1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phát triển du lịch biển đà nẵng

6 3,2K 62

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 308,42 KB

Nội dung

Vấn đề làm thế nào để khai thác các tiềm năng, lợi thế vốn có để phát triển mạnh du lịch biển Đà Nẵng đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của Thành phố, các nhà quản lý du lịch.. Đề tài cấp

Trang 1

Nghiên cứu phát triển du lịch biển Đà Nẵng

Trần Thị Kim Ánh

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

Luận văn ThS ngành: Du lịch Người hướng dẫn: TS Lê Anh Tuấn

Năm bảo vệ: 2010

Abstract Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch biển, phát triển

du lịch biển Nghiên cứu kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển du lịch biển Làm rõ tiềm năng, thực trạng khai thác phát triển du lịch ven biển tại Đà Nẵng

Đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp để phát triển du lịch biển Đà Nẵng

Keywords Du lịch; Phát triển Du lịch; Đà Nẵng; Biển

Content

1 Lý do chọn đề tài

Từ xa xưa, những vùng ven biển đã thu hút con người khi có thời gian nhàn rỗi đi đến

để nghỉ dưỡng và du lịch Khu vực ven biển không chỉ có không gian yên tĩnh, khí hậu trong lành mà con người còn được bơi và ngâm mình trong nước biển để chữa bệnh.Vùng ven biển cung cấp cho con người nhiều nguồn thuỷ, hải sản có lượng đạm cao nhằm bồi bổ sức khỏe

Đà Nẵng, với bờ biển dài 60km, chạy dọc từ chân đèo Hải Vân đến điểm danh lam thắng cảnh nổi tiếng Ngũ Hành Sơn, tạo thành một đường vòng cung bao quanh thành phố Bãi cát trắng, mịn sạch, nguyên sơ, môi trường cảnh quan đẹp lại nằm gần trung tâm thành phố, giao thông đi lại tiện lợi là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, giải trí biển Chính điều này đã làm cho biển Đà Nẵng được tạp chí Forbes bình chọn là một trong sáu bãi biển đẹp nhất thế giới, có thể nói đây là một lợi thế đối với du lịch biển Đà Nẵng

Tuy sở hữu m ột trong sáu bãi biển đẹp nhất thế giới, nhưng hiê ̣n nay tiềm năng du lịch biển Đà Nẵng chưa được khai thác phù hợp để đủ sức thu hút khách du lịch Vấn đề làm cản trở sức hấp dẫn của du lịch biển Đà Nẵng đã được không ít du khách cho rằng : các dịch vụ vui chơi giải trí ở các khu du lịch biển dường như quá thiếu và nghèo nàn ; đồng thời với chất lươ ̣ng giá cả các loa ̣i hình ki nh doanh di ̣ch vu ̣ ta ̣i các khu du li ̣ch biển còn quá nhiều bất

câ ̣p

Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường do sự thiếu ý thức của người dân , của khách

du li ̣ch; của viê ̣c xử lý nước thải, rác thải của các di ̣ch vu ̣ phu ̣c vu ̣ du li ̣ch Cùng với đó là tình trạng chèo kéo khách du lịch vẫn diễn ra tại một số bãi tắm , khu du li ̣ch biển gây nhiều phiền nhiễu cho du khách đã và đang trở thành yếu tố cản trở sự phát triển du lịch biển Đà Nẵng

Vào mùa du lịch biển, các bãi biển Đà Nẵng luôn đông khách, nhưng phần lớn là người dân thành phố, khách nội địa chiếm vị trí thứ hai Khách du lịch nước ngoài có chăng chỉ tập trung ở khu vực bãi biển trước khách sạn 5 sao Furama

Vấn đề làm thế nào để khai thác các tiềm năng, lợi thế vốn có để phát triển mạnh du lịch biển Đà Nẵng đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của Thành phố, các nhà quản lý du lịch Trong bối cảnh đó, tôi quyết định chọn đề tài:

Trang 2

“Nghiên cứu phát triển du lịch biển Đà Nẵng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp

2 Lịch sử nghiên cứu

Đã có nhiều đề tài cấp Bộ của Tổng cục du lịch, các viện nghiên cứu, nhiều bài báo nghiên cứu đề cập đến loại hình du lịch biển đảo của Việt Nam Cụ thể, viện Khoa học Xã hội Việt Nam (Năm 2005) đã triển khai đề tài cấp Bộ “Điều kiện kinh tế xã hội – nhân văn vùng ven biển Việt Nam” Đề tài đã nghiên cứu tất cả các điều kiện kinh tế, xã hội – nhân văn của các vùng ven biển của cả nước, từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện phát triển bền vững kinh tế xã hội vùng ven biển Việt Nam

Liên quan đến du lịch biển, tác giả Lê Trọng Bình (2009) đã phân tích được thế mạnh, nguồn lợi của vùng biển và đảo ở nước ta từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác hơn nữa nguồn tài nguyên biển đảo của nước ta cho sự phát triển du lịch

Đối với du lịch Đà Nẵng nói chung và du lịch biển Đà Nẵng nói riêng, cũng đã có những nghiên cứu đề cập tới Cụ thể, đề tài cấp thành phố do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng chủ trì, năm 2002 đã triển khai đề tài: Một số giải pháp cơ bản nhằm khai thác

có hiệu quả kinh tế biển của thành phố Đà Nẵng Đề tài được nghiên cứu nhằm đưa ra những căn cứ khoa học cho hoạch định các chủ trương chính sách phát triển, các kế hoạch đầu tư và hợp tác, đồng thời đón nhận cơ hội đẩy nhanh quá trình phát triển, từng bước đưa Đà Nẵng trở thành một thành phố phát triển mạnh về kinh tế biển

Đề tài cấp thành phố thứ hai cũng được Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng chủ trì năm 2006 về: Điều tra rạn san hô vùng biển Bán đảo Sơn Trà và vùng biển từ Hòn Chảo đến Nam đèo Hải Vân Đề tài xác định được những dẫn liệu cơ bản về rạn san hô (phân bố, diện tích, đa dạng sinh học, năng suất sinh học, hiện trạng khai thác và sử dụng rạn san hô) và đặc điểm các hệ sinh thái liên quan làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên trong vùng biển ven bờ Đà Nẵng từ Hòn Chảo đến nam đèo Hải Vân

và bán đảo Sơn Trà

Đề tài cấp thành phố thứ 3 do Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng chủ trì năm 2002 về Kiến trúc đô thị ven biển thành phố Đà Nẵng, định hướng và giải pháp đề tài đã đã nghiên cứu đưa ra những định hướng về chính sách và giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan hợp lý phục vụ cho phát triển du lịch mang tính bền vững cho dải đô thị ven biển, góp phần tích cực vào bộ mặt đô thị và nhấn mạnh đặc trưng của môi trường cảnh quan bờ biển Đà Nẵng

Năm 2003, Sở Du lịch Đà Nẵng đã có báo cáo: Nghiên cứu phát triển các loại hình và hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Đề tài đã nghiên cứu và phát triển các loại hình sản phẩm và hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2003-2010 Cụ thể, đề tài đã nghiên cứu các sản phẩm du lịch, các hoạt động dịch vụ du lịch của Đà Nẵng trong mối liên hệ tác động với môi trường trên cơ sở đó, nghiên cứu

và đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển các sản phẩm và hoạt động dịch vụ du lịch Đà Nẵng

Ngoài ra, nhiều luận văn thạc sĩ đã đề cập đến du lịch Đà Nẵng trong thời gian qua Tác giả Lê Đức Viên (2008) đã triển khai đề tài: “Chiến lược phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng đến 2015” Tác giả đã hệ thống hóa về mặt lý luận những nội dung liên quan đến du lịch và chiến lược phát triển du lịch, phân tích thực trạng phát triển của du lịch Đà Nẵng trong giai đoạn 2001– 2007, đồng thời đề xuất chiến lược phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng đến 2015

Tác giả Cao Cẩm Hương (2008) đã triển khai đề tài: “Phát triển loại hình du lịch MICE trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” và đã làm rõ các vấn đề liên quan đến loại hình du lịch MICE Đề tài đã tổng hợp một khối lượng lớn thông tin, dữ liệu lớn liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và du lịch MICE nói riêng và đưa ra các phương hướng, giải pháp phát triển du lịch MICE

Tác giả Phan Thanh Nam (2008) đã thực hiện đề tài: “Xây dựng chiến dịch truyền thông cổ động cho ngành du lịch thành phố Đà Nẵng” luận văn vận dụng những nghiên cứu

Trang 3

về lý luận, tổ chức thu thập tài liệu về thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch và hoạt động truyền thông cổ động của du lịch thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua Trên cơ sở

đó, Luận văn đã xây dựng được một chiến dịch truyền thông cổ động cho ngành xác định thị trường mục tiêu, từ đó xác định mục tiêu và lựa chọn kênh truyền thông từng đoạn thị trường

Tác giả Nguyễn Lê Giang Thiên (2006) đã triển khai đề tài: ”Giải pháp thu hút khách quốc tế đến Đà Nẵng” Tác giả đã phân tích được thực trạng phát triển du lịch quốc tế tại Đà Nẵng, chỉ ra các điều kiện, thế mạnh của Đà Nẵng đối với thị trường khách du lịch quốc tế từ

đó đưa ra giải pháp để đẩy mạnh khai thác khách quốc tế đến Đà Nẵng trong tương lai

Mặc dù tiềm năng du lịch biển Đà Nẵng là rất lớn nhưng tình hình khai thác tài nguyên du lịch biển của Đà Nẵng chưa tương xứng với tiềm năng do chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức của các cấp ban ngành và chính quyền địa phương, dưới góc độ khoa học nghiên cứu phát triển du lịch biển Đà Nẵng là một đề tài thiết thực cho du lịch Đà Nẵng Ngoài đề tài trên đây, cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào khác về phát triển du lịch biển Đà Nẵng một cách hệ thống Chính vì vậy việc triển khai đề tài nghiên cứu phát triển du lịch biển Đà Nẵng là cần thiết, khách quan, đáp ứng như cầu đòi hỏi của ngành

du lịch địa phương

3 Mục tiêu nghiên cư ́ u và nhiệm vụ của đề tài

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu đề xuất định hướng và giải pháp phát triển du lịch biển tại Đà Nẵng

3.2 Nhiệm vụ của đề tài

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch biển, phát triển du lịch biển

- Nghiên cứu kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển du lịch biển

- Làm rõ tiềm năng, thực trạng khai thác phát triển du lịch ven biển tại Đà Nẵng

- Đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp để phát triển du lịch biển Đà Nẵng

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Các loại hình du lịch biển và các điều kiện phát triển du lịch biển

4.2 Phạm vi nghiên cứ u

- Phạm vi nội dung: hoạt động khai thác các điều kiện để phát triển du lịch ven biển

- Phạm vi về không gian:

+ Bãi biển dưới chân núi: Bao gồm các bãi biển nằm dưới chân Hải Vân và bán đảo Sơn Trà như Tiên Sa, Bãi Bắc, Bãi Nam, Bãi Bụt

+ Bãi biển trong vịnh Đà Nẵng : Xuân Thiều, Thanh Khê, Thanh Bình + Bãi biển khác: Mỹ Khê, T20, T18, Bắc Mỹ An, Non Nước

- Phạm vi về thời gian: Số liệu thống kê và các tài liệu liên quan được sử dụng từ năm 2005 đến nay

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp

Để có được cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu, tác giả đã thu thập các thông tin, các dữ liệu cơ bản từ các nguồn nghiên cứu về du lịch ven biển, các quan điểm về phát triển du lịch biển, các tài liệu liên quan đến biển Đà Nẵng Sau đó tiến hành phân tích dữ liệu, đánh giá tổng hợp rồi đưa ra những kết luận có căn cứ Phương pháp này chủ yếu phục vụ cho nội dung của Chương 1 và Chương 2 của luận văn

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:

+ Sách, giáo trình

+ Các công trình khoa học gồm báo cáo lý luận, luận văn…

+ Các báo, tạp chí chuyên ngành, các thông tin trên Internet

+ Các văn bản pháp luật như Luật du lịch

Trang 4

+ Các báo cáo tổng kết của Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch Đà Nẵng

+ Các Nghị quyết, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị của Thành phố Đà Nẵng

- Phương pháp khảo sát thực địa

Phương pháp khảo sát thực địa là một trong những phương pháp quan trọng góp phần làm cho kết quả nghiên cứu mang tính xác thực Trực tiếp khảo sát tại các bãi tắm

đã và đang khai thác phục vụ khách du lịch giúp tác giả đánh giá được tiềm năng cũng như nguồn lực phát triển du lịch biển Đà Nẵng, đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất hợp lý

và khả thi

Tác giả sử dụng phương pháp này để phục vụ cho Chương 2 của luận văn Khảo sát thực địa được tác giả triển khai vào mùa cao điểm nhất của du lịch biển và trước khi kết thúc mùa vụ du lịch biển Khảo sát thực địa được tiến hành làm hai đợt Đợt 1 từ 15/04/2010 đến 17/04/2010: tác giả đã khảo sát thực địa các bãi tắm: Mỹ Khê, T20, T18, Bắc Mỹ An, Non Nước, Tiên Sa, Bãi Bụt Trong đó, tác giả tập trung quan sát các mức độ ô nhiễm, mật

độ khách du lịch, lượng khách du lịch là quốc tế chiếm đa số hay nội địa, nếu khách nội địa là khách địa phương hay khách từ nơi khác đến Mức độ sử dụng các dịch vụ tại các khu vực ven biển của khách du lịch

Đợt 2 từ : 25/08/2010 đến 27/08/2010: tác giả tiến hành phát phiếu điều tra, khảo sát cho các khách lưu trú tại các khách sạn ven biển để tìm hiểu mức độ hài lòng, mức độ hấp dẫn của các dịch vụ du lịch ven biển

- Điều tra xã hội học:

Tác giả thực hiện phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm thu thập được những

số liệu sơ cấp, đánh giá được nhu cầu của du khách và tâm lý sẵn sàng tham gia hoạt động du lịch của người dân địa phương Ngoài ra luận văn còn tiến hành phương pháp phỏng vấn và quan sát tham dự bằng cách quan sát trực tiếp cuộc sống của người dân địa phương, hoạt động của khách du lịch và cách thức thực hiện của nhân viên tại một số khách sạn ven biển

- Phỏng vấn chuyên sâu

Trong quá trình thực hiện, tác giả đã áp dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia bằng cách tham khảo ý kiến của một số chuyên gia, các nhà khoa học và các cán bộ của thành phố Đà Nẵng các cán bộ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu

tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Những nhận định của các chuyên gia đã giúp tác giả có định hướng xác thực hơn cho nghiên cứu của mình

6 Kết quả nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hóa được các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển du lịch Biển: quan niệm, nội dung, hình thức, các loại sản phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch biển

- Làm rõ được những điều kiện và hoạt động khai thác các điều kiện để phát triển du lịch biển

Đà Nẵng

- Đề xuất được các giải pháp khả thi để phát triển du lịch biển tại Đà Nẵng trong giai đoạn tới

7 Kết cấu và nội dung chủ yếu của luâ ̣n văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu thành bởi 3 chương

Chương 1: Như ̃ng vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển du li ̣ch biển

Chương này đề cập tới những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về du lịch biển,

trong đó trọng tâm là đặc điểm của loại hình du lịch biển, các điều kiện để phát triển du lịch biển Nhu cầu của con người đối với du lịch biển và sự phát triển của du lịch biển ở nước ta và trên thế giới Các loại hình du lịch biển và các mô hình du lịch biển trên thế giới

Chương 2: Thư ̣c trạng phát triển du li ̣ch biển tại thành phố Đà Nẵng

Chương này đề cập tới hiện trạng phát triển du lịch biển tại một số đảo bãi biển ở

Đà Nẵng nói chung, sau đó trình bày, đánh giá các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên, chính sách, nguồn lực về kinh tế cũng như về nguồn nhân lực cho phát triển du lịch biển Đà

Trang 5

Nẵng Đồng thời nghiên cứu những thuận lợi và khó khăn cho phát triển du lịch Đà Nẵng So sánh với các bãi biển nổi tiếng khác của cả nước

Chương 3: Định hướng phát triển mô ̣t số loa ̣i hình du li ̣ch biển Đà Nẵng

Chương 3 đã đưa ra các mục tiêu, định hướng trong phát triển du lịch biển Đà Nẵng trong thời gian tới và đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch biển Đà Nẵng

References

[1].Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động

của thành ủy Đà Nẵng về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

[2].Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2007), Tài liệu khóa tập huấn về bảo vệ môi trường

du lịch cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, tổ chức tại thành phố Đà Nẵng

[3].Chiến Lược phát triển kinh tế vùng biển và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020, Bộ

Kế hoạch và đầu tư, Hà Nội - 2005

[4].Chỉ thị số 16/2006/CT-UBND ngày 25/05/2006 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc

đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn hóa - văn minh đô thị và tăng cường biện pháp xử lý các hành vi vi phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

[5].Cao Cẩm Hương (2008), Phát triển loại hình du lịch MICE trên địa bàn thành phố Đa ̀ Nẵng, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, trường Đại Học Kinh Tế, Đại Học Đà Nẵng

[6].Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình chủ biên (2000), Kinh tế du lịch và du lịch học do

Nguyễn Xuân Quý dịch, Cao Tự Thanh hiệu đính, Nxb Trẻ, Hà Nội

[7].Điều kiện kinh tế xã hội – nhân văn vùng ven biển Việt Nam, viện Khoa học xã hội Việt

Nam

[8].Huỳnh Văn Thanh (2002), Một số giải pháp cơ bản nhằm khai thác có hiệu quả kinh tế

biển của thành phố Đà Nẵng Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng

[9].Lê Đức Viên (2008), Chiến lược phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng đến 2015

[10].Nguyễn Hữu Thụ (2005), Tâm lý học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội

[11].Nguyễn Văn Đính (2007), Giáo trình nghiệp vụ lữ hành, Nxb Đại học Kinh tế Quốc

dân, Hà Nội

[12].Nguyễn Ngọc Tuấn (2002), Báo cáo tổng kết đề tài kiến trúc đô thị ven biển thành phố

Đà Nẵng, định hướng và giải pháp

[13].Nguyễn Văn Long (2006), Điều tra rạn san hô vùng biển Bán đảo Sơn Trà và vùng

biển từ Hòn Chảo đến Nam đèo Hải Vân

[14].Nguyễn Đăng Trường (2003), Nghiên cứu phát triển các loại hình và hoạt động dịch

vụ du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

[15].Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà

Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

[16].Nghị quyết 03/NQ-TU của BCH Đảng bộ thành phố Đà Nẵng về “Đẩy mạnh phát triển

du lịch thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ mới”

[17].Nghị quyết số 25/2005/NQ-HĐND ngày 26 tháng 7 năm 2005 của HĐNDTPĐN khoá

VII, kỳ họp thứ 5 về thực hiện Chương trình xây dựng thành phố 3 có

[18].Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nxb ĐHQG Hà Nội

[19].Nguyễn Đình Hoè (2006),Môi trường và phát triển bền vững, Nxb ĐHQG Hà Nội [20] Phùng Tấn Viết (2007), Công tác quản lý phát triển kinh tế biển Đà Nẵng, chuyên đề

tham luận tại hội thảo: Quản lý phát triển bền vững kinh tế biển Đà Nẵng

[21].Phùng Tấn Viết (2007), Quản lý phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và an ninh -

quốc phòng thành phố Đà Nẵng chuyên đề tham luận tại hội thảo: Quản lý phát triển bền

vững kinh tế biển Đà Nẵng

Trang 6

[22].Phan Thanh Nam (2008), Xây dựng chiến dịch truyền thông cổ động cho ngành du

lịch thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, trường Đại Học Kinh Tế, Đại

Học Đà Nẵng

[23].Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg ngày 04/08/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc

phê duyệt đề án phương hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực Miền Trung

- Tây Nguyên

[24].Quyết định số 1584/QĐ – UBND ngày 04/03/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng về

việc Phê duyệt đề án khai thác bãi biển du lịch Đà Nẵng

[25] Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

thành phố Đà Nẵng đến năm 2020

[26].UBND thành phố Đà Nẵng, Quyết định số 18/2007/QĐ – UBND ngày 01/03/2007 về

việc ban hành quy định về Quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ; bảo vệ cảnh quan môi trường và giữ gìn an ninh trật tự tại các bãi biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

[27] UBND thành phố Đà Nẵng, Quyết định số 143/2005/CT-UBND ngày 03/05/2005 về

việc ban hành Đề án xây dựng nếp sống văn hóa-văn minh đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

[28] TS.Trịnh Xuân Dũng (2005), Phát triển du lịch biển đảo các tỉnh bắc miền trung Việt

Nam

[29].Tổng cục du lịch Việt Nam (2008), Non nước Việt Nam, nxb Hà Nội

[30].Tạp chí văn hóa du lịch Đà Nẵng (2010), Các số 01,02,03,04,05,06 Sở Văn hóa Thể

thao và Du lịch Đà Nẵng

[31].TS.KTS Lê Trọng Bình, Đẩy mạnh phát triển du lịch biển đảo Việt Nam, Tạp chí du

lịch Việt Nam số 09 (2009) Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục du lịch

[32].Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường du lịch, nxb ĐHQG Hà Nội

[33].UBND thành phố Đà Nẵng – Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (2010), Nghiên cứu

chiến lược phát triển liên kết thành phố Đà Nẵng và các vùng phụ cận tại nước CHXHCN Việt Nam ( DaCRISS)

[34].UBND tỉnh Quảng Nam (2010) tài liệu hội thảo:“ Miền trung xây dựng điểm đến Quốc

tế”

[35].Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2009), Du lịch thành phố Đà Nẵng với việc thực

hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và ý kiến đề xuất cho chiến lược giai đoạn 2011- 2020

[36].UBND thành phố Đà Nẵng (2007), Kế hoạch thực hiện chương trình hành động của

Thành ủy Đà Nẵng về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020

[37].Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2005), Báo cáo tình hình triển khai các dự án

đầu tư cho du lịch phục vụ buổi làm việc của thành ủy và UBND thành phố

[38].UBND thành phố Đà Nẵng (2007), Báo cáo chuyên đề về công tác quản lý phát triển

kinh tế biển

[39].UBND tỉnh Quảng Nam (2010) tài liệu hội thảo, Nguồn nhân lực trong du lịch, thực

trạng và giải pháp

TÀI LIỆU TỪ INTERNET

[40] http:/www.cst.dangnang.gov.vn

[41] http:/www.vietnam tourism.com.gov.vn

[42] http:/www.dulichdanang.gov.vn

[43] http:/www.dangnangtourism.com.vn

[44] http://my.opera.com/ngheantourisminfo/blog/show.dml/4208609

[45] http://www.dost.danang.gov.vn/

[46] http://www.cphud.danang.gov.vn/

[47] http://www.danangtourism.gov.vn/

[48] http://vi.wikipedia.org/wiki/danang

Ngày đăng: 24/01/2014, 23:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w