Vấn đề Bảo tồn đa dạng sinh học trên kênh VTV2 Đài truyền hình Việt Nam (Khảo sát 2012-2013) Hồ Vĩnh Sơn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Dương Xuân Sơn Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Báo chí học; Đa dạng sinh học; Truyền thông đại chúng; Đài truyền hình Việt Nam Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô. tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới. Việt Nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật. Việt Nam còn là một trong 8 "trung tâm giống gốc" của nhiều loại cây trồng, vật nuôi như có hàng chục giống gia súc và gia cầm. Đặc biệt các nguồn lúa và khoai, những loài được coi là có nguôn gốc từ Việt Nam, đang là cơ sở cho việc cải tiến các giống lúa và cây lương thực trên thế giới. Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, 21.017 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền. Cụ thể, hệ động thực vật của Việt Nam không những giàu về thành phần loài mà còn có nhiều nét độc đáo đặc trưng cho vùng Đông Nam Á với 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo, 826 loài nấm, và 21.000 loài động vật, trong đó có 310 loài thú, 840 loài chim, 286 loài bò sát, 3.170 loài cá, 7.500 loài côn trùng và các động vật xương sống khác.Trong 30 năm qua, nhiều loài động thực vật được bổ sung vào danh sách các loài của Việt Nam như 5 loài thú mới là sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, chà vá chân xám và thỏ vằn Trường Sơn, 3 loài chim mới là khướu vằn đầu đen, khướu Ngọc Linh và khướu Kon Ka Kinh, khoảng 420 loài cá biển và 7 loài thú biển. Nhiều loài mới khác thuộc các lớp bò sát, lưỡng cư và động vật không xương sống. Về thực vật, tính từ năm 1993 đến năm 2002, các nhà khoa học đã ghi nhận thêm 2 họ, 19 chi và trên 70 loài mới. Tỷ lệ phát hiện loài mới đặc biệt cao ở họ Lan có 3 chi mới và 62 loài mới; 4 chi và 34 loài lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam. Ngành hạt trần có 1 chi và 3 loài mới lần đầu tiên phát hiện trên thế giới; 2 chi và 12 loài được bổ sung vào danh sách thực vật Việt Nam. Trong thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, môi trường tự nhiên ngày càng bị tác động một cách nghiêm trọng. Đa dạng sinh học là một thành tố quan trọng của môi trường cũng không nằm ngoài những tác động đó. Trong công tác truyền thông về bảo vệ môi trường, truyền thông về bảo tồn đa dạng sinh học cũng được đặt ra một cách bức thiết. Trong thực tế, chính phủ, các cơ quan chức năng, các cơ quan chuyên môn về truyền thông báo chí và các tổ chức quốc tế cũng đã có sự quan tâm nhất định tới truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, hoạt động này chưa thật sự nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư; hoạt động thông tin, tuyên truyền còn bị hạn chế, chưa thật sự làm thay thay đổi rõ rệt nhận thức và hành vi vủa cộng đồng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài luận văn thạc sĩ: “Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học trên kênh VTV2- Đài Truyền hình Việt Nam (Khảo sát 2012-2013)” được thực hiện nhằm nghiên cứu nội dung, hình thức thể hiện của các chương trình truyền hình về bảo tồn đa dạng sinh học (chương trình Việt nam xanh, Phát triển bền vững, Các vấn đề giáo dục), tác động và hiệu quả truyền thông của chương trình này đối với công chúng, đồng thời kiến nghị các giải pháp về quản lý và sản xuất chương trình nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông của các chương trình truyền hình về đề tài bảo tồn đa dạng sinh học. 2. Lịch sử nghiên cứu Trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận và thực tiễn báo chí nói chung và nghiên cứu báo chí về bảo vệ môi trường nói riêng ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường. Trong các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, như đề tài nghiên cứu với các đối tác Việt Nam và các tổ chức quốc tế, tiêu biểu Nghiên cứu khoa học "Truyền thông đại chúng Việt Nam và Biến đổi khí hậu" (do Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện với sự tài trợ của Viện FES, Cộng hòa Liên Bang Đức) và "Báo cáo đánh giá hiện trạng và xu hướng phản ánh thông tin môi trường trên báo in Việt Nam năm 2012" của Tổng cục Môi trường thực hiện phối hợp với tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới- IUCN. Tuy nhiên, các đề tài này tuy nghiên cứu về truyền thông bảo vệ môi trường nhưng vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học lại chỉ được đề cập đây đó chứ chưa phải là nhiệm vụ nghiên cứu chính. Ngoài ra có một số công trình dưới dạng báo cáo hoặc chiến lược truyền thông môi trường, trong đó phải kể đến "Chiến lược truyền thông bảo tồn động vật hoang dã do Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học" ( Tổng cục Môi trường thực hiện). Chiến lược này chỉ đưa ra kế hoạch hành động mà chưa có sự đánh giá cuối cùng về hiệu quả và tác động của truyền thông đa dạng sinh học đối với các đối tượng truyền thông. Bên cạnh đó, đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, các khóa luận tốt nghiệp đại học hoặc luận văn sau đại học bảo vệ thành công các đề tài có đề cập tới hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường nói chung và vai trò của báo chí đối với bảo tồn đa dạng sinh học nói chung. Ví dụ như: Năm 2005, Khóa luận tốt nghiệp đại học TNĐH “Sự cố Vedan-Sự kiện "Nóng" trên báo Tuổi Trẻ Tp.HCM", Thanh Niên, Tiền Phong (Khảo sát qua 63 tin, bài từ ngày 14/9 đến ngày 10/10/2008)”, người thực hiện Nguyễn Thị Thúy, đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu một số thông tin thời sự môi trường phản ánh trên báo in. Năm 2006, khóa luận TNĐH “Vấn đề ô nhiễm môi trường từ các doanh nghiệp liên doanh qua phản ánh của báo in (2008-2009) (Khảo sát vụ Vedan đầu độc sông Thị Vải trên báo Tuổi Trẻ, Nông thôn ngày nay, Đồng Nai)”, người thực hiện Phạm Thị Huệ, đề tài chủ yếu nghiên cứu mức độ đưa tin về một sự cố môi trường trên ba tờ báo khác nhau. Năm 2007, Khóa luận TNĐH “Các góc độ tiếp cận đề tài và cách thức tổ chức thông tin sự kiện lũ lụt miền Trung trên 3 báo điện tử: Dantri.com, VTC.vn, vnexpress.net (10/2010) người thực hiện Nguyễn Thị Thảo”, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mức độ tiếp cận đề tài và tổ chức thông tin của các báo điện tử đối với việc đưa tin thiên tai, lũ lụt . Năm 2008, Khóa luận TNĐH “Báo trực tuyến Vnexpress.net với việc thông tin về biến đổi khí hậu ở nước ta hiện nay” người thực hiện Lý Như Quỳnh, đề tài tập trung nghiên cứu việc đưa tin về biến đổi khí hậu trên báo trực tuyến. Năm 2008, “Đề tài Biến đổi khí hậu- phóng sự Hãy sống xanh”, người thực hiện Lô Thùy Linh, đề tài chủ yếu nghiên cứu hoạt động truyền thông cổ vũ lối sống thân thiện với môi trường. Năm 2009, Khóa luận TNĐH “Báo Nam Định với vấn đề ô nhiễm môi trường (khảo sát trên báo Nam Định từ tháng 01/2011 đến tháng 8/2011)”, người thực hiện Đinh Thị Lương, đề tài nghiên cứu hoạt động đưa tin về ô nhiễm môi trường trêm báo tỉnh. Năm 2009, Khóa luận “Báo điện tử với việc phản ánh vụ việc về đất đai tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng (Áp dụng lý thuyết "Đóng khung" để phân tích nội dung các bài báo của Tuoitre.vn, Vnexpress.net và Anhp.vn)”, người thực hiện, sinh viên Nguyễn Thị Hồng Nam, đề tài nghiên cứu chủ yếu về các thông tin xung quanh vụ tranh chấp đất đai ở Tiên Lãng, Hải Phòng. Như tên gọi của các đề tài nghiên cứu hoa học và khóa luận TNĐH nói trên, các nghiên cứu đã đề cập tới vai trò và các kía cạnh khác nhau của truyền thông về bảo vệ môi trường và tài nguyên như vấn đề đất đai, ô nhiễm môi trường, các sự kiện và sự cố môi trường, các hiện tượng tự nhiên bất thường như bão lũ, các biểu hiện và hệ quả của tác động khí hậu trên các phương tiên tuyền thông khác nhau như báo in, phát thanh, báo điện tử. Tuy có một vài nghiên cứu mang tính gần gũi với hướng nghiên cứu của đề tài này nhưng cho tới nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học trên truyền hình nói chung và kênh VTV2 Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) nói riêng. Do vậy, đề tài nghiên cứu đảm bảo tính mới và không trùng lặp với các nghiên cứu trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Nghiên cứu thực trạng truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học tại Đài Truyền hình Việt Nam hiện nay thông qua kênh truyền hình VTV2- kênh Khoa học và Giáo dục. Phân tích thành công và hạn chế hoạt động truyền thông về bảo tồn đa dạng sinh học trên truyền hình về bình diện: chất lượng chương trình và tác động của hoạt động truyền thông này đối với công chúng nói chung và nhận thức về hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học của công chúng nói riêng. Cuối cùng, đề tài nhằm đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông về bảo tồn đa dạng sinh học trên truyền hình. 3.2. Nhiệm vụ Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết của Đảng và Nhà nước có liên quan tới bảo vệ môi trường nói chung và bảo tồn đa dạng sinh học nói riêng, đặc biệt là các văn bản có liên quan trực tiếp tới lĩnh vực truyền thông về bảo tồn đa dạng sinh học. Nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông về bảo tồn đa dạng sinh học và quy trình thực hiện một chương trình truyền hình về bảo tồn đa dạng sinh học trên kênh VTV2- Đài Truyền hình Việt Nam. Khảo sát đánh giá ý kiến của khán giả truyền hình đối với một số chương trình về hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học. Qua đó, đánh giá tác động của hoạt động truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học đối với nhận thức và hành vi của công chúng. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động truyền thông về bảo tồn đa dạng sinh học trên sóng truyền hình Đài Truyền hình Việt Nam. 4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Hoạt động truyền thông về đa dạng sinh học bao gồm nhiệm vụ của rất nhiều cơ quan chuyên môn thuộc chính phủ, các bộ ngành và địa phương, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, các cơ quan báo chí và những người quan tâm. Tuy nhiên với giới hạn của một luận văn thạc sĩ, đề tài xác định phạm vi nghiên cứu là hoạt động truyền thông về bảo tồn đa dạng sinh học trên kênh VTV2, Đài THVN, khảo sát từ tháng 01.2012 đến tháng 12.2013. Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các chương trình truyền hình trên kênh VTV2: Chương trình Việt Nam Xanh, chương trình Phát triển bền vững và chương trình Các vấn đề giáo dục. Đây là ba chương trình do VTV sản xuất, được phát sóng vào các giờ khác nhau trên kênh VTV2, có phản án các thông tin môi trường và đa dạng sinh học. Đề tài tập trung phân tích văn bản truyền thông, qui trình sản xuất chương trình và nghiên cứu công chúng nhằm đánh giá chất lượng hoạt động truyền thông về bảo tồn đa dạng sinh học của các chương trình kể trên. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Đề tài sẽ sưu tầm, hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động truyền thông về bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Các tài liệu cụ thể là: Luật báo chí năm 1989 và Luật sửa đổi bổ xung một số điều của Luật Báo chí năm 1992. Các văn bản quy phạm pháp luật: Luật Thủy sản được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 (số 17/2003/QH11) và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2004 (số 29/2004/QH11) và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 2005; Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 (số 52/2005/QH11) và có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2006; Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 (số 20/2008/QH12) và có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2009. Các công trình nghiên cứu, sách, báo, tư liệu, tài liệu, luận văn và khóa luận liên quan đến đề tài. Các bài báo liên quan tới vấn đề luận văn nghiên cứu trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở trung ương và địa phương. Ngoài ra, luận văn còn nghiên cứu các văn bản khác liên quan tới quá trình sản xuất và phát sóng chương trình truyền hình như kết luận giao ban, kịch bản - Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Đối tượng chịu tác động trực tiếp, đối tượng hưởng lợi nhiều nhất của các chương trình truyền hình là công chúng. Hiệu quả đầu tiên cần được nghiên cứu của một chương trình truyền hình là hiệu quả truyền thông của nó. Do vậy, đề tài thực hiện một điều tra xã hội học có quy mô nhỏ để đánh giá hiệu quả, chất lượng các chương trình truyền hình về bảo tồn đa dạng sinh học thông qua ý kiến của công chúng. Dự kiến cuộc điều tra được thực hiện với 300 bảng hỏi được phát cho khách thể nghiên cứu là đối tượng học sinh sinh viên và người dân đang sống và làm việc tại thủ đô Hà nội. - Phương pháp quan sát trực tiếp: Do người thực hiện đề tài chuyên viên truyền thông tại Tổng cục Môi trường- Bộ Tài nguyên và Môi trường, một đơn vị có hoạt động hợp tác chặt chẽ về nội dung truyền thông với Đài Truyền hình Việt Nam, nên tôi có điều kiện tiếp xúc, quan sát, tìm hiểu, tiếp cận thực tế sản xuất chương trình truyền hình về bảo tồn đa dạng sinh học để phân tích, đánh giá, phát hiện những khó khăn, thuận lợi, thành công và hạn chế của các chương trình cụ thể. - Phương pha ́ p nghiên cứu trường hợp: Đề tài lựa chọn kênh truyền hình để nghiên cứu là kênh VTV2. - Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Người thực hiện đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn sâu với các phóng viên, biên tập viên trực tiếp tham gia sáng tạo tác phẩm, các nhà quản lý của cả đơn vị truyền thông là Đài Truyền hình Việt Nam và lãnh đạo Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học và Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường Ngoài ra chúng tôi còn phỏng vấn m ột số nhà nghiên cứu lý luận báo chí ở Việt Nam, những chuyên gia truyền thông ở các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế tại Việt Nam để tìm hiểu, thu thập ý kiến đánh giá của các chuyên gia về hoạt động truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học ở hiện nay ở nước ta. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Đề tài chỉ ra một cách hệ thống lý các lý luận và thực tiễn về truyền thông bảo vệ môi trường nói chung và bảo tồn đa dạng sinh học nói riêng trên truyền hình. Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng chất lượng về nội dung và hình thức thể hiện của các chương trình truyền hình về môi trường trên VTV2 một cách tương đối toàn diện và có hệ thống. Rút ra những kinh nghiệm thực tiễn nhằm phục vụ cho công tác chuyên môn. Đề tài phát hiện và củng cố thông tin về thực trạng, khó khăn, thuận lợi, ưu điểm và tồn tại, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình truyền hình về đề tài bảo tồn đa dạng sinh học. Làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý trong việc hoạch định những chính sách và xây dựng qui trình sản xuất phù hợp nhằm nâng cao chất lượng chương trình truyền hình về bảo tồn đa dạng sinh học. Kỳ vọng trở thành nguồn tư liệu tham khảo về truyền thông bảo vệ môi trường nói chung và truyền thông về bảo tồn đa dạng sinh học nói riêng đối với các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, các cơ quan báo chí, các nhà nghiên cứu báo chí, sinh viên báo chí và những người có quan tâm tới hoạt động này. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về đa dạng sinh học và truyền thông về đa dạng sinh học ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học trên Kênh VTV2 Đài truyền hình Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng chất lượng hoạt động truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học của các chương trình truyền hình. References 1. Phillip Breton, Serge Proulx (1996), Bùng nổ truyền thông, NXB Văn hóa. 2. Báo cáo diễn biến Môi trường Việt Nam 2005. Đa dạng sinh học; 3. Cac Mac và F. Ăngghen (1995), Cac Mac và F. Ăngghen toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. 4. Chính phủ, Nghị định 73/1999/NĐ-CP về chủ trương xã hội hoá giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao 5. Chính phủ, Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 đã tạo động lực mạnh mẽ cho việc xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, Hà Nội. 6. GS.Lê Trọng Cúc, (2002), Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động. 8. Đài Truyền hình Việt Nam, Kỷ yếu 30 năm xây dựng và trưởng thành. 9. GS. Phạm Bình Quyền, GS.TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn (2002), Đa dạng sinh học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Eric Flkhtelius (2002), 10 bí quyết kỹ năng nghề báo (Bản dịch của Nguyễn Văn Dững, Hoàng Anh, Ngọc Oanh), NXB Lao động, Hà nội. 11. Grabennhicop (2003), Báo chí trong kinh tế thị trường, NXB Thông tân, Hà nội. 12. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới & xu hướng phát triển, NXB Thông tấn. 13. Vũ Đình Hòe (Chủ biên) (2000), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo và quản lý, Hà nội. 14. Khoa Báo chí (2005), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Trường Đại học KH XH-NV, Đại học Quốc gia Hà nội. 15. Khoa Báo chí, Phân viên Báo chí và Tuyên truyền- Học viện Chính trị quốc gia HCM (2000), Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn, NXB Văn hóa Thông tin. 16. Khoa Báo chí- Học viện Báo chí và Tuyên truyền (1998), Truyền hình trong các hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, Tài liệu tham khảo. 17. Khoa báo chí MGU (1997), Những vấn đề cấp thiết của báo chí, Maxcova. 18. Trần Bảo Khánh (2003), Sản xuất chương trình truyền hình, NXB Văn hóa Thông tin. 19. Luật Đa dạng sinh học Việt Nam số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008. 20. Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005. 21. Hồ Chí Minh, Về vấn đề báo chí, Tài liệu tham khảo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà nội, 2005. 22. Michael Schudson (2003), Sức mạnh của tin tức truyền thông, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. 23. Phan Ngọc (2000), Một cách tiếp cận văn hóa, NXB Thanh niên, Hà Nội. 24. Trần Quang Nhiếp (chủ biên) (2002), Định hướng hoạt động và quản lý báo chí trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. 25. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2007), Bước đầu nghiên cứu vấn đề xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam, Khóa luận Tốt nghiệp Đại học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Hành chính- Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 26. Hoàng Phê (2006), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất Bản Đà nẵng. 27. Phạm Đình Huỳnh, Phạm Chiến Khu (1995), Nghiên cứu Xã hội học, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 28. Vũ Văn Quang, Hoạt động nghề nghiệp của ekip phóng viên trong sáng tạo tác phẩm truyền hình, Trung tâm đào tạo nghiệp vụ truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam. 29. Trần Hữu Quang (2001), Chân dung công chúng truyền thông, NXB TPHCM. 30. Lê Minh Quốc (2000), Hỏi đáp báo chí Việt Nam, NXB Trẻ. 31. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1999), Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999. 32. Cơ sở sinh học Bảo tồn. Tác giả: Richard B. Primack (Võ Quý, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng dịch) Năm xuất bản: 1999. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 33. Nguyễn Minh Tiến (2002), Từ điển báo chí, NXB Thông tấn, TPHCM. 34. Nguyễn Vũ Tiến (2005), Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. 35. Tạ Ngọc Tấn (2001), Cơ sở lý luận Báo chí, NXB Chính trị Quốc gia. 36. Tạ Ngọc Tấn (2001), Từ lý luận tới thực tiễn báo chí, NXB Văn hóa Thông tin. 37. Trung tâm đào tạo nghiệp vụ truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam, Sản xuất chương trình lưu động. 38. Tổng cục môi trường, Hỏi- đáp Môi trường, 2010. 39. Vụ Báo chí- Bộ Văn hóa Thông tin, Các quy đinh về Báo chí, Hà nội. 40. Viện ngôn ngữ, Từ điển tiếng Việt, 2000. 41. Tạp chí Truyền hình Việt Nam, 2008 đến 2010. 42. X.A. Muratop (2004), Giao tiếp trên truyền hình, NXB Thông tấn. 43. X.L. Xvích. Cudơnhetxốp. G.V (2004) - Dịch giả: Đào Tấn Anh, Báo truyền hình, Nxb Thông Tấn, tập 1-2. . số vấn đề chung về đa dạng sinh học và truyền thông về đa dạng sinh học ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động truyền thông bảo tồn đa dạng sinh học trên Kênh VTV2 Đài truyền hình Việt Nam. Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học trên kênh VTV2- Đài Truyền hình Việt Nam (Khảo sát 2012-2013) được thực hiện nhằm nghiên cứu nội dung, hình thức thể hiện của các chương trình truyền hình về bảo. vực truyền thông về bảo tồn đa dạng sinh học. Nghiên cứu thực trạng hoạt động truyền thông về bảo tồn đa dạng sinh học và quy trình thực hiện một chương trình truyền hình về bảo tồn đa dạng sinh