II. Thực trạng về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1988 đến nay
1. Những tác động tích cực của FDI đối với phát triển kinh tế ở Việt Nam FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
1.5 FDI góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam trước những năm thực hiện chính sách đổi mới là nền kinh tế kế hoạch hoá , tập trung quan liêu bao cấp ; một nền kinh tế nông nghiệp , tỷ lệ lao động trong lĩnh vực này chiếm 80% dân số . Từ khi thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa cơ cấu kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến cơ bản .
Trong thời gian qua hoạt động FDI đã góp phần quan trọng vào quá trình cải thiện cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tốt , ngày càng phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu của Việt Nam .
-Đối với việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế , hoạt động FDI đã giúp cơ cấu ngành kinh tế theo GDP có xu hướng phát triển hợ lý phù hợp với mục tiêu tăng dần tỷ trọng công nghiệp , dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP .
Nếu như hoạt động FDI những năm đầu tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn , văn phòng cho thuê,…thì trong thời kì từ năm 1995 đến năm 2004 đã có chuyển bién tích cực , tỷ lệ vốn FDI thu hút vào lĩnh vực sản xuất vật chất , kết cấu hạ tầng kinh tế tăng từ 58% năm 1995 lên 82% vào năm 2004 .
FDI trong các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 56% vốn đăng ký và 82% vốn thực hiện . Về giá trị sản lượng công nghiệp cả nước , FDI hiện chiếm gần 35% với tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm , góp phần đưa tốc độ tăng trưởng công nghiệp cả nước đạt từ 11 – 13%/ năm . FDI đã tạo nên nhiều ngành nghề , sản phẩm mới góp phần làm tăng đáng kể năng lực ngành công nghiệp Việt Nam .
FDI trong các ngành dịch vụ chiếm 36% vốn đăng ký và vốn thực hiện . Hoạt động FDI đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng dịch vụ cả nước đạt từ 6,8 – 7%/ năm .
FDI trong các ngành nông lâm nghiệp chiếm 8% vốn đăng ký và 6% vốn thực hiện . Hoạt động FDI góp phần đưa tốc độ tăng trưởng nông nghiệp cả nước tăng 4,2%/năm .
+Đối với cơ cấu vùng kinh tế , trước đây hoạt động FDI chủ yếu tập trung vào những tỉnh, thành phố lớn như : Thành phố Hồ Chí Minh , Đồng Nai , Bình Dương , Hà Nội, Hải Phòng ,…Tuy vậy trong thời gian gần đây , vốn FDI đang được đầu tư mạnh vào các vùng nông thôn , các địa phương có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn như các tỉnh miền núi phía bắc , các tỉnh duyên hải miền trung , các địa phương thuộc vùng đông bằng sông Cửu Long ,…Việc đầu tư vào các địa bàn này đã góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị ; góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn .