II. Thực trạng về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1988 đến nay
1. Những tác động tích cực của FDI đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
1.7 .FDI góp phần vào quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế
tế quốc tế .
Hoạt động FDI thể hiện sự phân công lao động quốc tế , sự hợp tác với nhà nước , tổ chức và cá nhân nước ngoài . Hoạt động FDI đã góp một phần quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách đối ngoại của cả nước ; góp phần thực hiện đường lối đối ngoại độc lập , tự chủ , rộng mở , đa phương hoá , đa dạng hoá các quan hệ quốc tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế . ĐTTTNN đã giúp Việt Nam từng bước phá thế bao vây cấm vận , bình thường hoá quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB ,… bình thường hoá và kí hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kì ; gia nhập ASEAN ,…Đến nay đã có 66nước và vùng lãnh thổ có dự án FDI tại Việt Nam .Trong tổng số vốn đăng ký đã cấp giấy phép , nguồn vốn từ châu âu , mỹ , canada , australia đạt trên 14 tỷ USD , chiếm gần 36,5% , vốn từ một số nền kinh tế Đông Bắc á đạt 15,18 tỷ USD , chiếm 39,2%, từ các nước ASEAN đạt 8,46 tỷ USD , chiếm 22% .
2.Những mặt hạn chế, tồn tại của hoạt đông FDI đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam
Bên cạnh những đóng góp đối với tăng trưởng kinh tế của nước ta, FDI vẫn còn một số mặt hạn chế như :
Vốn đầu tư tuy đã tăng qua các năm nhưng còn ở mức thấp , đặc biệt lại có xu hướng giảm dần tỉ trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã giảm từ 24% trong giai đoạn 1995 – 1999 xuống còn 17% trong giai đoạn 2000- 2004.
Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn chưa khắc phục được tình trạng mất cân đối theo ngành kinh tế và theo địa bàn đầu tư. FDI mới chỉ tập trung vào những địa phương có điều kiện thuận lợi như Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh, Bình Dương, do đó mục tiêu gọi vốn vào các địa bàn khó khăn như các tỉnh vùng núi, vùng sâu, vùng xa đã không đạt được. Mặt khác vốn đầu tư cho các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản còn chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp mặc dù đây là ngành kinh tế Việt Nam có lợi thế so sánh và rất cần gọi vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Trong khi đó, FDI lại tập trung nhiều ở lĩnh vực khách sạn du lịch đã dẫn đến tình trạnh thừa nên không khai thác hết công suất thiết kế dẫn đến tình trạng mất cân đối cơ cấu vốn đầu tư giữa các ngành kinh tế trong nước.
Hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp FDI chưa cao chỉ khoảng 50% số doanh nghiệp có lãi còn lại là không có lãi hoặc lỗ, có khoảng 200 dự án bị giải thể với tổng số vốn bị giải thể gần 3 tỷ USD.
Tính khả thi của các dự án đầu tư không cao cho thấy đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định các dự án đầu tư còn quá yếu dẫn đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước lãng phí.
Tốc độ thu hút vốn đầu tư nước ngoài sau một thời gian giảm sút đã có sự phục hồi nhưng còn chậm và không cao nhất là khi so sánh với các nước trong khu vực.