đăng: 26/08/2015, 12:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w