Nguyên nhân của tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Trang 32 - 34)

II. Thực trạng về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1988 đến nay

3. Nguyên nhân của tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay

Trong mấy năm gần đây, vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng tăng nhưng tăng không đáng kể. Chẳng hạn, năm 2000 thu hút được 2.695,7 triệu đôla, năm 2001 tăng lên 3.230 triệu đôla, nhưng năm 2002 chỉ thu hút được 2.963 triệu đôla, năm 2003 cũng chỉ hơn 3.145,7 triệu đôla, năm 2004 là 4.222,2 triệu đôla. Có tình trạng trên là do các nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Trước hết đó là các nguyên nhân chủ quan, có thể kể đến một vài nguyên nhân sau:

- Một là, môi trường pháp lý vẫn chưa minh bạch, chưa rõ ràng, thiếu tính nhất quán, hệ thống luật pháp hay thay đổi, làm cho các nhà đầu tư khó khăn khi tiếp xúc với hệ thống pháp lý, làm xáo trộn các phương án kinh doanh của các nhà đầu tư và làm tổn hại tới lợi ích của họ. Bên cạnh đó, việc ban hành các thông tư hướng dẫn, một số chính sách về thuế…còn chậm.

Lấy dẫn chứng cụ thể chứng minh tính không đồng bộ, thiếu tính nhất quán, hay thay đổi của hệ thống pháp luật.

- Hai là, môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh ở Việt Nam chưa đồng bộ, thiếu sự kết hợp và thiếu tính ổn định; nhiều công cụ tài chính và nhiều thị trường chưa hoạt động đầy đủ và phát huy hiệu quả gây trở ngại cho quá trình thực hiện đầu tư của các nhà đầu tư. Mặc dù chính phủ đã lập một số dự thảo cho phép xây dựng thêm các khu công nghiệp ở các địa phương, hay mở cửa thị trường chứng khoán tại thành phố Hồ Chí Minh (tháng 7/2000), nhưng vẫn chưa đủ để có thể thu hút một số lượng lớn các nhà đầu tư vào Việt Nam. Dưới con mắt của các nhà đầu tư thì còn có nhiều trở ngại như: thủ tục cấp giấy phép còn rườm rà tuy là đã có một số giấy phép không cần thiết đã được bãi bỏ, mức dự trữ ngoại tệ của Việt Nam chưa cao, chi phí thông tin liên lạc đắt đỏ, thuế suất thuế thu nhập vẫn cao, 50%, thuế nhập khẩu linh kiện của nhiều loại sản phẩm còn cao, dẫn đến giá của thành phẩm cao hơn so với các nước trong khu vực, và còn bắt buộc mua một số linh kiện nội địa sử dụng cho nhiều loại mặt hàng…

- Ba là, Việt Nam còn thiếu quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết hoặc có quy hoạch nhưng chất lượng chưa cao, dẫn tới tình trạng một số ngành, một số lĩnh vực có vốn FDI có lượng sản phẩm vượt quá nhu cầu hiện tại (như các dự án khách sạn, sản phẩm điện tử gia dụng, ô tô…), dẫn tới tình trạng không lãi. Việc quy hoạch chi tiết ở các địa phương chồng chéo, chèn lấn nhau, gây nên tình trạng cạnh tranh không bình thường để lấp đầy các khu công nghiệp, khu chế xuất. Và một phần là do tại các cấp chính quyền địa phương xảy ra tệ quan liêu, tham nhũng. Đồng thời vốn FDI phân bổ tập trung ở Đông Nam Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, các thành phố chính và phân bổ rất ít ở miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

- Bốn là, công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài vừa cồng kềnh, vừa trùng lặp, vừa buông lỏng quản lý, vừa can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Việc quản lý kiểm tra trùng lặp làm cho các doanh nghiệp không cảm thấy hài lòng; song nhiều khi lại sơ hở trong các trường hợp chuyển giá, gian lận thương mại, trốn thuế, đưa các thiết bị cũ, lạc hậu vào Việt Nam hoặc lợi dụng độc quyền để đẩy giá sản phẩm lên cao gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

- Năm là, các hình thức đầu tư nước ngoài chưa phong phú, hạn chế khả năng góp vốn và hiệu quả sử dụng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với một số ngành kinh doanh như gas và xăng dầu chịu mức thuế suất 50% làm cho các nhà đầu tư không cảm thấy hấp dẫn chút nào.

- Sáu là, chất lượng lao động của Việt Nam còn thấp, thiếu lao động lành nghề, lao động có kỹ thuật, có khả năng vận hành các thiết bị hiện đại. Hơn nữa, cán bộ quản lý trong các liên doanh, cán bộ quản lý FDI còn thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, không nắm vững pháp luật và trình độ ngoại ngữ còn yếu, chưa phát huy hết khả năng của mình trong công việc.

Ngoài ra chúng ta còn có thể kể đến một số các nguyên nhân khác như: do thiếu cung cấp các dịch vụ công cần thiết cho những đối tác đầu tư và thương mại; do cơ sở hạ tầng (đường xá, sân bay, bến cảng…) còn thiếu thốn và chưa thực sự hiện đại…

Bên cạnh đó là phải kể đến một vài nguyên nhân khách quan như: sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, bắt đầu từ Mỹ đầu năm 2000 rồi sau đó lan dần đến các khu vực còn lại của thế giới. Và việc Trung Quốc gia nhập WTO đã làm cho môi trường đầu tư của Trung Quốc trở nên thông thoáng hơn, thu hút được rất nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư quốc tế. Một số nước trong khu vực như Thái Lan, Inđônêsia, Singapore, Bruiney…cũng không ngừng cải thiện môi trường đầu tư của mình.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w