Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Trang 39 - 42)

II. Thực trạng về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1988 đến nay

5.Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoà

5.1 Sự cần thiết phải cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài

Để xem xét một môi trường đầu tư có thuận lợi hay không, người ta dựa trên

các góc độ : sự ổn định về chính trị - xã hội, quan hệ đối ngoại, sự ổn định về kinh tế và môi trường pháp lý. Một môi trường đầu tư được coi là thuận lợi không chỉ cần có các yếu tố cấu thành mà giữa các xyếu tố đó phải có quan hệ hữu cơ với nhau, cùng vận động trong một chỉnh thể thống nhất và đồng bộ, theo một hướng xác định.Trong tình hình hiện nay, tồn tại một sự chênh lệch lớn giữa cung và cầu vốn đầu tư. Do vậy nước nào có môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn sẽ dành được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

5.2. Một số giải pháp

5.2.1 Về cơ chế chính sách

* Tiếp tục mở rộng quyền kinh doanh cho các doanh nghiệpFDI trong lĩnh vực XNK

*Về công tác cấp giấy phép đầu tư

* Tiếp tục thực hiện lộ trình giảm chi phí đầu tư

Trong năm 2003 cần tiếp tục điều chỉnh một bướcgiá, phí các hàng hoá dịch vụ để trong 2, 3 năm tới về cơ bản áp dụng một mặt bằng thống nhất giá, phí cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

* Sửa đổi một số chính sách để tạo thuận lợi hơn cho việc thu hút đầu

tư nước ngoài

- Cần quy định chi tiết danh mục hàng hoá nhập khẩu được miễn thuế để tạo

tài sản cố định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với từng lĩnh vực đầu tư

-Nên quy định việc phân cấp thay cho uỷ quyền cho các tỉnh, thành phố và

ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất trong công tác quản lý hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI như hiện nay, nhằm nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các đơn vị được phân cấp

- Quy định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ thương mại về xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI

- Bảo đảm sự ổn định của pháp luật và chính sách đối với ĐTNN, cần làm

rõ hơn nữa giữa thực hiện các cam kết trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế với việc bảo hộ sản xuất trong nước

-Rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư nước ngoài, để

điều chỉnh những nội dung không thống nhất, bãi bỏ những quy định trái với những chính sách, luật pháp những thủ tục gây phiền hà không phù hợp với cơ chế mới, những quy định không đúng thẩm quyền, hoặc trái luật của bất kỳ cơ quan Nhà nước ở cấp nào

KẾT LUẬN

Đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn là một vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là các học giả kinh tế . Đây là một vấn đề quan trọng có liên quan đến sự phát triển kinh tế của quốc gia, đặc biệt là những quốc gia như Việt Nam chúng ta. Chúng ta cần có những chính sách khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngoài, tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư . Muốn thế thì cần phải có những quy hoạch cụ thể, và thi hành chặt chẽ các biện pháp tăng cường đầu tư . Và giảm thiểu tới mức tối đa các phản ứng tiêu cực của nó.

Việc vận dụng các chính sách của chính phủ vào thực tiễn chưa thực sự phát huy tác dụng. Mặc dù em đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong bộ môn kinh tế vi mô để em có thể hoàn thành bài tiểu luận này, nhưng

do sự nhận thức còn chưa đầy đủ và thời gian nghiên cứu ít nên còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của các thầy cô.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam (Trang 39 - 42)