II. Thực trạng về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1988 đến nay
4. Giải pháp cho quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng lượng vốn FDI vào Việt Nam đã tăng dần. Có điều đó là do sự nỗ lực của chính phủ trong sửa đổi các chính sách, xoá bỏ dần những rào cản, tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư. Có thể kể đến như: sự thay đổi tỷ lệ ký gửi ngoại tệ trong tài khoản “quản lý và giữ hộ” tại ngân hàng được giảm bớt xuống còn 40% ( vào tháng 5/2002) và đến tháng 4/2003 thì bãi bỏ, xây dựng mới một số kết cấu hạ tầng cơ sở…
Mặc dù vậy lượng vốn cần cho đầu tư phát triển nền kinh tế đất nước ngày càng tăng và việc tăng cường thu hút thêm nguồn FDI là cực kỳ cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng. Đồng thời với việc tạo ra những điều kiện cần thiết để thu hút FDI, sử dụng có hiệu quả nguồn FDI đã tạo lập được là giảm thiểu những hiệu ứng tiêu cực của nó nhằm mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư và lợi ích cho quốc gia. Cụ thể
các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng FDI vào Việt Nam là:
4.1.Mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài và đa dạng hoá hình thức đầu tư a .Về mở rộng lĩnh vực đầu tư
-Triển khai các đề án đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng sau: + Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài để Việt Nam sớm trở thành một trong những trung tâm sản xuất khu vực về điện tử, cơ khí chế tạo ; tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển mạnh các ngành công nghiệp hỗ trợ
+ Đẩy nhanh tiến độ hình thành các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn.
+ Rà soát các quy định về tạm dừng hoặc hạn chế cấp giấy phép đầu tư nước ngoài để xem xét, nới lỏng điều kiện đầu tư phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường theo cam kết hội nhập khu vực và quốc tế
+ Mở rộng lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài để góp phần cải thiện cuộc sống của người dân
+ Rà soát để mở rộng những lĩnh vực hưởng ưu đãi khuyến khích hoặc đặc biệt khuyến khích đầu tư nước ngoài
- Ban hành kịp thời các chính sách để thu hút đầu tư nườc ngoài vào những lĩnh vực đầu tư như khu công nghệ cao, kinh doanh bất động sản , dịch vụ phân phối, giáo dục ,đào tạo. Cụ thể:
+ Ban hành quy chế khu công nghệ cao và chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài
+ Nghiên cứu sửa đổi nghị định số 60/CP của chính phủ ngày 15/7/1994 về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị và nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở phù hợp với quy định của bộ Luật Dân sự và Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật của đất đai
+ Ban hành ngay các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách, quy định về hợp tác đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đào tạo
+ Ban hành các quy địng cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư cung cấp dịch vụ nhập khẩu, dịch vụ phân phối trong nước .
b .Về đa dạng hoá hình thức đầu tư
- Triẻn khai thực hiện thí điểm việc chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này được niêm yết tại thị trường chứng khoán.
- Nghiên cứu thí điểm việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty quản lý vốn, công ty mẹ –công ty con hoạt động theo mô hình đa mục tiêu , đa hình thức.
- Nghiên cứu đề án áp dụng hình thức đầu tư mua lại và sáp nhập để mở thêm kênh mới thu hút đầu tư nước ngoài theo một số điều kiện nhất định
- Nghiên cứu ban hành các quy định về quy chế hoạt động của các quỹ đấu tư. 4.2 . Hoàn thiện hơn nữa luật pháp ,cơ chế chính sách về đầu tư nước ngoài
a-Đẩy nhanh việc thực hiện lộ trình giảm chi phí đầu tư và tiến tới chế độ một giá áp dụng thống nhất cho đầu tư nước ngoài
Rà soạn có hệ thống các loại phí, lệ phí đang áp dụng liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, bãi bỏ các loại phí không cần thiết. Giảm các chi phí đầu vào(điện, viễn thông, dịch vụ cảng…) bằng hoặc thấp hơn các nước trong khu vực để giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Kiến nghị sửa đổi những bất hợp lý về thuế thu thập doanh nghiệp, thuế thu thập cá nhân liên quan đến đầu tư nước ngoài.
b-Hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả
+ Ban hành các quy định về đảm bảo vay vốn, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để các doanh nghiệp của nước ngoài có thể vay vốn của các tổ chức tín dụng;
thực sự tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được tiếp cận thị trường vốn trong nước
+ Xây dựng để cải cách hệ thống thuế, cải cách chính sách tiền tệ liên quan đến đầu tư nước ngoài
+ áp dụng quy định về việc kê khai nộp thuế
+ Đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thụân lợi cho việc triển khai các dự án đầu tư nước ngoài.
+ Sửa đổi bổ sung các văn bản pháp quy hiện hành để quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên đối với đất góp vốn vào liên doanh trong trường hợp doanh nghiệp chuyển đổi hình thức đầu tư, bị phá sản hoặc giải thể trước thời hạn. c- Triển khai xây dựng đề án hoàn thiện các văn bản phấp luật về đầu tư
nước ngoài.
d-Nghiên cứu hệ thống tình hình, chính sách đầu tư ra nước ngoài của
các nước trọng điểm, các tập doàn lớn; chính sách, biện pháp cải thiện môi trường
thu hút, sử dụng đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực để xác lập luận cứ cho việc xây dựng định hướng chiến lược và chính sách đầu tư nươc ngoài của Việt Nam.
4.3. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
a- Các cơ quan cần giấy phép đầu tư nước ngoài thường xuyên rà soát phân loại các dự án đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy phép đầu tư nước ngoài để có những biện pháp thích hợp kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
+ Đối với các doanh nghiệp đã đi vào sản xuất - kinh doanh, các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền của mình cần có sự động viên khen thưởng kịp thời khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động tốt tiếp tục phát triển, đồng thời cần có biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.Tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài
+ Đối với các dự án đã triển khai thực hiện, các bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tích cực hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nhất là trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng để nhanh chóng hoàn thành xây dựng cơ bản, đưa doanh nghiệp vào sản xuất – kinh doanh.
+ Đối với dự án chưa triển khai nhưng xét thấy vẫn có khả năng thực hiện, cần thúc đẩy việc triển khai trong một khoảng thời gian nhất định
+ Đối với các dự án chưa triển khai và không có triển vọng thực hiện, kiên quyết thu hồi giấy phép đầu tư nước ngoài
b-Thống nhất tập trung quản lý điều hành hoạt động đầu tư nước ngoài theo nguyên tắc tập trung, thống nhất quản lý về quy hoạch, cơ cấu, chính sách và cơ chế; tiếp tục chủ trương phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài cho uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
+Tăng cường sự quản lý điều hành thống nhất của Chính phủ, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương trong quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài
+Chú trọng và tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động của dự các dự án có vốn đầu tư nước ngoài sau cấp phép đầu tư nước ngoài.
+ Tăng cường sự hướng dẫn, kiểm tra của các bộ , ngành, trung ương. Có cơ chế xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch trong việc thực hiện chủ trương phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài
+ Có giải pháp kịp hữu hiệu ngăn chặn các địa phương tự ý ban hành các chính sách vượt khung quy định của luật pháp hiện hành
c-Rà soát một cách có hệ thống các văn bản, quy định liên quan đến hoạt
động đầu tư nước ngaòi do các bộ, ngành và các địa phương ban hành; kiên quyết bãi bỏ các quy định không phù hợp với luật pháp về đầu tư nước ngoài và sự chỉ đạo của Chính phủ.
+ Duy trì thường xuyên việc tiếp xúc trực tiếp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài.
+ Cải tiến thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài theo hướng tiếp tục đơn giản hoá việc cấp phép đầu tư nước ngoài